Khiemnguyen

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời trẻ từng làm Chủ tịch Báo giới Bắc kỳ


Thời kỳ 1936 - 1939, Võ Nguyên Giáp bận rộn trong nhiều lĩnh vực. Công việc dạy học ở Trường Thăng Long và việc học ở khoa Luật chưa thỏa chí, ông tham gia viết báo cả tiếng Việt và tiếng Pháp. Vẫn lên lớp giảng bài đầy đủ, Võ Nguyên Giáp là cây bút chủ lực, vừa sửa bài vừa viết bài, trình bày cho nhiều tờ báo tiếng Việt (Tin tức, Đời nay…) và tiếng Pháp (Le Travail, Rassemblement…). Nhân danh đại biểu báo Le Travail, ông tham gia đấu tranh trên mặt trận báo chí dân chủ, đồng thời còn giữ vị trí trong Ban lãnh đạo Hội Truyền bá Quốc ngữ khi chưa đầy 30 tuổi.

Báo Le Travail ra ngày 5.2.1937 đưa tin: Đoàn đại biểu của báo Le Travail đến nhà ở của Godart - đặc phái viên của Chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương. Trong đoàn có Võ Nguyên Giáp, Phan Tư Nghĩa, Trịnh Văn Phú và Huỳnh Văn Phương. Tại cuộc gặp này, Võ Nguyên Giáp phát biểu với Godart về tình cảnh và yêu sách của nông dân Việt Nam.

Hoạt động của báo Le Travail và nhóm những cây bút chủ lực đòi cải cách dân chủ, cải thiện đời sống mang tính chất chính trị đã thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền thực dân. Họ đã tìm mọi cách để dẹp tờ báo khi ra Nghị định ngày 10.3.1937 cấm lưu hành báo Le Travail trên đất Trung kỳ. Cao điểm là vụ kiện của Tuần phủ tỉnh Phúc Yên khiến tờ báo phải đình bản ngày 16.4.1937 sau 7 tháng tồn tại.

Từ Hội nghị văn giới - báo giới đến Mặt trận báo chí dân chủ

Cùng thời gian đó, báo giới Trung kỳ phất ngọn cờ đầu trong việc thành lập Mặt trận báo chí dân chủ toàn xứ. Tiếp theo trên đất Bắc kỳ, số tờ báo và đội ngũ những người viết báo đông gấp 4 lần Trung kỳ đã sôi động chuẩn bị Hội nghị báo giới Bắc kỳ. Một ủy ban hành động nửa hợp pháp trực tiếp chỉ đạo quá trình chuẩn bị tiến tới tổ chức Hội nghị báo giới Bắc kỳ được thành lập. Một cuộc họp đại diện cho 13 tờ báo thống nhất trên hai yêu cầu: một là, đòi tự do báo chí; hai là, đoàn kết các nhà báo trong một tổ chức thống nhất và ra bản Thông cáo chung mời các báo đến họp vào ngày 24.4.1937.

Đúng 18 giờ 30 ngày 24.4.1937, tại hội quán CSA (viết tắt của Cercle Sportif Annamite - Câu lạc bộ thể thao của người Việt Nam) ở số 1 phố Charles Coulier (nay là phố Khúc Hạo), 200 người gồm đại biểu báo giới và một số nhà văn được mời, đã chính thức dự khai mạc hội nghị. Nhà báo Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) đại biểu giới báo chí Trung kỳ ra dự. Võ Nguyên Giáp tham dự với tư cách vừa là đại biểu của báo Rassemblement vừa là đại diện của Ủy ban hành động nửa hợp pháp của Xứ ủy. Hội nghị cử ban quản trị gồm 3 người, trong đó có Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch. Nhiệm vụ của ban quản trị là giao thiệp với báo giới Trung - Nam để chuẩn bị cho Hội nghị văn giới - báo giới toàn quốc. Ban quản trị sẽ tự giải tán sau khi hội nghị được triệu tập.

Hai tháng sau, hội nghị thảo luận, quyết định nghiên cứu phương pháp đòi lập nghiệp đoàn báo giới; bầu 10 ủy viên chính thức và 5 dự khuyết vào Ủy ban quản lý thường trực, trong đó có 3 nhà báo cách mạng: Khuất Duy Tiến, Trần Huy Liệu và Võ Nguyên Giáp. Chính quyền thực dân Pháp đã tìm mọi cách phá hoại khiến cho Ủy ban khó lòng hoạt động. Song dù khó khăn, Mặt trận báo chí dân chủ vẫn hình thành, tồn tại qua cuộc biểu tình ngày 1.5.1938.

Võ Nguyên Giáp dùng ngòi bút của mình cổ động đồng nghiệp Khuất Duy Tiến (1910 - 1984) và Trịnh Văn Phú tranh cử vào Viện Dân biểu Bắc kỳ, cổ động đồng nghiệp Phan Thanh (1908 - 1939) và sau đó là Đặng Thai Mai (1902 - 1984) vào Viện Dân biểu Trung kỳ. Ông còn cùng báo giới lên tiếng đòi ân xá tù chính trị, viết bài chống trở lại Hiệp ước 1884. Tuy không đi tới lập nghiệp đoàn vì nhà cầm quyền cản trở, Mặt trận báo chí dân chủ đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phong trào yêu nước… mà Võ Nguyên Giáp là một gương mặt sáng giá lúc này.

Đến giữa năm 1940 thì Võ Nguyên Giáp hoàn toàn vắng bóng khỏi Hà Nội và 5 năm sau, ông trở về giữa mùa thu, trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ Việt Nam độc lập.

Nguồn: https://thanhnien.vn/van-hoa/dai-tuong-vo-nguyen-giap-thoi-trai-tre-chu-tich-bao-gioi-bac-ky-1433455.html?fbclid=IwAR1nSwsodJj-YWC6qaZ6ZTCAFURENY2B7zxdcXjjnt-_2_kor8IPdnAQ0mY

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Ký giả chuyên nghiệp - một cuốn sách về lý thuyết báo chí rất đáng đọc

 Sách đây, mời các cụ thẩm phần Mục lục nhé.




















Tháng 8/1941 tại Pắc Bó, Cao Bằng - 80 năm báo Việt Nam độc lập

        Ngay 08/02/1941, H Chủ tịch về nước, bắt đầu xây dựng căn c địa cách mạng ở Cao Bng. Dưới sự chủ ta của H Chủ tịch, Hội nghi Trung ương Đảng đã họp từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941. Hi nghị đã vch ra chính sách mới của Đảng và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh. Sau khi Mặt trận Việt Minh ra đờiHồ Chủ tch quyết định xuất bn báVit Nam độc lập làm cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao Bằng. 

Báo Việt Nam độc lp in ở Khui Nậm (Pắc Bó, Cao Bằng), số đầu ra ngày 01/8/1941. Đ gi bí mật, số đầu được đánh số là số 101. Báo ra mỗi tháng ba kỳ, mỗi kỳ in hơn 400 bản. Báo in đá trên kh giấy nhỏ, có 2 trang. Trong số ra mắt, báo Việt Nam độc lập nói rõ mục đích của mình là: ct làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Vit Nam độc lp, bình đẳngtự do

Báo Việt Nam độc lập do H Chủ tch sáng lp. Sau 30 năm hođộng nước ngoài và xuất bản các báo Le Paria, Việt Nam hn, Thanh niên, H Chủ tch về nưc hot động và xut bản báo ở trong nướcđâ ln đu tiên H Chtich sáng lp một t báo trên mảnh đất của T quc. H Chủ tch là người lãnh đạo trực tiếp báo Vit Nam độc lập. Mặc dù bản nhiu công việc lãnh đạo cách mạng, H Chủ tch vẫn tham gia duyt bài, viết bài cho báViệt Nam độc lập. Báo Việt Nam độc lp thường có các mục: xã lun, tin trong nước, tin thế giớiCác bài o thưng ngắn gn, dễ hiểu. Tờ báo lêán những ti ác dã man của Nhật, Pháp và tay saiphâch tình hình và nhiệm v cách mạng, giúp cán bộ và nhân dân hiu đúng tình hình và hành động đúng vi ch trương ca Đng.

Với lời văn của báo gin dị, trong sángbáo có đăng nhiều bài văn vần đểcho bạn đọc dễ nhnội dung các bài báo đều thiết thực, phù hp với trình độ qun chúng. Do vậy, quần chúng quý trọng và hết lòng ng h báo Vit Nam độc lậpQuần chúng bảo vệ cơ quan in báo, giúp mua giy, mua mực in báo, tiếp tế lương thực thc phm cho anh em tòa báogửi ting hộ báo và c động cho tờ báo... 

Ra đời trong hoàn cảnh cc kỳ khó khăn, dưới ách thống trị tàn bạo của giặc Nhật, giặc Pháp, nhưng được quần chúng hết lòng ủng h, báViệt Namđộc lập vẫn tồn tại và phát trin cho đến ngày Cách mạng thắng lợi. Tính đến ngày 30/9/1945, báo Việt Nam độc lp ra được 129 số.

Nguồn: Hồng Chương, 120 năm báo chí Việt Nam.



Nhà Cách mạng Trần Huy Liệu - cả cuộc đời gắn bó với báo chí


Gần 50 năm hoạt động yêu nước và cách mạng, ông đã từng là chủ bút, chủ báo, tổng biên tập của 11 tờ báo, tạp chí. Cả cuộc đời ông luôn gắn liền với báo chí.

Vào đời bằng nghề báo.

Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, nhưng Trần Huy Liệu ngay từ nhỏ đã không có chí lập thân theo đường khoa cử. Ông đã sớm tiếp thu tư tưởng yêu nước từ các vị tiền bối của phong trào Đông Kinh nghĩa thục và tân thư, tân văn của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi. Nhưng lúc này phong trào Đông Kinh nghĩa thục đã bị dập tắt, ông quyết chí tìm một con đường lập thân mới để thỏa chí “Lấy máu hung tàn rửa nước non”. Đang loay hoay tìm đường thì tháng 9/1923, ông được thầy dạy là Bùi Trình Khiêm - một nhà nho yêu nước dẫn vào Sài Gòn để tìm kiếm cơ hội vì lúc này Sài Gòn và Nam kỳ là xứ thuộc địa, chế độ cai trị được nới lỏng hơn, nhất là làm ăn và quyền tự do ngôn luận, báo chí. Làm báo là sự lựa chọn của ông để không phải chỉ là kiếm sống mà chính là có cơ hội để thực hành yêu nước và cách mạng, để cứu dân cứu nước.

Vào Sài gòn, một năm đầu ông phải bươn chải làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Vốn đã viết báo từ trước, đã từng có bài in trên Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí và một số báo khác ở Hà Nội, tháng 6/1924, ông được vào làm cho báo Nông cổ mín đàm (Uống nước trà nói chuyện làm ruộng, đi buôn) là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corse, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm. Giai đoạn này, các hoạt động yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản đang lên cao ở Nam kỳ. Trần Huy Liệu đã nhiệt thành hưởng ứng và tham gia. Với vai trò chủ bút, ông đã đăng bài để tố cáo chính sách cai trị và cổ vũ tinh thần đấu tranh yêu nước của đồng bào. Khi sự kiện Phạm Hồng Thái ném tạc đạn mưu giết toàn quyền Merlin ở Quảng Châu (18/6/1924), với bút danh Đẩu Nam, ông đã viết bài đưa tin và bày tỏ cảm tình. Bị kiểm duyệt, ông lại lấy bút danh mới để đăng bài.

Nông cổ mín đàm bị đóng cửa, Trần Huy Liệu đứng ra xuất bản Ngòi Bút Sắt, vẫn với tinh thần tranh đấu khi làm Nông cổ mín đàm. Tiếc là tờ này ra được một số thì chấm dứt.

Tháng 3/1926, Trần Huy Liệu cùng Nguyễn An Ninh, Nguyễn Trọng Hy, Bùi Công Trừng… thành lập Đảng Thanh niên với các hoạt động chủ yếu là đòi quyền tự do dân chủ, chống tư tưởng đề huề Bùi Quang Chiêu (Đảng lập Hiến), đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh và tổ chức đám tang Phan Chu Trinh…

Cũng thời gian này, Trần Huy Liệu chuyển sang làm chủ bút Đông Pháp thời báo. Ông đã biến Đông Pháp thời báo gần như trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng Thanh Niên. Ông cho đăng loạt bài “Gương ái quốc” cổ vũ tinh thần yêu nước của đồng bào; phân tích tình hình chính trị ở Việt Nam và Đông Dương; công kích chủ trương cải lương của Bùi Quang Chiêu; lên án chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Chắc một phần vì thế mà Đông Pháp thời báo lúc này bán rất chạy, có ngày lên tới 11.000 bản. Nhưng chính ông đã chủ động rời Đông Pháp thời báo khi chủ báo có xu hướng thân Pháp.

Rời Đông Pháp thời báo, Trần Huy Liệu sáng lập và làm chủ bút báo Pháp Việt nhất gia. Tại đây, ngọn bút của ông lại tiếp tục chiến đấu một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Có lẽ đây là khoảng thời gian ông làm báo ưng ý và hào sảng nhất. Nhớ lại, ông viết: “Đêm ấy tôi đã thức suốt đêm để viết bài cho đầy trang báo với một phấn khởi vô cùng, vì từ khi làm nghề viết báo, lần này là lần đầu tiên tôi được viết hoàn toàn tự do trước mũi bọn kiểm duyệt...”.

Đông Pháp thời báo, Pháp - Việt nhất gia cùng với các báo Le nhà quê, L’Annam (Nguyễn Khánh Toàn làm chủ bút), Tiếng Chuông rè (Nguyễn An Ninh chủ báo) đã góp phần quan trọng làm chuyển biến phong trào yêu nước thập kỷ 20 của thế kỷ XX, là bản lề cho sự tiếp nhận tư tưởng cách mạng vô sản trong giai đoạn tiếp theo.

Pháp Việt nhất gia ra được 27 số thì bị đình bản. Trần Huy Liệu bị bắt và bị kết án 6 tháng tù. Đầu năm 1928, ông ra tù và lập ra Cường học thư xã chuyên xuất bản các sách có nội dung yêu nước, góp phần giác ngộ tinh thần yêu nước của đồng bào.

Vì những hoạt động sôi động và hiệu quả, nhất là báo chí, Trần Huy Liệu bị chính quyền thực dân bắt, kết án 5 năm tù và bị đầy ra Côn đảo.

Cả một đời bền gan cùng báo chí

Tại Côn Đảo, ông đã chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa tam dân (Tôn Trung Sơn) sang chủ nghĩa cộng sản và vẫn tiếp tục làm báo. Với bút danh Hải Khách, ông làm chủ bút các tờ báo bí mật của tổ chức Đảng Cộng sản ở trong tù là Hòn Cau và Tiếng Sóng Bể. Có thể nói ông là người đầu tiên tổ chức ra báo bí mật trong nhà tù ở Việt Nam và có đóng góp rất lớn trong việc giáo dục lý luận, rèn luyện ý chí cho các chiến sỹ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đày.

Năm 1934, ra tù, bị quản thúc tại quê nhưng ông vẫn quyết lên Hà Nội để tiếp tục làm báo và hoạt động yêu nước. Ông lập Nhà xuất bản Đông Dương chuyên in các sách về lịch sử dân tộc, cổ vũ tinh thần đấu tranh yêu nước. Ông làm báo Đời mới nhưng chỉ được 7 số thì bị đình bản. Ông lại tiếp tục làm cho các báo Tiếng vang làng báo, Kiến văn, Hồn tre.

Cũng lúc này từ ảnh hưởng của Mặt trận bình dân Pháp, phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ ở Việt Nam bắt đầu bùng lên.Trần Huy Liệu đã viết nhiều bài trên báo Hồn Trẻ về Mặt trận Bình dân và phong trào đấu tranh dân chủ. Vì thế, phát hành đến số 15 thì báo lại bị đình bản.

Năm 1936, Trần Huy Liệu được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương và chuyển sang làm cho tờ báo tiếng Pháp Le Travail (Lao động) do Đảng chủ trương sáng lập (tháng 5/1936). Báo được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp Nhân dân nhưng cũng sớm bị đình bản.

Đầu năm 1938, Đảng ra báo Tin tức là tờ báo công khai bằng tiếng Việt, mỗi tuần 2 số, phát hành trên toàn Đông Dương. Trần Huy Liệu là thư ký tòa soạn và được Đảng cử làm người phát ngôn về các vấn đề mà công chúng và báo giới quan tâm về phong trào.

Sau khi báo Tin tức dừng hoạt động, Trần Huy Liệu chuyển sang làm chủ nhiệm báo Đời Nay. Khi Mặt trận Bình dân ở Pháp bị đổ, đêm 29/9/1939, ông lại bị Pháp bắt và giam tù ở Sơn La.

Trong nhà tù Sơn La, là Bí thư chi bộ Đảng, Trần Huy Liệu tiếp tục tổ chức học tập lý luận, tiến hành đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù. Tại đây ông đã ra báo Suối reo. Sau đó ông bị chuyển đi các nhà tù khác nhưng ở đâu ông cũng tổ chức ra báo; Ở căng Bá Vân (Thái nguyên) ra báo Dòng Sông Công, ở nhà lao Nghĩa Lộ ra báo Đường Nghĩa.

Đầu năm 1945, vượt ngục trở về hoạt động, ông được Đảng phân công làm báo Cứu Quốc - cơ quan của Tổng bộ Việt Minh. Ngày 16/ 8/1945, ông dự đại hội Quốc dân Tân Trào, được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng và được giao soạn thảo “Quân lệnh số I”. Chính phủ cách mạng lâm thời thành lập, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền rồi Cục trưởng cục chính trị Quân sự ủy viên. Tháng 6/1946, báo Sao vàng - cơ quan của Quân sự Ủy viên hội - tiền thân của báo Quân đội Nhân dân ra đời, ông được giao làm chủ bút.

Về sau, khi chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu khoa học ông lại tiếp tục xây dựng và là Tổng Biên tập tạp chí Văn Sử Địa và tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.

Trần Huy Liệu từ trần ngày 28/7/1969, khi đương chức Tổng Biên tập tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Đặc điểm lớn nhất của sự nghiệp báo chí của ông là luôn luôn làm báo trong tâm thế của một người chiến sĩ yêu nước, một nhà cách mạng nhiệt thành. Tài năng và tâm huyết đã làm nên nhà báo lớn Trần Huy Liệu.

Với bút danh Hải Khách, Trần Huy Liệu làm chủ bút các tờ báo bí mật của tổ chức Đảng Cộng sản ở trong tù là Hòn Cau và Tiếng Sóng Bể. Có thể nói, ông là người đầu tiên tổ chức ra báo bí mật trong nhà tù ở Việt Nam và có đóng góp rất lớn trong việc giáo dục lý luận, rèn luyện ý chí cho các chiến sỹ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đày.

Vĩnh Khánh

Nguồn Kinh Tế Đô Thị: http://kinhtedothi.vn/thong-diep-tu-lich-sunha-cach-mang-tran-huy-lieu-ca-cuoc-doi-gan-bo-voi-bao-chi-431062.html

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

"Làm báo nói láo ăn tiền" - trích hồi ký của Tam Lang, vua phóng sự đất Bắc trước 1945

 …Tuy đã 71 tuổi có tới 50 tuổi nghề, nghĩa là làm văn rồi viết báo đã từ hơn nửa thế kỷ, tôi vẫn còn là đàn em mấy bạn đồng nghiệp tiền bối, cao niên và thâm niên hơn tôi như ông Nguyễn Đắc Lộc, Vi Huyền Đắc, Á Nam Trần Tuấn Khải, vẫn còn sống và hiện cùng ở cả tại Sài Gòn. 

Vậy mà được các bạn Đại học Văn khoa ban cho cái vinh dự lên giảng đường này nói chuyện về nghề báo. Trước tiên, tôi thú thật đã cảm động vô cùng và cũng bối rối vô cùng, vì ngoài một mớ kinh nghiệm sống nhỏ nhoi đã rút tỉa được trong thời gian dài dằng dặc hơn 50 năm, tôi còn biết nói gì hơn về nghề báo, nghề văn, nửa thế kỷ trước đây tại Việt Nam là thứ nghe vô sự, vô sách.

Nghề làm báo, vì không có thầy giảng dạy, không có trường đào tạo luyện mà làng báo lại là thứ làng luôn luôn bỏ ngỏ cổng, bất cứ ai vào cũng được, nên đã bị người ta khinh miệt. Sự khinh miệt ấy đã tạo ra một thành ngữ mà tất cả các bạn đây, có lẽ không một bạn nào còn không biết thành ngữ ấy, nôm na và trắng trợn, đó là câu thường được thốt ra trên các cửa miệng: “làm báo nói láo ăn tiền”.

Công bằng mà nói, lời sàm báng ấy cũng không hẳn là câu chửi bậy nói càn. Làm báo mà đe dọa viết bài, kể vạch những thói hư nết xấu về đời tư của người để làm tiền thì đúng là viết báo nói láo để ăn tiền, nhưng ngược lại làm để đả kích một chính sách hà khắc, diệt một bạo quyền mong chuyện ích quốc lợi dân, không sợ ra khám vào tù thì làm báo lại là làm một nghề cao cả vô cùng, đáng được mọi người tôn kính. 

Hơn 100 năm dưới quyền thống trị của Pháp thực dân, lấy chính sách ngu dân để ru ngủ dân tộc Việt Nam, hạng người làm báo đáng được suy tôn rất ít, quá ít. Như trên tôi nói, vì làng báo là một làng luôn luôn bỏ ngỏ cổng, ai ra vô cũng được nên trong đó người ta điểm thấy đủ mặt: trí thức có, thất học có, loại thứ nhất người ta có thể đếm trên đầu ngón tay được; còn loại thứ nhì thì hằng hà sa số, nghĩa là nhiều đếm không kể siết như cát sông…

Tuy nhiên, định giá trị của một người làm báo, nhất là làm nhật báo người ta không thể chỉ căn cứ vào học lực của người ấy mà sự căn cứ vào lương tâm nghề nghiệp (conscience professionnelle) mới là điểm tối cần.

Có học mà viết báo nói dở thành hay, hay thành dở, đen ra trắng, trắng ra đen thì cũng vẫn đáng khinh, không bằng người thất học mà vẫn đáng kính, đáng trọng vì biết kính trọng sự thật khi cầm bút viết cho công lợi, công ích.

Mới bước chân qua ngưỡng cửa bậc Trung học, chưa lấy nổi cái bằng Thành chung, với quan niệm rõ rệt như trên về nghề báo, năm 18 tuổi, tôi đã mon men vào làng báo, nhưng vẫn chân trong chân ngoài cho đến 2 năm sau tôi mới quả quyết rời ghế học đường trước sự phẫn nộ của cả gia đình có người cha làm thư ký sở Công chánh, người anh là sinh viên trường Y khoa Đại học.

Đang là học sinh nam đầu trường Nam Sư phạm của đất Thăng Long nghìn năm văn vật, động cơ nào đã thúc đẩy tôi dám táo bạo làm một việc trái hẳn muốn của thân tộc để bước chân vào cái nghề đang bị người đời khinh miệt “làm báo nói láo ăn tiền”.

Thưa các bạn.

Nói về báo tôi phải nói đến cái tôi (le moi). Cái tôi với tất cả tủi hổ căm hờn. Nghề nào thì cũng có cái nhục cái vinh, làm báo tại Việt Nam nhục thì rất nhiều, mà vinh thì rất ít, quá ít. Triết gia Pascal (Blaise) nhà vật lý toán học kiêm văn học của Pháp về thế kỷ 17 (1623-1662) đã có câu “Cái tôi là cái đáng ghét” (Le moi est haissable).

Nói chuyện với các bạn hôm nay về nghề làm báo, để chuyện được trung thực, tôi phải nói đến cái tôi là cả một sự bắt buộc vì làm cái nghề vô sư, vô sách, đang cái tuổi còn trong vòng thất học, ngoài những kinh nghiệm đã thâu lượm được, tôi còn biết nói gì hơn với các bạn những sinh viên tuấn tú của Văn khoa Đại học tài cao học rộng. Tài cao thấp thế nào chưa biết, nhưng học rộng là cái chắc, bởi các bạn may mắn được sinh trưởng vào thời buổi có thầy giảng văn, trường dạy văn.

Kém may mắn hơn các bạn không được học tập nơi trường ốc, tôi chỉ được rèn luyện trong trường đời, thứ trường học mà ai cũng là thày dạy mình.

Trường đời lôi cuốn tôi khỏi ghế học đường, rèn luyện tôi thành nhà báo, nhà văn trong cả một mê hồn trận, từ lúc mái tóc còn xanh cho đến ngày mái đầu đã phơ bạc.

Giờ đây, tôi xin đề cập thẳng đến cái tôi – cái tôi làm báo nó đáng ghét hay đáng yêu, tùy các bạn. Năm 18 tuổi, đậu được mảnh bằng sơ học Pháp Việt (Certificat d’études primaire franco-indigène), năm sau tôi thi vào trường Nam Sư phạm (École Normale d’instituteur) và cũng là lần đầu tiên Hà Nội có trường chuyên dạy về khoa Sư phạm. 

Lúc ấy, trường riêng chưa có sẵn, Nha Học chính phải mượn một lớp của trường Trung học Bảo hộ (Collège du Protectorat) thường được goi là Trường Bưởi làm trường sở ở ngay ven Tây Hồ, tức là hồ Lãng Bạc, nơi Hai bà Trưng đánh lại tướng Tàu Mã Viện, một di tích lịch sử của Việt Nam. 

Kỳ thi ấy có hơn 300 học trò ứng thi mà ban chế chỉ có 40 trò được nhập học vì lớp học chỉ chứa đủ 40 học sinh. Tôi đậu thứ 41, đứng đầu danh sách năm học sinh, cũng được nhận là trúng tuyển phụ khuyết. Mấy tháng đầu, trong số 40 nam sinh Sư phạm được thi trúng tuyển có một người bỏ ngay, không theo học. Là người dự khuyết số một, đáng lý tôi được gọi ngay để thay thế nhập học, nhưng điều không may xảy đến, tôi không được gọi, do sự trùng danh. Người được gọi là Vũ Đình Chi, tôi là Vũ Đình Chí, nhà trường đã đạt giấy gọi lầm.

Nhận được khiếu nại của tôi, Nha Học chính đã cho mở cuộc điều tra đối chiếu tự dạng, so sánh bài thi kéo dài tới hai tháng. Đen trắng rõ rồi, anh kia bị loại ra, trả chỗ cho tôi nhập học, với tất cả cố gắng chép lại các bài về đủ mỗi loại tôi không có trong 3 tháng trước, học hỏi lại mấy bạn đồng học mình tốt bụng chỉ dẫn, tôi mới theo đuổi kịp chương trình.

Cũng như trong tất cả các trường hợp cấp bậc trung học thời ấy, môn học chính yếu là Pháp văn. Giáo sư dạy chúng tôi môn Pháp văn là một tấn sĩ văn chương Pháp, cụ Dufresnemà học trò đặt cho cái biệt hiệu là cụ Phèn. Đó là một triết nhân nghiện nặng thuốc cigare, quần áo không bao giờ ủi, ở nhà lá ven Tây Hồ, ăn cơm Việt Nam, hàng ngày tự bơi một chiếc xuồng nan từ nhà qua hồ đến trường, râu rậm, tóc để xòa chấm vai, mặt trái xoan gầy nhom, đôi mắt sáng mà sắc. 

Cụ Phèn có một cách dạy Pháp văn vô cùng kỳ quặc.

Tôi còn nhớ chỉ có một câu: “Je suis un bon élève” mà cụ đem dạy học trò hết tháng này qua tháng khác, diễn giảng rất tỉ mỉ về văn phạm, cú pháp, thế nào là chủ từ, động từ, túc từ, thế nào là một mệnh đề chính, thế nào là một mệnh đề phụ, thế nào là một mệnh đề độc lập, khiến lớp học bị chìm trong một không khí buồn tênh, tẻ ngắt, và riêng tôi lấy làm chán ngán vô cùng. 

Cụ Phèn còn có cái tật soát, vuốt (xin lỗi các bạn) hai mông đít học sinh. Trò nào cũng bị cụ gọi lên bàn giáo sư để trả bài, rồi trong khi giải đáp bài làm, trò nào cũng bi cụ soát, vuốt hai mông và hít thở hơi thuốc ngút chát như cây đuốc. Mỗi khi bị gọi lên trả bài và chịu cái nhục hình này, thấy nhột nhạt và vô cùng ghê rợn. 

Trước hình thù cổ quái của thầy, chịu thứ động tác mà tôi thấy là một điếm nhục, tôi có cảm tưởng như đứng bên một thứ quỷ sống, rồi tất cả cơ thể trong người tôi, từ trí óc đến tứ chi đều như bị tê liệt, không cựa được, không đáp trúng những câu hỏi của cụ Phèn.

Lần cuối cùng, lấy hết nghị lưc, tôi không đứng cạnh mà đứng đối diện mặc dầu giáo sư triết nhân ấy vời lại đứng bên. Thấy tôi quắc mắt nhìn, cầm viết ghi luôn bên tên tôi hai khoanh tròn vào số note. Lần ấy cũng là lần cuối cùng tôi gặp cụ Phèn trong lớp học.

Tôi vẫn còn là học trò năm đầu của trường Sư phạm, nhưng cứ đến giờ cụ dạy văn phạm, tôi bỏ lớp, vắt nước hết một nửa trái chanh đem theo tra vào hai mắt và chỉ một phút sau, hai mắt đỏ ngầu, tôi xuống nhà thuốc, khai mình bị đau mắt kinh niên. Ngược lại, những khi giáo sư Piot dạy về vật lý hóa học, không buổi nào mà tôi vắng mặt, nhất là giờ cụ Thẩm Quỳnh dạy Hán văn và cụ Nguyễn Văn Ngọc biệt hiệu Ôn Như dạy Việt văn. 

Về các môn này, tôi chỉ được những điểm trung bình về các bài học, bài làm. Riêng về Việt văn, tôi được giáo sư Ngọc thường ngợi khen, do sự khuyến khích đó tôi đã viết bài đăng báo, được cụ Nguyễn Văn Vĩnh cho in vào Đông Dương Tạp chí số cuối cùng, bài đăng trên nếu tôi không nhớ lầm, là một bài nói về sự liên hệ giữa gia đình với học đường dưới ký tên Đình Chi, học sinh trường Nam Sư phạm. Lúc đó tôi đã tin chắc cuối niên học thế nào tôi cũng bị loại khỏi trường vì cặp hột vịt của cụ Phèn, giáo sư chính của môn học chính.

Đó cũng là điều tôi thầm muốn và điều đó đã trở thành sự thật do cụ Nguyễn Văn Ngọc tin cho tôi biết hôm cụ gọi tôi đến nhà riêng cụ tại phố Hàng Đường.

Cụ bảo tôi: “Sức học của anh không đến nỗi kém. Tôi có đọc bài anh gửi đăng Đông Dương Tạp chí. Nhưng anh cần phải luyện thêm cả về Pháp ngữ. Anh bị ông Dufresne đề nghị với hội đồng Giáo sư sa thải. Nếu anh hứa với tôi cũng chăm học chữ Pháp như chữ Việt, tôi sẽ xin với ông và Hội đồng ân xá cho anh”.

Tôi cảm động, đáp: “Con cảm ơn thầy đã quá thương con... Từ ba tháng nay con đã có ý nghĩ thoát ly Trường Sư phạm mà con coi như một ngục đường. Thầy thương con, xin cứ để mặc con. Con không còn muốn ở lại để chịu cái nhục hình tên tù giam lỏng”.

Tôi đã toan thưa lại với cụ Ngọc về cái tật của cụ Phèn nhưng lại thôi, im bặt. Cụ Ngọc khuyên tôi vài điều khác rồi an ủi: “Anh đã thích viết văn, viết báo, tôi sẽ giới thiệu anh với báo Trung Bắc Tân văn”.

Tôi vui mừng đến thổn thức, hai tay bưng mặt khóc dòng. Qua hai hàng nước mắt, một chân trời mới hiện ra trước mắt tôi, huy hoàng sán lạn. Vừa dịp nghỉ hè tôi giấu biến tin phải đuổi khỏi trường ngồi nhà viết đoản thiên tiểu thuyết luôn ba tháng. Để mở đường cho cụ Nguyễn Văn Ngọc giới thiệu tôi với cụ Nguyễn Văn Vĩnh chủ nhiệm và cụ Nguyễn Văn Luận chủ bút, tôi tự gởi đăng những truyện ngắn ấy trên nhật báo Trung Bắc Tân văn. 

Tất cả những truyện tôi viết được nhà báo cho đăng tải dần, và để nguyên cả tên tác giả với địa chỉ: Vũ Đình Chi, 22 rue de la Citadelle.

Hồi ấy nhật báo xuất bản tại Hà Nội chỉ có một tờ Trung Bắc Tân văn, mà thân phụ tôi lại là độc giả rất chăm chỉ của báo này, nên việc tôi làm văn, viết báo đổ bể tùm lum, thêm việc nhà báo ngày ngày gửi báo biếu không, tên và địa chỉ của tôi được in trên những tấm bảng dán báo đàng hoàng khiến cả nhà ngạc nhiên, cật vấn.

Lời tôi thú thật sự tình đã làm thân phụ tôi nổi giận. Bị một trận đòn thừa sống thiếu chết, từ hôm ấy tôi không dám dàn mặt cha tôi nữa, theo lời anh và mẹ tôi khuyên. Trong nhà, tôi như con chó chui gầm chạn chỉ dám thò đầu ra ngồi viết, say sưa viết đoản thiên tiểu thuyết vào những giờ cha tôi đến nhà ga Hàng Cỏ thuộc Sở Công chánh làm việc thường nhật của một kế toán viên.

Có một đêm về mùa Thu, lúc này đã là mùa tựu trường, trong nhà trong, để lánh cha, tôi phải trùm kín chăn, nức nở khóc, mảnh gối ướt đầm, cố lắng nghe cha tôi nói chuyện với anh tôi quanh một mâm đèn vì thân phụ tôi nghiện a phiến. Tôi nghe rõ từng tiếng lời, người bảo anh tôi, đứa con lớn của gia đình lúc này là sinh viên năm thứ hai Trường Thuốc. Nó đi học, lười biếng phải đuổi, văn quốc ngữ, nó viết cũng gãy gọn, nghe được, nhưng mới có một dúm chữ làm gì có kiến thức để viết lách mà tập tễnh đâm vào nghề làm báo, báo với bổ gì, báo hại, báo cô cha mẹ, rồi ra vô nghề nghiệp, bố mẹ già thì chết, cũng đến cùng liếm lá đầu chợ, dở ông, dở thằng... 

Tôi không nghe anh tôi trả lời, chắc lúc này cả cha với anh cũng khóc vì câu chuyện bặt lặng thinh. Một lát sau, lại có tiếng cha tôi vọng vào nhà trong: “chẳng lẽ thầy từ bỏ nó, thầy rất buồn phiền. Cậu là con chim đầu đàn, cậu phải khuyên bảo nó thế nào, không lẽ để họ hàng người ta cười cho thối óc”.

Giời đã hơi lạnh, sang Thu, mà trong chăn, mà khắp người tôi thấy đổ mồ hôi hột. Đêm ấy, tôi thao thức không ngủ được, óc với tim như nổi loạn, mưu tính kế thoát ly khỏi gia đình.

Tôi bỏ nhà, theo một bạn đồng học cũ là Trương Đình Thi vừa tốt nghiệp lớp Sư phạm (Cours Normale) được bổ làm trợ giáo (moniteur) tại Châu Mường, An Lạc thuộc tỉnh Hòa Bình và sau này trở thành một kịch sĩ nổi danh.

Trong nột thuyền tam bản lênh dênh trên mặt nước sông Bờ luôn hai ngày hai đêm, khi vượt qua khúc Núi Vôi, thuyền nhỏ, va phải đá ngầm bị chìm, Thi với tôi ôm được mảnh ván cố tấp vào bờ, chiếc va ly đựng chăn màn quần áo của chúng tôi bị chìm luôn với thuyền, may là trong túi áo lót mình, Thi còn giữ được chiếc ví da mang theo mình trong đựng số tiền dự trữ ăn đường cùng các giấy tờ cần phải xuất trình khi tựu chức.

Đổ bộ lên đất Hòa Bình có ngưới hướng dẫn đợi chờ, chúng tôi được mời lên ngồi trên một chiếc xe bò kéo xuyên rừng rậm rạp. Về tới châu lỵ An Lạc, nơi vừa dựng xong trường Sơ cấp, vào nhà người dẫn đường dùng qua bữa cơn nếp với muối mè củ thi mang sẵn, trên một gác sàn tối như hũ nút, thao thức đêm không ngủ được, tôi đọc cho Thi nghe bốn câu thơ lục bát, tả tâm sự riêng mình: 

Bước chân lên đất Hòa Bình

Non cao rừng thẳm cho mình nhớ ai?

Đêm nghe vượn khóc canh dài

Nghĩ thân chìm nổi lạc loài mà thương.

Chung sống với Thi hơn một tháng giữa cảnh lam sơn chướng khí, phần không chịu nổi phong thổ, phần bị muỗi rừng đốt dữ, tôi bị thổ huyết, mắc bệnh sốt rét rừng mà Pháp gọi là fièvre Jaune.

Thấy bệnh tình nguy kịch, sợ tôi chết bất thần, Thi đưa cho tôi 2 đồng bạc Đông Dương, khuyên tôi kịp về Hà Nội thuốc thang, vì tại đây chỉ có môn thuốc lá rừng của dân Mường mà tôi ngại bị chài, không dám uống.

Một sớm mùa Đông, tôi giã từ Thi, lủi thủi ra về một mình, dưng dưng hai hàng nước mắt. Thi cũng khóc, an ủi tôi khi nào chữa khỏi bệnh, lại trở lại Hoà Bình. 

Tới Hà Nội tôi đành trở về gia đình vì tứ cố vô thân. Mẹ tôi cố tìm thầy chạy thuốc cho con, cha tôi thì lặng thinh, không buồn hỏi tôi nửa tiếng.

Hai tháng sau, bệnh thuyên giảm rồi, tôi lại say mê ngồi viết. 

Cũng trong thời gian này tôi viết một truyện dài chừng 200 trang giấy Palladiun chữ viết nhan đề là Nỗi khổ lòng đả kích lối học nhồi sọ thời ấy gây cảnh hư hỏng cho một trò gái trường nữ học, vai chính trong truyện, nhưng mục đích chính là để nói lên trạng huống và tâm sự của chính mình. Tập truyện này, tôi đưa cho cụ Nguyễn Văn Vĩnh chủ nhiệm Trung Bắc xem. Sau khi lật giở và đọc qua loa mười lăm trang, cụ trả lại bản thảo cho tôi, khuyên tôi nên viết đoản thiên hơn là trường thiên, báo Trung Bắc Tân văn không có chỗ đăng truyện dài, vì đang đăng dở hai feuilletons: một truyện Gilblas de Santiane do cụ dịch ở sách Pháp ra, và truyện Sầu thành lục do cụ Tú Nguyễn Đỗ Mục dịch theo sách Hán.

Nhiều bạn học cũ muốn xem bản thảo truyện Nỗi khổ lòng, người nọ truyền tay người kia, tập truyện dài đầu tay của tôi, không có phương tiện in ra, đã bị thất lạc lúc nào, tôi cũng không hay biết.

Nhưng sau hai tuần cụ Vĩnh đọc tập truyện, tôi nhận được thư của cụ Luận mời tôi đến nói chuyện tại báo quán Trung Bắc. Tôi đến đây với tâm trạng nửa lo nửa mừng. Xoay quả đấm mở tấm cửa gỗ lim bước vào tòa soạn Trung Bắc, tại phố Hàng Bông mà tay tôi run run, trước khi tự giới thiệu mình với cụ Luận đang ngồi chờ tôi trước một bàn giấy lớn có bốn, năm người phụ việc ngồi quanh, trên bàn chồng chất những tập sách in, tập nào cũng dày cộm như cuốn từ điển. 

Cụ Luận mời tôi ngồi vào một góc bàn đã đặt sẵn giấy bút và đưa cho tôi dịch một bài trong tập nguyệt báo kinh tế bằng Pháp văn, báo L’Eveil économique.

Bài báo ấy có viết chì đỏ gạch quanh mép, nhan đề là: Les attractions cynégétique en Indochine

Chữ cynégétique nghĩa là gì, quá tôi mù tịt, dĩ nhiên phải mươn tập tự vị Petit Larousseđể tra xem. Dịch xong được nhan bài là những thú vui săn bắn ở Đông Dương, lần xem đến bài có chừng hơn 20 chữ tôi mù tịt nghĩa luôn nên phải lật giở tự vị liền liền và chừng nửa giờ sau, bản dịch Pháp văn ra Việt văn mới hoàn tất.

Lúc này, tôi thầm trách cụ Luận muốn thử tài tôi sao bảo tôi sáng tác ngay tại chỗ một đoản thiên tiểu thuyết như tôi đã gửi đăng nhiều trên tờ Trung Bắc.

Đối chiếu nguyên văn bài bảo với bản dịch chừng mươi phút, cụ khẽ nâng lại cặp kính trễ dưới hai mắt giọng rất thản nhiên: 

- Vous có biết làm correcteur không?

Thấy tôi ấp úng như chưa hiểu, cụ giải thích luôn: 

- Làm correcteur (tức thầy cò) là chuyện coi lại épreuves vỗ ở bản xếp những chữ in để sửa những chữ thợ compô xếp lộn. 

Tôi trả lời chưa từng làm việc này và không biết gì về môn ấn loát.

Cụ Luận cười bảo tôi chưa làm thì phải tập. Việc dễ ợt. Đây tôi đưa cho mấy signes conventionnelles chính để về tập. Khi đã thuộc mặt những dấu hiệu quy định, vous cứ trở lại đây làm.

Tôi nhận từ tay cụ Luận bản dấu hiệu in, gấp bỏ túi, chào cụ rồi bước ra khỏi tòa báo, về nhà cũng chẳng buồn mở xem. Cho là cụ Luận không biết dùng người lại tỏ vẻ khinh người nên tôi chấm dứt việc viết đoản thiên tiểu thuyết (không tiền nhuận bút thù lao) cho tờ Trung Bắc. 

Kinh nghiệm đầu tiên cho biết mình kén Pháp văn, tôi theo lớp học tối của ông giáo Ngà ở phố hàng Gai, năn nỉ xin mẹ tiền trả học phí một đồng mỗi tháng. 

Nhân dịp này, tôi kết thân với Đào Duy Chinh, một bạn đồng học, thường lai vãng nhà Chinh ở đầu phố Hàng Trống. Có người cháu gái là Lê Thị Mùi đang học năm thứ 2 Trường Nữ Sư phạm, quen thân với Đỗ Thị Đàm và Đỗ Thị Khê hai chị em đang cùng học một trường.

Từ chỗ sơ giao đến thâm giao, chúng tôi cảm mến cùng ruột thịt, trước là tình bạn sau trở thành năm chị em kết nghĩa giữa một bữa ăn thanh đạm tại làng Kim Liên, thuộc ven đô Hà Nội, nguyên quán của Chinh. 

So tuổi tác đặt ngôi thứ, Đàm cao tuổi nhất là chị, lần lượt đến Chinh, tôi, Khê và Mùi là em. Chúng tôi lấy đầu ngón tay cắt máu hòa chung vào bát rượu chia nhau uống và cùng nhau thề theo một câu của Đàm, lời thề rất dài nên dễ quên, tôi chỉ còn nhớ 3 giòng: hoạn nạn bất tương ly, tử sinh bất tương ly, thế tồn huynh đệ là lời kết. Trong năm anh chị em kết nghĩa, là người đứng vào hạng thứ ba ở giữa, nên được Tương Phố đặt cho bút hiệu Tam Lang cho tới bây giờ, hơn nửa đời người, tôi vẫn dùng để ký dưới những bài do tôi sáng tác.

Bài Giọt lệ Thu của Tương Phố phu nhân, một sương phụ lúc này sắp đổi áo thay khănbước sang thuyền khác, là kế thất vị Tuần vũ Phạm Khắc Khánh, đã ảnh hưởng đến văn nghiệp tôi rất mạnh, cũng như câu: une plume, un journal, quel prodigieux levier de force! (một ngòi viết, một tờ báo, còn thứ nguyên động lực nào kỳ diệu bằng) của Albert Sarraut, một chính khách Pháp, hồi đó làm Toàn quyền Đông Dương.

Được tin tôi không chịu làm thầy cò cho báo Trung Bắc, một bạn là Ngô Văn Mậu (sau này làm chủ nhiệm tờ Dân báo) rủ tôi về làm cho tờ Thực nghiệp Dân báo, tiếp tay với anh làm phóng viên...