TỔNG LUẬN VỀ LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM
TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1945
|
(Tài liệu tham khảo đặc biệt)
|
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ
1. Tính cách nổi bật của
báo chí Việt Nam
trước 1945 là tính cách thuộc địa. Tính cách này quán xuyến và chi
phối toàn bộ nền báo chí từ khi nó nảy sinh đến khi chế độ thuộc địa bị sụp đổ
bởi cơn lốc của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 long trời chuyển đất.
Đúng là trước khi người phương Tây đến ở nước ta
chưa có báo chí với đúng ý nghĩa của nó.
Thực sự, báo chí chỉ xuất hiện khi có cuộc xâm lăng
của chủ nghĩa thực dân và phát triển. Chúng thực hiện một cuộc “Công nghiệp hóa cưỡng
bức” và áp đặt “Văn minh phương Tây cưỡng chế” phục vụ cho cuộc xâm lăng văn
hóa kèm theo.
Ngay từ khi cho xuất bản những tờ báo đầu tiên ở Xứ
Nam Kỳ, vào thập kỷ 60, 80 thế kỷ XIX, cùng với việc đặt nền móng cho chế độ
thuộc địa, thực dân Pháp đã công khai bộc lộ ý định đưa thứ vũ khí lợi hại này
của văn minh phương Tây vào nước ta với mục đích phổ biến, tuyên truyền cho các
chính sách Soát phủ Nam Kỳ và của Chính phủ phổ biến chữ Quốc ngữ, qua
đó chinh phục trái tim, khối óc bằng sức mạnh của văn minh kỹ thuật mới lạ,
trước hết là giới trí thức, quan lại bản xứ.
Dần dần, những mục tiêu đặt ra với giới báo chí còn
cụ thể và thâm độc hơn, đặc biệt từ khi A. Sarraut sang làm Toàn quyền Đông
Dương lần đầu tiên, trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Đó là mưu đồ qua phương tiện báo chí góp phần loại bỏ
hoàn toàn chữ Hán, phương Tây hóa giới Nho sĩ vốn luôn coi văn minh Trung Hoa
là hệ thống qui chiếu duy nhất, đồng thời hạn (hết p.217) chế những ảnh hưởng tiến bộ của Tân
thư, Tân báo và của chính tư tưởng
dân chủ tư sản phương Tây.
Từ đầu những năm 20, khi ánh sáng của chủ nghĩa Mác-
Lênin đã xâm nhập vào Việt Nam do sự truyền bá tích
cực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và của VNTNCMĐCH thì báo chí trong tay
giới thực dân và tài phiệt lại đi đầu trong việc công kích, bôi nhọ cách mạng
và cổ súy cho chủ nghĩa “Pháp - Viêt đề
huề”, cho sứ mạng cao cả của nước Đại Pháp ở Đông Dương...
Chính vì sinh ra trong môi trường
thuộc địa, nói chung báo chí nước ta lúc đó không thể có tự do báo chí, một trong những giá
trị của nền dân chủ tư sản phương Tây sau thắng lợi của các cuộc cách mạng.
Trong suốt thời kỳ đô hộ, chính sách báo chí của giới thực dân cơ bản là không thay
đổi, tất cả nhằm kiểm soát chặt chẽ sinh hoạt báo chí, chế độ thực dân hà khắc
về bản chất là không thể dung hòa với sự tự do báo chí và chúng chỉ có thể nới
tay dung dưỡng bọn bồi bút tay sai tự do phục vụ nhà cầm quyền.
Lên án chế độ báo chí của thưc dân Pháp ở nước ta
thì nhiều, nhưng có lẽ đoạn văn dưới đây của tờ L'Ere Nouveelle ra ngày 17/12/1927 là khá tiêu
biểu.
“Chánh quyền thực dân
áp dụng những nguyên tắc lạc hậu, dùng các phương tiện ngoài sức tưởng tượng để
khóa miệng báo chí Việt ngữ. Giấy phép ra báo thì thỉnh thoảng mới cấp hoặc
không cấp ra. Kế đó có Sở kiểm duyệt, một Sở làm việc hăng hái và tận tụy để
cắt xén tàn nhẫn những bài báo không chịu ca ngợi những thành quả tốt đẹp của
chế độ...
Quyền tự do báo chí là quyền thiêng liêng, lòng yêu
sự thật cũng là quyền thiêng liêng. Chính phủ thuộc địa đã cố che dấu tội lỗi
bằng cách dùng những thủ đoạn độc tài thì ta không còn danh từ nào để gọi (hết p.218)
với chế độ kiểm
duyệt, Nhà nước khóa miệng những ai dám ghĩ sâu xa và dám nói thẳng sự việc. Nếu ký
giả nào không viết bằng Việt ngữ mà viết bằng Pháp ngữ thì Nhà nước lên án gọi đó là bọn vô chính phủ, làm
cách mạng, rồi bỏ tù người viết, để cho những người ở chính quốc biết rằng ở
thuộc địa có điều hay, điều tốt chẳng ai tìm được điều gì xấu xa...
Với quyền hạn sẵn có, bọn thực dân ngăn cấm không
cho người viết được quyền viết bằng Việt ngữ. Mọi thủ đoạn quanh co lừa đảo,
không xứng đáng là một dân tộc bằng tự hào đã sản sinh ra những trí thức chân
chính như J. Jaures, Voltaire...
Thực ra, dù làm báo tiếng Việt hay tiếng Pháp, nếu
là báo dũng cảm chống thực dân, ủng hộ phong trào yêu nước và cách mạng, thảy
đều bị đàn áp, phạt vạ và tù đầy.
Chính vì thế, chúng ta dễ hiểu rằng, lên án chính
sách bóp nghẹt tự do báo chí, ngôn luận của chủ nghĩa thực dân là tiếng nói
chung của nhiều nhà cách mạng nước ta từ đầu thế kỷ thuộc nhiều khuynh hướng
khác nhau. Đó là sự tố cáo mạnh mẽ từ Phan Bội Châu đến Nguyễn An Ninh, từ Huỳnh
Thúc Kháng đến Phan Văn Trường, từ báo Thanh Niên đến Dân Chúng,
từ Ngày Nay đến Tri Tân. Và đặc biệt, dưới ngòi bút sắc sảo, đanh
thép của Nguyễn Ái Quốc trên nhiều tờ báo khác nhau ở Paris,
Mátxcơva, Quảng Châu
và chiến khu Việt Bắc.
Môi trường thuộc địa cũng đã hạn chế sự phát triển
của báo chí trên nhiều phương diện xã hội và tâm lý, kỹ thuật và nghề nghiệp (hết p.219).
Nói về những nguyên nhân của sự cản trở của hoạt
động báo chí trong môi trường đó, Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, chủ bút tờ Tiếng Dân đã đưa ra sự phân tích khá khái quát:
“ - Thiếu tài liệu cho Bộ biên tập
làm việc: Muốn viết bài xã luận hay tờ báo cần nhiều tài liệu. Riêng tờ Tiếng Dân thì tài liệu thiếu thốn quá nhiều. Tài liệu
là yếu tố quan trọng cho bất cứ tờ báo nào.
- Đường giao thông khó khăn. Muốn được độc giả chú
ý, tờ báo cần có tin tức hàng ngày. Phương tiện giao thông ở xứ ta còn yếu kém,
muốn đi từ Nam ra Bắc, phải tốn 5, 7 ngày, vùng thôn quê, vùng sơn cước lại là
nơi khó tới lui. Như vậy làm sao thu thập tin tức?
- Nạn mù chữ: Báo sống
nhờ độc giả, ở Trung Kỳ, ngoại trừ thành thị, chỉ có 10 phần trăm dân
chúng biết đọc ở thôn quê. Bởi vậy người ta đọc báo rất ít.
- Sự yếu kém về kỹ nghệ và thương mại: Báo phát triển
mạnh khi giới doanh thương chú ý đến nó. Giới doanh thương cần quảng cáo hàng
hóa trên báo và họ cần sự giúp đỡ cho tờ báo được sống! ở xứ ta, thương mại và kỹ nghệ hầu như không có vậy thì tờ báo
làm sao đứng vững lâu dài nếu thiếu người chịu đăng quảng cáo.
- Hiện tượng tâm lý: ở những nước tiên tiến, báo chí được phồn thịnh nhờ tất cả mọi
người đọc báo, từ kẻ doanh nghiệp đến người lao động, từ văn sĩ đến chính trị
gia. Báo chí nhờ đó mà trở thành một lực lượng đáng kể. Nhưng ở xứ ta, thấy ít
nói đến báo chí và thích đọc báo. Không được dư luận công chúng biết đến thì báo khó
mà sống dai được…”[2] (hết p.220)
Đó là với báo chí công khai, hợp pháp. Còn đối với báo chí cách mạng thì còn biết
bao khó khăn khác, kể cả người làm báo – chiến sĩ - cho đến bạn đọc báo - quần chúng
cách mạng đều có thể bị bắt bớ, tù đầy.
2. Nhưng tất nhiên là
báo chí Việt Nam vẫn phát triển, và phát triển khá nhanh theo những qui
luật nội tại của nó.
Báo chí luôn gắn liền với đời sống xã hội, là nhịp
thở của xã hội. Hơn 80 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp đã diễn ra
biết bao sự thay đổi to lớn về kinh tế - xã hội. Hai cuộc khai thác thuộc địa (lần
thứ nhất, 1897 - 1914 và lần thứ hai, 1919 - 1929) đã phá vỡ
mô hình xã hội cổ truyền, chủ nghĩa tư bản dưới hình thái thực dân đã chế ngự
mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Cùng với sự phát trịển công thương nghiệp tư bản
chủ nghĩa là quá trình đô thị hóa. Sự phát triển của bộ máy hành chính Pháp và cả
Nam Triều cũng làm tăng thêm số thị dân bao gồm quan lại, viên chức, tiểu
thương, học sinh, sinh viên...
Khi các lực lượng xã hội mới ra đời, nhất là
giai cấp tiểu tư sản thành thị sẽ nẩy sinh nhu cầu và là giới độc giả quan
trọng bậc nhât của báo chí.
Hơn nữa, các giai cấp mới (công nhân, tư sản và
tiểu tư sản) vừa ra đời đã bộc lộ nhu cầu thể hiện mình, lao vào những cuộc đấu
tranh chính trị, xã hội và kinh tế mà vũ khí báo chí là thứ mà họ cần đến.
Đó là chưa kể về phương diện tư tưởng, văn hóa,
Cuộc tiếp xúc và đụng độ với văn minh phương Tây ở nước ta hàng thế kỷ, nay đã bươc qua giai đoạn mới. Cùng với sự thay thế
của chủ nghĩa thực dân với hàng loạt chính sách văn hóa - giáo dục, văn minh phương
Tây, mô hình văn hóa Pháp dần chiếm ưu thế, nhất là khu vực thành thị...
Chính vì thế, báo chí vốn là một trong những phương tiện văn hóa - thông tin của văn
minh phương Tây, tràn vào nước ta đầu tiên và ngày càng phát triển (hết p.221).
Liên quan chặt chẽ đến
nghề làm báo là nghề in và xuất bản. Từ những cơ sở nhà in đầu tiên từ
1962 của nhà binh và Giáo hội Công giáo, sau đó là hoàn toàn trong sự thao
túng của giới tài phiệt người Âu như F.H. Scheneider và O.Honberg, các nhà tư sản Việt Nam
cũng dần len chân vào nghề này. Chỉ riêng ở Hà Nội và thập kỷ 30, 40 đã có
những nhà xuất bản khá lớn của họ như: Tân Dân Nam Ký, Minh Phường, Công
Lực, Lê Cường Trung Bắc... Các nhà xuất bản ấy đều có nhà in và kèm theo là
các tờ báo như nhà Trung Bắc là tờ Trung Bắc Chủ
Nhật, mà Tân Dân là
Tiểu thuyết Thứ Bẩy, nhà Lê Cường là
Tiểu Thuyết Thứ Năm, nhà Nam Ký là Khuyến Học...
Về đại thể, sự phát triển trong khoảng 80 năm đó của báo chí nước ta,
chia ra như sau:
a). Giai đoạn 1865 - 1907: Giai đoạn hình
thành của báo chí, trong đó có cái nôi là Nam Kỳ với tờ báo mở đầu là Gia
Định Báo.
Tờ Đăng Cổ Tùng Báo (1907), tục bản của Đại
Nam Đồng Văn Nhật Báo (1893), tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Hà Nội[3] đã kết thúc giai đoạn này với khoảng 10 tờ báo
trong cả nước.
b). Giai đoạn
1907 - 1918: Số lượng báo tăng lân khoảng 30 tờ trong
đó Đông Dương Tạp Chí (1913) và Trung Bắc Tân Văn (1915) được coi là “mở ra một kỷ nguyên
mới cho báo chí xứ này”. Loại tạp chí khảo cứu trưởng thành vượt bậc với tạp chí Nam Phong (1917) (hết p.222).
c). Giai đoạn 1919 -1930: Thời kỳ sôi động của báo chí Việt
Nam trên cả lĩnh vực văn hóa - xã hội và chính trị.
Với khoảng 100 tờ báo (cả tiếng Việt và tiếng Pháp), báo chí không chỉ phát triển, phân hóa
theo thể loại như nhật báo, báo
định kỳ, báo chuyên biệt cho các giới…, mà còn phân hóa theo khuynh hướng chính trị: Các tờ báo khuynh tả (đối lập) ghi dấu son trong lịch sử báo chí: Le Cloche fêlée. L’ Annam.
Người Nhà Quê. Đông Pháp Thời Báo...
Báo chí bí mật, bất hợp pháp - dòng báo chí cách
mạng của Đảng ta - Xuất hiện với tờ báo Thanh Niên nổi tiếng của Nguyễn
Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) số 1 ngày 21/6/1925.
d). Giai đoạn 1930 - 1945: Đây là giai đoạn cuối cùng của nền báo chí thuộc địa, giai đoạn mà báo
chí Việt Nam đạt con số cao nhất, trên 400 tờ vào những năm 1938 - 1939. Con số này có
giảm khi quân Nhật tràn vào Đông Dương, nhưng đến Cách mạng tháng Tám thành
công, con số là trên 200 tờ.
Dòng báo công khai, hợp pháp càng có sự phân
hóa sâu sắc theo những mầu sắc chính trị - xã hội khác nhau và nở rộ các loại
báo chuyên biệt cho từng giới, nghề nghiệp, tôn giáo, giải trí v.v...
Đặc biệt, sự trưởng thành của báo giới được thể
hiện ở con số người làm báo, cơ cấu xã hội và nghề nghiệp của họ và tính cách
hiện đại hóa càng tăng thêm. Báo được in ra với đủ loại ngôn ngữ, đủ
loại báo và chí,
đặc biệt phát triển loại tạp chí chuyên ngành, đã có báo nói (trong tay quân đội
Pháp), báo đã bắt đầu in mầu, nhiều ảnh và khá mỹ thuật...
Điều này có vẻ như “mâu thuẫn” với thực tế cuộc
chiến tranh thế giới cứ đến dần và không khí cách mạng thực sôi sục (hết p.223).
Nêu như khi ra tờ Đông Tây cuối thập kỷ 20, Hoàng Tích Chu còn lo lắng: “Làm báo ở nước nhà
chưa thể gọi là môt nghề được... Cho đến hồi người làm báo cũng như một người lao động khác, ăn lương tháng
hay tính tiền công, ta vẫn coi như một món phụ trong đời kiếm sống: bần cùng mới đi làm báo...”, thì đến đầu thập kỷ 40,
Nguyễn Vỹ đã có thể say sưa mô tả “kỹ năng làm báo” khá hiện đại theo lối Âu - Mỹ và
cho rằng “nó đã gây được ảnh hưởng lớn trong quần chúng Việt Nam về mọi phương
diện...”[4].
3. "Báo chí Việt Nam trước 1945
không phải là một khái niêm thuần nhất.
Bên cạnh dòng báo công khai, hợp pháp mà không ít tờ
được “Nhà nước thực dân” bảo trợ, dung dưỡng, dần dần đã xuất hiện dòng báo bí mật, bất hợp pháp,
dòng báo Cách mạng chủ yếu của Đảng Cộng sản
Đông Dương mà người khai sinh
ra nó là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Báo chí cách mạng Việt Nam hình thành ở nước ngoài (Pháp, Trung Quốc, Liên
Xô và cả ờ Đông Bắc Thái Lan
nữa) với tờ báo tiên phong là Thanh Niên (6/1925) ở Quảng Châu.
Hoạt động chủ yếu trong điều kiện bí mật, vô cùng
thiếu thốn, với nguyên tắc báo chí của Lênin: “báo chí cách mạng không chỉ là người tuyên truyền
tập thể, cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể” được sự chăm sóc của
Đảng ta, nó lớn lên với sức Phù Đổng.
Từ những tờ báo đơn sơ, in sáp, in thạch
(litô) tiếng nói của các cơ sở đảng, dần dần báo chí cách mạng phong phú, đa
dạng (hết p.224) hơn,
đặc biệt thời kỳ Mặt trận
Dân chủ (1938 - 1939). Từ đầu thập kỷ 40, với
sự ra đời Mật trận Việt Minh,
báo chí cách mạng có thêm một hệ thống nữa là “báo của Mặt trận Việt Minh” với những tờ báo có
tiếng như Cứu Quốc; Việt Nam Độc Lập, Kèn Gọi
Lính, Độc Lập, Kháng Nhật v.v... bên cạnh những tờ báo lớn của Đảng như Cờ
Giải Phóng, Tạp Chí Cộng Sản...
Chỉ đến 1945, những người mác xít Việt Nam, chính
những nhà báo - nhà cách mạng đã có 3 thế hệ. Thế hệ đầu tiên chính là Nguyễn
Ái Quốc, người khai sáng dòng báo này, bên cạnh là những Hà Huy Tập, Nguyễn Văn
Tạo, Bùi Công Trừng... Thế hệ thứ hai, thế hệ Mặt trận Dân chủ Đông Dương “với những Trường Chinh,
Nguyễn Văn. Cừ, Trần Huy Liệu, Hải Triều, Võ Nguyên Giáp, Trần Đình Long”.
Thế hệ thứ ba “thế hệ Cách mạng tháng Tám là
những Thép Mới, Hoàng Tùng, Xuân Thủy, Tố Hữu, Quang Đạm, Nguyễn Huy Tưởng, Tô
Hoài...”. Thế hệ này sẽ đóng vai trò chủ lực cho 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc:
Kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) và chống Mỹ giải phóng Miền Nam (1954 - 1975).
Báo chí cách mạng là dòng báo của tương lai. Nhưng
ngay trước khi nắm chính quyền, những người làm báo mác xít đã có hoài bão về nền báo chí của nước
Việt Nam mới. Chính nhà báo Thép Mới kể lại: “Anh Trường Chinh là người lãnh
đạo công tác báo chí, không những đã tích lũy được những kinh nghiệm công tác báo chí của toàn bộ
phong trào mà bản thân anh còn là một nhà văn hóa, một nhà văn, nhà báo... (hết p.225)
Trong lần làm việc với anh chị em tòa soạn báo Cờ Giải Phóng ra công khai giữa Hà Nội đã rợp trời cờ đỏ Sao vàng ngày 27/8/1945, ngồi trên bộ xa lông bọc
nhung vàng của nhà tê Erhord nguyên Giám đốc chính trị Phủ Toàn quyền Đô Dương, anh
Trường Chính đã nói một câu đầy hoài bão:
“- 1917: Nam Phong
- 1932 : Phong Hóa - Ngày Nay
Đó cũng là hoài bão, quyết tâm của Đảng ta cắm
những dấu mốc mới trên tiến trình lịch sử báo chí nước nhà.
|
Hà Nội, mùa Thu 1998
|
NOTE: Tài liệu này có nguồn gốc có thể trích dẫn
để sử dụng, các bạn có nhu cần liên lạc với tác giả qua Email để tham khảo
thêm.
Nguyenbuikhiem@gmail.com
|
|
[2] Xem
Tiếng Dân, số ngày 27/8/1927.
[3] Tờ Đại Việt Tân
Báo, cho đến nay chỉ có tên trong Báo
cáo của Phủ
thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương, và do một người Pháp là Bahut đứng tên xin xuất bản ngày 21/5/1905.
Hiện chúng ta chưa tìm được số nào của tờ này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét