Khiemnguyen

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Ngô Tất Tố tác phẩm (Phan Cự Đệ) 1



MỘT NHÀ BÁO GIÀU LÒNG YÊU NƯỚC THƯƠNG DÂN
MỘT NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG CỦA PHONG TRÀO MẶT TRẬN DÂN CHỦ


Phan Cự Đệ
(Rút ta từ Ngô Tất Tố tác phẩm – tập 1)

Những người viết báo kỳ cựu ở nước ta Cách mạng tháng Tam không ai có th quên được cái tên Ngô Tất Tố, một cây bút chiếu đấu già đặn và sắc bén, đã một thời tung hoành trên các báo Hà Nội, Sài Gòn. Ngô Tất Tố là một nhà báo nổi tiếng trước khi bước vào làng văn. Cứ xem bài viết sau đây của Vũ Trọng Phụng cũng đ đánh giá tên tuổi của ông:
Ngô Tắt Tố là một nhà báo về phái Nho học và là một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho. Làng báo Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ cũng như độc giả, hẳn không ai mà lại không biết danh tiếng người ra đời từ hồi thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu chủ trương An Nam tạp chíđã viết nhiều bài đại luận, khảo cứu, bút chiến, phê bình, nhiều truyện lịch sử rt có giá trị trong nhiều tuần báo và tạp chí, cả Nam lẫn Bắc, Với cái sự được đời hoan nghênh ấy, Ngô Tt Tố chẳng cn ai giới thiệu nữa, nếu ta chỉ kể trong phạm vi ngôn luận…”[1]
 Ngô Tất Tố đã từng tham gia viết Annam tạp chí, Thn Chung, Phụ nữ tân văn, Đông Phương, Ph thông, Công dân, Hải Phòng tuần báo, Tương lai, Việt nữ, Tiều thuyết thứ ba[2]; Thời vụ, Đông pháp, Hà Nội tân văn... vi các biệt hiệu quen thuộc như Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhỡn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Đạm Hiên[3], Hi C v.v...
Trên các báo, suốt từ 1929 cho đến 1942 -1943 Ngô Tất Tố chuyên sử dụng một loại văn tiu phầm đ vạch những chuyện chướng tai gai mắt, những chuyện bất công ngang trái trong xã hội. Thời ấy, hàng ngày người đọc rất thích những bài bình luận ngắn gọn về xã hội, chính trị, thời sự, văn nghệ, giáo dục, tâm lý, phong tục... của Thục Điểu trong mục Nói chơi trên tờ Đông Phương, của Phó Chi trong mục Nói mà chơi trên Tương Lai, của Xuân Trào trong mục Gặp đâu nói đấy; Thật hay bỡn trên Thời Vụ, của Hi Cừ trong mục Chuyện hàng ngày trên Đông Pháp... Tiu phm của Ngô Tất Tố đứng về mặt th loại, gần gũi phần nào với tạp văn của Lỗ Tấn, bao gồm những bài cảm nghĩ vụn vặt (tạp cảm) luận văn bút chiến, tùy bút, bút ký, nhật ký, bình luận thơ văn, khảo cứu văn học, thơ bằng văn xuôi... đăng đều trên tạp chí Tân thanh niên từ 1918. Loại văn châm biếm này phù hợp với yêu cầu kịp thời, gọn, nhẹ, súc tích của thế loại văn chiến đấu trên báo chí hàng ngày, khuôn kh của nó phù hợp với điều kiện thì giờ của cả người viết lẫn người đọc. Cuộc đấu tranh giai cấp và đu tranh dân tộc càng gay go, quyết liệt, những sự kiện dồn dập xảy ra hàng ngày đòi hỏi nhà báo phải có mặt kịp thời, ngòi bút châm biếm phải nóng hi tính chất thi sự. K thù càng hung ác, xảo quyệt, thâm him thì nhà văn càng phải mài sắc ngọn bút, làm cho nó tr thành một vũ khí lọi hại hơn. Cũng như Lỗ Tấn, Ngô Tất T quan niệm rằng  Văn tiều phm muốn tồn tại thì phải là mũi dao nhọn, là khu súng, có th cùng vói người đọc mở một con đường sống bằng máu[4]
Văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố dường như làm thành một bộ sử biên niên của xã hội Việt Nam những năm từ trước sau 1930 cho đến hồi đại chiến thế giới lần thứ hai. Trong khi một số người bạn lều chõng của mình từ chối, thây kệ cuộc đời, ngâm vịnh phong hoa tuyết nguyệt thì nhà nho yêu nước thương dân này vẫn luôn luôn quan tâm đến thời cuộc, băn khoăn lo lng cho vận mệnh của dân tộc. Lắng nghe những khát vọng tha thiết của quần chúng (nht là của những ngườing dân nghèo kh quê hương mình), đón nhận những luồng gió mới từ cao trào cách mạng thời kỳ Mặt trận Dân chủ, những điều kiện đó đã tạo cho nhà văn khả năng nắm bắt nhạy bén tình hình chính trị, phân tích sâu sắc những vấn đ bản cht ca sự kiện, ít khi bị hoa mắt bởi những hiện tượng ngẫu nhiên đan nhau rối rắm trên bề mặt của sự sống, bị lừa dối bởi những lời lẽ mị dân phỉnh phờ của giai cấp thống trị. Trong mọi vấn đề thời sự, Ngô Tt Tố đều có ý kiến độc lập suy nghĩ độc đáo của riêng mình.
Như một chứng nhân trung thành của thời đại, bằng nghệ thuật tiu phâm, Ngô Tất T ghi lại cho chúng ta những sự kiện chính trị quan trọng trong nước thi kỳ đó: phong trào Đông Dương đại hội với những cuộc biu tình rm rộ đón lao công đại sứ Gôđa các thành phố Bắc kỳ, phong trào Mặt trận Dân chủ với những cuộc đấu tranh của báo gioi đòi tự do ngôn luận, tự do hội họp, những cuộc đình công khng lồ của lao động Đông Dương” từ phu phen thuyền thợ” cho đến my nghìn phu xe Hà Nội” đ đòi tăng lương, những cuộc biểu tình của nông dân Thanh Hóa và nhng cuộc ni dậy phá kho thóc địa chủ của hàng ngàn nông dân Bc Liêu, Rạch Giá... Ngô Tất Tố cũng lên án chính sách độc tài của Hit le, những thủ đoạn chuyên chế của Muytxôlini và cái thói tàn bạo của bọn quân phiệt Nhật Bản... Nhà bình luận thời sự “Bàn cờ thế giới” đã phê phán thái độ nhu nhược ca hai thủ tưóng Anh, Pháp, Xămbec- linh và Đalađiê, trong hội nghị Muynich đ giải quyết vấn đề Đức Tiệp, đã công kích hành động tráo tr của tên phát xít Hit le khi hắn xem hiệp ước Đức Pháp vừa mới ký chẳng hơn gì tờ Tích Việt của chàng s Khanh, khi hắn ng hộ Muytxôlini trong việc đòi Tuynidi của Pp, đã cảnh cáo cái việc có hại đên âm công của tng tng Măngđen bộ thuộc địa Pháp chủ trương di dân Việt Nam sang Phi châu và đưa năm vạn người Do thái vào Bắc kỳ!
Mặt khác Ngô Tất Tố cũng tỏ ra có một kiến thức rộng rãi và khá sâu sắc về nhiều mặt khi ông bình luận về việc tên phó sơn họ Hít” làm bẽ mặt Giáo hoàng La-mã, việc cựu hoàng đế nước Á bán chiếc mũ tôn vương cỏ 718 viên bảo thạch và so sánh chiễc mũ nặng bảy cân đó với mũ miện của các Thiên tử Trung Quốc có 12 tua toàn bằng châu ngọc, về cái lý lịch bà thần ở đền Hàng Trống người đã xúi dục cô Võ Thị Cúc vừa đâm vừa chém ông huyện Trường đào mỏ 34 nhát, về những tiếng đàn độc, đàn tươi, đàn xảo đất thần kinh cũng như về bài thơ của Vương Bột làm ở Đằng vương Các khi cái gác nổi tiếng ở trên Chương Giang thuộc đất “Nam xương cố quận, Hồng-châu lân phủ » bị quân Nhật tàn phá...
Toàn bộ tiu phm của Ngô Tất Tố làm thành một bức tranh rộng lớn và chân thực về xã hội thực dân phong kiến Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám, nó đã cung cấp cho chúng ta những tài liệu quý giá về văn học, sử học, xã hội học, dân tộc học... (phong phú nhất là những tài liệu về nông thôn và nông dân Việt Nam).
Văn tiu phm của Ngô Tất Tố là một phòng triền lãm những chân dung khác nhau của giai cấp thống trị và những kiu người điển hình trong xã hội cũ. Ngày nay thanh niên đọc tiểu phẩm của Ngô Tất Tố có thế không biẽt rõ lý lịch của những lên như Tôlăngxơ đại nhân, thủ hiến Bắc kỳ, Pagie (Pagès) thống đốc Nam kỳ, Võ hiến Hoàng Trọng Phu, Thượng thư Phạm Qunh, Bắc kỳ nghị trưởng Phm Huy Lục, Bắc kỳ nghị trưởng Lê me xử (Lê Văn Tân), Bùi Quang Chiêu đại nhân, lãnh tụ đảng Lập hiến hữu danh vô hình ỏ Nam kỳ và cuối cùng là một nhân vật có cái tên dài lòng thòng như dây muống: Hiệp tá đại học sĩ sung Bắc kỳ Phật giáo hội hội trường, kiêm Hà Nội Quán sứ tự trụ trì Nguyễn Năng Quốc đại nhân'!
Tuy nhiên điều đó không quan trọng vì tiểu phẩm của Ngô Tất Tổ phê phán những nhân vật đin hình trong xã hội thực dân phong kiến chứ không phải là một bô văn tuyền chửi ngườinhm tr thù và thóa mạ cá nhân. Tên của những nn vật nói trên có th coi như những danh từ chung chỉ bọn tai lo mặt ln, bọn vẫn xưng quý tộc thượng lưu đương thời. Lý lch cá nhân của chúng nhiều khi chúng ta không cần tra cứu, cứ biết đó là những tài ch, nghiệp chủ, điền chủ cùng những danh công đại thương”, những quan lại công chức người Phápgiàu có phởn ptrên cái xử bờ xôi ruộng mật này; đó là những: người đóng vai ông chủ, từ chủ hầm mỏ tr đi, phn nhiều là bậc ăn chó c lông, ăn hồng cả hột chẳng có khi nào bỗng nhiên vô c lại động dại mà tăng lương cho một người nào ; đó là những hạng con buôn ngoài những kẻ buôn thuốc phiện lậu, buôn giấy bạc giả, buôn dân, buôn nước, buôn nghị trường cũng có lắm k nghĩ ra nghề buôn tôn giáo mà đại phát tài; đó là những ông “dân biu đương thứ, trên đầu treo cái án “bốn năm đằng đẵng không làm cho dân việc gì mà còn “dùng nghị trưng làm nơi tranh việc thầu khoán, tranh mối hàng buôn”, làm chỗ lấy lòng chính phủ đ mưu việc tư lợi; đó là những chiếc mặt hội viên thành phố, không phải chỉ đế bầy cho đủ lệ bộ ở tòa đốc lý, không như những mặt nạ rạp Quảng lạc chỉ đế xem chơi cho vui ; đó là những ông không thèm biết chủ nghĩa xã hội là gì nhưng cũng cứ xin vào chi nhánh đảng Xã hội (SFIO) đê mượn tiếng tranh cử nghị viên, lường gạt quần chúng Phường trò ra hề còn phải bôi một lượt nhọ vào mặt chữ họ đóng vai đng viên xã hội không hề dính một tý son nào của quốc tế thứ hai; đó là một số rất lớn cụ lang, ông lang, chú lang, anh lang đều là t sư, thánh sư, tiên sư và kỹ sư của nghề bịp”; đó là my kẻ làm nghề bán thuốc hạ bộ xứng đáng treo, làm câu đối hai câu Hán tự chẳng biết Hán, Tây tự đếch biết Tây của ông Tu Xương, mả t của hẳn chỉ có ng thụt, không có quản bút, ấy thế mà dám táo bạo vác cái bằng sơ học yếu lược để theo vợ vào làng báo ; cuối cùng đó là những bậc thượng lưu vẫn vui vẻ khuyên vợ cm sừng lên đầu cho mình, muốn chóng thăng quan tiến chức còn cố cưới thêm nàng hầu đề chuyên giúp mình vào việc đó nữa”. Hóa ra “cái chuyện mọc sừng chẳng những họ không cho thể là nhục, họ còn ly thế làm vinh nữa chứ !”Vũ Trọng Phụng đã từng tập họp và tố cáo những bộ mặt đu cáng bịp bợm của công giới và thưong giới, của bn quan lại Pháp Nam, trong cái ấp Tiêu Vạn trường thành của Nghị Hách, con đây Ngô Tất Tố lẩn lượt đim danh từng loại một, đóng cho chúng những dấu ấn nguyền rủa muôn đời đ mỗi khi chúng ra cửa này vào cửa kìa, đeo mặt nạ dở trò đánh tráo lộn sòng thì quân chúng sẽ vạch mặt chỉ trán.
Ngay từ những bài báo đầu tiên, Ngô Tt T đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Vào đu những năm 30, trước cao trào đấu tranh cách mạng của quần chúng do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo, đặc biệt là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bọn thực dân Pháp và bè lũ bù nhìn phong kiến phải đưa ra một số chính sách ngu dân và mị dân, đồng thời m ra những lối thoát nhằm làm cho thanh niên xa rời đu tranh cách mạng hoặc dn dn sa ngã vào con đường trụy lạc. Đó là phong trào chn hưng Phật giáo, phong trào phục c, bảo tồn quc túy, phong trào Âu hóa, vui v trẻ trung và những phong trào cải lương nông thôn và thành thị (đặc biệt là vào năm 1932 khi Bảo Đại Pháp về làm vua) ; thực dân Pháp cho bọn bồi bút Quỳnh, Vĩnh làm ồn ào xung quanh cải gọi là bảo hộ, trực trị, nhằm đánh lạc hướng trí thức.
Với khí tiết của một nhà nhơ yêu nước và tiến bộ, với trí tuệ sắc sảo và nhiệt tình chiến đu của một ngòi bút châm biếm, Ngô Tt Tố tìm đủ mọi cách phơi trần ra ánh sáng, mặt trái đen tối bn thu của những phong trào bịp bợm nói trên cứ muốn tát một tát vào bộ mặt trang nghiêm cao thượng[5] giả dối của bọn Ihống trị, chỉ muốn lật cái vung bằng vàng che đậy thẩu ruốc thịt người[6] của chế độ thực dân phong kiến.
Trong thời kỳ thoái trào cách mạng, chính quyền thực dân cho phát hành rộng rãi những loại sách truyền bá mê tín dị đoan như sách xem tưng, sách xem bói, sách lấy s tử vi, sách ma cà rồng, sách học thôi miên. Đặc biệt năm 1932 chúng cho lập hội Phật giáo Nam kỳ và Trung kỳ, năm 1934 lập hội Phật giáo Bẳc kỳ doquan sứ” Nguyễn Năng Quốc đứng đầu. Phật giáo có t chức, có báo chi và tuy cùng múa may dưới cái gậy chỉ huy của thực dân nhưng nhóm tng đốc Hoàng Trng Phu và nhóm hiệp tá đại học sĩ Nguyễn Năng Quốc vẫn bút chiến với nhau như hàng tôm hàng cá[7]
Phong trào Phật giáo và phong trào Âu hóa nhìn bên ngoài có vẻ rt xa lạ với nhau. Nhưng do vai trò đạo diễn của thống sứ Bắc kỳ nên lại có mệt sự kết hợp kỳ lạ giữa hai phong trào đó. Nhiều cô thiếu nữ mặc áo lơ muya, đi ch phiên, cũng đến lễ bái các đền chùa. Một số tăng lữ li dụng nơi tu hành đề làm những việc dâm ô, bìi. Việc ni cô Diệu Lý (nam giới cải trang làm ni cô) cùng với sư cụ ra tòa đã làm cho các báo xôn xao lên một dạo. Ngô Tt Tố đã viết một loạt bài đả kích mê tin dị đoan, vạch mặt bọn li dụng tôn giáo, bọn buôn thần bán thánh (Chủ nghĩa tự do luyến ái đẵ lan đến giới thần thánh, Phải hỏi ngôi đền ấy thờ ông nào đã?, Những việc đáng ghi chép của phòng Canh nông Nam kỳ, Họ lại kiếm ăn vào nắm xương khô). Tiêu biều cho những bài y là Kiu đất ở ph Hàng Trống. Ngô Tt Tố tìm cách cắt nghĩa tại sao ngôi đền Nghiễn thiên muội ở phố hàng Trống “choèn choèn bằng cái quán bán nước mà lại được đàn bà con gái đến lễ đông như nêm cối?
Trước kia minh vẫn tưởng vì đền này thn thiêng cho nên đông khách lễ bái, đến nay xét ra mới biết sự đông khách đó không tại thần thiêng mà ch tại “được đt. Bi vì ở đó có phải ch có một mình cửa đền ấy mà thôi đâu, hai bên tả hữu còn có hai cái săm nữa, nghe nói cả hai đều được đêm đêm hàn thực ngày ngày nguyên tiêu cả. Theo câu tục ngữ tốt đất cò đậu thi có l phố Hàng Trống là chỗ đất tốt cho nên một đền hai “săm” đều phát phúc như thẽ, không biết mạch đt từ ngôi đền chạy sang hai ngôi săm hay là từ hai ngôi săm chạy về ngôi đền ?.
Cũng trong thời kỳ thoái trào cách mạng, bọn thực dân lại cho dấy lên phong trào “bảo tồn quốc túy. Tờ báo nọ hô hào bạn gái cứ giữ gìn cái sinh hoạt cửa buồng xó bếp, tờ báo kia c động dân quê nên duy trì cái thói tục c điếm sân đình, lại một cuốn tạp chí nọ hàng tuần đem những cặn bã nơi cửa Khống, sân Trình mà nhồi mãi vào óc độc giả. Ở đâu mà bọn thực dân chẳng phải dựa vào các thế lực phong kiến và ý thức hệ của . Đ làm tê liệt ý chí đấu tranh cách mạng của quần chúng thì đạo Khng và các thứ tôn giáo khác là những liều thuốc ngu đn, thuốc phiện đầu độc qun chúng tốt nhất.
Từ trước đến sau, trong toàn bộ các tác phẩm của mình, Ngô Tất Tố kịch liệt chống lại phong trào bảo tồn quốc túy. Ông cũng nghĩ rằng túy là cái đặc biệt, vị tất đã hay, vì như cục thịt thừa trên mặt cũng đặc biệt đấy, có cn phải bảo tồn hay khôug? Cái khoa qunh rượu hát hãm, môn học xe pháo mã tốt”... thì có gì hay mà gọi là quốc bồn quốc túy? Ông mượn lời một nhà tiên tri đê mang bọn nhà báo vô lương tâm, một lũ bồi bút của thực dân đang nấp dưới chiêu bài bảo tồn quốc túy đề hàng ngày công khai đầu độc quần chúng:
Từ thời các ngài khuyến khích chúng tôi... học hát ả đào đến thời kỳ các ngài chỉ dẫn chúng tôi đánh tỗ tôm, đánh cờ tướng, chẳng qua trong vòng mười năm. Theo luật tiến hóa, chắc là sau mười năm nữa, sẽ có những ngài đem cái thành tâm đối vói chủng tộc giang sơn đầy ăm ắp, nóng hôi hi mà c động, cho quốc dân học những món quay đất thò lò, vì nó cũng là món chơi đặc biệt của dân tộc Việt Nam, bấy giờ quốc dân chúng tôi s nhờ ơn các ngài mà được mở mặt rạng mày với thế giới.
Nói đến đây, mình toan hỏi vặn lại thì nhà tiên tri kia trông mình mà nh toẹt xuống đất một bãi rồi ngoảnh mặt đi (Mười năm nữa báo chí Bc kỳ sẽ c động thò lò quay đất).
Tử những năm sau 1930 cho đến đại chiến thế giới lần th hai, Ngô Tất Tố liên tục tấn công vào những phong trào trụy lạc hóa thanh niên, vào những sách, báo lãng mạn, khiêu dâm sa đọa, ông công kích thái độ chính trị cua mấy ông tng giả ở báo Ngày nay, những người đã đề xướng lên phong trào Âu hóa và vui v trẻ trung. Cái nguy hiềm ca nụ cười Phong hóaNgày nay là đã đem giọng trào phúng pha vào những chuyện quan hệ khiển cho trong óc độc giả, chuyện quan hệ hóa ra chuyện khôi hài. Cái việc đưa bản dự thảo dân nguyện cho phái bộ Gôđa là một việc quan hệ tới vận mệnh dân nưóc Thế mà mấy ông đồng nghiệp ở đường Quan Thánh lại định làm cho việc quan trọng thành ra việc Lùng tùng xòe!” Cái đó mới nhẫn tâm chứ! (Đừng giở mẩy ngón ấy ra nữa. Tôi can my ông Ngày nay).
Theo ý Ngô Tt Tố, phong trào vui vẻ trẻ trung thực cht là một phong trào sa đọa, tuyên truyền cho chủ nghĩa khoái lạc v nhục dục nhằm trụy lạc hóa thanh niên thành thị (Khổng nên quên một bọn văn sĩ, Sao không hỏi Tự lực Văn đoàn). Vì thế những ông ở báo Phong hóa, Ngày nay ưua nay không thấy sốt sắng với một việc gì, ngoài cái việc dùng môn giáo dụcđánh phấn, xoa nước hoa, lựa màu qun áo đề câu nhử bạn đọc phụ nữ. Họa sĩ Cát Tường Lơmuya (Lemur) tuy đậu thứ bét trường Mỹ thuật nhung vẫn là bậc vĩ nhân trong việc “cách mệnh” mấy cái gấu quần gấu áo của bạn gái kẻ chợ”! (Xin nhờ Lơmuya Cát Tường việc này nữa).



[1] Vũ Trọng Phụng. Giới thiu Tắt đèn của N Tất Tố. Thời Vụ số 100 ra ngày 31-1-1939.
[2] Tiu thuyết thứ ba s ra ngày 2-3-1937 đăng tiu thuyết Vua Tây chúa Nguyễn của Ngô Tất Tố. Tác phẩm này, hiện này chúng tôi chưa tìm lại được.

[3] Ông Nguyễn Đức Bính chủ bút Thời Vụ đã xác nhận Xuân Trào, Đạm Hiên là biệt hiệu của Ngô Tất Tố.

[4] Lỗ Tấn: Tuyn tập Tạp văn (tập II), trang 436..

[5] Lỗ Tấn - Tựa Hoa cái (tiếp theo)
[6] Lỗ Tn - Dạ tụng - Cho bàn gió trăng
[7] Nào ai buôn cái xác cụ Vĩnh Nghiêm - Tương Lai số 28-1-1937.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét