Khiemnguyen

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Feature có phải là “phóng sự”?



Sơn Tùng

Anh ta ra khỏi ga xe điện ngầm L’Enfant Plaza và đứng dựa vào bức tường cạnh sọt rác. Thoạt trông, anh ta chẳng có gì nổi bật, chỉ là một chàng thanh niên da trắng mặc quần jean, áo may ô tay dài, đầu đội mũ lưỡi trai có huy hiệu đội bóng chày Washington Nationals. Từ trong chiếc hộp, anh lấy ra một cây đàn. Đặt chiếc hộp mở toang dưới chân, anh tinh ý ném vào vài đồng tiền xu và vài tờ giấy bạc để làm ‘mồi’. Anh xoay chiếc hộp về phía dòng người xuôi ngược, rồi bắt đầu chơi đàn”.
Trên đây là đoạn mở đầu bài báo có nhan đề Pearls Before Breakfast (tạm dịch “Ngọc trai trước bữa điểm tâm”) do nhà báo Gene Weingarten viết, đăng trên tờ Washington Post ngày 8/4/2007. Bài báo này đã đoạt giải thưởng Pulitzer (2008) cho thể loại “feature”, bên cạnh các giải cho những thể loại khác như phóng sự điu tra, phục vụ cộng đồng v.v... Pulitzer là giải thưởng báo chí danh gíá nhất nước Mỹ và cũng thuộc loại tầm cỡ nhất trên thế gii.
Feature là gì?
Có lẽ chỉ hoàn toàn tình cờ, ngày phát hành quyến sách về nghề báo Ký gi chuyên nghiệp tại Sài Gòn thật d nh: ngày 30/4/1974, đúng một năm trước khi chính quyền miền Nam Việt Nam sụp đổ hoàn toàn. Đó là quyển sách dịch từ nguyên bản tiếng Anh The Professional Journalist n bn ln thứ ba, xuất bản ở Mỹ năm 1973.
Nhưng    không phải ngẫu nhiên khi quyn sách này được dịch ra tiếng Việt và xuất hiện ở Sài Gòn chỉ một thi gian ngắn sau khi ấn bản mới nhất được bán tạí Mỹ. Lúc bấy gi, The Profes­sional Journalist được xem là một trong những quyển sách gối đầu giường của sinh viên ngành báo chí. n bản tại Việt Nam do Hiện đại Thư xã in ấn và phát hành. Tác giả quyển sách là John Hohenberg, giáo sư báo chí của Viện đại học Columbia với trường báo chí sau đại học nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Columbia là nơi khai sinh ra giải thưởng Pulitzer do chính nhà báo Joseph Pulitzer sáng lập, và cũng là nơi Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận bằng tốt nghiệp đại học năm 1983.
Chương 14 trên trang 231 của quyển Ký giả chuyên nghiệp (bản tiếng Việt) có tựa đề “Vấn đề nhân cảm trong tin tức”. Ở dòng thứ tư của đoạn mở đầu, lần đầu tiên trong quyển sách, Hohenberg bắt đầu đề cập một cách tương đối chi tiết đến khái niệm featurevới tư cách là một thể loại báo chí. Ồng viết:   các chủ biên thường chia tin tức ra làm ba loại: tin trực thuật (straight news), đặc ký (features) và các tài liệu về đường lối chính sách (policy material).”
Có lẽ phần lớn các nhà báo Việt Nam ngày nay không lạ gì với khái niệm “tin trực thuật” được Ký giả chuyên nghiệp nhắc đến 34 năm trước. Đó là công thức viết tin với cấu trúc hình tháp ngược 5 W + 1 H, được cả thế giới áp dụng đến tận ngày hôm nay. Nhưng khi đề cập đến khái niệm “feature” thì không phải ai trong chúng ta cũng biết tường tận dù có thể đã không ít lần áp dụng.
Lê Thái Bằng và Lê Đình Điểu, hai người dịch quyển The Pro­fessional Journalist đã dùng chữ “đặc ký” làm thuật ngữ tiếng Việt tương đương với “feature”. Tuy nhiên, chữ này có vẻ không hoàn toàn lột tả được nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh. Vì thế, một cuộc thăm dò bỏ túi được thực hiện với năm nhà báo nhiều kinh nghiệm thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn nhằm thử tìm một thuật ngữ tiếng Việt tốt hơn. Nhưng mặc dù các nhà báo này đều quen thuộc với khái niệm tiếng Anh, ai cũng bảo khó tìm được thuật ngữ tiếng Việt tương đương nào khả dĩ lột tả được khái niệm này[1].
Trong bài viết về giải Pulitzer năm nay, báo Tuổi Trẻ đã dịch feature thành “phóng sự”. Tự điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên (in lần thứ sáu, năm 1998) định nghĩa “phóng sự” như sau: “Thể văn miêu tả những việc thật có tính thời sự xã hội”. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn khái niệm feature sẽ được trình bày dưới đây, định nghĩa này e cũng không ổn lắm. Hơn nữa, đối chiếu với thể loại “phóng sự” theo thực tế báo chí Việt Nam, dịch feature thành “phóng sự” cũng không thể hiện được hết nghĩa của từ này.
Tìm từ tương đương chính xác trong tiếng Việt cho chữ fea­ture quả thật có phần khó vì ngay cả nhiều sách giáo khoa báo chí ở Mỹ cũng không có định nghĩa thật rõ ràng thế nào là feature. Điều họ thường làm là chỉ đưa ra được... khái niệm, thay vì định nghĩa chính xác.
Stein, Patemo và Bumett trong quyển Newswriter 's Hand­book (Nhà xuất bản Blackwell Publishing, Ames, Iowa, 2006) định nghĩa feature như sau:          sự kế hợp các tình huống và các cá nhân làm cho nỏ khác biệt với tin trực thuật”. Thú thật, cách giải thích này dường như còn rất mờ mịt! Nhưng lời giải thích tiếp theo của các tác giả có vẻ làm vấn đề sáng tỏ hơn khi họ viết: Feature thường chú trọng đến khía cạnh hài hước của cuộc đi, nỗi đau thương, sự mỉa mai, điều kỳ lạ hoặc những sự kiện gây xúc động. Feature có thể giúp độc giả tiêu khiển hoặc khiến họ cảm thấy phấn chấn, buồn bã hoặc hoài nghi. Feature cũng có thể giải thích hoặc diễn giải nhằm giúp độc giả dùng tiền bạc, tài sản hoặc giữ gìn sức khỏe tốt hơn. Đôi khi feature có thể làm sáng tỏ hơn sự phức tạp trong chính trị hoặc tình hình thế giới theo cách mà thể loại ‘tin trực thuật’ không thể làm được”.
Vậy thì cốt lõi feature là gì?
Hãy xem Maria Cecilia Genove, một nhà báo Phi Luật Tân định nghĩa feature trong quyển sách của mình nhan đề Feature Writing for Filipinos (Viết feature dành cho nhà báo Phi Luật Tân) xuất bản năm 2004: Feature là bài báo có tính chất sáng tạo, nhằm mục đích chính yếu là giúp độc giả tiêu khiển hoặc thông tin cho họ một sự kiện, một tình huống hay một khía cạnh của cuộc sống. Nhà báo Phi này cũng dẫn lời một đồng nghiệp định nghĩa feature như sau: “Một bài báo feature là bất kỳ bài báo nào không phải ở dạng tin”.
Mấy thập kỷ trước, khi Hohenberg viết quyển Ký giả chuyên nghiệp, hẳn chẳng phải là tình cờ ông lại đưa feature vào chương sách với tựa đề “Vấn đề nhân cảm trong tin tức”. Đó là vì cốt lõi của feature là nhân cảm (human interest), những câu chuyện, những chi tiết thường làm lay động lòng người.
Không hẳn là định nghĩa, nhưng có lẽ lời giải thích sau đây của ba tác giả trên phản ảnh được điều tinh túy nhất của feature giúp phân biệt được thể loại này với các thể loại báo chí khác: “Trên tất cả, feature chứa đựng yếu tố nhân cảm đề cập đến đời sng của độc giả. Nhân cảm nằm ở vị trí trung tâm của mọi bài báo (thuộc thể loại feature). (Khi viết feature), bạn cần đề cập đến những gì độc giả nghĩ ngợi, lo lắng hay tò mò”.
Theo Stein, Patemo và Bumett, thông thường các buổi họp hội đồng quản trị nhà trường hay hội đồng thành phố không phải là đề tài cho một bài feature. Thế nhưng, khi một công dân bất bình xuất hiện, lôi vào giữa phòng họp một cái thùng rác để phản đối tình trạng tồi tệ trong việc thu gom rác gây ô nhiễm môi trường, câu chuyện có thể hoàn toàn khác (tương tự như “ông hội đồng” Đặng Văn Khoa đã từng làm trong phòng họp Hội đồng nhân dân TPHCM). Chuyện nộp thuế cũng có khi trở thành một đề tài hấp dẫn. Có lần, với số tiền 3.000 đô la Mỹ nộp thuế quá hạn toàn bằng đồng xu, một người trả thuế đã trở thành đề tài cho feature.
Feature nhiều khi chỉ là tiểu sử của các nhân vật (nhưng phải thật thú vị), hoặc các tình huống trong đó cá nhân, gia đình hoặc cả cộng đồng vượt qua được khó khăn để đạt được mục đích nào đó. Nhưng bất kể đó là gì - Stein, Patemo và Bumett viết - fea­ture cần tác động trực tiếp đến cảm xúc của độc giả, khiến họ phải ngạc nhiên, giận dữ, say mê, hứng thú, phấn chấn hoặc chỉ đơn thuần là ấn tượng bởi những gì được trình bày trong bài viết.
Trở lại với “Ngọc trai trước bữa điểm tâm”[2], bài báo đoạt giải thưởng Pulitzer 2008 cho thể loại feature. Trong bài feature được chuẩn bị rât công phu này, điều mà tác giả Gene Weingarten và các nhà báo tờ Washington Post muốn chia sẻ với độc giả là đời sống hiện đại đã làm con người (ở đây cụ thể là người Mỹ ở thủ đô Washington) thờ ơ với chính những kiệt tác của mình như thế nào. Nói khác đi họ muốn biết khi đặt trong một bối cảnh không thích hợp (nhà ga thay vì phòng hòa nhạc) và thời gian không thích hợp (buổi sáng giờ cao điểm thay vì buổi tối), liệu những kiệt tác của nhân loại có đủ sc tỏa sáng hay không.
Theo ý tưởng táo bạo của bài báo, Joshua Bell, một trong những nghệ sĩ vĩ cầm tài hoa nhất của nước Mỹ và cả thế giới, vào vai một người hát rong, kéo vĩ cầm ở ga xe điện ngầm L’Enfant Plaza lúc 7h45 sáng thứ Sáu, giờ cao điểm. Trong 43 phút chơi đàn liên tục (chỉ trừ những khoảng lặng ngắn ngủi sau mỗi bản nhạc), Bell đã trình bày sáu tác phẩm thuộc loại vĩ đại nhất của nền âm nhạc cổ điển thế giới. Trong thời gian đó, các nhà báo của tờ Washington Post đã ghi nhận phản ứng của người qua đường đối với buổi trình diễn của nhạc sĩ lừng danh này. Dù ăn mặc như người hát rong, Bell vẫn sử dụng một trong những cây vĩ cầm hay nhất của mình (và cả thế giới). Vị trí của anh cũng đã được khéo léo chọn để cho âm thanh đủ lớn đến được tai những người vội vã đi ngang qua. Điều đáng buồn, theo lời Bell, là sự thờ ơ của dòng người trước các tác phẩm âm nhạc anh biểu diễn. Gần như chẳng một ai trong số 1.092 người đã đi ngang qua Bell dừng lại lâu để nghe thiên tài này chơi vĩ cầm.
Theo bài báo, với họ, Bell gần như không tồn tại. Trong số 40 người được các nhà báo Washington Post liên lạc sau buổi biểu diễn để phỏng vấn, duy nhất một người nói rằng sự khác biệt giữa buổi sáng thứ Sáu hôm ấy với những buổi sáng bình thường là có một người hát rong chơi vĩ cầm. Chấm hết! Một chi tiết được Weingarten ghi lại trong bài, có lẽ cũng khá điển hình cho thế loại feature trong việc chọn lọc chi tiết, là đoạn tả một người muốn nán lại xem Bell biểu diễn. Đó là Ivvie, ba tuổi. Nhưng Ivvie đã bị bà mẹ đang tất bật lôi đi mất.
Trong số hơn 1.000 người đi ngang qua Bell, người duy nhất nhận ra được danh cầm này là Stancy Furukawa. Dù không biết mục đích của buổi biểu diễn, chị là người hào phóng nhất khi cho vào chiếc hộp đàn của Bell tờ 20 đô la. Bài báo cho biết đó cũng là món tiền lớn nhất Bell nhận được trong số tổng cộng 32 đô la 17 xu sau 43 phút trình diễn. Để tiện so sánh, danh cầm này được trả 1.000 đô la cho mỗi phút biểu diễn của mình!
Còn news feature thì sao?
Theo Stein, Patemo và Bumett, các nhà báo viết feature có thể “ném công thức viết tin hình tháp ngược ra cửa sổ”. Nhưng bài báo feature vẫn phải có đủ các sự kiện có thật. Nói khác đi, feature không cần đặt 5W + 1H ở đầu bài viết và nhiều bài feature mở đầu bằng một câu chuyện - hoặc là hài hước, gây ngạc nhiên, kể lại trải nghiệm cá nhân hoặc nêu lên một nghi vấn. Không có công thức chung nào cho việc viết feature ngoài chuyện bài viết phải tuân thủ các quy tắc hành văn cơ bản. Điều cốt lõi là bài viết càng thú vị với độc giả càng tốt.
Chúng ta hãy xem hai mở đầu khác nhau của hai bài feature:
(1) Tuần nào cũng như tuần ny Harold Pines lại đến thăm văn phòng trợ cấp thất nghiệp để nhận tiền trợ cấp của mình. Ngày hôm qua cũng thế....
(2) Chỉ cần thấy bóng dáng cây bút bi, các nhân viên tại trung tâm bảo tồn mới được thành lập của thư viện Huntington đã cảm thấy rùng mình.
Mở bài (1) có thể dùng cho một feature về anh chàng thất nghiệp Harold Pines nhận được tấm ngân phiếu trị giá 1,6 triệu đô la thay vì chỉ có 260 đô la như thường lệ do lỗi của hệ thống máy tính.
Mở bài (2) đưa đến câu chuyện về kỹ thuật bảo quản sách và tài liệu quý hiếm tại một trong những thư viện tư nhân danh tiếng nhất của nước Mỹ. Bút bi bị cấm cửa vì mực bút bi có thể làm hư hại các tài liệu quý giá được bảo quản ở đó.
Như đã thấy ở trên, “Ngọc trai trước bữa điểm tâm” cũng được bắt đầu bằng việc mô tả Joshua Bell ở nhà ga L’Enfant Plaza. Đây là một bài báo dài gần 7.400 chữ, do nhiều nhà báo góp phần thực hiện công phu (dù chỉ có Gene Weingarten được ghi là tác giả). Nhưng không phải bài báo feature nào cũng dài và công phu như vậy. Có một dạng feature khác ngắn hơn và thường xuyên xuất hiện trên trang nhất của các nhật báo. Đó là news feature. Do vẫn còn khó khăn trong việc tìm thuật ngữ tiếng Việt tương đương, chúng ta có thể tạm gọi nó là “tin dạng feature”.
Stein, Patemo và Bumett cho rằng ngày nay news feature là một phn rất quan trọng (staple) của phần lớn các tờ báo ở Mỹ. Có hai lý do chính giải thích tại sao như vậy. Một, nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin và cách viết đa dạng hơn. Hai, nhằm giải thích đầy đủ hơn cách vận hành của một xã hội ngày càng phức tạp. Tin dạng feature cũng lấy chất liệu từ những sự kiện thời sự nhưng chọn hướng xử lý khác so với cách viết tin tức thông thường. Ví dụ như phóng viên thường chọn cách viết “tin trực thuật” để viết về các tai nạn xe hơi. Nhưng nếu nạn nhân là một nhạc sĩ tài hoa 21 tuổi mất mạng vì nạn đua xe trái phép, trên trang nhất số ra ngày mai có thế sẽ xuất hiện một news feature gây xúc động. News feature vừa có thể giúp các tờ báo trở nên thú vị hơn đối với bạn đọc, vừa tạo cơ hội cho các phóng viên gây ấn tượng lên các chủ biên của mình qua cách họ thể hiện và thu thập thông tin.
Nhưng tới đây xin mạn phép nói rằng đừng nhầm lẫn feature với tư cách là một thể loại báo chỉ với văn học.
Tim Harrower, tác giả quyển Inside Reporting - A Practi- Guide to the Craft of Journalism (Viểt báo nhìn từ bên trong - Hướng dẫn thực hành kỹ năng báo chí) xut bản năm 2007, cho rằng khi viết feature các nhà báo đã vay mượn ít nhất bốn thủ pháp văn học từ các tiểu thuyết gia, bao gồm:
- Đối thoại sống động
- Xây dựng lại những cảnh có thật.
- Được nhìn nhận qua nhãn quan và suy nghĩ của các nhân vật.
- Trong khi thu lại những chi tiết thường thấy hàng ngày như y phục, vật dụng, cử chỉ, thái độ chứa đựng ý nghĩa biểu trưng cao nhất.
Như vậy, feature giống tác phẩm văn học ở chỗ có khả năng vẽ ra một bức tranh sống động về một vấn đề trong cuộc sống được người đọc quan tâm hoặc làm họ hài lòng hay xúc động. Tuy nhiên, feature không phải là văn học. Vốn là một thể loại báo chí, như Stein, Patemo và Bumett viết, feature phải giữ lại các sự kiện. Viết feature không phải là viết tiểu thuyết cho dù nhà báo viết feature có được sự tự do rộng rãi trên con đường thể hiện bài báo của mình”.
Đến đây, hẳn nhiều người vẫn còn nhớ câu chuyện buồn của một cây bút được xem là tài danh của một nhật báo thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Với nhiều bài viết sống động dạng feature về nhân vật, nhà báo này đã gây dựng được tên tuổi của mình. Nhưng rồi, sự nghiệp cầm bút đó tan thành mây khói khi người ta phát hiện ra một bài báo của anh không phải là feature (nghĩa là phải dựa trên các sự kiện có thật) mà lại là một tác phẩm văn học, sản phẩm của trí tưởng tượng!
Xin được trích nguyên văn một đoạn diễn giải của Tim Harrower về feature. Theo chúng tôi, đây là lời giải thích thú vị giúp chúng ta trả lời được câu hỏi làm thế nào xác định được một bài báo có phải là feature hay không. Ông viết như sau:
Nhiều người hoài cổ cứ xem tin tức (news) feature như thể đó là hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Họ cứ khăng khăng rằng news viết về những sự kiện nghiêm túc (có nghĩa là báo chí đứng đắn), trong khi feature đề cập đến những thứ tạp nhạp còn lại (có nghĩa là báo chí giải trí).
Ôi trời! Nói như vậy có phần hơi đơn giản. Nhà báo thường gặp khó khăn khi phân biệt đâu là tin tc, đâu là feature. Tin tức thường chú mục vào các sự kiện thời sự và có tính chất công chúng (public): chính quyền, tội phạm, thảm họa. Còn feature thường viết về các vấn đề ít có tính chất tức thời hơn, và liên quan đến cá nhân nhiều hơn: xu hướng, quan hệ, tiêu khiển. Tin tức cho độc giả biết chuyện gì đang xảy ra; feature gửi đến độc giả lời khuyên, trình bày các ý tưởng, khiến họ bật cười hay bật khóc”.
Có lẽ chúng ta chẳng lạ gì với định nghĩa tin tức hơi “thậm xưng” nhưng rất dễ hiểu sau đây: Một con chó cn người, đó không phải là tin tức; nhưng khi một người cắn chó, đó chính là tin. Đến đây, xin lại mượn lời Tim Harrower khi ông cũng nói về câu chuyện liên quan đến chó, ngườicắn. Ông viết: “Một chủ bút khuyết danh có lần nhận xét rằng khi một con chó cn một người đàn ông, đó tin tức. Con chó chạy nhanh như thế nào là thể thao. Quá trình kiện tụng xảy ra sau đó là kinh doanh. Còn người đàn ông cảm thấy thế nào khi con chó cắn ông ta, vì sao nạn chó cn người đang hoành hành, hoặc những điều đầu tiên cần phải làm khi bị cẩu xực” lại là... feature”.
Nhưng một bài báo có phải là feature hay không, hay feature có phải là “phóng sự” hay không, cũng chẳng có gì là quan trọng. Quan trọng hơn, đối với một nhà báo, là bài báo của mình có ở lại được với độc giả hay không./.


[1] Anh Nguyễn Vạn Phú, Thư ký tòa soạn TBKTSG cho thêm một định nghĩa về feature trong báo chí. Theo anh, feature còn có nghĩa là “chuyên đ”. Nhận xét này của anh Phú có vẻ thuyết phục theo cách tờ Fortune (báo ra một tháng hai lần chuyên về kinh doanh) sử dụng ch feature trong phân mục lục của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét