Khiemnguyen

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Phong Hóa và Ngày Nay



(Nguyễn Bùi Khiêm ) lang thang trên mạng, thấy cái này hay hay, copy về đây, cũng chẳng biết đích thực là của tác giả nào, nhưng biết chắc chắn là những cứ liệu mà các tiên sinh đã dùng để chắp bút thật chuẩn, up lên đây tìm một sự đồng cảm tri thức về một thời lãng mạn trước năm 1945 trong lịch sử báo chí Việt Nam
Phong Hóa và Ngày Nay là hai tuần báo xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1932 tới năm l940, dưới chế độ Bảo hộ, thuộc Pháp. Thoạt đu tun báo Phong Hóa do ông Phạm Hữu Ninh làm chủ, đã ra 13 s báo không có độc giả, sắp sửa phải đình bản (Khái Hưng và Nhất Linh có viết và vẽ cho tờ báo này dưới tẻn Trần Khánh Giư và Đông Sơn). Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã mua lại và làm chủ bút nhưng vẫn giữ trên mặt báo tên ông Phạm Hữu Ninh, Gérant và ông Nguyễn Xuân Mai, Directeur Politique, ông cùng một nhóm anh em bạn hữu gồm có Khái Hưng, Trn Khánh Giư, Tú Mỡ, Hồ Trọng Hiểu, Tứ Ly, Nguyễn Tường Long, Thạch Lam, Nguyễn Tường Lân, tạo thành một ban biên tập hoàn toàn mới.
Bắt đầu từ ngày 22/09/1932, Phong Hóa số 14 ra tám trang khổ lớn, trở thành tờ báo trào phúng đâu tiên của nước ta. Mục đích của báo được quảng bá lần đu trong Phong Hóa s 13 là:
“Bàn một cách vui vẻ các vấn đề cần thiết: Xã hội, chinh trị, kinh tế, nói rõ về hiện tình trong nước...”.
Đó chính là sự thể hiện tinh thần dân chủ và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương, báo chí. Sau này tờ báo thực sự đã ni bậttính thời sự và giọng châm biếm.
Năm 1933, Phong Hóa có thêm Thế Lữ - Nguyễn Đình Lễ, một nhà thơ, nhà văn mới.
Tới giữa năm 1934, Tự Lực Văn Đoàn được thành lập với sáu thành viên: Nhất Linh, Tứ Ly (Hoàng Đạo), Thạch Lam, Khái Hưng, Tú Mỡ và Thế Lữ. Sau này Tự Lực Văn Đoàn có thêm thành viên thử bầy là thi sĩ Xuân Diệu.
Các thành viên Tự Lực Văn Đoàn với phong cách viết khác nhau, nhưng đều sử dụng một loại văn mới m, giản dị, nhẹ nhàng, dễ đọc, trong những tác phẩm có nội dung mới, súc tích, lý thú, hợp khẩu vị dân chúng, đã nhanh chóng thu hút độc giả. Văn Đoàn đã thực sự cải tiến cách viết chữ Quốc ngữ, giữa lúc lối văn biền ngẫu sáo rỗng vẫn còn thống lĩnh văn chương Việt Nam, với quá nhiều từ Hán - Việt, và chng tỏ rằng chữ viết mi có đủ kh năng diễn tả tất cả mọi tình huống của cuộc đời. Các thàiih viên Tự Lực Văn Đoàn mỗi người đều tự tạo ra một sự nghiệp văn chương lừng lẫy trên các báo Phong Hóa và Ngày Nay, họ được ca tụng là những văn hào của dân Việt.
Văn hào Nhất Linh, người cầm đầu, hoàn thành một kho tàng văn học đồ sộ, sáng chói, đồng thời điều khiển văn đoàn rất thành công. Là một thủ lĩnh văn chương có biệt tài, Nhất Linh nhận xét, sử dụng tài năng, s trường của các tác gi rất bén nhậy, sắc sảo. Ta có thể đọc được ít bài trên Phong Hóa và Ngày Nay như: “Nguyễn Thế Lữ, một nhân vật mới trong làng thơ mới” phê bình Thế Lữ vào năm 1933, khi nhà thơ chưa là thành viên của báo, và nhiều bài viết ca Thế Lữ còn ở trong dạng bn thảo[1]. Hay bài công bố gii khuyến khích về thi ca Tự Lực Văn Đoàn năm 1939: nữ sĩ Anh Thơ, và thi sĩ Tế Hanh[2].
Nhất Linh là người có “cặp mắt xanh”, sớm nhìn ra tng sở trường, sở đoản của anh em, nên tạo điều kiện giúp anh em tiến nhanh, tiến vững trong nghề nghiệp. Cụ thể, Tú Mỡ là bạn thân của Nhất Linh, nhưng khi đọc bài phóng sự của Tú Mỡ, Nht Linh phê bình ngay: “Dở quá, anh nên chuyên v thơ trào phúng, tốt hơn!”[3]. Cho nên Tú Mỡ chi tập tung viết thơ trào phúng, phụ trách chuyên mục Dòng nước ngược. Và thơ trào phúng của Tú Mỡ được nhiều thế hệ yêu thích (lâu lâu Tú M cũng có một bài phóng sự).
Có lần Thế Lữ kể lại (theo trí nhớ): Khi làm việc trong tòa báo, ông phải lọc các bài gửi đăng, có lần thấy một bài dở đã loại ra. Nhưng khi báo in, lại thấy bài đó xuất hiện! Hỏi ra, thì chính là Nht Linh nhặt lại, với lời bình: “Độc giả thích loại này!”. Kiểm lại, đúng thật, bài đó được nhiều lời khen của người đọc. Riêng với Thế Lữ, việc ông trở thành tác giả viết truyện trinh thám là do Nhất Linh! Vì Nhất Linh đưa ý kiến: “Bây giờ là lúc báo cn có truyện trinh thám để thay đổi món ăn, anh Thế Lữ viết được loại này. Anh nên viết đi!” Những phần chính của tờ báo là:
1. Văn học
Các thành viên Tự Lực Văn Đoàn sáng tác rất nhiều tiểu thuyết dài, ngn với cách hành văn cũng như cấu trúc tác phẩm mới mẻ, phong phú, đã thay đổi hẳn không khí văn học thời bấy giờ. Trong đó, ni bật là tình yêu trong trắng, lãng mạn, lý tưởng, và xung đột giữa cái mới và cái cũ. Đặc biệt, những tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng về “luận đề cũ mới” làm sôi sục xã hội thời đó. Nếu cuốn tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng mở đu cho sự đổi mới văn chương của nước nhà; Nửa chừng Xuân cho người đọc thấy sự xung đột giữa cũ và mới trong xã hội, thì cuốn tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nht Linh lên đên đỉnh điểm của cuộc xung đột. Nhan đ truyện đã được nhắc lại như một tuyên ngôn: “Đoạn tuyệt với cái cũ!”. Đâu đâu trong nước ta cũng thấy nói tới, tranh luận tới truyện này, ngay cả diễn kịch Đoạn tuyệt nữa!
Bên cạnh đó, Nhất Linh viết tiểu thuyết dài, ngắn, ngay trước khi có báo Phong Hóa như Nho Phong và Người quay tơ. Những tiểu thuyết luận đề của ông, ngoài Đoạn tuyệt, cun Lạnh ng cũng gây nhiều tranh cãi và được độc giả ham thích. Sau đó Nhất Linh chuyển sang viết truyện tâm lý như Bướm trng... Suốt đời ông, viết văn bao giờ cũng là một niềm vui tri thức, trân trọng và say mê. Sau này ông viết cuốn Xóm cầu Mới, viết đi viết lại nhiều lần, mà lần nào cũng long trọng, cũng đắm đuối như “thuở ban đu”. Với s lượng tác phẩm to lớn, văn phong trong sáng, đẹp đẽ, với tri thc chín chắn trong văn học, Nhất Linh là một văn hào lỗi lạc của chúng ta.
Về Khái Hưng, khi về làm việc với Nhất Linh thì vụt sáng lên như sao buổi sớm. Với vn sống và kiến thức đông tây uyên thâm, Khái Hưng là người kể chuyện rat có duyên, viết truyện rất thu hút, rất nhân bản, ần tàng một ý mun nâng cao dân trí, tìm lý tưởng cho thanh niên. Ông có tài viết nhanh, viết dễ dàng, gn như số báo nào ông cũng có truyện dài, truyện ngn, kịch, hay truyện vui, phê bình văn học ... Khi lượng tác phẩm của ông thật đ sộ. Đọc Phong Hóa và Ngày Nay, các bạn sẽ được thy rt nhiều bài ông viết, chưa từng được in ra sách. Khái Hưng là tác giả được ngưỡng mộ nht thời đó, ông đáng mặt văn hào hàng đầu của chúng ta. Ngoài ra, Khái Hưng còn là tay vẽ ký họa rât khéo, ông có nhiều bức ký họa trên báo Phong Hóa.
Bên cạnh, Thạch Lam là một cây viết kín đáo, kén người đọc. Ông viết truyện tâm lý tình cảm thâm trầm giản dị, nhẹ nhàng mà thấm thía tuyệt vi. Văn ông đi vào hồn người. Thạch Lam có một tấm lòng quê thật sâu xa. Nguyễn Tuân gọi đó là: “(Ông)... vừa sng vừa lắng nghe chung quanh cũng là lng nghe mình phản ứng trước mọi diễn biến, cả bên ngoài lẫn bên trong mình” (Tiểu Luận và Chân Dung n học - Tuyển Tập Nguyễn Tuân, trang 353, nhà xuất bản Văn Học, 1982). Thạch Lam là một văn hào hàng đầu của Việt Nam về sự tinh tế. Trong bài tựa cuốn Gió đu mùa, Khái Hưng viết: “Thành thực, đó là đc tính không có không được của nhà văn, ở Thạch Lam, sự thành thực lại trở nên sự can đảm. Đọc nhiu đoạn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vi sự thành thực (nhất là trong truyện Ngày Mới)[4]...”. Ta hãy đọc quan niệm của chính Thạch Lam về văn chương trong Lời nói đầu của tập truyện ngn Gió đầu mùa:Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đc lực mà chúng ta có, để vừa t cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối vừa tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú.
Nhiều bài trong Hà Nội 36 phố phường của ông là những áng văn hay về Hà Nội được nhiều thế hệ sau này nhc đên và chc sẽ được tiếp tục nhc đến khi nhớ v Hà Nội một thi thanh lịch. Thạch Lam viết nhiu thể loại kể cả phê bình văn học, mỹ thuật... Giữ chức chủ bút báo Ngày Nay khá lâu, Thạch Lam quán xuyến công việc một cách tốt đẹp, phát triển được đội ngũ cộng tác viên hùng hậu, nhất là số lượng phát hành ngày một tăng. Đó cũng là cái tài của chủ bút Thạch Lam.
Riêng Thế Lữ, ngoài thơ ca, là một cây viết rất cuốn hút, văn phong khác lạ, lý thú, mạnh mẽ, săc nét... với tinh thần rõ ràng khúc triết và tài dàn xếp câu chuyện thật ly kỳ. Thế Lữ nổi tiếng nhất về những truyện đường rừng như Vàng và Máu, Một đêm tn,... truyện kinh dị như Bên đường thiên lôi, Cái đầu lâu... Ông còn nhiu loạt bài phóng sự vui như Ta làm báo, Lê Ta xung Hải Phòng... nhiu truyện trinh thám, nhiều kịch bản, cùng nhiêu bài phê bình thơ, kịch... chưa ra sách. Thỉnh thoảng Lê Ta cũng có ký họa đăng báo.
Nhìn chung, những sách truyện của Tự Lực Văn Đoàn đã được nhiều thế hệ người đọc yêu thích, góp phân nâng cao dân trí, giúp cho câu văn tiếng Việt rõ ràng, mềm mại, giúp cho nhiều thế hệ người đọc yêu quê hương, đất nước...
Hơn nửa thế kỷ qua đi, nhiều người đã bàn về những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn. Dù thích hay không thích, các nhà nghiên cứu văn học đều thừa nhận có một dòng n chương Tự Lực Văn Đoàn. Đây là văn đoàn đầu tiên của nước nhà và cũng là văn đoàn góp phần to lớn làm nên cuộc cách mạng văn học trong thế kỷ XX.
2. Báo chí
Ngoài tư cách nhà văn, các thành viên Tự Lực Văn Đoàn còn là những nhà báo. Họ đi lấy tin, tường thuật, bút chiến. Bằng giọng hài hước họ diễu cợt các thói xu của gii quan lại, trường giả... Trong các tiết mục như: Câu chuyện hàng tuần, Điểm thời sự, Đọc sách, Trả lời bạn đọc, Ngày Nay nói chuyện... mọi thành viên đều viết, và thường được bạn đọc phục vì tài và nể vì tư cách (ngay cả những bức tranh khôi hài Lý Toét nhiều khi cũng được tạo thành do sự góp ý của nhiều thành viên và họa sĩ. Những bức tranh này thường không ký tên tác giả).
Người viết những bài lý luận thời sự về xã hội, chính trị, kinh tế... điều khiển linh hồn tờ báo là Tử Ly Hoàng Đạo. Qua các loạt bài như: Từ nhỏ đến lớn; về người: Từ cao đến thấp; về việc: n Ngang, nói ngược mà hiểu ra xuôi, cũng như loạt bài Hậu Tây Du , Đi thăm Khổng Tử... Hoàng Đạo không đả phá thẳng vào Mu quốc và chế độ thuộc địa mà bt đầu tấn công vào các quan lại người Việt bằng cách viết văn châm biếm và chế diễu. Thêm vào đó, trên cả hai tờ Phong Hóa và Ngày Nay, ông đã viết ra một khối lượng tài liệu rất lớn về pháp luật, về quyền lợi cũng như nghĩa vụ người công dân, như: Trước Vành Móng Ngựa, Công Dân Giáo Dụcgiúp người dân hiểu luật pháp, không sợ bị đe dọa, bị bắt nạt. Cũng như loạt bài Bùn lầy nước đọng, viết về thực tế khốn cùng của nông dân Việt Nam, chng tỏ Tự Lực Văn Đoàn rất quan tâm đến xã hội, đến việc “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” như tinh thn của nhà ái quốc Phan Chu Trinh đã bàn đến hồi đầu thế kỷ XX.
Sau này, rõ ràng nht là Thuộc địa Ký ước, đã phân tích chế độ thuộc địa và những biện pháp cai trị của thực dân Pháp áp dụng ở nước ta.
Những phóng sự về mặt trái của xã hội, do Trọng Lang, cây bút phóng sự sẳc nét lúc bấy giờ, phụ trách.
Khi báo Phong hóa bt đầu năm 1932, đa s những người trong tòa soạn còn rất trẻ. Nhất Linh mới có 26 tuổi, Hoàng Đạo 25, Thế Lữ 25, Thạch Lam 22, Tô Ngọc Vân 26, Nguyễn Gia Trí 24, Lemur Nguyễn Cát Tựờng 20. Ta thấy trong nội bộ tòa báo, các đoàn viên đối xử với nhau thật thân ái, vui vẻ hay đùa lơn, kết nên những tình bạn sâu xa, bn vững. Bà Khái Hưng nhận xét vui rằng chồng mình mê các bạn Tự Lực Văn Đoàn như... mê gái! (theo Ba Tôi, Trần Khánh Triệu). Thế Lữ cũng nói: “Không có báo Phong Hóa, Ngày Nay, không có bạn bè Tự Lực, không có bạn thơ văn ngàv y ăn ở với nhau như bát nưc đầy, sẵn lòng yêu tài, mến đức của nhau... thì không có Thế Lữ”. Sau này từ những năm sau 1946 đến khi mất, Thê Lữ và Tú Mỡ vẫn là đôi bạn chí thiết. Và my chục năm sau, ngay cả khi các thành viên đã khuất núi, các bà Nhất Linh, Cát Tường, Gia Trí... vẫn thăm viếng nhau, các con cháu dù ở xa, dù chưa biết nhau, khi gp lại vẫn có tình thân như anh em trong nhà.
Chúng ta có thể ghé mt vào tòa soạn báo Phong Hóa, xem một buổi làm việc chung, qua ngòi bút của Thế Lữ trong bài Phóng Bút của Lê Ta đăng năm 1935 trên Phong Hóa s 154[5]. Tú Mỡ sau này cũng kể lại cung cách làm việc chung của nhóm Tự Lực rất vui. Trong cuốn sách Tiếng Cười có đoạn nói về cuộc họp tối thBẩy trên căn gác ấm cúng số 80 đường Quan Thánh: “Anh em ngồi chầu ngọn lửa ấm áp, tán chuyện thời sự, nảy ra đ tài viết bài cho s báo mới... Dạo Khái Hưng và Nht Linh viết chung truyện dài Đời mưa g, hai anh bàn nhau kỳ này nên cho hai nhân vật chính (Tuyết và Chương) đi đâu, làm việc gì, rồi đột nhiên trái chứng trái khoáy, mỗi kỳ mỗi anh thay nhau chấp bút. Công việc sáng tác tập thể của các anh là như vậy”[6]
Còn nữa nhưng không buồn biên…


[1] Nhất Linh, Nguyễn Thế Lữ, một người mới trong làng thơ mới, PH số 54, 1933

[2] Giải thưởng Thơ Tự Lực Văn Đoàn 1939, Nhất Linh, NN số 209, 25/5/40

[3] Trích Hi ký của Tú Mỡ.

[4] Khái Hưng, Tựa Gió Đầu Mùa của Thạch Lam, NN số 89.

[5] Phỏng bút của Lê Ta, PH s 154,1935

[6] Tiếng Cười, Tú Mỡ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét