Khiemnguyen

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Lý luận về tạp chí



LÝ LUẬN VỀ TẠP CHÍ
(Nguyenbuikhiem@gmail.com) Trên thực tế, tài liệu về cơ sở lý luận báo chí nói chung thì nhiều, nhưng lý luận riêng về tạp chí thì rất ít hoặc không có. La cà trên mạng, thấy có bài viết này của một bậc trưởng lão của nền báo chí Việt Nam đăng trên tạp chí của ngành từ gần 30 năm trước. Xin copy về đây, ngõ hầu phục vụ những ai quan tâm. Thiết nghĩ, bài này tuy có vẻ hơi cũ kỹ, nhưng nó vẫn là một tài liệu tốt và khá hữu ích cho những ai quan tâm.
(Tặng bài này cho các đồng chí bạn tôi đang nghiên cứu về tạp chí nhé)
Chúng ta hiện có gần 120 tạp chí, tập san các loại, chiếm khoảng một nửa tổng số báo chí chính thức xuất bản trong cả nước. Nhiều cơ quan, ngành, địa phương đang mun xin phép ra thêm những tờ tạp chí của mình. Thực tế đó đã nói lên nhu cầu thật sự của các lĩnh vực hoạt động trên đất nước ta trong giai đoạn cách mạng mới, và đòi hỏi to lớn của công chúng đối với thông tin nói chung và vói việc học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ, thoả mãn mỹ cảm của mình nói riêng.
So với một nước gần 60 triệu dân (bây giờ là hơn 90 triệu rồi), có đội ngũ trí thức đông ti 30 vạn ngưi (bây giờ chắc phải gấp 10 lần nếu tính riêng các vị có bằng thạc sĩ trở lên) chưa kể mấy triệu học sinh trung học và đại học, con s nói trên cho thấy tình trạng nghèo nàn, thiếu thn về ấn phẩm thông tin, nhất là trong hoàn cảnh nhiều tạp chí của ta còn phát hành với số lượng ít, thường là mấy nghìn bản. Hình thức còn đơn điệu, chưa đẹp, nếu không nói là xấu và đôi khi còn cẩu thả.
Nội dung các tạp chí, tập san..., nhìn chung lành mạnh, bổ ích, thể hiện đúng đưòng lốì và các quan điểm cùa Đảng, đáp ứng được ỏ những mức độ khác nhau yêu cầu thông tin, nghiên cứu của cán bộ và nhân dân. Một số tờ được bạn đọc hoan nghênh, chờ đọc, tìm mua. So với mức sinh hoạt hiện nay, giá bán các tạp chí là phải chăng, nhiều t quá rẻ. Một số tạp chí, tập san đã thực hiện chủ trương lấy thu bù chi, giảm dần tình trạng Nhà nưc bù lỗ (điều này 30 năm sau tình trạng đã… nguyên như vậy). Một số t đã có lãi ít nhiều.
Tuy vậy, đi sâu vào từng mặt, chúng ta thấy rõ còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Số lượng và chủng loại tạp chí còn thiếu, song vẫn có tình trạng trùng lặp, sự phân định chức năng, nhiệm vụ, đốì tượng nghiên cứu và đốì tượng phục vụ chưa rõ ràng. Nếu chúng ta có nhiều giấy hơn, xuất bản nhiều tạp chí để cùng phục vụ một đối tượng thì cũng có có mặt tốt của nó. Nhưng một cơ quan, một ngành xuất bản hai, ba tạp chí không khác nhau bao nhiêu là điều không nên làm (điều này phải xem lại chữ nên, phải thay bằng không được).
Chất lượng và hiệu quả nhiều tạp chí chưa đạt yêu cầu mong mun do chưa có nhiều bài hay, số lượng xuất bản quá ít, in xấu, phát hành không đúng kỳ hạn... Có những số tạp chí xuất bản nhằm phục vụ một sự kiện chính trị nhất định, song sự kiện ấy qua đã lâu rồi, tài liệu cần thiết mới ra đi chỉ vì in chậm.
Một nguyên nhân quan trọng là nhiều tạp chí chưa được quan tâm chỉ đạo đầy đủ. Có ngành chủ quản sau khi xin được giấy phép xuất bản tạp chí, rồi giao cho một số đồng chí bao thầu”, không bao gi cho ý kiến chỉ đạo. Thậm chí có trường hợp ngưi tổng biên tập chỉ là danh nghĩa, chỉ có cái tên được đăng bìa, thật sự không bao gi làm việc tạp chí.
Ban Tuyên huấn Trung ương chưa làm tốt việc thông tin, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nội dung, bồi dưỡng tư tưng nghiệp vụ cho cán bộ tạp chí.
Cũng cần nói rằng có những chủ trương đúng đắn, nhiều đề xuất thiết thực chưa được kịp thi thể chế hoá, do đó, ai cũng thấy là bức thiết mà vẫn còn là kiến nghị, vẫn chưa có hiệu lực thật sự.
TẠP CHÍ LÀ GÌ?
Đặt câu hỏi này ra với những người làm tạp chí thoạt nghe dường như việc làm ng ngẩn. Kỳ thực trả lời chính xác không phải là dễ.
Chúng ta nhiều khi lẫn lộn các danh từ: tạp chí, tập san, nội san,... Nội dung những từ ấy không đồng nhất với nhau nhưng trong thực, tế cũng khó phân định một ranh giới rạch ròi. Chính vì vậy, có ý kiến của cơ quan quản lý báo chí muốn đề nghị gọi chung là tạp chí cho tiện, nói cách khác là m rộng khái niệm tạp chí. Nhiều đồng chí đã có công phu tra định nghĩa trong các từ điển của các nước song vẫn chưa làm mọi người vừa ý. Từ điển nước này nhấn mạnh đặc trưng của tạp chí, từ điển nước kia chú ý hơn v hình thức, từ điển khác lại coi trọng chức năng
Sự khác nhau này không có gì lạ, vì báo chí là loại hàng hoá đặc biệt, một sản phẩm mang tính giai cấp, lại ra đời và phát triển từng nưc có những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, khó và có lẽ sẽ không bao gi có một định nghĩa, một khái niệm chung hoàn toàn phù hợp đồng thi với quan điểm báo chí vô sản và quan điểm báo chí tư sản.
Có ngưi hỏi: Một s tạp chí có số lượng phát hành ít, đối tượng phục vụ hạn chế, có phải là một phương tiện đại chúng hay không ?
Thuật ngữ thông tin đại chúng, truyền thông đại chúng mới xuất hiện mấy chục năm gần đây, từ khi có sự phát triển nhảy vọt của kỹ thuật đỉện tử và sự ứng dụng rộng rãi của nó vào ngành thông tin. Nh kỹ thuật hiện đại, nhiều sự kiện lớn trên hành tinh chúng ta, như việc con người bước vào khoảng không vũ trụ, đại hội Ôlimpích, giải bóng đá thế giới..., cùng một lúc được một, hai tỷ người khắp lục địa cùng xem qua chương trình truyền hình, ở Liên Xô (cũ nhé), Nhật Bản có những t báo xuất bản từ 10 đến 14 triệu bản mỗi kỳ. nhiều nước phương Tây, một cuốn sách best-seller, một đĩa hát ăn khách được phát hành mấy triệu có khi cả chục triệu bản, đó không phải là hiện tượng hiếm hoi.
Trong hoàn cảnh đó, việc một t tạp chí xuất bản mấy tháng một kỳ, với số lượng phát hành một vài nghìn thậm chí năm, bảy trăm bản mà gọi là đại chúng”, nghe có phần hơi gượng ép. Nhưng, theo tôi hiểu, xét về một mặt khác, khi dùng bổ ngữ đại chúng, người ta còn có ý so sánh, đi xứng vi một kiểu báo chí từng được gọi là thượng lưu đã xuất hiện vào giai đoạn m đầu của báo chí mấy thế kỷ trước đây, khi t báo còn là sản phẩm phục vụ một nhóm ít người (các chủ công trưng thủ công, các nhà buôn lớn...). Mà như vậy còn do một lẽ giản đơn nữa là đại đa số nhân dân - kể cả những nước châu Âu phát triển sớm nhất - hồi đó còn mù chữ.
Theo cách nhìn này thì tính đại chúng đây bao hàm ý nghĩa về mục tiêu phục vụ đại chúng và khả năng tiếp cận của nó đi với quảng đại nhân dân, và một tờ tạp chí tuy phát hành không rộng nhưng vẫn là bộ phận của các phương tiện thông tin đại chúng.
Chúng ta có thể nhất trí vi nhau một vài đặc trưng hay thuộc tính cơ bản của tạp chí. Đó là, về nội dung, nhu cầu công bố kịp thời những thông tin cần thiết nhằm mục tiêu và theo phương hướng xác định (trước đây quen gọi là tôn chỉ, mục đích), về hình thức và thể tài, tạp chí mang tính định kỳ (nhưng không phải là hàng ngày) và có dạng tương đi đồng nhất.
Như vậy, tạp chí có những điểm khác rõ rệt so vi hai ngưi anh em ruột thịt của nó là báo và sách, tuy tất cả đều cùng là ấn phẩm.
VỀ CHỨC NĂNG CỦA TẠP CHÍ
Chúng ta đều biết câu nói nổi tiếng củâ Lênin: Báo chí là ngưi tuyên truyền tập thể, ngưi cổ động tập thể, người tổ chức tập thể. Đó là ba chức năng cơ bản. Ngoài ra, có thể làm rõ một vài chức năng nữa như thông tin (thông tin cũng nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động, t chức...) và báo chí của đảng cầm quyền thì bao giờ cũng coi trọng chức năng chỉ đạo, giáo dục v.v..
Về lý luận, trong hoạt động thực tiễn, cũng như xét về tác động của báo chí đối với cuộc sống, khó tách ròi ba chức năng tuyên truyền, cổ động, t chức. Bất kể báo hay chí đều phải thực hiện đồng thời ba chức năng cơ bản ấy. Và mặt khác vẫn có thể nói rằng, trong khi đồng thi thực hiện ba chức năng, do những đặc trưng và tính chất của mỗi loại, thông thường báo chú ý nhiều hơn về chức năng c động, thông tin, còn thế mạnh của tạp chí là tuyên truyền, giáo dục.
Đồng chí Hoàng Tùng trong tham luận của mình khẳng định một vấn đề lớn: Bất ký tạp chí nào cũng phải xác định đi tương nghiên cứu và đối tương độc giả của mình. Nói cách khác, cần trả lời sáng tỏ câu hỏi: Viết những gì và viết cho ai?
Có xác định viết gì và viết cho ai thì mi có tiền đề để đạt hiệu quả mong muốn, đi vào chiu sâu nhằm khám phá, phát hiện và sáng tạo - mà không đáp ứng mấy yêu cầu này thì giá trị của một bài tạp chí khó gọi được là cao. Có định rõ đối tượng, mỗi tạp chí mới có điều kiện và hy vọng khả năng tạo nên phong cách, bản sắc của mình.
Hiệu quả của tạp chí không nhất thiết chỉ tính bằng số lượng độc giả. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh trước đây có lần nói với Ban Biên tập tạp chí Quân đội nhân dân: Nếu hàng năm, tạp chí có một bài luận văn tt tác động sâu sắc tới một trăm cán bộ cao cấp trong quân đội, thì đã có thể coi như năm ấy thành công”. Có ngưòi nói: Lúc này đây, bên cạnh những bài tường thuật tại chỗ các trận tranh giải bóng đá A1 do Đài Phát thanh phục vụ hàng triệu ngưi nghe, nếu có một bài tạp chí bàn về phong cách thể thao xã hội chủ nghĩa, có ảnh hưng tích cực đến mấy trăm cán bộ chỉ đạo huấn luyện môn bóng đá của nước ta, thì đã có thể gọi là đạt hiệu quả mong muốn.
Sự hấp dẫn của tạp chí chủ yếu là lượng thông tin và giá trị khoa học của nó, chứ không phải dùng lối văn hấp dẫn, bóng bẩy.
Nhiệm vụ của tạp chí là tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chính trị của ngành, cơ quan và lĩnh vực hoạt động xã hội mà tạp chí đó tham gia. Qua nhiều ý kiến phát biểu, tạp chí không thể không chú ý mấy mặt sau đây:
1. Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, phổ cập tri thức, tổng kết thực tiễn.
2. Khảo sát và phản ánh thực tế giúp làm sáng tỏ lĩnh vực mà phương hướng của tạp chí đã xác định.
3. Hướng dẫn tư tưỏng, quan điểm, nghiệp vụ...
4. Thông tin, bao gồm thông tin khoa học trong nước và những hoạt động của lĩnh vực và ngành.
Cho dù thuộc lĩnh vực gì và có những nhiệm vụ cụ thể như thế nào, thi tờ tạp chí bất cứ đâu và lúc nào cũng là một vũ khí sắc bén của Đảng để làm công tác tư tưỏng và công tác tổ chức, là một chiến sĩ trong đội quân xung kích của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Tạp chí cần thấu suốt quan điểm báo chí vô sản. Người làm tạp chí cần nhận thức đầy đủ về tờ tạp chí của mình là một phương tiện tham gia cuộc cách mạng tư tưng và văn hoá, hơn nữa, còn có thể coi nó là một bộ phận của cuộc cách mạng ấy.
TỔ CHỨC VIỆC BIÊN TẬP
Trước hết, cần làm rõ vai trò của Tổng biên tập.
Tổng biên tập là ngưi lãnh đạo, người thúc đẩy, người giữ trách nhiệm chính trong việc bảo đảm cho tạp chí hoạt động đúng phương hướng, bảo đảm chất lượng chính trị, khoa học và hình thành phong cách, bản sắc của nó.
Tổng biên tập tạp chí phải đạt yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn (khoa học) thuộc lĩnh vực của tạp chí hoạt động và nếu chưa thành thạo, cũng phải hiểu biết nghiệp vụ báo chí cần thiết. Ngưi phụ trách một cơ quan lý luận phải là ngưi nhạy bén với thực tế, có khả năng hoạt động thực tiễn, biết tể chức nghiên cứu khoa học, biết xây dựng đội ngũ cộng tác với mình. Là người phụ trách một cơ quan, một cơ s sản xuất, tổng biên tập còn phải biết lãnh đạo và giỏi quản lý.
Tổng biên tập cùng với những người phó của mình và các uỷ viên - nếu có, hình thành Ban biên tập tạp chí. Ban biên tập làm việc theo chế độ một người đứng đầu (thủ trưng) nhưng phải hoạt động theo nguyên tắc dân chủ và coi trọng phát huy trí tuệ tập thể.
Trong nhiều trưng hợp, Tổng biên tập tạp chí đồng thời là ngưi đứng đầu viện nghiên cứu, cơ quan quản lý, tổ chức kinh doanh... Mặc dù vậy, không nên biến tờ tạp chí thành cơ quan của những ngưòi công tác trong viện hoặc trong cơ quan, tổ chức ấy, mà cần phấn đấu cho nội dung tạp chí bao quát được hoạt động của toàn ngành hoặc lĩnh vực công tác mà tạp chí phục vụ.
Việc thành lập bên cạnh Ban biên tập một Hội đồng biên tập nói chung là cần thiết, trước hết đối với các tạp chí khoa học. Hội đồng gồm những người tiêu biểu cho các ngành và bộ môn, những ngưi có đủ năng lực và thẩm quyền khoa học để kiến nghị với Tổng biên tập về cách tổ chức nghiên cứu, về đề tài... Ủy viên Hội đồng biên tập có thể liên hệ với cộng tác viên, đặt kế hoạch bài v, xem xét và có ý kiến về nội dung khoa học các bài sẽ đăng tạp chí, nếu được Tng biên tập yêu cầu. Hội đồng đông hay ít, là tuỳ thuộc vào phạm vi lĩnh vực mà tạp chí phụ trách rộng hay hẹp.
Điều quan trọng là nó phải làm việc thật sự chứ không phải chỉ là bảng kê tên tuổi dùng để trang trí cho tạp chí có thêm uy tín vi bạn đọc.
Hội đồng biên tập không làm công tác quản lý cụ thể. Mọi quyết định cui cùng đều thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Tổng biên tập.
Nguồn gốc sức sống chính, điều kiện bảo đảm cho một s tạp chí có chất lượng cao hay thấp là đội ngũ cộng tác viên của nó. Nhiều người làm báo đã biết ý kiến nổi tiếng của Lênin: Bên cạnh 50 nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp, cần có 5.000 cộng tác viên và thông tin viên. Nhiều tạp chí từ lâu vẫn hướng tạp chí của mình theo nguyên tắc ấy. Từ 3/4 đến 4/5 tổng số bài đăng trên tạp chí Cộng sản là của ngưi ngoài toà soạn, ở tạp chí Giáo dục lý luận, tỷ lệ y là 60% - 70%. Số cộng tác viên thường xuyên của t Nhiếp ảnh, một tạp chí trẻ tuổi, đông gấp 50 lần biên chế của cơ quan... Các cộng tác viên đòi hỏi được toà soạn thông tin kịp thi và thưng xuyên về thi sự, nghiệp vụ..., nhất là về nhiệm vụ chính trị và những chủ trương lớn của Ban biên tập. Nhiều tạp chí có kinh nghiệm tổ chức các cuộc họp theo từng nhóm, để nội dung các buổi sinh hoạt thường kỳ của cộng tác viên có thể đi sâu vào chuyên đề và đạt hiệu quả thiết thực.
Cốt lõi của mỗi tờ tạp chí là đội ngũ cán bộ biên tập thường xuyên của nó. Đội ngũ này cần được gọn nhẹ, gồm nhng cán bộ có kiến thức chuyên môn, những chuyên gia của ngành, hiểu nghiệp vụ biên tập tạp chí và biết cách t chức cộng tác viên. Cán bộ biên tập cần có đạo đức của người làm báo xã hội chủ nghĩa, trung thực, khách quan thì mới ngăn ngừa và loại trừ được tình trạng một số đồng chí gọi là bè cánh, phưng hội. Tình trạng này, tiếc thay, không phải là cá biệt trong hoạt động một số cơ quan khoa học văn học, nghệ thuật hiện nay.
Một hình thức tốt để bồi dưng nghiệp vụ cho cán bộ biên tập tạp chí là tổ chức những lp ngắn hạn do Ban Tuyên huấn Trung ương hoặc Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì.
Sau cùng, nhưng không phải kém quan trọng, là phải có ngưi chuyên lo công tác trị sự. Hiện có hai dạng tổ chức: mỗi tạp chí có bộ phận trị sự riêng của mình, hoặc nhiều tạp chí thuộc một cơ quan có một tổ chức lo chung mọi công việc hậu cần”.
(Nguồn: Tạp chí Người làm báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét