Khiemnguyen

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Thành ngữ, Tục ngữ, Ngạn ngữ, Ca dao, dân ca (Vũ Bằng)



TỤC NGỮ -  THÀNH NGỮ
Theo Dương Quảng Hàm thì sự khác nhau của tục ngữ và thành ngữ là ở chỗ này: một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn như thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng má diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gi cho có màu mè.
Theo từ điển Từ Nguyên, Tử Hải thì thành ngữ là lời nói cổ rút trong kinh truyện hoặc trong lời nói của nhân dân, đã trở thành quen thuộc và lưu hành trong xã hội, còn tục ngữ là lời nói thông thường được lưu hành.
Cả hai lối giải thích đó chưa đưa những tiêu chuẩn để phân định minh xác hai khái niệm này. Hai ông Nguyễn Nghĩa Dân và Lý Hữu Tân nghiên cứu kỹ hơn.
Hãy lấy thi dụ Gieo gió gặt bão (tục ngữ) và Gan vàng dạ sắt (thành ngữ) để phân tích. Về hình thức, không thể căn cứ vào số tiếng nhiều ít mà định đâu là tục ngữ, đâu là thành ngữ. Xét về ngữ pháp thi rõ hơn, Gan vàng dạ sắt chưa phải là một mệnh đề hoàn hảo, có thể đưa vào đây một liên từ (gan vàng và dạ sắt) còn Gieo gió gặt bão là một mệnh đề hoàn háo (gieo gió ắt gặt bão, gieo gió thì gặt bão). Do đó, về bản chất ngữ pháp, nói chung, thành ngữ chưa phải là mệnh đề hoàn chỉnh, phải thêm vào thành ngữ những thành phần khác thì mới thành câu (thí dụ: chiến sĩ là người gan vàng dạ sắt), và tuc ngữ lá một hay nhiều mệnh đề hoàn chỉnh (thí dụ câu tục ngữ Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa có hai mệnh đề. Về nội dung, thành ngữ được đem vào lời nói, câu văn cho bóng bảy thêm, đò là lối nói ví von của nhân dân thường dùng với tính chất chung là ngắn, gọn, cô đọng và chín chắn. Tục ngữ là câu nói hoàn chỉnh về một vấn đề, một ý niệm đã được thể nghiệm và công nhận là một chân lý với nội dung rất súc tích. Một thí dụ nữa về tục ngữ Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
Nhân đây, ta cũng nên biết rằng tục ngữ cũng khác ngạn ngữ và phương ngôn. Theo từ điển Từ Hải và Từ Nguyên thì ngạn ngữ là truyền ngôn và cũng là tục ngôn.
Căn cứ vào định nghĩa ấy qua sự nhận xét về nguồn gốc tục ngữ, qua sự phân biệt một số câu thơ văn của nền văn học viết vì ý đúng lời hay đã à đã được truyền tụng như một tục ngữ với đại bộ phận tục ngữ do nhân dân sáng tác và truyền đi, ta có thể kết luận ngạn ngữ gồm những tục ngữ do nhân dân sáng tác và những lời hay ý đẹp ở tác phầm viết được nhân dân truyền tụng. Danh từ tục ngữ chỉ bộ phận do nhân dân sáng tác, có ý nghĩa hẹp hơn ngạn ngữ và nằm trong phạm vi của ngạn ngữ.
Còn phương ngôn là danh từ để chỉ những tục ngữ lưu hành ở một địa phương nào đó. Thí dụ: Cam Xã Đoài, xoài Bình Định,  dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét, hay Mít Thanh Chương, tương Nam Đàn
Thế còn tục ngữ và ca dao khác nhau thế nào?
Tục ngữ và ca dao có khủc nhau, nhưng cũng có liên hệ với nhau.
Về hình thửc, thật khó phân biệt ca dao và tục ngữ, nếu chỉ dựa theo câu dài hay câu ngắn. Thực ra có câu tục ngữ dài trén 14 tiếng. Thí dụ: “Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ.
Nếu xét vần thì có tục ngữ không vần, có nhiều tục ngữ vần nhưng lại có tục ngữ theo đúng hình dạng lục bát.
Xét nội dung và ý nghĩa, vân đề sẽ rõ hơn. Tục ngữ là những nhận xét, những kinh nghiệm được khái quát hóa, có tính chất phố biến và nặng về lý trí, suy luận. Do đó, từ xưa các triết gia phương Đông, phương Tây, phổ biến triết học nhận xét của mình dưới hình thức tục ngữ như Socrale, Plalon, Arislote, Khổng Tử, Mạnh Tử v.v.... Thí dụ Socrate có câu “Anh hãy tự biết lấy anh” (Connais-toi toi mỏme) ; Khổng Tử có câu “Tri vi tri chi, bất tri vi bất tri, chi thị vi tri dã” (Biết thi bảo là biết, không biết bảo lả không biết, ấy là biết đó).
Ca dao biểu hiện những rung cảm của tâm hồn, biểu hiện nỗi giận, ghét, vui, buồn, thương, nhớ của con người trước cảnh vật. Thi dụ:
Bộ binh, bộ lính, bộ hình,
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi,
Hay:
Chém cha cái giặc chết hoang
Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng
Gánh từ xứ bắc xứ đông
Đă gánh theo chồng lại gánh theo con.
Ca dao nặng về mặt trữ tình, tuc ngữ nặng về phần lý trí, suy luận như trên kia đa nói.
Với nội dung khác nhau như vậy, cho nên tục ngữ dùng để nói, để suy ngẫm, còn ca dao dùng để hát.
Tuy nhiên, không phải bao giờ ranh giới giữa ca dao và tục ngữ cũng rõ rệt. Ở một sổ trường hợp nào đó, có câu lục bát một nửa là tục ngữ, một nửa lại là ca dao. Thi dụ:
Lời nói chẳng mắt tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu “lục” có tính chất lý trí, gần tục ngữ, còn câu “bát có tính chất tình cảm, gần ca dao.
Cũng có khi người ta dựa vào tục ngữ để sáng tác ca dao :
Thi dụ :
Trách cha, trách mẹ nhà chàng,
Cầm cân chẳng biết rằng vàng hay thau
 Thật vàng chẳng phải thau đâu,
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng.
Tức là câu tục ngữ vàng thật không sợ lửa mà ra.
Tóm lại: đại bộ phận tục ngữ và ca dao vẫn có ranh giới về hình thức và nội dung. Rất nhiều tục ngữ tuy có vần nhưng chỉ là vần vè, ví von để cho người ta dễ nhớ, còn ca dao thì có âm điệu, có tinh chất thi ca hẳn hoi. Nhưng ta cũng không thể lẫn lộn ca dao với dân ca.
Dân ca thường có nội dung gần giống như ca dao. Chỗ khác nhau nhiều là ở hình thức và nhịp điệu. Phạm vi của dân ca rất rộng rãi. Trên khắp đất nước ta, miền Bắc hay miền Nam, ở đồng bằng hay miền núi, đều có nhiều điệu hát của nhân dân. Trong gia đinh có tiếng hát ru em, tiếng hát quay tơ, ngoài xã hội có tiếng hát tinh tứ yêu đời của nam nữ thanh niên, có tiếng hát của công, nông, có tiếng hát của các hội hè đình đám với những làn điệu vô cùng phong phủ. Tất cả điệu đó là dân ca Việt Nam. Bắc Việt có quan họ, trống quân... Trung Việt có hát dặm, hò mái nhì... Nam Việt có hò, lý..., miền núi có lượn, khan.
Dân ca, tóm lại là những bài hát có, hoặc không có chương khúc, do tập thể nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến nhiều vùng, có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc.
Có một điều nêu chú ý: phần nhiều chúng ta quan niệm rằng những bài hát do dân hát nhiều, có tính chất dân tộc và do dân sáng tác là dân ca. Người ta kể “Gánh lúa về”, “Thương binh” của Phạm Duy là dân ca và cho rằng chỉ có những bài hát ấy mới là dân ca. Quan niệm như thế, hơi hẹp, theo người Cộng sản, Lenine cho rằng bài Quốc tế ca là dân ca. Dựa vào đó, có một số người khác cho rằng những bài Diệt phát xít, Này, thanh niên ơi… có thể coi là dân ca.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét