Khiemnguyen

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Ngô Tất Tố viết về những năm tháng khó khăn của Tản Đà



ÔNG NGUYỄN KHẮC HIẾU BỊ BÌM BÌM LEO
Mình thật là can đảm, chỉ vì có tính lo xa, cho nên hồi vừa rồi báo Phổ thông với Hà Thành ngọ báo xung đột nhau ở trên trận bút, mình sợ cái vạ tên xa đạn lạc, phải ôm bầu can đảm nấp kín ở một nơi, thành ra chẳng gập cái gì mà nói.
Hôm nay Hà Thành ngọ báo đã đại bại, Phổ thông đang hát khúc khải hoàn, trên trường văn cái khí sát phạt đã hết, cũng vừa ôm bầu can đảm phô ra, thì gặp ngay một việc nói được.
Việc gì?
Ông Nguyễn Khắc Hiếu bị bìm bìm leo.
Nói vậy chắc có người không tin.
Ông Hiếu hiện ở Hà Nam lo tính công việc An Nam Tạp chí, chớ có phải ông ấy vẫn nằm ở xó rừng như ngày trước đâu, mà bị bìm bìm leo được?
Số là từ khi An Nam Tạp chí ra đời đến tập thứ mười, ông Hiếu bị thất bại liểng xiểng, cái thất bại này chẳng có chi lạ, chỉ là hết tiền giả nhà in. Mà hết tiền là phải. Gần nửa đời người ngọn bút lông, mảy may chẳng bợn chút hơi đồng. Thế mà đến khi đi lông ra sắt, thì cách kiếm ăn đời vẫn không nhọn thì làm gì mà chẳng thất bại.
Vì chuyến thất bại này mà bến Thuận An, đèo Hải Vân, sông Sài Gòn, đồi Vĩnh Yên, vết chân ông Tản Đà trải bao phen Bắc tẩu Nam bôn, báo An Nam mới xut bản được một lần nữa. Chẳng ngờ số còn vất vả, tục bản được ba cuốn thì đình. Thy nhà Nho bị lúc vận rủi “đời” toan lợi dụng luôn.
Một tờ báo nọ tại Hà thành tự biết kẻ cầm bút của họ đã không phải là hạng có học, lại toàn tinh những tay lường đảo trộm cắp đảo, dù hết số báo nọ sang so báo kia, chỉ làm quảng cáo cho mình cũng chẳng ai tin. Họ mới ăn cắp tên ông Hiếu đặt vào toà soạn của họ cho có giá trị một chút.
Họ tưởng là nói quấy nói quá cho xong lần, không ngờ ông Hiếu hay là kẻ nào chơi tinh, gửi ngay bức thư lên tờ báo này, nói toẹt rằng ông này hẳn ở toà soạn của báo ấy.
Báo ấy ứ miệng không thể cãi được, ê ơi là ê!
Song đời, thẹn quá hoá tức, hôm qua có kẻ đã thú nhận cái tội “ăn trộm họ tên ông Hiếu”, trên miệng họ lại mỉa mai ông ấy một thôi dài. Họ rỉa ráy những khi ở Sài Gòn, họ bới móc những lúc đi Dốc Láp, họ soi bói những việc đối với mấy hiệu Thăng Long, Kim Huê, hình như họ muốn bảo ông Hiếu là người phản phúc. Cái người mỉa mai ông Hiếu không phải là ai, hắn đã xưng là cửu thông ấy.
Than ôi, giậu đổ bìm bìm leo, nghĩ như tình cảnh ấy ông Hiếu thật khổ sở vậy. Tôi nói ông Hiếu bị bìm bìm leo chính là nghĩa thế.
Đời đáng chán hay không đáng chán.
Thấy chuyện này riêng hỏi bạn An Nam.

Thiết Khẩu Nhi
Phổ Thông, số 113, 1930

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Sách cũng như két hay bịch



Hôm qua, tôi có tán thành cái ý gây mốt chơi của ông Phan Khôi và nói trắng rằng: Những người có tiền không biết quý sách, đích thị là hạng ngu phu, tục tử; gọi là trọc phú không oan.
Nhưng sách tại sao mà quý? Đói không ăn được, cơn nghiện đến nơi không đem đốt mà hút được, thế thì quý ở chỗ nào? Có người sẽ hỏi như thế.
Nếu ai hỏi như thế thì xin người ấy cứ việc xếp bạc vào két, hay sắm cho nhiều đĩa cổ mà treo lên tường, bày vào xó nhà, để làm một nhà trọc phú thuần tuý, tôi không dám can. đây, tôi chỉ nói những người không muốn đóng vai trọc phú chịu sự khinh bỉ của thiên hạ.
Các ngài hẳn thừa biết rằng: sống ở trên đời, dù đã có cơm ăn ngon, có áo mặc đẹp, hay có ô tô nhà lầu đi nữa, cũng chưa phải gọi là một người đầy đủ đáng được kính trọng. Muốn làm một ngưòi đầy đủ đáng được kính trọng, ngoài những thứ đó, còn phải biết cách làm người mi được.
Nói cách làm người tức là gồm cả đạo đức tri thức nghĩa là những điều kiện làm cho con người khác với cầm thú.
Thật thế, các ngài hẳn cũng nhận rằng: Những người không có đạo đức thông thường, không đủ tri thức thông thường, thì dẫu ăn gì, ở gì, mặc gì, đi gì đi nữa cũng không xa cách loài vật là bao.
Làm thế nào cho có những điều kiện ấy?
Học thầy chưa đủ, học bạn chưa đủ, học nhưng ông cô bà dì, ông chú bà bác cũng vẫn chưa đủ. Bởi vì bấy nhiêu người đó, đều đẻ cùng với mình, có biết hơn mình cũng chẳng hơn mấy nỗi. Muốn có những điều kiện ấy người ta, còn phải tốn nhiều công phu: Bề cao còn phải thâu lượm từ đời thượng cổ trở xuống, bề rộng còn phải góp nhặt từ người bốn phương trở về, như thế mới là sung túc.
Những người đời cổ đã chết, người bốn phương thì xa, dùng cách nào mà biết được những đạo đức trí thức của họ?
y đó, sách vở đáng quý ở đó. Người ta đẻ vào đời nay mà biết tư tưởng của nguời xưa, sống ở xứ này mà biết công việc của người xứ khác, chỉ nhờ có nó.
Thế thì sách vở cũng như cái két của người thành thị hay cái bịch của người nhà quê. Bởi vì két để chứa bạc, bịch để chứa thóc, mà sách để chứa bài học về đạo đức về trí thức, đằng nào cũng là đồ chứa.
Với bọn trọc phú, thì két đầy bạc hay bịch đấy thóc, tức là mãn nguyện. Nhưng mà những bực thức giả, khi vào những nhà có bạc có thóc mà không có sách người ta tưởng như ngửi thấy mùi tục khí.
Và mùi tục khí cố nhiên là đáng ghê tởm hơn các mùi khác.
Nói vậy chắc không vừa tai những ông trọc phú nhưng mà hợp với lẽ tự nhiên. Phải chăng, thưa các ngài?

Hy Cừ
Đông Pháp, số 5043, 1942

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Học nghiệp và thực nghiệp chia làm hai phái - một tâm lý lầm lỗi của học giới nước ta



Bài sưu tầm đầu năm 2015, Up lên đây, ngõ hầu muốn gửi đến các bạn hiểu được quan điểm của báo chí Việt Nam gần 100 năm trước về sự học hành. Đây là vấn đề không mới, nhưng vấn đề các cụ đã nêu lên từ trước dường như vẫn nguyên giá trị. Sự nghiệp giáo dục nên hướng đến chuyện học nghiệp hay thực nghiệp? Trên hồ sơ lý lịch, khi các bạn khai về phần học vấn, đã bao giờ bạn tự đặt dấu hỏi vậy học vấn là cái gì chay chưa?

Thế nào là học? Và:
Học để làm gì?
Hai câu hỏi ấy xem chừng không gì bình thường và rõ rệt bằng, vậy mà xưa nay chưa hề thấy có ai trả lời được một cách đích xác và gẫy gọn.
Người ta cứ yên trí rằng, đi học nghĩa là cắp sách đến nhà trường rồi nghêu ngao những chữ chi, hồ, dã, giả hay là a, b, c, d v.v..., cho nên, với câu hỏi trên, không còn ai nghĩ rằng cần phải giải thích .
Với câu hỏi thứ hai, người ta chĩ trả lời một cách lờ mờ: Tôi đi học để tr nên tài, hay là: Tôi đi học để làm người.
Cố nhiên, nên tài và làm người, vẫn là mục đích của việc học. Nhưng mà gọi là “tài” và “người” đố chẳng qua theo một tập quán sùng thượng của người đời không lấy gì làm nhất định. Cũng có thứ tài mà vô dụng, cũng có người đời nay khen mà đời khác chê. Nếu sự học chẳng phải liên lạc trực tiếp với vấn đề nhân sinh thì giá trị của nó rất đáng ngờ.
Người mình lâu nay vì quan niệm đối với việc học không rõ rệt, nên kiến giải thành ra cũng theo đó mà lờ mờ.
Cổ nhân có những danh từ rất vắn tắt mà ý nghĩa có thường khi lại rất dồi dào và đích xác, đủ giải thích những vấn đề rất khó khăn, ây là nhưng điu mà chúng ta không nên vô ý bỏ qua.
Chữ “học” ta thường thấy nó đi kèm theo với chữ “vấn” hay chữ “hành”, tự thường tình mà xem, nó chỉ là một chữ rất tầm thường. Không biết rằng đặt nên những danh từ ấy, cồ nhân thực đã phí hết vô số là tâm tư, não trí, muốn dùng một chữ thứ hai để thay thế, quyết không thể có.
Chữ “vấn” và chữ “hành” là để cắt nghĩa chữ học, tức là để trả lời hai câu hỏi trên, Chỉ có hai chữ ấy mới trả lời được một cách rõ rệt đích xác, thế mà người ta đã vì vô tình mà không hiểu cái thâm ý ấy. Thế nào gọi là học? Học nghĩa là vấn, (hỏi) nói rõ hơn một tí, nghĩa là học, học là hỏi để bắt chước những điều mình chưa biết.
Học để làm gì? Học để mà hành (làm), nói rõ hơn một tí, nghĩa là học để làm những việc có ích mà mình đã bắt chước được.
Ấy thế, giả nhời hai câu hỏi trên, như thế thực là xác tạc. Tuy nhiên hai chữ “hỏi” và “làm” đó nhiều vẫn có thể hiểu lầm. Bởi vậy ý chúng tôi muốn giải rộng ra theo như cái dụng ý nguyên thuỷ của nó.
Theo cái dụng ý nguyên thuỷ mà mọi người đều có thể tưởng tượng mà hiểu thì việc học chẳng gì khác là một sự bắt chước. Phàm là một người trí lực chưa nói có hơn hay kém mà một sự hơn rất rõ rệt ai cũng phải công nhận ấy là sự lịch duyệt. Ở đời tất phải nhờ sự lịch duyệt ấy mới sống nổi. Kể ra thì trải qua một cuộc đời, mỗi người đều có thể kiếm được sự lịch duyệt ấy cả. Có điều để cho ai nấy tự lịch duyệt lấy thì sự thành công tất chậm, mà có khi đủ lịch duyệt thì đời người đã trở nên già nua vô dụng rồi. Ấy thế cho nên, điều tiện lợi hơn hết là đem sự lịch duyệt của người trước dạy cho người sau. Năm mười người trẻ quây quần bên một người lớn, hòi và bắt chước những điều người lớn ấy đã lịch duyệt hơn mình, có khi lại gom góp sự lịch duyệt của năm mười đời trước mà bắt chước. Như vậy thành ra hạng trẻ con chưa phải trải qua gì cả mà đã có một nền lịch duyệt đầy đủ. Có những trường hợp chính những người lớn ấy cũng không thể nhớ hết mọi sự lịch duyệt, nên người ta phải biên chép vào sách vở để nhớ mà dạy cho người sau.
Ẩy, tất cả lý do cùa sự học là ch có thế.
Theo lý do ấy, viết chữ và đọc sách là học, mà cầm cái cậy hay vác cái búa, hay bắt cứ tập làm một việc gì, đều là học cả. Người ta học làm quan hay học để cày, để buôn, tóm lại để mà sống cả, nguyên không có gì là khác nhau. Sự nhu cầu của loài người ngày một phức tạp thêm, trừ cơm áo nhà cửa ra, người ta lại còn muốn có cương thường, muốn có chính trị. Có văn thơ, âm nhạc này khác cho cái sống nó có ý vị thêm. Cách sống đã nhiều thì sự lịch duyệt do đó cũng phải nhiều, thành thế ra sự bắt chước, hay là sự học, cũng vì thế mà phức tạp thêm. Một người không thể học hết tất cả sự lịch duyệt nên phải chia ra từng môn mà bât chước. Tuy vậy mục đích của nó đều là lấy sự sống làm cứu cánh, thì không ai có quyền nói rằng, sự học nọ là quý trọng hơn sự học kia.
Điều ta phải nhận biết ià sở dĩ phải bắt chước những sự lịch duyệt ấy là cốt để thi hành trong cuộc đời của mình, thi hành một cách có ích cho mình hay có ích cho nhân quần xã hội. Bởi cái lẽ ấy học cần nhất là phải hành, hành cần nhất là phải làm những việc thực dụng có ích. Không được thế, việc học không còn cái tính cách thực tại của nó.
Sở dĩ giải thích như thế là vì chúng tôi nhận thấy, đối với việc học, người mình xưa nay có một tâm lý rất sai lầm. Tâm lý ấy hình như nghĩ rằng, việc học là một phương pháp để làm cho người ta cao quý hơn kẻ khác, người đi học cách biệt hẳn với xã hội của những hạng người khác. Bởi lẽ ấy nên người ta đã đi học thì sinh ra khinh rẻ những nghề khác mà không muốn làm. Hơn nữa, tâm lý ấy hình như lại nghĩ rằng việc học là một con đường sinh lý đặc biệt, không liên lạc gì với những nghề khác. Bởi lẽ ấy nên người đã đi học thì dầu là đắc dụng hay thất nghiệp cũng chỉ mơ tưởng những cuộc đời ngoài những nghề thực dụng như nông, công, thương nghiệp.
Kết quả cái tâm lý ấy là việc, bọc với mục đích nhân sinh thành ra không quan hệ gì với nhau, và luôn luôn có cái nạn trí thức thất nghiệp, đang khi mà trong thực nghiệp giới thiếu người gánh vác.
Bắt tay vào việc học người ta liền rẻ dúng việc cầm cái cầy hay vác cái búa. Kỳ thực thì biết nước Pháp có núi Bạch Sơn hay châu Phi có trăm triệu dân thì đã hơn gì người xới nổi luống ruộng hay rèn được cây dao! Ngày xưa với cái học “thi vân tử viết” đã gây nên một hạng người “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”. Ngày nay nhờ phong trào Âu Mỹ việc học đã có phần quay về thực dụng, mà thực ra thì cái tâm lý sai lầm như nói trên, người mình vẫn không chịu rời bỏ. Chẳng vậy mà người ta nhất định lơ đễnh với việc làm ăn hàng ngày, nếu mà tấp tểnh có tấm bằng sơ học. Tâm lý ấy mà ngày một còn thì, học thuật của người mình dẫu cải cách thế nào vẫn không mong tìm được kết quả tốt như ở nước khác.
Chính phủ Đức trước đây đã có nghị định bắt buộc học trò đại học phải tập làm ở thôn quê hai năm... ấy việc học ở các nước văn minh nó liên lạc mật thiết với việc thực nghiệp là thế.
Chúng tôi mong rằng học giới chúng ta cũng phỏng theo nguyên tắc ấy tẩy trừ chỗ hết cái tâm lý chia việc học với việc thực nghiệp ra làm hai, thì mới mong tiến đến bước phú cường được.

T.
Thời vụ, số 146, 1939