TẠP VĂN CỦA LỖ TẤN
Trong lịch sử tân văn của Trung Quốc, tạp văn
là một thể tài có truyền
thống chiến đấu
quang vinh, nó nảy sinh từ thời kỳ cách mạng văn hóa “Ngũ - Tứ” và cách mạng tư
tưởng và cùng với cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, nó phát triển khá cao lên tới mốc to lớn. Trong qúa trình phát sinh và phát triển của tạp văn, Lỗ Tấn là một người đặt nền móng vĩ đại nhất. Tác phẩm của ông chẳng những chứa đầy nội dung của tạp văn “phản
ánh lịch sử đấu tranh tư tưởng của Trung Quốc từ Ngũ tứ trở lại”, mà còn làm
phong phú rất nhiều cả hình thức của tạp văn, làm cho tạp văn trở thành đóa hoa nghệ thuật chói lọi.
Bài này chỉ tập trung tìm hiểu
những thành tựu trong tạp văn của Lỗ Tấn về một phương pháp biểu hiện, xem tác giả đã căn cứ vào yêu cầu của chiến đấu và đời sống như thế nào
để vận dụng phương pháp biểu hiện nhiều
vẻ phong phú.
1. Vạch ra quan hệ
nội tại giữa các sự vật
Đọc tạp văn của Lỗ Tấn, chúng ta đều có nhận thức rằng: việc chọn tài liệu
trọng tạp văn, Lỗ Tấn thực sự đã đạt đến mức thoải mái dễ
dàng. Một câu hỏi, một đoạn
tin, một câu chuyện, một chút hiện tượng đời sống... cái gì cũng đều có thể viết thành văn chương, thật là “cúi xuống
là nhặt được”; hơn
nữa cái nào cũng có nội
dung tư tưởng, có tính chiến đấu. Vậy mấu chốt là ở chỗ nào? Theo tôi, vấn đề mâu
chốt không phải ở chỗ tài liệu tạp văn nhiều hay ít, mà là ở chỗ tác giá có năng lực quan sát và
xử lý những tài liệu đó. Việc chọn
tài liệu trong tạp văn của Lỗ Tấn sở dĩ có thể thoải mái dễ dàng, nguyên nhân căn bản là ở chỗ đó.
Cái năng lực ấy của Lỗ Tấn biểu hiện nổi bât
ở chỗ ông giỏi phát hiện quan hệ giữa một sự vật này với một sự vật khác. Có thể từ một việc nhỏ trong đời sống hoặc
một câu chuyện trong lịch sử khêu gợi, rồi thông qua mối liên hệ bản chất của sự vật mà biểu hiện một chủ đề lớn. Trong thời kỳ thống trị của quân phiệt Bắc
Dương, tiền giấy thường mất gía, có một lần trong tay Lỗ Tấn cầm mấy chục đồng nhưng không mua được gì ăn làm cho ông hầu như
nhịn đói. Sau đó, hỏi thăm, có thế hạ
giá đổi thành bạc nén, sáu đổi mấy ông vội đổi một nửa, sau đó lên giá đến bảy đối mẩy, ông rất vui mừng, nên đổi hết ra bạc nén.
Trong
những năm tháng
dưới sự thống trị của bọn phản động, những sự
việc và tâm tình như vậy thường gặp phải và
thường xảy ra, nhưng có rất ít người như Lỗ Tấn nhận thức sâu sắc ý nghĩa của nó. Ông không dừng lại trên ý thức về sự
việc đồng tiền giảm giá, mà phát huy sự liên tưởng phong phú, sự thay đổi trong tâm tình của mình qua sự việc đó khơi gợi mà liên tưởng đến cái tâm lý xã hội phổ biến: “Khi một bao bạc trắng nhét ở trong người, tôi cảm thấy vui mừng, yên tâm
một cách chắc chắn thì đột
nhiên khơi lên một ý nghĩ khác, đó là chúng ta thật dễ dàng biến thành nô lệ, và sau khi đã biến đổi rồi cũng vẫn muôn phần vui sướng”. Đó là một sự liên tưởng tương đối
đặc biệt, cáí tâm tình từ đồng tiền giảm giá đổi thành bạc trắng, với con người rất dễ dàng trở thành nô lệ hơn nữa sau khi đã biến đổi rồi vẫn muôn phần vui sướng, hầu như hai sự việc
không dính líu với nhau, đối với người quen nhìn vấn đề từ ngoài mặt, thật khó liên hệ được hai việc đó lại với nhau. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ càng hơn, chúng ta sẽ phát hiện cái tâm tư vui mừng từ đồng bạc giảm giá đổi ra bạc trắng, thực chất là phản ánh cái nhược điếm tư tưởng dễ cầu an, thỏa mãn.
Là một nhược điểm tư tưởng nó không
phải là hiện tượng cá biệt nữa mà là hiện tượng phố biến của một người dễ nảy ra trong nhiều trường hợp. Như vậy thì khoảng trời liên tưởng của chúng ta sẽ vô cùng rộng lớn. Vì Lỗ Tẩn hiếu sâu sắc lịch sử Trung Quốc,
hiểu những con người bị áp bức, ông bèn liên tưởng rất tự nhiên đến số phận lịch
sử của họ, nhìn thấy cái tư tưởng dễ cầu an thỏa mãn của họ là vết thương chí mệnh của nhân dân bị áp bức, tư tưởng ấy thúc đẩy họ chịu đựng sự áp bức của giai
cấp, chẳng những về mặt sinh hoạt mà cả về tư tưởng đã biến
thành nô lệ, mà
vẫn “an bần bạc đạo”. Như vậy, trong hai sự việc dường như
không dính với
nhau, đã tìm ra quan hệ nội tại của chúng. Lỗ Tấn viết:
“Giả dụ có
một bạo lực "bắt người không được là người”, chẳng những không là người
mà còn không bằng trâu ngựa, không đáng kể là một cái gi nữa; chờ đến khi mọi người hâm mộ trâu ngựa mà phát ra tiếng than thở” người loạn ly không bằng chó thái bình", rồi sau cho họ cái giá cả ngang với trâu ngựa... thì mọi người bèn sẽ vui
mừng phấn khởi ca tụng cái đời thái bình. Tại sao thế? Vì hắn tuy không phải là người rốt cùng đã ngang với trâu ngựa rồi!”.
Ở đây Lỗ Tấn chính là
đã thông qua việc vạch ra tư tưởng dễ cầu an, thỏa mãn để liên hệ cái cảm xúc nhỏ trong đời sống của ông với vận mệnh lịch sử của nhân dân bị áp bức. Trong khi Lỗ Tấn vạch ra tư tưởng này;
đồng thời cũng vẽ ra cho chúng ta bộ mặt nguyên vẹn của lịch sử. Ông
rạch ra cái thời thịnh thái bình mà mọi người ca tụng thực tế “cái thời đại tại thời nô lệ” của nhân
dân, là năm tháng binh mã loạn ly, đó chỉ có thể là một loại “thời đại muốn làm nô lệ mà không được”. Cách nhìn này, đứng về mặt phản ánh vận mệnh lịch
sử bi thảm của nhân dân mà nói thì đã vạch ra cái chủ đề vô cùng sâu sắc. Tất nhiên, Lỗ Tấn không thỏa nãn với việc chỉ vạch ra bộ mặt thật của lịch sử, dụng ý tích cực của ông là liên hệ với
cuộc đấu tranh thực tế, chỉ rõ ra sáng tạo cái thời đại thứ ba
chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc, là sứ mệnh của thanh niên hiện nay. Tư tưởng chủ đề của bài “Dưới
đèn mạn bút” là rất nghiêm túc, nhưng phương pháp biểu hiện của bài bình dị. Chẳng những bài đó để chúng ta nhận thức cái chân lý của lịch sử, mà còn khơi gợi chúng ta suy nghĩ, làm cho chúng ta có nhận thức đầy đủ về mối liện hệ của đời sống xã hội, nhận thức
được dù chỉ là một hoạt đông tư tưởng thoáng qua cũng vẫn thường hàm súc nội dung lịch sử xã hội sâu xa. Tôi nghĩ
những khêu gợi ấy sẽ mở rộng
sự liên tưởng của chúng ta, làm phong phú phương pháp biểu hiện nghệ thuật của chúng ta.
Trong bài “Xuân mạt nhàn đàm”, Lỗ Tấn kế
cho chứng ta sự việc của giới động vật, con tò vò dùng cái ngòi độc thần kỳ của mình trích lên thần kinh vận
động của con sâu, làm cho
con sâu tê liệt, rơi vào
trạng thái nửa sống
nửa chết, rồi đẻ trứng lên con
sâu, vít kín tổ lại. Vì con
sâu không sống
mà cũng không chết
cho nên không động
đậy, nhưng cũng vì không sống không chết nên không
thối, cho đến khi trứng
của con tò vò nở thì
cái mồi này vẫn còn tươi như khi mới bắt. Chúng ta
thử suy nghĩ, nếu trong kho trí thức cùa chúng ta cũng có chút trí thức ấy, chúng ta sẽ nảy ra sự liên tưởng gì? Từ sự cảm thông sâu sắc với nhân dân bị áp bức qua hiện tượng tư nhiên,
Lỗ Tấn đã liên tưởng đến
ngay sự áp bức giai cấp trong đời sống
xã hội. “Muốn phục tùng tác uy thì cần không sống, muốn cống hiến thức ăn thì cần không chết,
muốn bị trị thì cần không sống, muốn cung dưỡng cho kẻ trị
người thì cần không chết”. Nhân loại đã
tiến lên cái linh của vạn vật (vạn
vật chi linh), tất nhiên là đáng
chúc mừng, nhưng không có cái nọc độc của con tò vò thì rất làm cho thánh quân, hiền nhân... cả đến những
người giàu, học giả, nhà giáo dục hiện nay cảm thấy bó tay: “Qua đó, đã vạch ra mạnh mẽ sự tàn khốc của áp bức giai
cấp. Sự liên tưởng đó thật là tự nhiên chặt chẽ, cách biếu hiện thật là lối cuốn, hấp dẫn.
Chẳng những cho chúng ta trí thức mà đồng thời còn biểu hiện rất rung động cái
tư tưởng rất sâu sắc là “kẻ trị người” bắt “kẻ bị người trị” phải không sông không chết, làm cho người đọc hiểu được thấu triệt và
tiếp thu dễ dàng.
Nếu chúng ta quan sát kỹ sự
vật, không dừng lại ở hiện tượng của sự vật, mà đi sâu vào thực chất của
nó, nhận thức được ý nghĩa tư
tưởng của sự vật, thi chúng ta có thể từ một gợi ý của một sự vật mà phát
hiện ra sự liên hệ rộng rãi của nó, nảy sinh ra sự liên tưởng phong phú. Đó là một nhận thức rút ra được qua sự phân tích nói trên. Đối với tác giả của tạp
văn mà nói, đó là cái tài năng tư tưởng rất quan trọng. Khuân khổ bài tạp văn ngắn, nhỏ, nhưng phải giống như Lỗ Tấn nói: “Nó không có nhỏ”, nói nên từ nhỏ mà nhìn cáí lớn, từ sự vật cụ thể vụn nhỏ mà khai thác
ý nghĩa xã hội và sự liên hệ xã hội rộng lớn của nó, qua đó mà diễn đạt tư tưởng
của mình. Từ hình thức biếu hiện
mà nói, sự vật cụ thế, nhỏ cũng dễ hình tượng hóa, dễ nói được đầy đủ. Từ góc độ chọn tài liệu mà nói, cũng có thể từ cái nhỏ mà nhìn cái lớn, vạch ra mối liên hệ của sự vật, sẽ nảy sinh ra sự liên tưởng phong phú. Tôi nghĩ
rằng giỏi lấy cái nhỏ nhìn cái lớn, phát hiện
mối liên hệ rộng rãi giữa sự vật với sự vật, là một
nhân tố tương đối quan trọng trong việc lấy tài liệu thoải mái dễ dàng trong tạp văn của Lỗ Tấn.
2. Nắm được hiện tượng
xã hội có mâu thuẫn đối lập
Tạp văn của Lỗ Tấn chẳng những giỏi vạch ra những
mối liên hệ giữa sự vật với sự vật, mà cũng giỏi vạch ra cái mâu thuẫn
giữa sự vật với sự vật. Sự vật liên hệ với nhau có thể in dấu lên nhau và bổ
sung cho nhau, sự vật mâu thuẫn với nhau sẽ có tác dụng đối chiếu và tôn nhau lên. Năm 1933, chẳng những có
sự xâm lược cuồng bạo của đế quốc Nhật, mà còn có thiên tai nhân họa khác, nhân
dân rơi vào cảnh đói rét chết chóc mà không được cứu giúp; nhưng ở trên mặt đất
của Thượng Hải (thực ra chẳng phải chỉ có Thượng Hải) những thiện nam tín nữ
còn mải với hội hè đền chùa, lo cho quỷ hồn chết đói, gặp lúc nguyệt thực, còn
đì đẹt đốt pháo, để cứu mặt trăng ra khỏi miệng chó ngao. Đó ỉà một hiện tượng
xã hộỉ có mâu thuẫn sâu sắc, tác giả nắm lấy. Thông qua sự đối lập của mâu
thuẫn, tác giả vạch ra sâu sắc cái căn nguyên đẻ ra hiện tượng đó: đất nước lần
lượt bị mất, nhân dân bị tai nạn không kế xiết "chẳng những cứu mà không
được cứu, dù rằng chỉ nghĩ đến cứu, hễ mở mồm nói, biết đâu minh đã bị nguy
hiểm rồi”, chớ nên thỏa đáng nhất là cứu quỷ hồn, cứu mặt trăng. Cho dù pháo có
nổ vang khắp trời, chó ngao cũng không ra cắn ma, chú cuội (nếu như có chú
cuội) trong mặt trăng cũng không ra cấm, không trừng mất coi là phản động mà”. Qua
sự châm biếm ẩn dụ đó của Lỗ Tấn, đã giáo dục nhân dân nhận thức và căm ghét
bọn phản động thống trị gây ra việc bán nước hại dân và bao nhiêu hiện tượng kỳ quái. Trong nước
Trung Quốc cũ, dưới sự thổng trị của
quốc dân đảng, những hiện tượng mâu thuẫn đó, nơi nào cũng có, quen rồi nên coi
là thường, kỳ quái mà không thấy kỳ quái, đem tập trung nó lại thì thật là mọi người chú ý. Thủ pháp biểu hiện của
tác phẩm đặc biệt nhấn mạnh mặt đối lập của mâu thuẫn:
người sống trong hiện thực với hồn quỷ ở
hư vô: trên mặt
đất đang sống với mặt trăng ở tít
khoảng không: đối với kẻ hư vổ phiêu diêu nào đấy thì cứu đấy mà sợ
rằng bất lực, đối với kẻ thực tế ở sát ngay bên cạnh thì tránh đấy mà sợ ràng không xa (không tránh
được xa). Nói tóm lại,
không cứu người sống mà cứu hồn quỷ, không cứu
đất nước mà cứu mặt trăng như
vậy đã đem lại cho bài văn một
sức mạnh chấn động lòng người thật mãnh liệt và vô cùng trong sáng.
Là một kỹ sư tâm hồn vĩ đại, Lỗ Tấn có sức quan sát rất sâu
đối với mọi trạng thái tâm lý và mọi hiện tượng xã hội trong xã hội
cũ. Những trạng thái tâm lý của mọi người có lúc biểu hiện ra bằng
hình thức phân tán, phức tạp, rất dễ làm cho mọi người coi nhẹ lướt qua, nên
đặc biệt cần nhà văn tập trung và khái quát nó lại, Lỗ Tấn thường thông qua
việc vạch ra mâu thuẫn giữa hiện tượng với hiện tượng (hoặc sự vật với sự vật)
để đánh vào xã hội cũ. Chẳng hạn những bài “Napoleong với Jen-ne” hoặc phần thứ nhất của bài “vài việc về Trung Quốc”. Bài trên trích dẫn ra tương đối dễ. Chúng tôi xin dẫn chứng:
“Chiến công của Napoleong có liên quan gì đến chúng ta?
Thế mà chúng ta
cứ khâm phục cái anh dũng của con người ấy.
Nhưng chứng ta hãy nhìn lên cánh tay của mình, đại để đều có mấy vết sẹo, đó là những vết của chủng đậu, làm cho chúng ta thoát khỏi cái nguy hiểm của bệnh đậu mùa.
Từ khi có phương pháp chủng đậu đến nay, trên thế giới thật đã cứu sống không biết bao nhiêu trẻ con -
mặc dầu có một số
lớn lên cũng vẫn đi làm bia
đỡ đạn cho các ngài anh hùng, nhưng chứng ta liệu có
ai nhớ được tên Jen-ne,
người phát minh ấy không?”.
Đây là một đoạn văn chỉ có ba bốn trăm chữ, hai sự việc trong đời sống của xã hội cũ, tác giả đã tập trung và khái quát đã vạch ra một cách hết
sức nổi bật cái mâu thuẫn trong ý thức xã hội. Tác giả đã phân tích hiện tượng mâu thuẫn đó như sau: “kẻ giết
người đang hủy hoại thế
giới, kẻ cứu người đang tu sửa thế
giới, còn chư vị có tư
cách làm bia đỡ đạn thì tôn kính kẻ giết người". Đó là nêu rõ tư tưởng, chủ đề của bài văn một cách như vẽ rồng điểm mắt, làm cho hình tượng
mâu thuẫn được miêu tả thành thống nhất (còn nữa).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét