Khiemnguyen

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Xã luận là gì? Cách viết một bài xã luận



(Nguyễn Bùi Khiêm) Lần theo dòng sách cũ, thấy có những nội dung rất hay và bổ ích cho bản thân và nhiều người khác. Xin giới thiệu với các bạn một số bài viết của bậc, một nhà lãnh đạo tiền bối của Cách mạng và cũng là bậc tiền bối của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Có thể nội dung của những bài viết này được đặt trong bối cảnh đã rất cũ, tuy nhiên, tinh thần của nội dung của nó vẫn còn rất mới và nguyên giá trị.
Trân trọng giới thiệu.

VIẾT XÃ LUẬN

Trường Chinh[1]
I. Xã luận là gì?
Xã luận là một bài báo quan trọng nhất trong một số báo, nêu lập trường, quan điềm của một tờ báo (tức là của chính đng hay đoàn th mà tờ báo đó là cơ quan ngôn luận) về một vấn đề quan trọng.
luận thường là một bài bàn luận có tính chất tng quát, đồng thời đề ra những nhiệm v công tác cần kíp phải làm ngay.
Cho nên xã luận thường được đặt vào trang nhất, những cột đầu và trình bày theo một lối riêng.
II. Có mấy thứ xã luận?
Về đại th, có mấy thứ xã luận như sau:
- Xã luận bình luận về thời cuộc và đề ra nhiệm vụ trước mắt.
- Xã luận nêu rõ nội dung tư tưởng ca một nghị quyết, một ch thị của cơ quan lãnh đạo và nhấn mạnh nhiệm vụ thi hành.
- Xã luận tng kết kinh nghiệm và nêu ra những bài học về đấu tranh, sản xuất, công tác hay là học tập.
- Xã luận tng kết tình hình và có bình luận một cách khái quát.
- Xã luận chuyên đề bàn riêng về một vấn đề sốt dẻo nào đó.
- Xã luận kêu gọi, ví dụ c thi đua yêu nước, tăng gia sn xuất, thực hành tiết kiệm hoặc đoàn kết chiến đấu, quyết giành thắng lợi trong một chiến dịch.
- Xã luận đập lại k thù về một âm mưu, thủ đoạn, chính sách nào đó ca chúng
III. Cách viết xã luận?
Trước hết, phải nhận rõ rằng xã luận là một bài văn thường. Viết một bài văn thường thế nào thì viết một bài xã luận cũng như thế. Nhưng xã luận cũng có một vài tính cách đặc biệt của nó:
- Về ý thì nêu rõ được lập trường, quan đim, biu hiện tập trung đường lối, chính sách của t chức.
- Về văn thì súc tích, gọn gàng, mạch lạc, đanh thép sắc bén.
IV. Quá trình viết một bài xã luận
1. Đặt vn đ đ viết.
Muốn đặt vấn đề cho đúng, phải xem trong nước, ngoài nước có việc gì quan trọng nhất, tờ báo cần phi tỏ thái độ hoặc định rõ ch trương, thì nắm lấy vấn đề đ mà viết xã luận.
Trong khi lập luận, cần làm ni bật ý kiến chủ đạo của bài. Ngoài ra, cần chú ý: nếu nói về một vấn đề thời sự thế giới, thì không nên quên gắn nó với vấn đề thực tại trong nước; trái lại, khi bàn đến một vấn đề trong nước thì không nhất định phải gắn nó với một vấn đề bên ngoài. Tuy vậy, tình hình trong nước và tình hình thế giới liên quan mật thiết với nhau, cho nên cộ khi nói đến tình hình trong nước, người ta cũng gắn với những vấn đề nào đó trên thế giới.
2. Định đi tượng.
Định viết bài xã luận cho ai xem, đó là định đi tượng của bài xã luận.
Đối tượng chủ yếu của bài báo nói chung là nhân dân. Song nếu là một bài xã luận ca một tờ báo cơ quan, một chính đảng hay một đoàn th, thì đối tượng trước hết, là quần chúng đảng viên hoặc đoàn viên của đoàn th ấy và sau nữa là quần chúng nhân dân nói chung. Ví dụ: xã luận của báo Lao động thì lấy đoàn viên công đoạn làm đối tượng, nhưng đồng thời đi tượng lại là toàn th giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mt chính đng hay là một đoàn th có th có một hoặc nhiều tờ báo. Ví dụ: một chính đng có một t báo hàng ngày và một tờ tạp chí Trung ương, ngoài ra lại có nhiều tờ báo các địa phương, có khi những xí nghiệp lớn. Đối tượng của tờ báo hàng ngày không nhất định giống hệt như đi tượng của tờ tạp chí, và đối tượng của tờ báo địa phương hẹp hơn và thường là thấp hơn đối tượng của tờ báo Trung ương. Xã luận báo nào phải nhằm đúng đối tượng phục vụ ca tờ báo ấy. Xã luận chuyên đề có th ch nhằm phục vụ chủ yếu một tầng lớp người, một giới nhất định.
Một bài xã luận có th nhằm hai loại đối tượng khác nhau: đối tượng phục vụ là nhân dân và đối tượng đả kích là kẻ thù của nhân dân.
3. Sưu tm tài liệu đ viết.
Viết về một vấn đề gì, phải tìm tài liệu về vấn đề đó, phải điều tra, nghiên cứu cn thn, như thế bài báo mói thiết thực, b ích.
Ví dụ: mun viết xã luận về cuộc kháng chiến của ta, phải hiu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về chiến tranh nhân dân, phải nắm vững phương châm kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính của ta và phải theo dõi sát tình hình thực tế chiến đấu của quân và dân ta; phải nghiên cứu xem tình hình tư tưởng và công tác của ta trong kháng chiến có gì đáng chú ý và phải nhận rõ ta viết về cuộc kháng chiến trong dịp nào.
Muốn viết xã luận về vấn đề giảm tô, phải nắm chính sách giảm tô hiện nay ca chúng ta, phải nắm tình hình gim tô nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám tr đi, nhất là tình hình hiện nay; đồng thời, cũng phải nắm tình hình nhận thức, tư tưởng của cán bộ và nhân dân về vấn đề đó.
Muốn viết xã luận về cuộc hội nghị bốn ngoại trưởng ở Pa-ri hiện nay (tháng 6 năm 1949), ít nhất phải tìm tài liệu đ hiếu rõ vấn đề nước Đức quy định từ hội nghị Post-sdam và những ý kiến tranh chấp về vấn đề đó giữa các nước ln đến nay như thế nào.
Nếu không chịu khó sưu tầm tài liệu cho đầy đủ, thì không nắm vững được vấn đề và lúc viết thường mắc phải bệnh nói chung chung hoặc vu vơ, rỗng tuếch. Lại phi hiu chính sách ngoại giao của Chính phủ ta, của Ln Xô và của Mỹ, Anh, Pháp như thế nào, quan điềm ca Đng Cộng sản Đức về vấn đề nước Đức như thế nào Tóm lại, muốn viết một bài xã luận được tốt, phi có lý luận, phi nắm chính sách, phải nắm thực tế, phải hiu biết rộng.
4. Suy nghĩ và hội ý.
Nên nhớ rằng: một vấn đề càng nghĩ chín viết ra càng d và càng hay. Chớ coi thường việc suy nghĩ trước khi viết. Một bài xã luận được hay hỏng phần lớn là do nơi suy nghĩ kỹ hay không kỹ. Có khi muốn viết một bài xã luận ch một mình tác giả sưu tầm tài liệu, tham khảo, suy nghĩ rồi viết; viết xong đưa bộ biên tập xem và tập th góp ý kiến. Cũng có khi cần họp bộ biên tập trước đ bàn về nội dung bài xã luận rồi phân công cho một người viết, viết xong tập th xem lại đ cho ý kiến sửa chữa hoặc b sụng. Cách thứ hai này thường mang lại kết quả tốt hơn.
5. Làm dàn bài trước khi viết.
Dàn bài cốt làm cho ý kiến không lộn xộn, đỡ thiếu sót, có th làm ni bật ý chính. Dàn bài thường gồm ba phần lớn: vào đề, thân bài và kết luận: Song cũng có khi một bài xã luận không theo trật tự c điền đó mà m đu bằng một ý kiểu đột ngột đáng lẽ phải đề trong thân bài. Ví dụ: một bài xã luận về trận sông Lô lần thứ hai có th mở đẩu: Sông Lô là mồ chôn giặc Pháp hoặc Sông Lô cuồn cuộn xác quân thù...
Có khi đặt dàn bài rồi, nhưng lúc viết lại thay đi hoặc b sung một số đim trong dàn bài. Đó là sự thường. Tuy vậy, đặt dàn bài vẫn cần và muốn cho khỏi bị bó buộc, không nên đặt dàn bài quá chi tiết.
Trong khi suy nghĩ về vấn đề định viết và làm dàn bài, phải đồng thời định ngay xã luận thuộc về loại nào, chủ đề xã luận là gì, như thế sẽ dễ viết hơn.
6. Viết thành bài văn.
Khi viết xã luận, nên đ tất c tâm hồn say sưa, đ tất cả nhiệt tình và tin tưởng vào bài viết. Có thế bài xã luận mới cảm được người đọc, không những cảm về mặt lý trí mà cả về mặt tình cảm nữa. Văn xã luận của ta phải kết hợp được sự phân tích khoa học với nhiệt tình cách mạng cao.
Văn xã luận nên gọn gàng, đanh thép, khúc chiết, không nên dùng những chữ bông đùa khiếm nhã, tuy vẫn có th vui vẻ, châm biếm. Đối với kẻ thù, nhiều khi phải dùng những chữ mạnh và sắc, như những nhát búa, lưỡi gươm. Bao giờ cũng vậy, không nên quên rằng một bài văn đánh kẻ thù phi dùng một giọng khác với một bài nói với nhân dân, với bè bạn. Công kích kẻ thù khác với phê bình ta (tự phê bình) và phê bình bầu bạn.
Ý muốn mạnh cần phải viết ngắn: câu và bài đều nên ngắn gọn. Từng đoạn văn sắp xếp có t chức, ý kiến trên dưới phân minh. Tóm lại, xã luận là một th văn rất khoa học. Một bài xã luận là một bài văn rất có t chức, ý cũng như lời rất chắc nịch, rất chặt chẽ.
Viết xong nên đọc đi, đc lại hai, ba lần, có bài đến năm, sáu lần; mỗi lần cải tiến một ít: gạch những chữ thừa, sửa những câu tối nghĩa hoặc những câu có th làm người đọc hiu lầm, hiu làm hai, ba cách; thêm một vài ý kiến thiếu sót, gạch một vài ý kiến thừa viết lại c một đoạn nếu cần; sau đó mới đưa đến nhà in. Muốn viết văn hay cần phải gọt giũa (cũng như nhà nặn khắc gọt giũa pho tượng của mình). Nhưng phải tôn trọng hơi khí của văn. Gọt giũa không khéo thì làm cho người đọc không thích vì thấy văn cầu kỳ, trau chuốt, trơn tru, nhẵn nhụi quá hóa ra nhụt hết nhuệ khí.
Muốn cn thận, nên đọc cho một vài người trình độ bình thường nghe. Nếu có chữ nào khó quá hoặc câu nào tối nghĩa thì nên sửa đi (Kinh nghiệm cá nhân trong thời kỳ hoạt động bí mật: đọc xã luận cho chủ nhà là một công nhân, hoặc một nông dân nghe và cho ý kiến).
Một số bài xã luận mẫu (…).
V. Kết luận
Muốn viết, xã luận haỵ, trước hết phải có lập trường, quan đim đúng, phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - nin, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng lãnh đạo, của t chức mà tờ báo là cơ quan ngôn luận và phi nghiên cứu thực tế chiến đấu, sản xuất, công tác v.v... Đó là mặt chủ yếu của vấn đề.
Lại phi tôi luyện ngòi bút đ có một thứ văn sắc bén và chắc nịch.
Phải học lấy cách châm biếm sâu sắc và tao nhã cần thiết cho văn làm báo.
Muốn viết xã luận, nên đọc nhiều báo và theo dõi, nghiên cứu mục xã luận của các báo đó, nhất là nghiên cu xã luận của những tờ báo ni tiếng.
Viết xã luận không khó, chỉ cần chúng ta cố gắng tập luyện thì nhất định sẽ thành công./.


Nguyenbuikhiem@gmail.com







[1] Đề cương đề giảng lớp đào tạo cán bộ làm báo của Mặt trận n tộc thống nhất, tháng 6/1949.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét