Khiemnguyen

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Phong cách học và phân tích văn học



Phan Ngọc
(Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du)

Cho đến nay việc phân tích văn học về mặt nghệ thuật gặp rất nhiều khó khăn. Nhà giáo, nhà phê bình khi nói đến hình thức một tác phẩm, thường chỉ bó hẹp vào những nhận xét chung chung, vào một vài dẫn chứng. Dĩ nhiên, cảm thụ thẩm mỹ của các nhà giáo, nhà phê bình là rất quan trọng, và cảm thụ ấy thường giúp họ đưa ra được những nhận xét đúng và hay. Nhưng điều không thể tránh được, đó là để có được một trình độ cảm thụ nhạy bén, phải trải qua một thời gian học tập rất gian khổ, phải có rất nhiều kiến thức, và nhất là phải là người rất tinh tế. Nếu không phải là người tinh tế, thì học vấn và kiến thức cũng không giúp chúng ta thành một nhà phê bình sâu sắc về mặt hình thức. Thứ hai, dù cho nhà giáo và nhà phê bình có tinh tế đến đâu, họ cũng không sao truyền thụ được cái tinh tế của mình cho người nghe, người đọc, và cách làm việc vẫn còn thiếu một hệ thống thao tác chặt chẽ khiến người tiếp thu tin tưởng vững chắc như tin vào một chân lý khoa học.     
Tình hình này không gây khó khăn cho lắm khi sáng tác văn học là việc riêng của một vài nhà văn, khi thưởng thức văn học là việc riêng của một vài nhà phê bình, và tìm hiểu văn học cũng là việc riêng của một vài người. Nhưng khi muốn tạo (333) nên một phong trào quần chúng để sáng tác và thưởng thức muốn dạy văn học cho hàng triệu con người, và muốn lãnh đạo sáng tác nghiên cứu phê bình cho có kết quả, thì thực tế vốn kinh nghim của một người không còn đầy đủ nữa. Và ta bắt buộc phải xây dựng một khoa học để lý giải cái đẹp trong ngôn ngữ. Phong cách học vi tính cách một bộ phận của ngôn ngữ hc cần phải làm việc đó. Công trình này là một thí nghiệm về hướng này. Nó thử đưa ra một cách tiếp cận mói đối với một tác phẩm hết sức quen thuộc với nhân dân Vit Nam để bạn đọc thấy ngay trong lĩnh vực nghệ thuật vẫn có thể đưa ra những đánh giá, nếu không phải là khách quan, thì ít nhất cũng dựa trên một hệ thống thao tác có thể kiểm tra được. Để làm điều đó, người viết cần phải tiến hành một sự thức nhận (prise de conscience) trong công việc của mình nhằm tháo gỡ cái mỹ cảm của chính anh ta, xem thử mỹ cảm ấy, mà mới thoạt nhìn có vẻ giản đơn, trong thực tế là được tạo nên bởi những yếu tố gì. Trong công việc này, những hiểu biết sách v là rất quan trọng, và anh ta cần phải biết kinh nghiêm làm việc trong và ngoài nước, từ kinh nghiệm rất phong phú của truyền thống từ chương học Trung Quốc, đến kinh nghiệm phê bình, lý luận phong cách học của phương Tây, không kể kinh nghiệm nghiên cứu trong nước về Truyện Kiều. Nhưng điều khó nhất không phải ở đó.
3. Điều khó nhất là thái độ chân thành, triệt để khách quan, nỗ lực phân tích đến cùng cái mỹ cảm của mình, chỉ tin vào cái gì được quy ra thành quan h rõ ràng và tách bạch, không để cho một định kiến nào chi phối, dù định kiến ấy có được cả giới ngôn ngữ học thừa nhn. Phải kiểm tra lại tất cả, và khi cần, phải tháo gỡ tất cả, làm lại từ đầu. Thái độ ấy không phái (334) của tôi. Tôi làm gì có được cái khí phách ấy? Đó là của Đảng. Tôi chẳng qua là con em của một dân tộc được Đảng lãnh đạo đã tiến hành một sự thức nhận triệt để các quan hệ giữa dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa đế quốc, đã tháo gỡ tất cả cái tình hình chính trị và quân sự của đất nước tôi ra thành những quan hệ rõ ràng và tách bạch, đã kiểm tra lại tất cả, và đã hành động độc lập đúng với xu thế khách quan. Cho nên tôi cũng cố gắng tháo gỡ cái mỹ cảm của mình, quy nó ra thành quan hệ. Công việc kết quả đến đâu, tôi không dám khẳng định, chỉ biết rằng mình phải tiến hành công tác này hết sức mình và hết đời mình.
4. Khi tiến hành công tác quy mỹ cảm ra thành quan hệ, tôi thấy cảm thụ thẩm mỹ của ta trước một câu thơ hay không phải là một cảm giác trực tiếp, mà khúc xạ qua bốn hệ thống quan hệ. Để cho dễ hiểu, ta hãy so sánh, cách ta thưởng thức một câu thơ của Nguyễn Du, vi cách ta ngắm một bông hoa. Tôi thiên về những so sánh bình dị, bởi vì tôi sống ở một thời đại trong đó nhiều hoạt động xưa nay gọi là cao quý đã có thể đưa vào máy như làm toán, đánh cờ, thậm chí soạn nhạc, mà sở dĩ người ta làm được thế cũng là nhờ biết quý những hoạt động cao cấp của tư duy về những thao tác đơn giản.
5. Ấn tượng thị giác của ta về một bông hoa trước hết là do cấu tạo của con mắt ta quy định. Nghiên cứu sinh lý học con mắt giúp ta hiểu khả năng và hoạt động của thị giác con người. Trong việc thưởng thức một bài thơ, muốn hay không, ta cũng phải thưởng thức qua cấu trúc của ngôn ngữ mình. Mọi ngôn ngữ, tuỳ theo cấu trúc của nó, sẽ có những cách lựa chọn riêng không giống cách lựa chọn của một ngôn ngữ khác. Khi ta dịch một bài thơ Nga ra một bài thơ Việt, ta thấy ngay cái (335) phn dịch được và cái phần hầu như không dịch được. Cái phần dịch được, đó là tất cả những gì liên quan tới tư duy bằng khái niệm. Cái phần không dịch được, là cái kiểu lựa chọn của tiếng Nga khác của tiếng Việt. Do đó, muốn thưởng thức nghệ thuật tiếng Việt, phải xây dựng một công trình về cấu trúc phong cách học của tiếng Việt với tính cách toàn bộ các kiểu lựa chọn của một ngôn ngữ đơn tiết. Và chỉ trên cơ sở đó ta mới tìm được cách chuyển các cách lựa chọn của tác giả sang cách lựa chọn của tiếng Việt. Chúng tôi hy vọng trước khi chết trình bày được cái cấu trúc phong cách học của ngôn ngữ dân tộc làm nền tảng cho mọi sự lựa chọn mà cha ông ta và chúng ta đã làm. Cấu trúc phong cách học này của tiếng Việt không giống cấu trúc phong cách học của bất kỳ ngôn ngữ nào, dù đó là tiếng biến tố như các ngôn ngữ Châu Âu, hay tiếng đơn lập như tiếng Hán và các ngôn ngữ Đông Nam Á. Ngay cả một biện pháp như câu đối mà ta tưởng là bắt chước Trung Quốc thì cách thể hiện ở Việt Nam vẫn khác xa cách thể hiện ở Trung Quốc, bởi vì cấu trúc phong cách học mỗi nơi một khác. Phong cách học có cái chung cho loài người, và có cái riêng cho từng ngôn ngữ, cũng như thị giác giữa người với động vật có cái chung và cái riêng. Trong quyển sách này, chúng tôi cố gắng phân xuất ra cái chung trong phong cách học của mọi ngôn ngữ để có một cơ sở khách quan xây dựng phong cách học tiếng Việt.
6. Chúng ta nhìn không phải chỉ bằng đôi mắt mà bằng cả toàn bộ thực tiễn sống và sản xuất của mình. Sinh lý học dạy ta trong võng mạc ta có hai hình ảnh (vì có hai mắt) đảo ngược, nhưng ta lại thấy độc một vật và không bị đảo ngược. Trong việc thưởng thức nghệ thuật mỗi người thưởng thức vi (336) tất cả kinh nghiệm sống và hoạt động mà dân tộc mình đã trải qua. Dù anh ta không muốn, anh ta cũng phải làm thế. Nếu ta đối lập cách nhìn của chúng ta về văn học với cách nhìn này của Đông Nam Á, thì sẽ thấy ngay điều ấy.
Ở Đông Nam Á, nói đến văn hoá, người ta nghĩ ngay đến kiến trúc, điêu khắc, vũ, rồi mãi sau mới nghĩ đến văn học. Nếu văn học Đông Nam Á thấm nhuần sâu đậm tính chất tôn giáo và lúc đầu vay mượn đề tài, chủ đề ở Ấn Độ, còn văn học thế tục thì tương đối muộn. Cái thế giới bên kia tác động rất mạnh tới con người Đông Nam Á. Ở Việt Nam thì khác, nói đến văn hoá người ta nghĩ ngay đến văn học, thậm chí nhiu người chỉ nghĩ đến văn học. Nền văn học ấy mang tính sáng tạo ngay từ đầu và gắn liền với cuộc sống con người. Cái thế giới bên kia không tồn tại trong văn học Việt Nam. Trong suốt quá trình lịch sử mà ta theo dõi được, tức là trên mười thế kỷ, văn học Việt Nam là văn học - công dân, gắn bó với nghĩa vụ đối với dân, với nước. Nó không chấp nhận một cuộc sống nào ngoài cuộc sống thực tế trong hoà bình và độc lập. Đó là nét bất biến khu biệt rất rõ văn học Việt Nam với mọi nền văn học. Người Việt Nam sống với những khái niệm cụ thể đất nước, làng xóm, cha mẹ, vợ con, bè bạn, họ hàng, đồng bào, cho nên nghệ thuật - văn học của họ giữ tính mức độ, không có sự quá đáng, khoa trương, và văn học là văn học về tâm trạng. Một số những đặc điểm này ta thấy trong Truyện Kiều.
7. Ta nhìn một vật là nhìn với kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ấy thay đổi, cho nên sự đánh giá khác nhau tuỳ theo lịch sử. Đông Nam Á và Việt Nam cho con rắn là đẹp, và trong điêu khắc, hội hoạ, đâu đâu cũng có rắn hay rồng (337). Ở châu Âu, người ta ghét rắn, cho nên mô-típ rắn hầu như vắng mt. Ngày xưa, ta cho răng đen là đẹp, răng trắng là xấu, bây giờ thì ngược lại. Cho nên trong phong cách tác phẩm thế nào cũng có phong cách thời đại.
Trong công trình này, chúng tôi có trình bày một số điểm làm thành phong cách thời Lê mạt - Nguyễn sơ. Phong cách thời đại thay đổi rất rõ rệt. Nếu ta lấy vấn đề tồn tại của đất nước làm nền tảng cho sự phản ánh của thực tế xã hội vào văn học, thì ta sẽ thấy sự biến đổi của phong cách thời đại rất rõ ràng, thậm chí đi từ cực đoan này sang cực đoan khác. thời Lê mạt - Nguyễn sơ, xuất hiện cá nhân yêu cầu hạnh phúc. Nhưng khi giặc Pháp lăm le chiếm đất Việt Nam, khi cái hoạ mất nước đe doạ người dân yêu cuộc sống hoà bình, độc lập, thì lập tức cá nhân đòi hưởng thụ biến mất và con người - bổn phận ra đời. Lục Vân Tiên là bản trường ca mới của dân tộc, bản trường ca cùa con người bổn phận. Con người bổn phận, không hề nghĩ đến cá nhân mình, đã làm chủ văn học yêu nước ở miền Nam, và văn học Cần Vương. Từ 1885 khi nước mất, đến 1905, có một giai đoạn hoang mang: ý thức hệ phong kiến sụp đổ, nhưng hệ tư tưởng mi chưa xuất hiện. Đó là giai đoạn của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, tiếng cười phê phán - tự phê phán xuất hiện, trong tiếng cười nghẹn ngào tiếng khóc. Nhưng từ 1905 đến 1912, khi tiếp nhận tư tưởng canh tân đất nước, thì cái cảnh hoang mang biến mất, văn chương bốc lửa chiến đấu, mà hình ảnh tiêu biểu là văn Đông Du và văn Đông Kinh nghĩa thục v.v...
8. Cuối cùng, phải nói đến phong cách thể loại. Thể loại có thể ra đời rất sớm, nhưng phải đến một giai đoạn lịch sử nhất định, nó mới được định hình, trở thành một tiếng nói mới của (338) nghệ thuật và xây dựng được phong cách của nó. Khi xét như vậy, một tác phẩm lãn đồng thời là kẻ thừa kế và kẻ đổi mới thể loại. Truyện Kiều thừa kế thể loại truyện nôm bằng thơ, là thể loại để phục vụ quần chúng, không phải để phục vụ triều đình và nho sĩ. Nhân vật chính của thể loại này, đù đó là Ngọc Hoa, Cức Hoa, Thạch Sanh, Lục Vân Tiên hay Kiều, phải là con người mà cuộc đời và tâm sự là gắn bó với quần chúng. Y phải trải qua những cảnh ngang trái, bất cồng, phải nếm những đau khổ của quần chúng lao động. Và cũng như quần chúng lao động, y phải trong trắng, cao quý, đẹp đẽ, được tin cậy và thương yêu. Nếu như lớp nho sĩ ném tiền cho các cô ả đào để nghe ca ngợi những lạc thú của nhân sinh, thì những người bình dân sở dĩ nuôi sống những người hát rong đi kể truyện nôm cũng chỉ là để thấy họ được khẳng định công khai, nhân cách họ là cao hơn quan lại, vua chúa, chỉ có họ mới là thực sự tài giỏi, cứu nước, cứu nhà, và phải đánh giá con người ở bản chất, không phải ở địa vị. Chữ Tâm trong Truyện Kiều không phải chữ Tâm Phật giáo. Nếu là chữ Tâm Phật giáo, tại sao trong toàn bộ quyển truyện không nói một chữ đến nội dung của chữ Tâm này? Mà làm điều đó có khó gì? Kinh Phật nào chẳng nói tràng giang đại hải về chữ Tâm ấy. Chữ Tâm trong Truyện Kiều không phải là một khái niệm triết học, nó chỉ là chữ Tâm bình thường trong tâm can, tâm địa, Nó là cái chữ Tâm của Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa. Đó là cái lòng thương người, cái bụng của ngưòi bình dân. Đây cũng là một cách đánh tráo khái niệm như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ dùng thuật ngữ Trang Chu để đưa tư tưởng thị dân vào. Trước Nguyễn Đu, Nguyễn Huy Tự viết Hoa tiên vào thời thanh niên, nhưng sau về già, ông cho việc (339) làm ấy là không đứng, khuyên con cái đừng bắt chước mình. Ông này giống như đứa con ngỗ nghịch trong Kinh thánh, sau khi đã trải qua nhiều thử thách, quay trở về với đẳng cấp. Nguyễn Du lại khác. Ông viết Truyện Kiều khi đã về già để khẳng định sự đoạn tuyệt với gốc rễ nho sĩ. Không phải ngẫu nhiên mà Cao Bát Quát hết lời ca ngợi Truyện Kiều Hoa tiên, bởi vì nhà thơ chữ Hán lớn nhất của thời đại cũng đã thực hiện một sự đoạn tuyệt như vậy.
Nghiên cứu Truyện Kiều trong phong cách thể hiện truyện nôm, ta thấy tác giả thừa hưởng những cái hay của thể loại, nhưng cũng còn phải chịu một vài nhược điểm của nó. Cái hay là ở tâm trạng, ở ngôn ngữ, ở sự cố gắng xây dựng một cách diễn đạt gần nhân dân. Nhưng nhược điểm vẫn còn: phần thể hiện hoàn cảnh khách quan không mãnh liệt mà còn chiều theo khuôn sáo, đưa yếu tố thần linh vào không tự nhiên, những khuyết điểm chung của hầu hết các truyện nôm. Khi xét một tác phẩm qua bốn lăng kính, là cấu trúc phong cách của ngôn ngữ, phong cách của dân tộc, phong cách của thời đại, phong cách thể loại, ta tìm ra được độ khúc xạ và nhiệm vụ của phong cách học tóm lại là giải thích cái độ khúc xạ này.
9. Nghiên cứu phong cách của tác giả và tác phẩm, cần xét trong mối quan hệ qua lại vói phong cách thi đại và phong cách thể loại, để phân xuất ra những nét khu biệt. Cách làm này có thể áp dụng cho mọi nhà văn lớn, những người thực sự có một phong cách riêng. Vì công trình này là công trình đầu tiên công bố khi các khái niệm cơ bản của phong cách học chưa được xây dựng, nên việc khảo sát phong cách tác giả phải tiến hành cùng một lúc với việc khảo sát các khái niệm khác (340), do đó cái phần dành cho cá nhân họ Nguyễn không được nhiều. Để cho đỡ hời hợt, chúng tôi chỉ tập trung vào một điểm: về biện pháp, chúng tôi chỉ nói đến phương pháp phân tích nội tâm; về ngôn ngữ, chúng tôi chỉ nói đến tính đa dạng. Trong tình hình hiện tại, khi cách tiếp cận về phong cách theo ngôn ngữ học mới ở bước đầu, chứng tôi thấy không có cách nào khác. Thà mang tội là phiến diện, còn hơn là hời hợt. Goethe nói Văn học là một mảnh của một mảnh”. Tôi thấy câu đó rất cần thiết cho người dạy văn học. Khi dạy, một nhà văn chỉ nên chọn một điểm, điểm xuất sắc nhất của nhà văn đối với văn học dân tộc, nhưng phải phân tích cho kỳ xong. Nếu phân tích mọi điểm, khó lòng tránh khỏi khuôn sáo. Trái lại, đi con đường xoáy vào điểm có một điểm lợi về phương pháp: nếu phân tích phong cách Nguyễn Du thành công, thì sự phân tích phong cách các nhà vãn cùng thời với ông sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ta sẽ không phải làm lại nhiều điều đã làm và một số mô hình về thực chất đã có sẵn chỉ cần làm việc thông kê giải thích kết quả mà thôi.
10. Chúng tôi biết rõ công trình của mình có nhiều thiếu sót. Nhất là cách làm việc đòi hỏi nhiều tư liệu, lại phải tính, phải đếm, phải lập hết mô hình này đến mô hình khác, hết giả thuyết này đến giả thuyết khác trước khi tìm được mô hình và giải thuyết mà mình cho là tạm ổn. Sau đó, lại kiểm tra, lại thấy sai, rồi phải bác bỏ, làm lại. Chúng tôi không dám kể công, bởi vì dù có là ngưi giỏi nhất thế giới về ngôn ngữ học, cũng không thể nào làm khác được. Nhà phong cách học có mỹ cảm tinh tế là rất đáng quý. Nhưng nếu anh ta chưa nói bằng quan h ngôn ngữ, bằng mô hình, thống kê, tỷ lệ, đối lập, thì người nghe có quyền không tin (341).
11. Theo chủ nghĩa Mác, khi trong xã hội có một vấn đề được đặt ta, thì đã có cách giải quyết nó rồi. Những vấn đề như chữa lỗi ngữ pháp cho học sinh, giúp học sinh và giáo viên giảng văn học cho có kết quả, điều có thể giải quyết được bằng ngôn ngữ học một cách không những có két quả, mà còn xong xuôi, đâu ra đấy. Ngôn ngữ học có khả năng làm được nhiệm vụ mà xã hội yêu cầu. Vả lại, chúng ta đã bước vào một thời kỳ khác trước. Trước kia, nghệ thuật bị hạn chế về không gian, thời gian, hoàn cảnh. Một người hát chỉ có một nhóm người nghe được, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, cách diễn xuất của người hát lại bị hoàn cảnh chi phối: hôm nay anh ta hát có thể hay, nhưng ngày mai có thể kém. Với sự xuất hiện của kỹ thuật, các hạn chế ấy đều biến mất. Một người hát, tiếng hát đưa vào băng ghi âm có thể truyền khắp thế gii, hình ảnh đưa lên vô tuyến viễn thông có thể truyền khắp trái đất. Khi tiếng hát đã được ghi lại, ngưòi nghe muốn nghe lúc nào cũng được, cũng in hệt như trước. Nhưng vào cuối thế kỷ này, giữa người hát và người nghe có kỹ thuật chen vào với hàng triệu con người lao động kỹ thuật. Lúc này, thưởng thức nghệ thuật đối vi những con người lao động kỹ thuật kia, mà số người sẽ ngày càng đông thêm, có nghĩa là giải mã và chuyển mã. Phải giải thích phong cách Nguyễn Du cho những con người ấy. Họ cần nắm phong cách Nguyễn Du để chuyển nó thành nhạc, thành ba lê, thành kịch, để dịch sang các ngôn ngữ khác, để vẽ, để biến sự thưởng thức nghệ thuật từ chỗ thu hẹp vào một dân tộc, sang một thưởng thức chung cho mọi ngưòi trên trái đất. Các em học sinh chúng ta đều thuộc cái thế hệ mi này và ta phải chuẩn bị điều đó cho các em ngay từ khi nhà trường. Việc quy nghệ thuật thành thao tác làm việc (342), thành quan hệ, không phải là một thứ thị hiếu nhất thời, mà là một yêu cầu có thực trong tình hình khoa học kỹ thuật hiện đại. Nếu không nắm được phong cách Truyện Kiều cho thực đúng, làm sao làm được những công việc nói trên?
Tài giỏi như Nguyễn Du mà còn chỉ dám nói Mua vui cũng được một vài trống canh, người viết công trình này cũng không dám mơ ước gì hơn. Mong rằng, mặc dù có nhiều thiếu sót, công trình này sẽ góp phần giới thiệu với bạn đọc về nhà thơ yêu quỷ của chúng ta dưới một khía cạnh mới: Con người lao động./.

Hà Nội, tháng 10 năm1984

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét