1. Ảnh hưởng văn học
|
12. Ký
|
2. Bút danh
|
13. Ngôn ngữ nhân vật
|
3. Bút ký
|
14. Nội dung và hình thức
|
4. Bút pháp
|
15. Phong cách
|
5. Ca dao
|
16. Tản văn
|
6. Cấu trúc của tác phẩm
|
17. Tạp văn
|
7. Cấu tứ
|
18. Thể loại văn học
|
8. Châm ngôn
|
19. Thể loại văn học sử
|
9. Châm biếm
|
20. Văn chính luận
|
10. Hài hước
|
21. Văn chương
|
11. Bố cục
|
22. Văn tiểu phẩm
|
1. Ảnh hưởng văn học (tiếng Pháp: influence)
Mối quan hệ tác động qua lại giữa
các nhà văn, các tác phẩm và các nền văn học. Mô phỏng, đồng nguồn, vay mượn, phổ biến đều có
quan hệ với ảnh hưởng nhưng chưa phải là đã ảnh hưởng thật sự. Sự mô phỏng tự nó chỉ mới
chứng tỏ sự lặp lại, chạy theo con đường của người khác. Sự vay mượn cốt
truyện, sử dụng tư liệu, ngôn ngữ cũng chưa phải là ảnh hưởng. Ảnh hưởng văn
học chỉ xảy ra trong điều kiện có tiếp nhận và sáng tạo và chủ yếu thể hiện
trên phương diện sáng tạo, làm ra tác phẩm mới, là cái tác động đem lại sự
phong phú hay biến đổi về quan điểm thẩm mĩ hay cách tư duy nghệ thuật mà
truyền thống văn học dân tộc của nhà văn không có, hoặc sự phát triển tự nhiên
của tài năng nhà văn không dẫn đến. Chẳng hạn, ảnh hưởng của chủ
nghĩa lãng mạn Pháp, đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng Pháp đã góp phần tạo
thành những sáng tác thơ mới 1932 - 1945 ở
Việt Nam.
Ảnh hưởng văn học là một quá
trình, có thể tác động tới các khâu khác nhau trong quá trình ảnh hưởng như gợi
ý, thúc đẩy, làm cho giống, tiêu hoá biến dạng, thay đổi biểu hiện nghệ thuật...
Có ảnh hưởng văn học diễn ra
toàn diện, có ảnh hưởng văn học giới hạn trong từng khâu. Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân có ảnh hưởng tới việc xuất hiện ý đồ tự sự
của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, nhưng không hoàn toàn ảnh hưởng tới
quan niệm con người của Nguyễn Du.
Ảnh hưởng văn học có thể xảy ra
trên những quy mô, trong những phạm vi khác nhau. Một giai đoạn hơặc một thời
đại văn học có thể ảnh hưởng tới sáng tác của nhà văn thuộc nhiều giai đoạn,
nhiều thời đại khác. Chẳng hạn văn học cổ đại Hi Lạp - La Mã từng ảnh hưởng sâu
sắc tới văn học Phục hưng và hàng trăm năm sau lại có ảnh hưởng sâu sắc tới văn
học cổ điển ở châu Âu. Sáng tác của một nhà văn thiên tài cũng có thể ảnh hưởng
tới sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn nối tiếp nhau. Nguyễn Du trong văn học Việt Nam,
Puskin trong văn học Nga, Gớt trong văn học Đức là những ví dụ tiêu biểu. Các
trào lưu, khuynh hướng, trường phái văn học cũng có thể ảnh hưởng qua lại với nhau.
Có loại ảnh hưởng văn học thuần
tuý mang tính chất cá nhân: ảnh hưởng qua lại giữa nhà văn này với nhà văn
khác. Có loại ảnh hưởng văn học giới hạn trong nội bộ văn học của một dân tộc.
Có loại ảnh hưởng văn học mở rộng trong phạm vi một vùng, một khu vực văn học của nhiều dân tộc có quan hệ gần gũi với nhau. Cuối cùng
là những ảnh hưởng văn học mang quy mô toàn thế giới. Giao lưu văn hoá và sự tương
đồng lịch sử là những nhân tố quan trọng bậc nhất để tạo ra những ảnh hưởng qua
lại giũa các khu vực, các nền văn học của nhiều dân tộc khác nhau trong tiến
trình chung của văn học nhân loại.
2. Bút danh
Tên tác giả được dùng để công bố
các tác phẩm thay thế tên thật. Chẳng hạn, Chế Lan Viên là bút danh của Phan
Ngọc Hoan, Nam Cao là bút danh của Trần Hữu Tri, Tố Hữu là bút danh của Nguyễn
Kim Thành... Sử dụng bút danh là hiện tượng phổ biến trong văn học toàn thế
giới thuộc mọi thời đại, đặc biệt là ở phương Đông.
Có rất nhiều kiểu đặt bút danh.
Có bút danh chỉ là những chữ cái, có bút danh được đặt theo chữ lót và tên thật
của nhà văn, như Huy Thông (Phạm Huy Thông), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), Huy Cận
(Cù Huy Cận), Tế Hanh (Trần Tế Hanh),... Lại có người lấy chữ lót và họ thật
làm bút danh như Nguyễn Bính (Nguyễn Bính Thuyết). Bút danh Thế Lữ do chữ lót và tên thật
của nhà thơ nói lái lại với nhau mà thành (Nguyễn Thứ Lễ). Nhiều nhà văn dùng
các bút danh mang ý nghĩa tượng trưng nhằm làm cho người đọc chú ý đến một đặc
điểm tính cách nào đó hoặc ý đồ sáng tác của mình, chẳng hạn Tú Mỡ, Thợ Rèn...
lại có những nhà văn vừa kí bút danh vừa kí tên thật.
3. Bút kí
Thể loại thuộc loại hình kí thường có quy mô tương ứng với truyện
ngắn*. Bút kí khác truyện ngắn ở chỗ tác giả bút kí không sử dụng hư
cấu* vào việc phản ánh hiện thực.
Bút kí ghi lại những con người
thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của
mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí
tuỳ thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của
tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến nhằm khám phá ra những khía cạnh
“có vấn đề”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong va chạm giữa tính cách và hoàn
cảnh, cá nhân và môi trường. Nói cách khác, giá trị hàng đầu của bút kí là giá
trị nhận thức.
Bút kí có thể thuộc về văn học*, cũng có thể thuộc về báo chí tuỳ
theo mức độ biểu hiện cái riêng của tác giả và mức độ sử dụng các biện pháp
nghệ thuật cùng tính chất tác động của nó đối với công chúng.
Bút kí có thể thiên về khái quát các hiện tượng đời sống có vấn đề, hoặc
thiên về chính luận. Nếu ở loại
trên, tác giả chú ý nhiều đến việc điển hình hoá những tính cách* bằng
nhiều biện pháp nghệ thuật như xây dựng cốt truyện* (tuy không chặt chẽ
như trong truyện ngắn, nhất là không có xung đột duy nhất), sử dụng các yếu tố
liên tưởng, trữ tình... thì thường bút kí
chính luận thường nổi lên những hiện tượng của đời sống xã hội mà tác giả nắm
bắt được cái thực chất bên trong của chúng để mô tả nó một cách chính xác, sinh động, có kèm theo những
nhận xét riêng của mình hoặc của nhân vật, phân tích, đánh giá cuộc sống được
mô tả. Ở đây yếu tố nghị luận, châm biếm, hài hước thường được sử dụng nhiều
hơn.
4. Bút pháp (tiếng Pháp: écriture)
Ở phương Đông bút pháp vốn là
thuật ngữ của thư pháp – nghệ thuật viết chữ Nho, chỉ cách cầm bút lông, cách
đưa đẩy nét bút để tạo dáng nét chữ đẹp. Chẳng hạn: “Khen rằng bút pháp đã
tinh” (Truyện Kiều).
Trong văn học, bút pháp là cách thức hành văn, dùng chữ, bố
cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ
thuật nào đó. Ở đây bút pháp cũng tức là cách viết, lối viết. Người
ta thường nói: bút pháp trào lộng, bút pháp trữ tình, bút pháp cổ kính... là do
sử dụng các biện pháp trào lộng, trữ tình hay từ cổ, cách diễn đạt cổ mà nên.
Ví dụ: “Bút pháp sở trường của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong truyện và kí là
châm biếm” (Phạm Huy Thông); “Trong thơ trữ tình, Bác thường
dùng bút pháp hiện thực và bút pháp tượng trưng” (Nguyễn Đăng Mạnh).
Khái niệm bút pháp do trực tiếp gấn với cách viết, lối viết, nên có phần tương đồng với khái niệm phong cách, văn phong. Bởi chữ phong cách trong tiếng Hi Lạp,
La-tinh lúc đầu cũng có nghĩa là “cây bút”, sau mở rộng thành “chữ viết”, “cách
viết”. Tuy nhiên nội dung khái niệm phong cách nay được hiểu rộng hơn, có tính
hệ thống hơn, còn bút pháp thường chỉ yếu tố của phong cách.
5. Ca dao (tiếng Pháp: chanson populaire)
Còn gọi là phong dao.
Thuật ngữ ca dao được dùng với
nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau.
Theo nghĩa gốc thì ca là
bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu.
Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn
bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu.
Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca.
Do tác động của hoạt động sưu
tầm, nghiên cứu văn học dân gian, ca dao đã dần dần chuyển nghĩa. Từ một thế kỉ
nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã dùng danh từ ca dao
để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những
tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Với nghĩa này, ca dao là thơ
dân gian truyền thống. Ví dụ câu ca dao:
“Làm trai quyết
chí tu thân
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo”
Hai câu này vốn được rút
ra từ bài dân ca hát cách với những tiếng đệm, tiếng láy tiếng đưa hơi
như sau:
Làm trai quyết chí (mà) tu (ý) thân. Công
danh (là công danh) chớ vội (chứ đã) nợ nần (mà nợ nần) chớ
lo (ý y y ý y)...
Từ sau Cách mạng tháng Tám (1945)
trên sách báo nước ta đã xuất hiện danh từ ca dao mới để phân biệt ca
dao cổ (hay ca dao cổ truyền).
Ca dao mới khác với ca dao cổ về khá
nhiều phương diện (về thời gian, hoàn cảnh, lực lượng sáng tác, hệ thống đề
tài, chủ đề, phương thức và phương tiện lưu truyền, phổ biến...). Ngoài phương
thức sáng tác và lưu truyền bằng miệng của nhân dân, ca dao mới còn
được sáng tác và phổ biến bằng văn tự của các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp hoặc
nghiệp dư. Những tập ca dao thành văn được xuất bản trong mấy chục năm qua (như
ca dao kháng chiến, ca dao chống Mĩ, ca dao chống hạn,...) thiên về tuyên
truyền chính trị là một hiện tượng mới chưa từng có trong lịch sử ca dao
trước Cách mạng tháng Tám (1945).
Dựa vào chức năng kết hợp với hệ
thống đề tài, có thể phân ca dao cổ (hay ca dao cổ truyền) thành những
loại ca dao khác nhau, như ca dao ru con, ca dao tình yêu, ca dao về tình cảm
gia đình, ca dao than thân, ca dao trào phúng...
6. Cấu trúc của tác
phẩm (tiếng Nga: struktura proizvedenia)
Tổ chức nội tại, mối quan hệ qua lại của các yếu tố
của tác phẩm mà sự biến đổi một yếu tố nào trong đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các yếu tố khác. Từ xưa người ta đã biết
đến cấu trúc của tác phẩm văn học,
nhưng chỉ hiểu ở khía cạnh hòa hợp
hài hòa, đối xứng. Nghiên cứu văn học từ những năm 20 thế kỉ XX hiểu cấu trúc của
tác phẩm văn học
là kết cấu*, cấu tạo và mối quan hệ qua lại của nhân vật với các hình tượng khác, quan hệ giữa các lớp tư
tưởng chủ đề và lớp tạo hình, tổ chức lời văn.
Ngày
nay, cấu trúc của tác phẩm văn học là một khái niệm được sử dụng phổ biến và
được hiểu như là mối quan hệ qua lại của các kí hiệu thẩm mĩ đặc thù, bởi tác
phẩm là một thông báo bằng một ngôn ngữ đặc biệt. Khác với ngôn ngữ tự nhiên,
các yếu tố cấu trúc của tác phẩm đều có ý nghĩa riêng. Ví dụ một câu tục ngữ
như: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, thì cả mực và đen, đèn
và sáng, trong cấu trúc của câu tục ngữ đều hàm chứa những nội dung mà
những chữ ấy thông thường tách riêng ra không thể có được. Do đó muốn hiểu tác phẩm văn học, ta phải tìm hiểu cấu trúc của nó, đặt
các yếu tố vào trong cấu trúc của nó.
Tác
phẩm văn học là một cấu trúc phức tạp. Hiện vẫn chưa có một quan niệm thoả mãn
được mọi người. Tuy vậy nhìn chung, khái niệm cấu trúc của tác phẩm có thể hình
dung đại để như sau: xét từ lí luận chỉnh thể, cấu trúc của tác phẩm bao gồm
các yếu tố được đặt trong trật tự (cấp độ) phụ thuộc vào nhau như sau đây: tư
tưởng - chủ đề (gồm cả đề tài), hệ thống hình tượng (có thể bao gồm cả cốt
truyện), kết cấu, ngôn từ. Cũng có ý kiến xem nội dung tư tưởng -
chủ đề là yếu tố ưu trội, quy định cả hệ thống tác phẩm, còn cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố: ngôn từ, cốt
truyện, được tổ chức với nhau bằng kết cấu. Yếu tố kết cấu là đặc trưng
cho bản chất nghệ thuật nói chung của văn học, nó tạo ra nhịp điệu chung cho
tác phẩm và cho từng bộ phận. Yếu tố cốt truyện đặc trưng cho văn học với tư
cách là nghệ thuật thời gian, gắn với nó xuất hiện con người không gian, thời
gian, xung đột, biến cố. Yếu tố ngôn ngữ tiêu biểu cho đặc trưng
nghệ thuật ngôn từ. Sự thống nhất các yếu tố (cấp độ) này tạo ra thế giới nghệ
thuật của tác phẩm.
Trên cấp độ chủ đề, cốt truyện , người ta chỉ ra các câu, các
từ ngữ chìa khoá có ý nghĩa đặc biệt như là các chủ đề nhỏ, các môtip*. Cốt
truyện được hiểu như là tổng thể của các môtíp và tiếp theo, chỉ ra các cốt
truyện “di chuyển”, các chủ đề “vĩnh cửu” (thiên nhiên, tình yêu, cái
chết,...). Trên cấp độ hình tượng, người ta chia ra hình tượng ngôn từ (các
phép chuyển nghĩa), các hình tượng nhân vật, phong cành, chân dung, nội tâm
(chiếm một phần văn bản),các hình tượng về thế giới, không gian, thời gian
(chiếm toàn văn bản). Trên cấp độ thời gian, người ta chia các yếu tố dòng thơ,
khổ thơ, văn bản thơ. Trên cấp độ ngôn ngữ, người ta phân biệt ngữ âm, hình
thái, cú pháp, yếu tố trên câu, toàn văn bản, liên văn bản. Toàn bộ các yếu tố vừa
kể trên ở các cấp độ đều tham
gia vào cấu trúc của tác phẩm nhằm tạo ra một hình thái về mối quan hệ thẩm mĩ
giữa chủ thể và thế giới.
Tính lặp lại và vững bền của các
yếu tố thuộc các cấp độ cấu trúc tối cao, cho phép nghĩ đến các mẫu gốc*
của tư duy nghệ thuật. Tính ổn định của các cấp độ cấu trúc siêu văn bản cho
phép nói đến cấu trúc của tình huống văn học sử của thời đại. Một trong những
đặc điểm quan trọng của tính ổn định của cấu trúc là kí ức của thể loại, tức
là mô hình của thể loại văn học.
7. Câu tứ (tiếng Nga: zamysel)
Xét trong quá trình sáng tác, là
hoạt động tư duy để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật. Trong thiên Thần tứ,
nhà lí luận văn học Trung Quốc Lưu Hiệp nói: “Cái kì
diệu của cấu tứ là làm cho tinh thần nhà văn gặp gỡ với sự vật khách quan”, “hình và ý gặp nhau”. Các nhà văn thường nói “tình tứ”, “cấu
tứ” tác phẩm là như vậy.
Xét như một thành quả sáng tạo,
cấu tứ là sự cắt nghĩa, lí giải và khái quát hiện tượng đời sống bằng một hình
tượng tổng quát có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tưởng và miêu tả nghệ
thuật trong tác phẩm. Chẳng hạn trong bài Lệ, Xuân Diệu xem “Trái đất
ba phần tư nước mắt” là một giọt lệ lớn đi giữa không
trung, hoặc trong bài Hồ Chí Minh (1946) Tố Hữu hình dung Hồ Chủ tịch
qua hình ảnh “Người lính già” đi tiên phong quyết chiến, hi sinh.
Có thể xem cấu tứ là linh hồn của
tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế
giới nghệ thuật của tác phẩm. Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là
quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó.
Cấu tứ không phải chỉ có trong
thơ trữ tình hoặc trong một tác phẩm nào đó mà có cả trong mọi tác phẩm nghệ
thuật loại khác như tiểu thuyết*, kịch, kí, tản văn, trong sáng tác
của một tác giả hoặc một thể loại văn học. Chẳng hạn “phức điệu” (polyphonie)
là loại cấu tứ nghệ thuật của Đốt-xtôi-ép-xki để phản ánh cái phẩm chất chưa
hoàn thành của đời sống. Miêu tả con người như đồ vật (chân dung thằng ăn cắp, bà
phán Tuyên,...) là một nét đáng chứ ý trong cấu tứ nghệ thuật của truyện ngắn
trào phúng Nguyễn Công Hoan.
8. Châm biếm (tiếng Pháp: satire)
Một dạng của văn học trào phúng*,
dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những
đối tượng và những hiện tượng này hay hiện tượng khác trong xã hội. Châm biếm
gắn liền với tình cảm xã hội như yêu nước, yêu lẽ phải, tình yêu con người.
Châm biếm khác với umua, hài hước
ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc
của hình tượng nghệ thuật.
Về phương diện xã hội,
phần lớn những tác phẩm châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của nhân dân,
của tư tưởng tiến bộ trong lịch sử. Các nhà văn, nhà thơ trào phúng
thường có tài châm biếm và đã viết những tác phẩm có giá trị đả kích bọn thống
trị tàn bạo, hà khắc, bọn xâm lược và bè lũ phản bội, bán nước cầu vinh,...
9. Châm ngôn (tiếng Anh: gonomic, maxim)
Lời nói để răn đời, ngăn ngừa sai
trái, có tác dụng hướng dẫn về tư tưởng đạo đức, cách sống. Chẳng hạn: Kỉ sở
bất dục vật thi ư nhân (Điều mình không muốn thì chớ làm cho người khác).
Mở rộng ra, châm ngôn cũng như cách ngôn là lời đúc kết cách sống.
Với hình thức ngắn gọn, dễ nhớ, (câu) châm ngôn thường được rút ra từ tục
ngữ hoặc từ lời nói của các lãnh tụ, các nhà tư tưởng, các nhà vãn hoá lớn.
Chẳng hạn nhiều câu nói của Khổng Tử, Hồ Chí Minh, Lê-nin đã được coi là châm
ngôn.
Châm ngôn còn là một thể văn
trong văn học cổ, gọi là bài châm hay châm từ.
10. Hài hước (tiếng
Anh: humour); còn gọi
là umua.
Một
dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua
vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hoà, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản
chất và hiện tượng, đặc biệt là lí tưởng và thực tế, như dốt mà hay nói chữ, sợ
vợ mà lên mặt làm chồng,...
Hài
hước khác cái nghịch dị* ở tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu,
khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Hài hước là sản phẩm của trí tuệ con người, là dấu hiệu của tài năng và
là biểu hiện của tinh thần lạc quan.
Hài
hước khéo léo, nhẹ nhàng vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp
người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng sai. Ví
dụ: hài hước ở một số bài thơ của Hồ Chí Minh trong tập Nhật kí trong tù:
Mỗi
người nửa chậu nước nhà pha,
Rửa
mặt, pha trà tự ý ta
Muốn để
pha trà đừng rửa mặt
Muốn
đem rửa mặt chớ pha trà.
11. Bố cục
Là một phương diện của
kết cấu. Ngoài bố cục, kết Hcấu còn bao gồm: tô chức hệ thống tính cách, tổ
chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành
phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện,... sao cho toàn bộ tác
phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể
nghệ thuật.
Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng
có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái
quát nghộ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề
và tư tưởng các tác phẩm: triển khai,
trình bày hấp đẫn cốt truyện; cấu Itrúc hợp lí hệ thống tính cách ; tổ chức
điểm nhìn trần thuật của tác giả: tạo ra tính toàn vẹn của tác
phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ.
Nếu những yếu tố kĩ thuật, thủ
pháp là có giới hạn thì kết cấu là vô hạn, vì mỗi tác phẩm là một
“sinh mênh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ
chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét