Khiemnguyen

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Book Dư luận xã hội (phần 1)

(Nguyễn Bùi Khiêm)
Dư luận xã hội được xem là một tập hợp của các niềm tin, các thái độ, các
quan điểm của cá nhân về một chủ đề cụ thể, mang tính thời sự, được thể hiện
ở đa số trong một cộng đồng. Dư luận xã hội được xem như là một sự điều tiết
các mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, các nhóm với nhau (cả theo chiều
ngược lại). Bất luận cách xem xét dư luận xã hội dưới góc cạnh nào thì dư luận
xã hội đều được đánh giá là có tầm quan trọng đối với mọi hoạt động xã hội,
không chỉ đơn thuần trong chính trị hay văn hóa, mà ngay cả kinh tế, luật pháp
cũng đều chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội, hay ngược lại, những nhân tố này
cũng ảnh hưởng trở lại đối với dư luận xã hội, và đóng vai trò như là những cơ
sở để hình thành nên dư luận xã hội.
1. Công chúng:
Bàn về khái niệm công chúng là mối quan tâm hàng đầu của những nhà
nghiên cứu dư luận xã hội. Để khuôn định khái niệm công chúng, người ta
thường lấy khái niệm đám đông để làm cơ sở. Theo R. E. Park thì đám đông
và công chúng có một sự giống nhau cơ bản: cả hai đều là cách thức để thích
nghi và thay đổi xã hội - các dạng xã hội tạm thời để từ đó hình thành nên
những tổ chức mới. Cả đám đông và công chúng không phải là các nhóm chặt
chẽ nhưng có thể là một trong những giai đoạn mở đầu cho quá trình hình
thành nhóm.
Robert Park cho rằng đám đông được xác định bởi những cảm nhận mang
tính tình cảm, trong khi đó công chúng được xác định bởi sự bàn luận về tính
hợp lý và sự đối lập. Đám đông hình thành để đáp lại những tính cảm được chia
sẻ; dư luận được tổ chức để đáp lại một vấn đề. Tham gia vào một đám đông
chỉ đòi hỏi "khả năng cảm nhận và đồng cảm", trong khi tham gia vào một
nhóm công chúng còn đòi hỏi "khả năng suy nghĩ và tranh luận với người
khác". Hành vi của công chúng có thể được định hướng một phần bởi hướng
tình cảm được chia sẻ, nhưng "khi công chúng không dừng ở việc bình luận thì
nó lại tan rã hoặc bị thay đổi hoàn toàn trong đám đông"
Blumer cho rằng "thuật ngữ công chúng được sử dụng để chỉ một nhóm
người (a) đối mặt với một sự kiện, (b) chia rẽ trong quan điểm của họ về việc
làm thế nào để các quan điểm của họ gặp nhau, và (c) liên quan đến việc bàn
luận về vấn đề ấy". Sự không nhất trí và sự bàn luận xung quanh
một vấn đề cụ thể đem lại sự tồn tại cho công chúng. Một vấn đề gây áp lực lên
mọi người đòi hỏi có những hành động tập thể để phản ứng lại, nhưng họ chuẩn
mực, hay những luật lệ rõ rằng để xác định loại hành động nào nên được thực
hiện. "Công chúng là một dạng nhóm không định hình về kích thức và tư cách
thành viên đối với một vấn đề; thay vì sẵn có hành động quy định, công chúng
liên quan đến một nỗ lực tiến tới một hành động, và do đó bị áp đặt sáng tạo ra
hành động của công chúng".
Như thế, để hiểu một cách đơn giản và có thể ứng dụng để thao tác được
trong nghiên cứu xã hội học, chúng ta có thể xem công chúng là một loại đám
đông - một nhóm người phân tán, có một mối quan tâm chung, liên quan hoặc
tập trung về một dư luận (hay một ý kiến). Công chúng là khối người phân tầng
(cũng như xã hội), sự phân tầng này dựa trên những khác biệt về kinh tế, khả
năng hiểu biết, tôn giáo, tuổi tác,...
Trong xã hội hiện đại, các công chúng hình thành xung quanh rất nhiều
vấn đề khác nhau: các chính sách về đất đai, về giá, về thực phẩm bị ô nhiễm,
về những bộ phim, hôn nhân đồng tính, tham nhũng.... Cho dù, các thành viên
của một công chúng đôi khi được tổ chức - ví dụ, Hội những người hâm mộ câu
lạc bộ bóng đá Manchester United (MU), Thể Công hay một câu lạc bộ nào đó
- thì trong nhiều trường hợp, công chúng không được tổ chức. Do vậy, rất khó
xác định qui mô thành viên của một nhóm công chúng.
Bất chấp thành phần mơ hồ và cấu trúc lỏng lẻo của nó , một công chúng
là có sức mạnh và quan trọng. Công chúng tạo nên những thông tin và liên kết
những thông tin về đối tượng mà họ quan tâm. Sở dĩ câu lạc bộ MU được quan
tâm ngày càng nhiều, và sự phát triển của câu lạc bộ ngày càng lớn kể cả về tài
chính là do những nhóm công chúng ngày càng phát triển của họ. Những kênh
truyền hình cũng nhờ uy tín của câu lạc bộ này mà có thêm được nhiều thu
nhập,...
Bàn đến công chúng của dư luận xã hội, chúng ta có mấy điểm đáng quan
tâm sau:
+ Công chúng của dư luận xã hội là những nhóm người có sự quan tâm
đến những vấn đề nhất định. Các nhóm này rất đa dạng và là đối tượng đáng
quan tâm khi nghiên cứu xã hội học về dư luận xã hội theo những khía cạnh sau:
những nhóm công chúng nào quan tâm đến vấn đề gì? nguyên nhân xã hội của
các mối quan tâm đó?
+ Họ chia sẻ quan điểm về các vấn đề mà họ cùng quan tâm trên nhiều cơ
sở trong đó yếu tố lợi ích được xem là cơ sở quan trọng nhất.
+ Thái độ của công chúng đối với một vấn đề không thuần nhất. Các quan
điểm của họ có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau. Dư luận xã hội được hình
thành trên cơ sở của sự trao đổi, tranh luận giữa các luồng tư tưởng trong công
chúng về các vấn đề xã hội cụ thể.
2. Thái độ:
Dư luận xã hội ở một khía cạnh nào đó được xem là tập hợp các thái độ
đối với một hiện tượng nhất định. Đứng ở cách xem xét này, thái độ có một vai
trò quan trọng trong việc tìm hiểu về bản chất của dư luận xã hội.
"Thái độ là tâm thế chi phối cách hành động của chủ thể trước các đối
tượng. Trước đó chủ thể đã qua nhiều trải nghiệm về các đồ vật và người khác.
Những trải nghiệm cũng để lại nhiều dấu vết tạo nên thái độ có thể xem như là
một tư thế chuẩn bị hành động tích cực hay tiêu cực. Ví dụ, có thái độ yêu kính
bố mẹ hay sợ bóng tối, có thái độ bảo thủ hay tiến bộ. Đây không phải là tâm
trạng xuất hiện trong một tình huống mà là một tâm thế vững bền khiến cho
chủ thể có thiện cảm với một đối tượng do hiểu biết hoặc do trải nghiệm. Có ba
yếu tố hợp thành thái độ: Yếu tố tình cảm, yếu tố nhận thứcyếu tố hành vi.
Tình cảm là yếu tố mạnh nhất chi phối yêu hay ghét”.
"Nếu ứng xử là do thái độ chi phối, cũng không phải chi phối một cách
đơn giản: mối liên hệ không mang tính máy móc thường lại dễ lạc điệu với
nhau. Nhà trường, những cơ sở tôn giáo, các phương tiện truyền thông đều tìm
cách thay đổi thái độ với hy vọng là điều khiển hành vi, nhưng không phải kết
quả lúc nào cũng thoả mãn. Không phải một người được thuyết phục về tác hại
của thuốc lá hay rượu là nhất thiết bỏ hút hay hết nghiện rượu... Hẳn rằng thái
độ chi phối hành vi nhưng không phải là nhân tố độc nhất. Hành vi còn do
những hoàn cảnh thời gian, không gian, sự có mặt của người này người khác
chi phối. Theo Myers , thái độ chỉ chi phối hành vi trong điều kiện:
* Tác động những yếu tố khác không đáng kể.
* Thái độ đặc trưng gắn liền với một hành vi nhất định.
* Chủ thể có ý thức về thái độ của mình lúc hành động.
Con người không nhất thiết bị những trải nghiệm trong quá khứ ràng buộc
và mặc dù những thái độ được hình thành biểu lộ bản chất và chi phối ứng xử
nhưng không hoàn toàn làm mất tính tự do trong hành động đứng trước một
tình huống nhất định.
Thái độ xuất phát chủ yếu từ những thông tin nhận được về các đối tượng;
có thể là thông tin trực tiếp phát ra từ đối tượng, cũng có thể là gián tiếp do
người khác cung cấp cho. Sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng mang lại thông tin
phong phú hơn và cho phép cảm nhận đối tượng về nhiều mặt".
Cá nhân có thể có thái độ, ý kiến về nhiều vấn đề khác nhau, song để trở
thành dư luận xã hội, thì đó là những thái độ đối với những mối quan tâm
chung. Điều này phân biệt với những thái độ, ý kiến mang tính riêng tư cá nhân.
Các thái độ về một vấn đề được tạo ra bởi một công chúng được gọi là dư luận
xã hội. Không giống như tin đồn , dư luận xã hội được dựa trên - một cách
chắc chắn hơn - những thông tin đáng tin cậy từ một nguồn văn bản. Dư luận
xã hội cũng không thoảng qua hay tạm thời như tin đồn. Bất cứ trong chính trị,
giải trí hay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dư luận xã hội đều có thể có ảnh
hưởng lớn và lâu dài.
3. Tin đồn:
Tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hội giống với dư luận xã hội ở hình
thức thể hiện, nhưng khác về bản chất.
"Về hình thức thể hiện, tin đồn và dư luận xã hội có một số điểm giống
nhau:
- Đều là những kết cấu tinh thần, tâm lý đặc trưng cho những nhóm xã hội
nhất định. Trongcấu trúc của chúng đều có cả thành phần trí tuệ lẫn cảm xúc và
ý chí. Tuy nhiên, trong tin đồn yếu tố cảm xúc nổi lên hàng đầu, yếu tố lý trí ít.
- Cả hai dường như có chung nguồn gốc. Từ một sự việc, sự kiện ban đầu
có liên quan đến lợi ích, cảm xúc của một số người, được tổ chức lại theo
những quy luật tâm lý xã hội nhất định. Các yếu tố như nhu cầu, lợi ích của cá
nhân, nhóm xã hội, giai cấp đều chi phối rất mạnh quá trình hình thành dư luận
xã hội và tin đồn.
- Đều lan truyền nhanh và dễ biến dạng. Trên thực tế có một số tin đồn
được chuyển thành dư luận xã hội, nếu như tin đồn đó là những sự kiện có thật
và đụng chạm đến lợi ích, hoặc sự quan tâm của nhiều người".
Như vậy, dư luận xã hội dễ bị nhầm lẫn với tin đồn. Tuy vậy, chúng có
những sự khác nhau rất cơ bản, như trên đã nói .
"Tin đồn là một lời truyền miệng không chắc chắn trong một trường hợp
lo âu hay nguy biến. Tin đồn phát khởi trong những trường hợp không có tổ
chức khi người ta cần đến tin tức, nhưng không có đường lối đáng tin cậy...
Vì tin đồn rất dễ bị tình cảm ảnh hưởng, nên chúng được lan tràn một cách
mau chóng; chúng lại hay xuyên tạc và sai vì nhận thức hẹp hòi trong trường
hợp đầy tình cảm. Nó trở nên sai lạc nhiều hơn vì truyền khẩu dễ bị sai lầm.
Ngay cả khi thiếu sót những yếu tố tình cảm, những tin tức thật sự càng ngày
càng trở nên ngắn và giản dị hơn, khi được truyền từ người này qua người khác
với những chi tiết bị xuyên tạc theo khuynh hướng cá nhân và văn hóa.
Dù trong bất kỳ trường hợp nào, sự thực hay sai lầm của tin đồn cũng
không quan hệ vì người ta nghe và tin câu chuyện không phải vì câu chuyện đó
thực hay có thể chứng minh là thực, nhưng vì câu chuyện làm thoả mãn nhu
cầu của người kể chuyện và của người nghe và làm cho họ trở thành người kể
chuyện. Đôi khi muốn đạt được địa vị đối với người nghe nên câu chuyện bị
xuyên tạc theo cách thức làm vui lòng người ấy. Câu chuyện có thể đại diện cho
sự suy nghĩ viển vông... hay là lối thoát cho sự căm hờn... Thường thường mục
đích không phải là truyền bá tin tức nhưng muốn truyền cho người nghe một
thái độ tình cảm tương tự đối với tin tức mà người kể đã có.
Tin đồn vừa đóng góp vào sự truyền cảm và vừa là sản phẩm của nó:
1. Tin đồn gây không khí căng thẳng và khủng hoảng. Bằng phương tiện
tin đồn người ta có thể truyền bá sự xúc động từ người này đến người khác, từ
địa phương này đến địa phương khác...
2. Sự truyền cảm thâu hẹp phạm vi nhận thức và làm giảm bớt khả năng
phê phán. Trong thời kỳ khủng hoảng, sự nhận thức luôn luôn đã chọn lọc lại
cần phải được chọn lọc hơn... Vào những lúc khủng hoảng hay nguy cấp, mặc
dầu tin tức là điều hết sức quan trọng, nhưng thường lại không có. Trong sự

nguy biến như lụt lội hay xâm lược, nguồn gốc truyền tin chính thức lại bị tản
mát; trong những giai đoạn căng thẳng xã hội, người ta không thể tin vào nguồn
gốc truyền tin chính thức, do đó chúng mất hết uy tín. Trong những trường hợp
như thế, tin đồn tung ra để thay thế cho một sự hiểu biết vững chắc”.
Ngoài ra, nhà tâm lý học Mỹ P. Allport có công thức: Cường độ tin đồn =
tính hấp dẫn + tính không xác định. "Công thức này cho ta hiểu cơ chế biến đổi
của tin đồn. Muốn hướng dẫn hay cải chính tin đồn cần làm mất tính hấp dẫn và
tính không xác định của nó bằng cách đưa tin đầy đủ, công khai và có định
hướng về sự việc, sự kiện".
một vấn đề khi họ là thành viên của cùng một nhóm xã hội" hay Child (1965)
mô tả một dư luận là "sự thể hiện thái độ bằng lời". Song hai khái
niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Theo Vicent Price, dư luận và
thái độ khác nhau ở chỗ:
Thứ nhất, theo nghĩa của từ thì dư luận và thái độ khác nhau ở ba điểm:
một là dư luận thường được xem là có thể quan sát được, những phản ứng bằng
lời với một vấn đề hai một câu hỏi, trong khi đó một thái độ là một khuynh
hướng tâm lý, mang tính che dấu; thứ hai, dù cả thái độ và dư luận đều ngụ ý
chấp nhận hay không chấp nhận về điều gì thì thuật ngữ thái độ nhấn mạnh
nhiều đến yếu tố ảnh hưởng (như thích hoặc không thích) trong khi dư luận
nặng về sự nhận thức vấn đề nhiều hơn (như quyết định ủng hộ hay phản đối
chính sách nào đó...); thứ ba, và quan trọng nhất, một thái độ được nhận thức
theo truyền thống là phổ biến, kéo dài đối với những hệ vấn đề xác định trong
khi đó một dư luận được xem là mang tính tình huống nhiều hơn, như liên quan
đến một vấn đề cụ thể trong một bối cảnh cụ thể.
Theo một số các học giả khác, dư luận và thái độ còn được phân biệt ở
góc độ sau:
Dư luận như là những thể hiện: dư luận biểu hiện những chỉ báo về
những thái độ không thể quan sát được.
Dư luận mang tính cân nhắc: dư luận được thông qua bàn luận, và là
những phán xét trong khi đó thái độ chỉ thuần tuý thể hiện việc thích hay không
thích.
Dư luận như là những chấp thuận của những thái độ đối với những vấn đề cụ
thể: xem thái độ là nguyên liệu hình thành nên dư luận.

Care more, contact please nguyenbuikhiem@gmail.com

Book Dư luận xã hội (phần 2)

(Nguyễn Bùi Khiêm)
II. Lịch sử phát triển của khái niệm quan niệm về luận hội
Trước thế kỷ 18, dư luận xã hội hầu như ít được nghiên cứu với tư cách là
đối tượng của một ngành khoa học. Tuy rằng vào thế kỷ 18, các ý tưởng về dư
luận xã hội đã xuất hiện trong các tác phẩm triết học hay văn học thời Phục
Hưng, thậm chí trong các tác phẩm của Plato hay Aristotle cũng đã đề cập đến
dư luận xã hội, nhưng khái niệm về dư luận xã hội cũng ít được đề cập tới. Do
vậy ở thời kỳ này, dư luận xã hội và tin đồn, và một vài hình thức lan truyền
thông tin khác, không được các nhà nghiên cứu phân biệt một cách rạch ròi, đã
trở nên khá lẫn lộn, dù rằng dư luận xã hội đóng vai trò tích cực trong quá trình
điều chỉnh hành vi của cộng đồng.
Bắt đầu từ thế kỷ 18, các nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến khái niệm và
bản chất của dư luận xã hội do sự ra đời của các ngành khoa học mới như chính
trị học, tâm lý học và xã hội học. Tuy nhiên, có rất ít sự nhất trí về bản chất của
dư luận xã hội giữa các nhà khoa học chính trị, xã hội học, và tâm lý học xã hội.
Thuật ngữ này được hiểu một cách rất mơ hồ để chỉ một niềm tin chắc chắn
của một nhóm; chỉ quá trình phát triển của các dư luận; hoặc chỉ những phát
ngôn là kết quả của quá trình suy diễn logic. Người Pháp được xem là người
sáng lập và phổ biến thuật ngữ dư luận xã hội với tác phẩm của Rousseau
L'opinion publique viết vào khoảng năm 1744, trong đó nhấn mạnh sự xem xét
các khía cạnh chính trị của dư luận xã hội hơn là coi dư luận xã hội với tư cách
là một hiện tượng xã hội.
Ở thế kỷ 19, những nhà bình luận (commentators) đã nhấn mạnh đến tính
hợp lý của quá trình dư luận (opinion process). Năm 1828, W. A. Mackinnon
nêu ý tưởng rằng "Dư luận xã hội có thể được coi là dạng tình cảm ở bất cứ chủ
thể nhất định nào. Chúng được quan tâm bởi những người có hiểu biết nhất,
thông minh nhất và có đạo đức nhất trong cộng đồng. Chúng dần dần lan truyền
và được chấp nhận bởi hầu hết mọi người ở các trình độ giáo dục hoặc trong
cảm xúc riêng tư trong một quốc gia văn minh". Sau đó, A. Lawrence Lowell
đã viết, "Một dư luận có thể được xác định như là sự chấp nhận của một trong
hai hay nhiều hơn nữa các quan điểm trái ngược nhau, chúng có thể được chấp
nhận bởi sự chủ tâm hợp lý (rational mind) xem đó như một sự thực" (dẫn theo
Encyclopaedia Britanica).
Yếu tố hợp lý của dư luận xã hội dĩ nhiên là đúng, nhưng có lẽ chưa đầy
đủ để giải thích một cách cặn kẽ về dư luận xã hội. Chính vì thế, các học giả đã
bắt đầu tìm đến những hướng lý giải khác. Sau năm 1900, sự phát triển nhanh
chóng của ngành khoa học tâm lý học xã hội đã nhấn mạnh các nhân tố không
hợp lý (nonrational factors) liên quan đến quá trình dư luận. Hoạt động báo chí
với các kỹ thuật ngày càng tinh vi trong lĩnh vực quảng cáo và tuyên truyền
ngày càng khiến cho các học giả ít tin vào tính hợp lý, khách quan của dư luận
xã hội.
Theo một định nghĩa, những niềm tin tương đối ổn định không nên được
xem xét như là một phần của quá trình dư luận. Một tình trạng đồng ý theo một
tranh luận trong dư luận được xem như là một sự nhất trí. Có một dạng nhất trí
đã được Montesquieu chỉ rõ là "esprit général" (tinh thần chung), Jean - Jacques
Rousseau gọi là volonté générale, và các nhà lý thuyết người Anh gọi là "ý chí
tập thể" ("public will").
Dù có rất nhiều các bàn luận về đối tượng này, nhưng các học giả vẫn
không nhất trí được với nhau về một định nghĩa về dư luận xã hội. Các thành
viên của Hội Khoa học Chính trị Mỹ đã gặp nhau trong một cuộc họp bàn tròn
năm 1925 và đã chia ra làm ba nhóm: 1/ Những người không tin vào việc có
một cái được xem là dư luận xã hội; 2/ Những người chấp nhận sự tồn tại của
nó nhưng nghi ngờ khả năng xác định nó một cách chính xác; và 3/ mỗi người
có thể đưa ra một định nghĩa thao tác cho riêng mình. Tuy nhiên, nhóm cuối
cùng này không thể đồng ý về định nghĩa để được thông qua. Dù rằng, một vài
học giả hiện nay đưa ra câu hỏi về sự tồn tại của một hiện tượng như dư luận xã
hội, thì những khác biệt trong việc xác định nó vẫn dai dẳng cho tới ngày nay.
Những khác biệt này bắt nguồn một phần từ các hướng tiếp cận khác nhau
của các học giả đã tiếp cận nghiên cứu dư luận xã hội, và một phần do hiện
tượng này vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Các nhà khoa học chính trị và
các sử gia thường nhấn mạnh vai trò dư luận xã hội trong quá trình quản lý xã
hội, chú ý đặc biệt tới ảnh hưởng của nó với chính sách của chính phủ, vận
động hành lang. Một số nhà khoa học chính trị đã xem dư luận xã hội như là vật
tương đương với ý nguyện của công chúng. Theo nghĩa này, chỉ có thể có một
dư luận xã hội về một vấn đề tại một thời điểm bất kỳ nào đó, hay nói cách
khác, cần phải nhìn nhận dư luận xã hội trong một toạ độ xã hội nhất định.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học chính trị trở nên ít quan tâm
với việc dư luận xã hội đóng vai trò gì trong một xã hội dân chủ và quan tâm
nhiều hơn tới việc xác minh dư luận xã hội đóng vai trò gì trong thực tế. Qua
nghiên cứu lịch sử của sự hình thành chính sách thì rõ ràng là không một sự
khái quát hoá bao quát nào có thể chỉ ra rằng nó sẽ bao hàm và đúng đối với tất
cả các sự kiện. Vai trò của dư luận xã hội xuất hiện thay đổi từ vấn đề này sang
vấn đề khác, và cách thức nó xác nhận về chính nó cũng khác từ xã hội này
sang xã hội khác. Sự khái quát hóa khoa học nhất có thể đưa ra là, dư luận xã
hội không ảnh hưởng tới chi tiết của phần lớn những chính sách nhưng nó đặt
giới hạn trong đó những nhà hoạch định chính sách phải thực hiện. Qua việc
tham khảo dư luận xã hội, những nhà hoạch định chính sách sẽ tìm kiếm cách
trung hoà ý nguyện của công chúng với những mục tiêu của chính sách, hoặc ít
nhất họ cũng tính đến dư luận xã hội trong những hoạch định chính sách của họ,
từ đó họ cố gắng tránh những quyết định mà họ tin rằng sẽ nhận được sự phản
ứng mạnh từ phía dư luận của đa số. Thêm vào đó, người ta quan sát thấy rằng
mối liên hệ giữa dư luận xã hội và chính sách chung là mang tính hai chiều.
Chính sách ảnh hưởng đến dư luận, và ngược lại, và thường xuyên có ít nhất
một khuynh hướng quan trọng cho công chúng để chấp nhận một quyết định
mỗi khi nó được làm ra. Dư luận xã hội dường như có hiệu quả cụ thể trong
việc ảnh hưởng đến việc làm chính sách ở cấp độ địa phương như khi các viên
chức cảm thấy chính họ bị ép buộc chịu nhường bước trước những áp lực của
số đông về những vấn đề như đường xá tốt hơn, trường học tốt hơn, hoặc nhiều
bệnh viện hơn.
Dư luận xã hội ở cấp độ quốc gia dường như đóng một vai trò hạn chế
hơn - một phần bởi vì đa phần mọi người không thể hiểu rõ được những rắc rối
và phức tạp của những vấn đề mà chính phủ phải giải quyết cũng như do sự
phân cấp quản lý của Nhà nước đã đóng vai trò như những màn hình giữa người
hoạch định chính sách và công chúng.
Các nhà xã hội học lại thường nhấn mạnh hơn tới luận hội như
một sản phẩm của giao tiếp tương tác hội. Theo quan điểm xã hội học,
không thể có dư luận xã hội mà không có giao tiếp giữa các thành viên của
công chúng những người quan tâm đến một vấn đề đã nêu ra. Một số lớn cá
nhân có thể giữ những quan niệm rất giống nhau, nhưng những người này sẽ
không kết hợp làm một dư luận xã hội khi mỗi cá nhân không tham khảo những
ý kiến của người khác. Giao tiếp có thể thực hiện bởi các phương tiện của
truyền thông như báo, đài, truyền hình, Internet, điện thoại… hoặc thông qua
giao tiếp mặt đối mặt. Theo cách khác, con người học cách người khác nghĩ về
một vấn đề được đưa ra như thế nào, và có thể lấy ý kiến của người khác để
đưa ra quyết định cho chính họ.
Các nhà xã hội học cho rằng, có thể có nhiều dư luận xã hội khác biệt, tồn
tại trong một vấn đề được nêu ở cùng một thời điểm. Một bộ phận của dư luận
xã hội có thể là thống trị, và có thể được phản ánh trong chính sách của chính
phủ, nhưng điều này không có nghĩa rằng, các luồng ý kiến khác của dư luận xã
hội không tồn tại. Cách tiếp cận xã hội học cũng xem xét hiện tượng dư luận xã
hội như là sự mở rộng tới các lĩnh vực ít có hoặc không có liên hệ gì với chính
phủ. Như vậy, mẫu thời trang hay những sự việc hiếu kỳ phù hợp với dư luận
xã hội của sinh viên, cũng như vậy là các thái độ của công chúng đối với các
ngôi sao điện ảnh, ca sỹ …
Thực tế cho thấy rằng, những ý kiến (dư luận) thể hiện ở những chỗ công
cộng có thể khác với những ý kiến (dư luận) ở nơi riêng tư, và các nhà nghiên
cứu chỉ ra rằng chỉ có dư luận ở nơi công cộng là góp phần hình thành dư luận
xã hội. Lịch sử cũng chỉ ra rằng, một vài thái độ - thậm chí được rất nhiều
người cùng thừa nhận- không có cơ hội bộc lộ để trở thành một dư luận xã hội
có ảnh hưởng đến chính sách của Nhà nước như đã từng xảy ra ở nước Đức
Quốc xã khi mà một số lớn người có thể chống đối chính phủ, nhưng không
dám thể hiện thái độ của họ, thậm chí là với gia đình và bạn bè của mình. Với
trường hợp như vậy, một dư luận xã hội chống chính phủ không có cơ hội để
phát triển.
Những ý kiến của cá nhân, nếu được thể hiện ở nơi công cộng, có thể trở
thành cơ sở cho các dư luận xã hội. Ví dụ, đến tận những năm 1930, có một
lệnh cấm không thành văn ở Hoa Kỳ cấm ngặt những tranh cãi về bệnh hoa liễu,
mặc dù, rất nhiều cá nhân có những ý kiến riêng về nó. Sau đó, khi bệnh hoa
liễu bắt đầu được truyền thông đại chúng và dư luận xã hội để ý tới, các nhà
nghiên cứu cũng bắt đầu đặt ra câu hỏi về nó, các ý kiến của các cá nhân trước
đây, giờ được thể hiện bởi công chúng, và tình cảm này được sự ủng hộ của các
hoạt động của chính phủ, để ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này. Tất
nhiên, không phải cá nhân nào cũng có thể đưa ra ý kiến của họ và ý kiến nào
cũng dễ dàng trở thành cơ sở hình thành cho những dư luận xã hội. Thường thì
những cá nhân có uy tín trong cộng đồng dễ ảnh hưởng đến công chúng để đưa
ra những ý kiến quan trọng trong việc hình thành dư luận xã hội. (Chúng ta sẽ
bàn chi tiết hơn về vấn đề này ở các phần sau.)
Sự phát triển của nghiên cứu dư luận xã hội đi kèm với sự ra đời của kỹ
thuật điều tra thăm dò ý kiến. Một vài chuyên gia điều tra dư luận xã hội đã đưa
ra một định nghĩa qua đó liên hệ trực tiếp dư luận xã hội với các qui trình thăm
dò ý kiến của công chúng. Từ đây dư luận xã hội được xác định như là sự đồng
nhất với những gì con người sẽ phản ứng với một bảng điều tra. Một vài định
nghĩa tương tự khác nhấn mạnh đến kết quả, theo đó, dư luận xã hội là bất cứ
những gì được phát hiện bởi các cuộc thăm dò ý kiến. Định nghĩa này dù được
áp dụng rộng rãi trong thực hành vẫn có sự những nhược điểm nhất định khi nó
đồng nhất rằng dư luận xã hội không tồn tại ở những nơi và những thời điểm
mà ở đó chưa có các cuộc thăm dò ý kiến. Để khắc phục nhược điểm này, một
hướng tiếp cận mang tính ứng dụng và hiện thực hơn được mở ra qua đó cho
rằng rằng dư luận xã hội về bất cứ một vấn đề gì luôn tồn tại nếu nó hiện hữu
thông qua kết quả của các cuộc thăm dò cũng như những suy luận có căn cứ
nhất định.
Đối với những người trực tiếp thao tác và vận dụng dư luận xã hội như các
nhà hoạt động chính trị chuyên và những nhân viên giao tế, họ luôn xem xét
những thay đổi trong dư luận xã hội về những vấn đề liên quan tới họ. Walter
Lippmann , nhà nghiên cứu chính trị học đồng thời là một nhà báo Mỹ, đã quan
sát và nhận thấy rằng, có một khuynh hướng trong các xã hội là loại bỏ sự thần
bí ra khỏi dư luận xã hội, nhưng ông nhận thấy rằng "có những người vận động
dư luận thành thạo, họ hiểu sự thần bí (mystery) một cách rất đầy đủ để tạo nên
đa số ủng hộ trong ngày bầu cử" (dẫn theo Encyclopaedia Britanica).
Nhìn chung, những nhân viên giao tế chủ yếu quan tâm đến những nhóm
công chúng đặc thù để họ làm tốt hơn công việc được giao bằng cách gây ảnh
hưởng đến khách hàng của tổ chức mà họ đại diện như các tổ chức chính phủ,
các nhà cung cấp sản phẩm. Cả những nhà chính trị và những nhân viên giao
tế đều quan tâm tới những yếu tố ảnh hưởng tới dư luận nhờ đó họ có thể thực
hiện tốt hơn công việc của mình và nhận được sự ủng hộ từ phía công chúng.
Để bàn về dư luận xã hội, các nhà nghiên cứu đề cập đến năm vấn đề cơ
bản vẫn còn chưa giải quyết được trong dư luận xã hội hiện đại:
(1) Thiếu năng lực: Các nhà nghiên cứu như Lippmann hay Bryce cho
rằng, dư luận hình thành trên những vấn đề chính trị, những vấn đề chung của xã
hội, những vấn đề đó ít làm các cá nhân cụ thể quan tâm, trừ những người thuộc
tầng lớp trên, trong giới chính trị, những người có đủ tư cách, khả năng bàn về
những vấn đề đó. Báo chí là một phương tiện để tăng năng lực của công chúng
trong việc tham gia vào các hoạt động công cộng và hình thành một dư luận đại
diện cho số đông trong xã hội.
(2) Thiếu các nguồn lực: Giáo dục là một trong những nguồn lực để tạo
nên dư luận xã hội, vì ngoài việc chúng cung cấp cho con người kiến thức và kỹ
năng để có thể tham gia vào việc tiến hành những công việc chung, giáo dục
còn tạo cho con người khả năng đánh giá những kiến thức được các chuyên gia
về những vấn đề chung của xã hội đưa ra. Vấn đề quan trọng là cải tiến phương
pháp và điều kiện của các cuộc thảo luận, bàn bạc và thuyết phục trong quá
trình hình thành dư luận xã hội.









Cung cấp các nguồn lực phù hợp cho công chúng là tạo ra một xã hội dân
chủ, đây là cơ sở để hình thành nên một nền dư luận xã hội thực sự.
(3) Sự chuyên chế của đa số: Dư luận xã hội tạo nên một sự đồng thuận ở
số đông, vì thế, có thể những cá nhân thuộc nhóm thiểu số sẽ bị bỏ mặc và
không được bảo vệ. Tính chuyên chế của đa số có hai mặt: tích cực và tiêu cực.
Một xã hội cộng đồng là biểu hiện cụ thể của đặc điểm này, xã hội cổ
truyền, với sự thắng thế của đa số, qui định chặt chẽ hành vi của cá nhân một
mặt làm ổn định cộng đồng, một mặt cũng làm cho con người mất đi động lực
cá nhân vốn có của họ, mà động lực cá nhân cũng là một trong những động lực
phát triển của cả cộng đồng. (Một trong những vấn đề khác cũng liên quan đến
hạn chế này hiện đang được cả thế giới quan tâm chính là bảo vệ sự đa dạng của
văn hoá, ở đó, các văn hoá thiểu số đang dần bị suy yếu và có nguy cơ mất hẳn
trước sức ép của sự đồng dạng về văn hóa).
(4) Tính nhạy cảm với sự thuyết phục: Dư luận xã hội không chỉ được
xem là sản phẩm của ý kiến chung của cộng đồng mà nó còn một sức ép đối với
cộng đồng theo nghĩa, khi nó đã là một lực lượng, một ý chí được xem là của
xã hội và được coi là mọi người tuân theo thì nó có quyền áp đặt ý chí lên
những tư tưởng không tuân thủ theo ý chí của dư luận xã hội chiếm ưu thế. Một
người định hướng dư luận tốt (hay thao túng để tạo ra một dư luận xã hội theo
được ý tưởng của mình) sẽ thu hút sự tham gia của những người khác một cách
dễ dàng. Đám đông công chúng là đối tượng dễ nhạy cảm với những tác động
từ những nhân vật có ảnh hưởng xã hội, hay những thông tin từ các phương tiện
truyền thông đại chúng đề cập đến những lợi ích liên quan đến họ.
(5) Thống trị bởi tầng lớp ưu : Khi dư luận xã hội được xem là sức
mạnh tập thể thì không đồng nghĩa với việc sự hình thành dư luận xã hội đơn
giản là do tổng cộng các số đông ý kiến mà thành. Một trong những nguyên
nhân quan trọng của việc hình thành dư luận xã hội là vai trò của tầng lớp ưu tú
(elite). Họ là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành và vận hành dư
luận xã hội theo những hướng đi cụ thể. Mills (1956) đã xem xã hội Mỹ là sự
phân tầng của ba đẳng cấp: Đầu tiên là một số ít người thuộc nhóm ưu tú quyền
lực; thứ hai là một tập hợp của các thế lực chính trị đối trọng; và thứ ba là số
đông dân chúng không có quyền. Theo ông, dân chúng Mỹ bị các phương tiện
truyền thông đại chúng biến thành một cái chợ, ở đó tiêu thụ những ý tưởng và
những ý kiến hơn là một công chúng tạo ra các ý tưởng, ý kiến đó.
Có lẽ, những quan niệm chung nhất về dư luận xã hội ngày nay xem xét
dư luận xã hội như là tập hợp các ý kiến của các cá nhân, "Công luận là sự
phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan
trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai"           hoặc "những gì mà
các cuộc thăm dò ý kiến cố gắng đo đạc" và "Công luận là kết quả
được cấu thành từ sự phản ứng của mọi người đối với các phát ngôn hoặc các
câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của các cuộc phỏng vấn". Quan
niệm này đã là một bước tiến cho việc định hình dư luận xã hội, khác với những
gì mà dư luận xã hội được xem xét trước kia với tư cách là hiện tượng vượt ra
khỏi cá nhân và có bản chất tập thể cố hữu hoặc "một sản phẩm mang tính hợp





tác của sự giao tiếp và ảnh hưởng qua lại", nhờ đó dư luận xã hội
không còn mang tính trừu tượng mà có thể đo đạc được hay thao tác được trên
nó.
Các nhà nghiên cứu dư luận xã hội ở Liên Xô (cũ) cũng có những định
nghĩa về dư luận xã hội, trong đó, nhấn mạnh tới sự phán xét, đánh giá chung
của các nhóm xã hội đối với các vấn đề quan tâm: "Dư luận xã hội là tổng thể
các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự
nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời) phản ánh ý nghĩa của các thực tế,
quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và
thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề
của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ" .
Hoặc dư luận xã hội là "sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi
người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội". Như vậy, chúng
ta thấy rằng, các học giả Liên Xô (cũ) cũng cùng quan niệm với các nhà học giả
phương Tây khác, tuy nhiên sự khác biệt nhỏ ở họ là các học giả phương Tây,
đặc biệt là các học giả Mỹ chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh thao tác kỹ thuật
trong nghiên cứu dư luận xã hội.
Còn các học giả Việt Nam định nghĩa: "Dư luận xã hội là một dạng đặc
biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện bằng chính kiến cụ thể thuộc một nhóm
đông người hoặc tập thể, tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là cả một cộng đồng (địa
phương, cả nước, khu vực, cộng đồng thế giới...) đối với những vấn đề mà họ
quan tâm”..
Như vậy, trong định nghĩa này, tác giả nhấn mạnh đến dư luận xã hội như
một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, coi dư luận xã hội là một hiện tượng
thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội nhưng có liên hệ chặt chẽ với hoạt động thực
tiễn của xã hội. Phải có sự quan tâm của số đông người đối với cùng một vấn đề
mới có thể hình thành dư luận xã hội.
Hoặc như: "dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các
vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự. Khái niệm "luồng ý kiến" có những
nội hàm đáng lưu ý: 1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân
giống nhau; 2) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau,
thậm chí đối lập nhau; 3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều
ý kiến) hoặc hẹp (một số ý kiến”.
Trong định nghĩa này, dư luận xã hội được xem là tập hợp các ý kiến của
các cá nhân. Các ý kiến này không thuần nhất thể hiện tính không thuần nhất
trong công chúng của dư luận xã hội. Tác giả nhấn mạnh đến tính đa dạng trong
các luồng ý kiến, đây là đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất của
dư luận xã hội.
Hoặc: "Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một
cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng
đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến
nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định”.
Ở đây, dư luận xã hội cũng được tác giả xem là một biểu hiện trạng thái ý
thức xã hội. Sự liên hệ của dư luận xã hội - như là một lĩnh vực thuộc đời sống
tinh thần - với thực tại xã hội. Điểm đáng lưu ý trong định nghĩa này là sự xác


định căn nguyên của dư luận xã hội xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các cá
nhân trong cộng đồng ở một thời điểm nhất định.
Như vậy, gần như tất cả các học giả, bất kể cách mà họ xác định về dư
luận xã hội ra sao, đều đồng ý rằng: phải có một vấn đề; phải có một số lượng
lớn cá nhân thể hiện ý kiến về vấn đề trên; phải có một vài dạng của sự nhất trí
chung trong số ít nhất một vài dư luận về vấn đề trên; và sự nhất trí chung này
phải trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên ảnh hưởng.
Mỗi định nghĩa có một cách lý giải riêng, thích đáng cho cách định nghĩa
ấy, và để dễ thao tác trong nghiên cứu xã hội học, chúng tôi cho rằng: luận
hội một dạng biểu hiện của ý thức hội, phản ánh thái độ phản ứng
của đa số nhân trong hội đối với các hiện tượng, sự kiện hội                   
quá trình hội trong những thời gian không gian hội cụ thể, thể
đo đạc được thông qua kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý.
Trong định nghĩa này, ngoài những định nghĩa về bản chất, nội dung hay
hình thức của dư luận xã hội, chúng tôi muốn khuôn định rằng, ở một thời gian
và không gian cụ thể, thái độ phản ứng của cá nhân đối với các sự kiện, hiện
tượng hay quá trình xã hội của đa số cá nhân trong xã hội mới trở thành dư luận
xã hội. Trong xã hội học, chúng ta có thể biết được dư luận xã hội một cách cụ
thể (cường độ, qui mô,...) thông qua các cuộc điều tra, trưng cầu dân ý. Như vậy,
khái niệm dư luận xã hội được thu hẹp và có tính thao tác hơn để có thể dễ
dàng phân biệt với những định kiến, tin đồn,...