Khiemnguyen

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Việt Nam văn học sử yếu (3)



Tính cách phổ thông của văn chương Tàu và văn chương Việt Nam

Văn chương nước ta chịu ảnh hưởng của văn chương Tàu rất sâu xa, nên cũng có những tính cách phổ thông như văn chương Tàu. Vậy trong chương này, ta xét chung về cách của hai nền văn y. Trước hết xét về phương diện tư tưởng rồi sau xét về phương diện văn từ (279).
1. Tư tưởng
Chú trọng về luân lý. Các văn sĩ Tàu và ta xưa n định cho văn chương một cái mục đích giáo huấn, nghĩa muốn dùng văn chương để răn dạy người đời; ngay những nhà có tư tưởng phóng khoáng, lãng mạn, cũng không quên cái ch nghĩa y. Bởi vậy, trong thơ văn thường nói đến cương thường đạo nghĩa hoặc tả thế thái, nhân tình; cũng nhiều khi nói đến ái tình, nhưng chú ý để khuyên răn người đời hơn là tả những cuộc tình duyên éo le, trắc trở.
Cùng do cái quan niệm ấy nên nhiều tác phẩm, kể vể phương diện văn chương thuần túy, thì rất hay mà vẫn bị liệt vào hạng “dâm thư” và những sách như tiểu thuyết, kịch bản vẫn coi như là “ngoại thư” không được đem ra giảng đọc học đường.
Trọng lý tưởng, không vụ tả thực. Đã chú trọng về luân lý, nên văn chương thường khuynh hướng về mặt lý tưởng mà không vụ sự tả thực. Trong thơ văn các tác giả thường đem một lý tưởng gì mà diễn giải ra một tâm trạng nào mà biểu lộ ra mà ít mô tả các ngoại cảnh, các thực sự. Tả cảnh thì thường tả những cảnh tượng trưng ra (như cảnh thần tiên mộng ảo); hoặc có tả cảnh thiên nhiên thì hay tả cảnh nào hợp với tính tình của tác giả hoặc các vai chủ động trong truyện nghĩa là tả cảnh để mà tả tình vậy. Những việc kể ra cũng thường là việc bày đặt cho hợp lý tưởng của mình chứ ít khi là những việc thực đã từng quan sát. Trong cách mô tả nhiều khi mung lung, phiêu diêu, ít có xác thực, rõ ràng có tính cách ca một bức tranh phá bút khiến người đọc mơ màng trong cõi mộng; hoặc chỉ v vài nét chính, không có tỉ mỉ rậm rạp (280) , đ cho người xem lấy trí tưởng tượng và đem nhng ký ức của mình mà tô điểm thêm vào.
Tôn kính c nhăn. Các văn sĩ Tàu và ta lấy các bậc thánh hiền xưa làm mẫu mực, các câu danh ngôn cổ làm chuẩn đích, nên trong thơ văn thường mượn lại các đề mục của cổ nhân, phô diễn các tư tưởng của c nhân và dẫn các li nói của người xưa làm bằng cứ. Cũng vì thế nên văn chương ít có tính cách cá nhân, ít có đặc sắc. Nhưng cách tả người, tả cảnh, kết cấu, tự thuật thường theo khuôn sáo cũ mà ít có phần mới lạ đột ngột.
Tính cách cao quí. Các văn sĩ tàu và ta là những bậc trí thức (nhiều người lại có chức vị, danh vọng cao), tự liệt mình vào hạng thượng lưu trong xã hội, nên lúc viết văn cũng cốt để cho những kẻ cao sang, người học thức xem, chứ không phải để cho hạng bình dân xem. Bởi thế văn chương thường có tính cách cao quí. Các tác giả thường tả cuộc đời của các bậc phong lưu, quyền quí, các phong cảnh hùng vĩ, thanh tao (núi sông, hoa cỏ, danh lam, thắng cảnh), chứ ít khi tả đến cuộc sinh hoạt của kẻ bình dân, người lao động yà những cảnh vật thông thường hàng ngày trông thấy ở quanh mình (cảnh đồng áng, chợ búa, cày bừa, cấy gặt). Tuy một đôi khi cũng có đem những người, những việc tầm thường làm đề mục cho thơ văn, nhưng tác giả không phải chủ ý muốn mô tả người ấy, việc ấy, mà chỉ cốt mượn người ấy, việc ấy làm tượng trưng[1] cho các nhân vặt cao quí như ông vua (281), ông tướng, hoặc cho các công việc lớn lao như tr dân giúp nước (thí dụ những bài thơ nôm như: Thắng mõ, Người ăn mày, Dệt vải (của vua Lê Thánh Tôn), Tát nước (của Trần Tê Xương).
Cũng vì thế nên văn chương có tính cách ch quan[2] hơn là khách quan[3] vì các tác giả thường đem những cảnh ngộ, tính tình, quan niệm của mình làm đề mục, chứ không lấy trí quan sát mà nhận xét tình trạng của các hạng người khác, của các hoàn cảnh khác. Cũng bởi thế nên văn chương ít có tính cách xã hội nghĩa là ít nghiên cứu về các vn đề có liên lạc đến cuộc sinh hoạt và sự hạnh phúc của kẻ bình dân, người, nghèo khố trong xã hội.
2. Lời văn
Điển c. Chính vì sự tôn kính cổ nhân và tính cách cao quí ấy, nên văn chương tàu và ta hay dùng điển cố, khiến cho lời văn thêm uẩn súc, nhưng cũng chỉ có độc giả đã từng học rộng, xem nhiều mới hiểu thấu và thưởng thức được. Lời văn thường hoa mỹ, cao kỳ, ít khi bình thường, tự nhiên và sáng sủa.
Âm điệu. Văn chương Tàu và ta rất chú trọng về (282) âm điệu, nghĩa là lời văn đặt sao cho êm ái, nhịp nhàng, khiến cho khi đọc, khi ngâm, được vui tai, sướng miệng. Bởi thế không những trong văn vần, mà cả trong văn xuôi cũng chú trọng đến âm luật, nghĩa là các tiếng bằng, trắc, các thanh phù, trầm phải sắp đặt cho khéo đế câu văn khỏi trúc trắc khó nghe; lại hay dùng phép đối (biền ngẫu) nhiều khi văn thường đặt hai đoạn đối nhau, hoặc hai câu đối nhau; ngay trong một câu văn, cũng thường có những đoạn con đối nhau và những chữ đơn, chữ kép phải sắp đặt sao cho cân cắn và không so le thì đọc lên mới được êm ái dễ nghe (283)./.


[1] Tượng trưng (tượng là hình, trưng là chứng cớ) là một vật hữu hình dùng làm dấu hiệu cho một ý tưởng, một vật vô hình.
[2] Chủ quan (chủ: người chủ, mình; quan: xem) ly mình làm chủ mà xem xét ngoại vt, chỉ nhìn có chân tướng của mình mà bt hết thy các cái uốn theo cái chân tướng y.

[3] Khách quan: (là người ngoài) coi mình là khách mà xem xét ngoi vt, theo chân tướng vt ây mà nhìn tính chất của nó, không để cái bn ngã của mình can thiệp vào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét