Khiemnguyen

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Phong cách và những tiêu chí liên quan đến phong cách





(Từ điển thuật ngữ văn học)

1. Phong cách (tiếng Pháp: style)
Phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật là hai phạm trù khác nhau:
Trong ngôn ngữ, do thực hiện những chức năng khác nhau, do được sử dụng trong các tập đoàn xã hội hoặc những giới nghề nghiệp khác nhau, dần dần hình thành những phong cách ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ văn học (nghệ thuật ngôn từ)… hoặc phong cách ngôn ngữ điện báo…

Những phong cách ngôn ngữ này thuộc phạm trù ngôn ngữ học.
Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối n định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học (255) dân tộc. Phong cách khác phương pháp sáng tác sự thực hiện cụ thể trực tiếp của nó: các dấu hiện phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản ca hình thức nghệ thuật (xem thêm: nội dung và hình thức)... Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. Với ý nghĩa này, người ta phân biệt các “phong cách lớn”, hay còn gọi là “phong cách thời đại” (phong cách Phục hưng, Barốc, chủ nghĩa cổ điển), các phong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong cách dân tộc, phong cách cá nhân của tác giả.
Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau, chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nguyên Hồng, Xuân Diệu và Chế Lan Viên…Trong chỉnh thể “nhà văn” (hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Ngoài thế giới quan, những phương diện tinh thần khác như tâm , khí chất, cá tính đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành phong cách của nhà văn. Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại (256).
2. Tản văn (tiếng Pháp: prose)
Nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi. Nếu văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vn, và trong nghĩa hẹp ch các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu phẩm chính luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các loại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn. Nó là một loại hình văn học ngang với thơ, kịch, tiểu thuyết. Nhung mặt khác tản văn lại có nội hàm rộng hơn khái niệm kí, vì nội dung chứa cả những truyện ngụ ngôn hư cấu lẫn các thể văn xuôi khác như thư, tựa, bạt, du kí,...
Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc hoạ nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có ging điêu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.
Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh, truyện, tử, tp như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử kí, các bài biểu, chiểu, cáo, hịch, phu, minh, luận... Trong văn học hiện đại, tản văn bao gổm các thể (293) , tuỳ bút, văn tiểu phẩm, văn chinh luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học…
Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tuỳ ý, cách thế hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác gicó truyền thống lâu đời và sức sống mạnh mẽ (294).
3. Tạp văn
Những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội. Chẳng hạn như tạp văn ca Lỗ Tấn, được ông gọidây thần kinh cảm ứngchân tay tiến công và phòng thù (294), là dao găm và mũi lao, có thể cùng bạn đọc mở ra một con đường máu để sinh tồn.
Phần lớn tạp văn mang yếu tố châm biếm, trào lộng, đả kích. Có loại nhm vào kẻ địch với đòn “giu cợt chết người”, đánh trúng ch hiểm, có loại nhm vào khuyết điểm của người cùng đội ngũ, vạch đúng sai lm, trào phúng thành khẩn, trị bệnh cứu người.
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, nhiu nhà văn kiêm nhà báo đã viết tạp văn như Ngô Tất Tố, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. Sau Cách mạng tháng Tám, nhiu bài văn chính luận ngắn hóm hỉnh trên các báo chí ta cũng là tạp văn (295).
4. Châm biếm (tiếng Pháp: satire)
Một dạng của văn học trào phúng, dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng và những hiện tượng này hay hiện tượng khác ưong xã hội. Châm biếm gắn liền với tình cảm xã hội như yêu nước, yêu lẽ phải, tinh yêu con người (53).
Châm biếm khác với umua, hài hước ở mức độ gay gt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật.
V phương diện xã hội, phn lớn những tác phẩm châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của nhân dân, của tư tưởng tiến bộ trong lịch s. Các nhà văn, nhà thơ trào phúng thường có tài châm biếm và đã viết những tác phẩm có giá trị đả kích bọn thống trị tàn bạo, hà khc, bọn xâm lược và bè lũ phản bội, bán nước cu vinh... (54).
Hài hước (tiếng Anh: humour; còn gọi là umua)
Một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hoà, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hin tượng, đặc biệt lí tưởng thực tế, như dốt mà hay nói chữ, sợ vợ mà lên mặt làm chồng,...
Hài hước khác cái nghịch dị tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Hài hước là sản phẩm của trí tuệ con người, là dấu hiệu của tài năng và là biểu hiện của tinh thần lạc quan.
Hài hước khéo léo, nhẹ nhàng vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng sai. Ví dụ: hài hước một số bài thơ của Hồ Chí Minh trong tập Nhật kí trong tù:
Mi người nửa chậu nước nhà pha,
Rửa mặt, pha trà tự ý ta
 Muốn để pha trà đừng rửa mặt
 Muốn đem rửa mặt chớ pha trà
(Chia nước). (136)
5. Trào phúng (tiếng Pháp: satire)
Một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đổng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước... được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội.
Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học và cái hài với các cung bậc hài hước umua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết (như Số đỏ), từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm (như của H Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tứ Xương,...). Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười. Do yêu cầu của thực tế đấu tranh xã hội mà từ trào phúng tách ra loại châm biếm, như một vũ khí sắc bén, nhưng không nên đồng nhất loại này với trào phúng.
Việc xếp trào phúng vào loại nào của văn học đã có một lịch sử lâu đời cùng với sự xuất hin của nó. Từ thời cổ đại, lí luận văn học truyền thống coi trào phúng là một dạng của trữ tình (bộc lộ thái độ bên trong của con người trước thực tại). Đến thời Phục hưng, quan nim này bị nghi ngờ khi đứng trước những tác phẩm có dung lượng hiện thực đ sộ của Xéc-van-tex, Ra-bơ-le,... Đến thế kỉ XIX, Hêghen cho rằng trào phúng không mang tính sử thi và cũng không phù hợp với trữ tình. Theo L.I. Timôphêép, trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học gần gũi với trữ tình, sử thi và kịch trong trường hợp cụ thể (363).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét