Khiemnguyen

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Thi sĩ Tản Đà đóng “cinéma” ở Xóm Gà



Những người sng ở Sài Gòn - Gia Định lâu không ai là không biết đến cái địa danh Xóm Gà. Đây là vùng đất thuộc làng Bình Hòa, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định khi xưa. Xóm Gà cách chợ Bà Chiểu - Lăng Ông bốn cây số và cách trung tâm Sài Gòn 10 cây s. Xóm Gà là một xóm quê, nhưng có đường lộ rải nhựa, xe ngựa, xe hơi đi lại thuận tiện, lại có một chợ tuy nhỏ nhưng người mua kế bán cũng khá đông, đa s là dân thôn quê quanh vùng Gò Vp. Nhà cửa đây xen lẫn những ngôi nhà tranh, nhà gỗ và lợp tole, những căn nhà làm bằng vật liệu nhẹ đê cho thuê - người thuê đều là dán nghèo tứ xứ tới đây. Sáng lên Sài Gòn - Chợ Lớn làm tôi mới về ngủ qua đêm. Xut xứ của cái tên “Xóm Gà” là gì thì cho tới nay chưa có tài liệu nào nói rõ. Có người nói, vì trước đây ở xóm này có chợ bán gà từ các vùng quê lân cận mang tới bán buôn cho người từ Sài Gòn mua về. Nhưng cũng có người nói trước đây, ở xóm Bình Hòa, có một khu đá gà của các tay máu mê cờ bạc, thường Chủ nhật, ngày lễ, ôm gà tới đá độ, ăn thua bạc ngàn (tiền thời đó). Có điều chắc chắn là Xóm Gà khi xưa, cách đầy gần một thế kỷ, đã nổi tiêng là xóm anh chị, cờ bạc, những người lạ mặt không dám lui tới.
Nói đến những tay anh chị gầy sòng bạc, cá độ gà... ở Ngã Năm Bình Hòa, Xóm Gà Gò Vấp, người ta vn còn nh các tên Năm Tôn, Ba Giáp... Những tay này đã chiếm cứ một vùng Xóm Gà và dưới tay Năm Tôn, Ba Giáp có hàng chục đàn em, lúc nào cũng sẵn sàng đứng mũi chịu sào cho “Đại Ca” một khi có một nhóm du côn (ngày nay gọi là mặt rô) vùng khác tới gây sự.
Xóm Gà càng nổi danh, vì đã từng có nhiều văn nhân, ký giả tên tuổi khắp Bắc Trung Nam tới cư ngụ. Như các nhà văn Phan Khôi, Diệp Văn Kỳ, Tùng Lâm Lê Cương Phụng, Tế Xuyên Hoàng Văn Tiếp...
Lý do khá đơn giản: Nơi đây dất rộng người thưa, cảnh vật yên tĩnh, có chợ búa buôn bán gà, heo, cá... đủ thứ, nhà thuê lại rẻ - khoảng 20 đồng một tháng là có một căn nhà rộng ba gian đ ở, mát mẻ lại có vườn rộng.
Điều lý thú hơn nữa là nơi đây lại chính là chn tạm dừng chân của nhà thơ tên tuổi ly lừng: Tản Đà Nguyn Khắc Hiếu - trong thời gian ông vào đất Nam Kỳ làm báo. Trong tập hồi ký của nhà báo Tế Xuyên đã viết về thi sĩ Tản Đà những ngày đó như sau:
... Một hôm vào năm 1930 - 1931, tôi ngồi giải khát với hai ông Diệp Văn Kỳ và anh bạn Như Hoa Nguyễn Văn Đồng, người cùng cộng sự trong một tòa soạn với tôi. Đã quen biết trước với Bùi Thế Mỹ, hôm ấy là lần đầu tiên tôi gặp Diệp quân mà tôi nghe từ lúc còn ở Hà Nội.
Tánh tò mò là tánh chung của con nhà làm báo, đã thúc tôi moi chuyện ông chủ nhiệm tờ Đông Dương Thời Báo về sự gặp gỡ giữa ông và ông Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
“Hi y, tuy báo Thần Chung đã “qua đời” làm cho ông Diệp Văn Kỳ gần như mun sạt nghiệp, nhưng ông vn có tác phong của một k tài hoa phóng túng. Ông mỉm cười, nh nh thuật li cho tôi nghe câu chuyện cũ:
“Sự gp gỡ ca chúng tôi thật là chuyện tình cờ, có thể nói là do duyên trời đưa đến. Chiều hôm y, vào năm 1926, tôi và một vài bạn làng văn ngồi uống rượu ở nhà hàng Continental, đường Catinat (Đồng Khởi hiện nay). Chúng tôi ngồi dưới mái hiên, nhìn qua bên đường, kẻ đi người lại, trong đám đông tôi bỗng để ý đến một người bận quốc phục, khăn đen. Anh cử Tùng Lâm như liên cảm với tôi, buột miệng nói: “Thi sĩ Tản Đà đó!”. Vồn dĩ yêu thơ Tản Đà bấy lâu nay, tôi bèn kêu anh bồi bo chạy theo ông và mời ông đến bàn tôi nói chuyện.
“Bấy lâu mến tài thi sĩ của Tản Đà, nay Diệp Văn Kỳ mới thấy còn người của Tn Đà “bằng xương bằng thịt”. Hai bên chủ khách, được ông Tùng Lâm giới thiệu, rồi Diệp Văn Kỳ mời ông Tản Đà một ly rượu mạnh. Ông hỏi thăm nhà thơ từ Bắc vào Nam có việc gì? Trong lúc men rượu đã giúp ông mạnh dạn, ông Tản Đà dốc bầu tâm sự như nói với một người bạn thân thiết: “Tôi ngh xut bn An Nam Tạp Chí rồi mà còn nợ của ông Bùi Bồ chừng nghìn rưởi bạc. Tôi có quen ông Nguyễn Thành Út ở Vĩnh Long, nên vào đây định vay tiền ông ta đ trả nợ. Nhưng xung tới Vĩnh Long lại kng gặp ông ta. Tôi trở lên Sài Gòn thì cũng chng nên cơm cháo gì vì ông Út lúc này cũng túng kng th giúp tôi được.
Ông Diệp Văn K bèn nảy ra một sáng kiến: nâng đỡ nhơn tài. Ông liền đề nghị với Tản Đà đ ông tặng nhà thơ s tiền trang trải công nợ. Ông yêu cầu Tản Đà khi hết nợ rồi, vào Nam viết cho tờ Đông Pháp Thời Báo (Ông chỉ yêu cầu thôi chớ không đặt thành điều kiện). Trong lúc đã cạn ly thứ ba, ông Tản Đà cao hứng nhận lời ngay. Và ông Diệp Văn Kỳ mở bóp ra, ly hai xp giy bạc trao vào tay nhà thơ một cách tự nhiên như hai người bạn đã quen biết nhau t lâu. Ông Tản Đà cầm lấy, cũng không cần ngạc nhiên gì hết. Các văn hữu cùng ngồi ung rượu không cho là việc lạ vì ai cũng biết tánh phóng khoáng của chủ nhiệm Đông Pháp Thời Báo trong sự đi xử với bạn làng văn.
“Hai ngàn bạc hồi 35 năm trước, khi mà tách cà phê đen giá có một xu, là một s tiền rt lớn, vy mà ông Kỳ trao thẳng tay ông Tản Đà không một điều kiện, không một biên lai.
“Sau đó, ông Tản Đà đứng dậy cáo từ người bạn mới và hẹn khi ra Bắc thu xếp công việc ông sẽ vào liền...”.
Trên đây là những đoạn trích trong tuần san Văn Đàn s 5, trang 10, ngày 8/7/1960, xuất bản tại Sài Gòn. Đến khi giở chồng báo cũ, thấv trong Tao Đàn s đặc biệt về Tản Đà ở Xóm Gà Nam Kỳ như sau:
Với một nghìn đồng bạc của ông Diệp Văn Kỳ đưa tặng (theo ông Tế Xuyên là hai nghìn đng mới đúng), ông Tản Đà lại trở về Bắc đ trang tri cái nợ của An Nam Tạp Chí.
“Chẳng ngờ khi tôi vào đến Sài Gòn, ty kiểm duyệt trong y không nhận duyệt bài của tờ báo ngoài Bắc. An Nam Tạp Chí không th ngụ cư ở đó. Ông Tản Đà mới giới thiệu vào viết với ông cái trang văn chương trong Đông Pháp Thời Báo của ông Diệp Văn Kỳ.
chỗ này hình như cần phải nói đến tiền. Là vì trong những cái khác người của ông Tản Đà, đức tiêu tiền cũng nên để ngang với tài thơ và tài rượu.
“By gi Đông Pháp Thời Báo, lương của tôi là 80 đồng, của ông Tn Đà một trăm và ngoài ra, mỗi tháng ông còn vay riêng của ông Diệp Văn Kỳ thêm một trăm na. Vậy là hàng tháng, chúng tôi có đến 280 đồng. Nhưng không tháng nào mà ông Tản Đà không phải lt đật đi chạy tiền nhà. Cái nhà ca chúng tôi kế tiếp với Xóm Gà, nó là một nơi nhà quê thuộc làng Bình Hòa, cách Bà Chiểu 4 cây số và cách Sài Gòn độ 10 cây s. Nhà có 4 gian. Một gia đình ông và tôi thuê một gian thì cũng hơi chật, nếu thuê hai gian thì đủ lắm rồi. Nhưng vì tòa nhà ấy mới làm xong, chúng tôi là khách đến đầu tiên, cho nên ông Tản Đà nhất định thuê cả bn gian: một gian làm buồng, một gian làm buồng giy, một gian làm buồng ăn, còn một gian nữa thì đ mc một cái võng đem Bắc vào.
“Theo sự sắp đặt ấy, sau khi nhà đã thuê xong, ông Tản Đà liền đi mượn người phá my bức tường ở giữa để lấy đường thông gian nọ sang gian kia và lây gạch xây cái bể cạn.
“Giá nhà này cũng không lấy gì làm đắt, tất cả bn gian có hai tám đồng. Với s lương của chúng tôi, nó là một phần mười chứ gì. Thế mà tháng nào cũng phi khất độ vài bn hẹn.
*
“Tôi còn nhớ, một hôm chủ nhà thúc giục riết quá, ông Tản Đà, sau khi đă ăn cơm tôi, phải thân hành lên tận Sài Gòn xoay tiền. Vào khoảng 11 giờ đêm thì thấy ông về với chai rượu Rhum, con vịt quay và vài món khác. Mới thoạt vào cửa, ông liền nói với tôi bằng giọng ngạc nhiên:
Hỏng cả ông ạ!
Tôi hỏi cái gì thì ông thản nhiên cắt nghĩa:
Chỉ vay được hai chục đồng, trả tiền nhà cũng thiếu tám đồng, tôi mua ít đồ đánh chén, tất cả hết hai mươi đồng...
“Rồi ông gọi cu Vang - một đứa đầy tớ tâm phúc của ông, lúc y đã gần ba mươi tui - sắp sửa mâm bát và đem con vịt quay ra chặt.
Chén đã! Tiền nhà rồi lại xoay!
“Dưới ánh trăng vằng vặc của tiết cui năm, chúng tôi ngt nghểu trên chiếc chõng tre kê ở giữa sân với chai rượu Rhum và cái ngông của ông Tản Đà, tưng như vũ trụ không lấy gì làm ln.
Anh em trong Nam hồi ấy hình như đều coi cái ngông là sự đương nhiên, nên không ai cưỡng lại.
Có lần ông c Tùng Lâm đã bị mắng oan vì nó.“By giờ, ông Tản Đà tuy coi phụ trang văn chương của Đông Pháp Thời Báo nhưng công việc xếp đặt trang báo y thì ở ông cử Tùng Lâm. Một hôm vì thiếu bài, ông Tùng Lâm mới phái thin vào một bài thơ lai cảo. Khi báo ra, ông Tn Đà hạch ông Tùng Lâm về sự chuyên quyền ấy. Ông này cãi rằng bài thiếu, báo cần lên khuôn tôi không th xung tận Xóm Gà đ hỏi bài của ông.
Ông Tản Đà lấy làm tức giận và mắng thêm:
Nếu thiếu bài thì bỏ trông đây cho tôi. Không xin phép tôi mà cho bài thơ kia vào đây, thế là ông hỗn.
Ông Tùng Lâm chỉ cười.
Lại một lần, nhằm ngàv mồng một tết âm lịch, anh em tòa soạn Đông Pháp Thời Báo đến thăm ông Diệp Văn Kỳ. Trong khi ông Kỳ mở các thức rượu ra uống, ai ny đều say loáng choáng, c nhiên say nhất thì ông Tn Đà. Ông Bùi Thế Mỹ đến sau, liền bị ông Tản Đà đùa giỡn đui bắt. Cái gác mà chúng tôi ngồi tuy rộng, nhưng những thông chóe và các đồ đạc bày ra gần chật. Trong lúc ông Tản Đà đui theo ông M, ba bn anh người nhà ông cứ phải chạy riết theo chân hai ông đ giữ nhng thứ đồ kia, vì sợ các ông y va vào nó. Bà Diệp Văn Kỳ ngồi trong vỗ tay reo. Ông Đào Trinh Nhất thì tủm tỉm cười nụ.
“Nóng máu là ông Trần Quỳ, thấy ông Tn Đà diễn mãi trò, ông Quỳ cau mày và gắt:
Làm cái gì thế? Người ta coi cinéma kia kìa.
“Ông Tản Đà vần không tha ông Mỹ và trả lời ông Quỳ thế này:
Ông phải biết, cái thằng trong cinéma nó không biết người là gì cả.
Nht sinh tơ tưởng Tản Đà có th thu vào câu đó. Chính ông đă tự coi ông là một người bóng trong phim cinéma, quốc dân xã hội, mà cả thế giới nữa đều là những người ở ngoài. Như thế, tôi cũng không mun nói nhiều về ông”.
Cùng trong thời gian Tản Đà ở Xóm Gà làm báo với ông Kỳ. Ông Tế Xuyên k lại một giai thoại rất hay như sau về nhà thơ:
“Vào Nam làm báo” nhưng ông Tản Đà không có gì là ct cách của một ký giả tân văn như các ông Đào Trinh Nhất, Bùi Thế M... Sanh ra là nhà thơ, có tài làm thơ thì vào một tờ nhật báo, ông cũng chỉ là nhà thơ không hơn không kém. Ông Diệp Văn Kỳ rước ông vào Tòa soạn cũng chỉ mong báo Đông Pháp Thời Báo được những nét bút tài hoa tô điểm “trưng Văn chương” với hai chữ ký “Tản Đà” đã lừng danh từ Nam chí Bắc với một bài thơ mỗi tuần, còn ông Tùng Lâm phụ tá, và cả ông Ngô Tt T nữa. Ông chủ nhiệm Đông Pháp Thời Báo dám tỏ bụng liên tài, thù lao Tản Đà mỗi tháng một trăm đồng (bằng lương chủ quận, hồi đó một viên thư ký ăn lương có mười hai đồng). Ây vậy mà lắm khi báo sắp lên khuôn, tòa soạn vn chưa có thơ Tán Đà, ông Diệp Văn Kỳ cho tùy phái ba lần, bn lượt vào tận nhà của thi sĩ ở Xóm Gà (Gia Định) đ đc thúc. Có lần Tản Đà nổi nóng, đã tht ra một câu nói lịch sử:Làm thơ đâu phải bửa củi mà muốn lúc nào có lúc đó!”.
“Mà khố nỗi trương Văn chương Đông Pháp Thời Báo thiếu thơ Tản Đà tức là mất hết đặc tánh của nó. Tiểu thuyết Phú Đức đã có phen gây thăng trầm cho mấy t báo Sài Gòn cách đây 30 năm, thì thơ Tản Đà cũng gây uy tín cho tờ báo của ông Diệp Văn Kỳ không kém!”.
Làm báo với ông Diệp Văn Kỳ ít lâu, Tản Đà lại khăn gói trở ra Bắc đ hy vọng tục bản tờ “An Nam Tạp Chí” của ông. Nhưng Tản Đà vn nhớ cái Xóm Gà nên trong khi đi xe lửa về Bắc, lúc tàu tới Nha Trang, Tản Đà đã cám hứng sáng tác một bài thơ đề là:
Gởi tòa soạn ĐÔNG PHÁP THỜI BÁO
“Xóm Gà tan giấc rạng vầng ô,
Tối đến Nha Trang rượu một bồ
Trợ bút Đà xin từ bác Diệp
Văn chương để lại cậy thầy Ngô
Dám quên “Đông Pháp” người tri kỷ
Riêng nhớ “An Nam” bức địa đồ
Hai chuyến chơi Xuân Thìn với Mão
Đi ra còn nhớ mãi đường vô”./.

Gia thế ông Vũ Trọng Phụng



Ngô Tất Tố
Tao Đàn, số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng
Lớp mới, số 1, Decembre, 1939

Hình như riêng ở phương Đông, cái nghèo cũng là cái trường đúc nên văn sĩ”.
Đào Tiềm, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hàn Dũ, Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha, mấy tay văn thơ có tiếng ở Tầu ngày xưa đều ở “trường nghèo” mà ra. Nghèo nhất thì là Đỗ Phủ, Đào Tiềm... Đào đã có lúc phải đi ăn xin, Đỗ đã bị một đứa con trai chết đói.
Ở ta cũng vậy. Trong hồi gần đây, ông Trần Tế Xương, “một tuồng rách rưới con như bố”, ông Nghiêm Phúc Đồng “chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi”. Ông Nguyễn Khắc Hiếu tuy có xã hội giúp đỡ, trước khi nhắm mắt, một số đồ đạc cũng bị tịch thu vì thiếu tiền nhà. Thì ra trong cái non nước Đông Phương, những người giàu có, không ai lọt vào cổng làng văn. Hoặc có, cũng là một số hú họa. Cái đó không có chi lạ. Giàu thì cơm no, cật ấm, ruột gan lú lấp, người ta còn chứa học vấn, tư tưởng vào đâu? Vậy là riêng ở phương Đông đã có đạo nhất định: Phú quý thì không thể làm nhà văn. Đã làm nhà văn thì đừng mong gì phú quý. Đạo luật đó cũng giống câu Dương Hóa nói trong Mạnh Tử: “Vi phú bất nhân, vị nhân bất phú”.
Thế cũng phải. Cái người đã có tư tưởng học vấn để làm thỏa mãn tinh thần của mình, nếu lại giàu về tiền tài, chẳng là chiếm hết hạnh phúc của nhân loại! Trong đạo thừa trừ của tạo vật, không thể có sự bất công như thế.
Bởi vì chắc có luật ấy nên tôi không hề phàn nàn điều gì về thân thế ông Vũ Trọng Phụng.
Trong các nhân vật làng văn hiện thời, ông Phụng là người nghèo lắm. Khắc hẳn những ông Trần Tế Xương và Nghiêm Phúc Đồng, cái nghèo của ông Phụng lại là thể “nghèo gia truyền”, không phải “nghèo lỏi”. Nhưng người hiếu danh thường hay giấu giếm, gia thế, nếu như tiền nhân nhà họ không có người nào hiển đạt. Ông Phụng không có óc ấy, chính ông kể cho tôi biết tổ phụ ông chỉ làm lý trưởng, thân phụ ông chỉ là một người thường dân và đã tạ thế từ khi ông mới bảy tháng, tổ phụ ông mới ngoài sáu mươi. Ở nơi quê quán, ông không có lấy một tấc đất cắm dùi và đã lâu nay, vì khi ông bước chân tới.
“Tư tưởng xã hội của tôi nó đã kết lại từ trong mạch máu”.
Có lần ông nói với tôi như thế. Người khác nghe những chuyện đó, có lẽ sẽ cho là ông xấu số. Nhưng tôi, tôi nhận thấy chính là cái may của ông.
Thật vậy.
Nếu được sinh trưởng vào nhà phú quý, hay được học hành thi đỗ, có một việc làm cao lương, thì ông cũng đến làm một cậu ấm phá của, hay một ông chủ xe hơi nhà lầu, xã hội ai còn biết ông là ai, tôi đâu có bạn với ông?
Nhờ về trong máu sẵn có tư tưởng xã hội, ông mới nên một nhà văn xã hội, để sản xuất cho người đời một số tác phẩm đáng khóc và đáng cười. Thế là cái nghèo gia truyền của ông có thể kể là một hòn đá tảng trong nền văn học sử của nước nhà vậy. Tôi biết ông mới từ hồi làm báo Công dân, cách đây độ bốn, năm năm chi đó. Hồi ấy có lẽ là hồi quẫn bách nhất trong đời ông, vì rằng, ngoài báo Công dân ông không có chỗ làm nào khác, mà báo Công dân thì lại chỉ là cơ quan của một bọn anh em nhà văn nghèo dúm rau, dúm bếp làm với nhau, ít khi trả tiền in rồi, trong két được có tiền thừa mà trả cho người cầm bút.
Thế nhưng, ông cũng không tỏ ra mình cần tiền. Mỗi khi ở Gia Lâm sang nhà báo, ông cứ cặm cụi cuốc bộ đi, lại cuốc bộ về, hôm nào mỏi lắm mới lấy năm xu đi xe.
Một điều quan trọng hơn nữa là đời ông luôn luôn thấy sự túng thiếu, nhưng không lúc nào ông tự đem sự túng thiếu của mình mà làm phiền lụy người nào, dù khi túng thiếu cực điểm cũng vậy. Từ bữa nghe ông tạ thế, chẳng riêng gì các bè bạn, phần nhiều độc giả các sách của ông đều lấy làm thương tiếc. Ngoài sự ái ngại cho cái gia đình thảm đạm của ông, người ta còn ái ngại cho cái số mệnh ngắn ngủi của ông là khác.
Đành rằng vậy. Trong một thế giới lắm người bảy tám, chín mươi, mà ông chỉ được có hai mươi tám tuổi, kể cũng thiệt thòi nhiều lắm. Tuy vậy, vị tất ông đã chết non.
Đối với vũ trụ vô cùng vô tận, hai mươi tám tuổi với tám chín mươi tuổi không thể kể là ít với nhiều. Vì vậy, Trang Tử mới bảo Bành Tổ là yểu mà đứa trẻ con chết đẹn là thọ.
Thọ hay yểu, không quan hệ với với cái sống nhiều sống ít, nó quan hệ ở chỗ có gì để cho đời sau hay không. Xã hội chỉ thiếu những người làm nên công nghiệp, không thiếu những ông ăn nước thịt ép và bú sữa người. Ngoảnh lại mà xem, những ông bú sữa người và ăn nước thịt ép ngày xưa, đến nay còn có gì là di tích?
Ông Phụng tuy chết, mười mấy tác phẩm của ông vẫn còn sống với mai sau. Thế cũng là thọ.
Nhớ ông, thương ông, tôi cũng như các bạn của ông, nhưng không kể ông là người không thọ. Cái mà tôi lấy làm ân hận chỉ có một câu trả lời khi ông nằm trên giường bệnh.
Ông đau từ mấy năm trước. Trước khi chết độ sáu, bảy tháng, đã có một đêm nguy kịch. Sáng sớm hôm sau, ông cho gọi tôi lên nhà thăm bệnh và nói cho tôi biết rằng: Chiều hôm trước một viên bác sĩ chữa bệnh cho ông đã khuyên ông đi nhà thương. Trong đêm vừa rồi, ông đã làm sẵn mấy bản chúc thư. Ông bị đau phổi, vẫn sốt hâm hấp, ho ra đờm đặc. Từ mấy bữa trước, không thể gượng ngồi dậy được mà chỉ nằm được một bên sườn. Ho cũng đau, nói cũng đau, hễ hơi trở mình thì trong sườn nghe có tiếng nước óc ách.
Bấy giờ người ông tuy đã tiêu nước, nhưng, mạch hai tay vẫn còn có lực. Sau khi coi mạch và hỏi các chứng, tôi kê cho ông bài “nhị trần thang” hợp bài “nung thang” gia một lạng ý dĩ và dặn ông uống một ngày hai thang.
Sáng mai, tôi lại lên thăm, ông khoe với tôi bệnh đã bớt nhiều, có lẽ không chết. Từ đó ông cứ uống mãi đơn ấy, tuy thỉnh thoảng cũng thay đổi ít nhiều, những đại thể vẫn không ngoài hai phương thuốc trước. Một tháng sau, ông dậy được, đã đến thăm tôi ở báo Thời vụ. Đau ngực, đau sườn, tiếng nước óc ách, khỏi cả, chỉ có cái sốt hâm hấp không khỏi và sắc mặt ông vẫn xanh như người hết máu. Rồi ông nói cho tôi biết trong vài bữa nữa, ông sẽ lên nghỉ Tam Đảo, để tránh cái không khí tù hãm của đất Hà Nội. Lúc ấy tôi có khuyên ông đừng đi, bởi vì ở đó không khí ẩm thấp, không lợi cho người đau phổi. Nhưng ông không nghe.
Lên Tam Đảo được tám ngày, thì ông phải về, vì ho nhiều và hai ống chân bị bại. Bấy giờ ông mới chịu tôi nói đúng và lại bảo tôi kê đơn. Nghĩ không còn cách gì hơn, tôi lại thêm bớt hai bài thuốc cũ để ông uống xen với bài “nhân sâm dưỡng vinh” bỏ quế và kỳ. Lần này không có công hiệu, uống năm thang thuốc, bệnh tuy không tăng, nhưng cũng không giảm, hai chân vẫn bại không đứng dậy được. Vì muốn trút trách nhiệm cho người khác, tôi cố khuyên ông hãy dùng thuốc tây. Hình như ông cũng nhận thấy ý tôi, nên mới hỏi rằng:
- Bác tưởng tôi có chết không?
Câu hỏi của ông làm cho tôi buồn vô hạn, nhưng tôi vẫn bình tĩnh mà đáp lại rằng:
- Chết làm sao được!
Tôi nói dối ông. Thực ra, bệnh trạng của ông, còn ai dám chắc rằng sống! Tôi đã nhiều lần than với bè bạn rằng ông khó mà qua được đến mùa rét.
Nhưng ông tin tôi, cho nên trong hai tháng trời thôi thuốc ta uống thuốc tây, ông vẫn cho lời tôi nói có lý. Nghe nói mấy bữa trước ngày lâm chung, ông mong tôi lắm. Không biết mong để làm gì, hay để trách tôi nói dối. Nếu quả thế, tôi đành phụ ông. Nhưng vì không muốn để ông trước khi từ giã cuộc đời, ngoài cái lo nghèo, lại thêm một cái lo chết. Cho nên tôi phải nói thế. Nói thế vị tất đã là nói dối. Bởi vì một chồng tác phẩm của ông còn kia.

Ngô Tất Tố