Khiemnguyen

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Việt Nam văn học sử yếu (2)



Sự biến hóa của các thể văn:
…phê bình, văn xuôi, văn dịch và văn viết báo

Trước hết ta nên nhận rằng, trong quốc văn mới, các thể biền văn (phú, tứ lục, kinh nghĩa, văn sách) hầu không dùng đến nữa, các thể văn vần (thơ cổ phong, thơ Đường luật, lục bát, song thất, hát nói, ca khúc) vẫn có một s ít người viết, nhưng, ngoài lối cũ, lại xuất hiện li thơ mới (lối này sẽ xét trong một chương sau); duy có các thể văn xuôi là thịnh hành nhất.
1. Phê bình
Thể phê bình là một thể ta mới mượn của Pháp văn. Không phải xưa kia các cụ không hề phê bình, nhưng các lời phán đoán, khen chê của các cụ chỉ xen vào trong một bài văn hoặc một cuốn sách chứ chưa hề biệt lập thành một tác phẩm, thành một thể văn riêng. Mãi gần đây, các văn gia mới phỏng theo thể phê bình của người Pháp, mà viết các tác phẩm thuộc về thể ấy.
Không kể những bài phê bình đăng trên báo chí, ta đã thấy các sách phê bình xuất bản. Những sách này hoặc phê bình chuyên một thể văn (thí dụ: Chương Dân thi thoại, của ông Phan Khôi, Huế, nhà in Đắc Lập, 1936), hoặc phê bình thân thế và văn nghiệp của một tác giả (thí dụ: Trông giòng sông Vị, Phê bình văn chương và thân thế ông Trần Tế Xương, của ông Trần Thanh Mại, Trần Thanh Địch ấn hành 1935: Hồ Xuân Hương, Tác phẩm, thân thế và văn tài, của ông Nguyễn Văn Hạnh, Sài Gòn, nhà in Aspar, 1936) hoặc phê bình các nhân vật các tác phẩm (thí dụ: Phê bình và cảo luận của ông Thiếu Sơn, Văn học tùng thư Hà Nội, Edition Nam Ký, 1933). (556)
Ngoài những tác phẩm Phê bình về văn chương y ta còn thấy những bài Phê bình về học thuyết cốt nói rõ nhng điều sở trường hoặc sở đoản, những chỗ xác đáng hoặc sai lầm của một học thuyết, một đạo giáo nào (thí dụ: Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta của ông Phan Khôi, trong báo Thần Chung, 1929); phê bình về lai lịch một tác phẩm cốt xét xem một tác phẩm đó ai làm ra, thành cảo và xuất bản về năm nào, nhân trường hợp gì mà soạn ra (thí dụ: Ai làm ra sách Đại Nam quốc sử diễn ca? của ông Trần văn Giáp, BSEMT, t XIV, số 3); phê bình về nguyên văn cốt khảo sát các bản chép tay hoặc bản in của một tác phẩm để khôi phục lại nguyên văn của tác phẩm ấy (thí dụ: Khảo biện về Cung oán ngâm khúc của ông Ngô Văn Triệu, V. H. T. C. , số 29).
Thể phê bình mới nhập tịch vào làng văn học của ta, nên các tác phẩm hãy còn thưa thớt và nhiều khi chưa xác đáng hoặc vì sự tây vị về cá nhân hay về đảng phái, hoặc vì thiếu trí phê bình và phương pháp khoa học.
2. Văn xuôi
Xưa kia ta chưa có văn xuôi. Đến khi nền quốc văn mới thành lập, văn xuôi bắt đầu xuất hiện và ngày một phát đạt mà thành ra thể văn chính trong nền Việt văn ngày nay. Xét về sự biến hóa ca văn xuôi, ta nhận thấy có ba khuynh hướng:
1). Văn xuôi chịu ảnh hưởng của Hán văn
 Lúc ban đầu, các nhà viết quốc văn phần nhiều là thuộc phái nho học, hoặc đã thiệp liệp nho học, nên văn các nhà ấy chịu (557) ảnh hưởng của Hán văn nhiều và thường có những tính cách sau này:
- Chú trọng về âm điệu cốt cho câu văn đọc lên được êm đềm thành ra có khi vì thế mà ý nghĩa không được sáng suốt rõ ràng.
- Cách diễn ý thường theo phép tổng hợp nghĩa là một câu văn đặt ra chỉ vụ đạt được đại ý, chứ không phân tích ra ý chính, ý phụ để đạt thành mệnh đề chính, mệnh đề phụ và chỉ rõ sự liên lạc của các mệnh đề ấy. Bởi thế câu đặt thường dài, không được tách bạch, khúc chiết và không chấm câu phân minh.
- Lời văn thường dùng lối biền ngẫu: nhiều khi hai đoạn giống nhau, hoặc hai câu đối nhau, hoặc một câu chia làm hai phần đối nhau.
- Lời văn thường kiểu cách, cầu kỳ, không được bình thường, giản dị. Chữ dùng có nhiều chữ nho, một đôi khi không cần cũng dùng đến.
2). Văn xuôi chịu ảnh hưởng của Pháp văn
Đến khi các nhà Tây học bắt đầu viết quốc văn thì có một cuộc phản động đối với lối văn trên. Các nhà này bắt chước nhiều khi quá đáng cách diễn ý đặt câu của Pháp văn, lập thành một lối văn có các tính cách sau này:
- Câu đặt thường ngắn, nhiều khi mỗi ý dù chính dù phụ, đặt thành một câu biệt lập.
- Phân biệt các ý trong câu và chỉ rõ sự liên lạc các ý ấy bằng những tiếng liên từ, giới từ, đại danh từ, nhiều khi dịch chữ Pháp ra (như: với, bằng, bởi, bên, giữa, của nó, v.v...). (558) ứng dụng các phép đặt câu đặc biệt của Pháp văn như phép đặt mệnh đề phụ xen vào giữa một mệnh đề khác.
- Dịch các từ ngữ bóng bẩy của Pháp văn nhiều khi ép uổng, sống sượng.
3). Văn xuôi hợp với tinh thần Việt văn và cỏ tính cách tự lập.
Cả hai li văn nói trên đều có tính cách thiên lệch, hoặc quá thiên về Hán văn, hoặc thiên về Pháp văn; chưa có tinh thần của một nền Việt văn tự lập. Nên những nhà viết văn đứng đắn hiểu rõ cái khuyết điểm ấy đã biết viết li văn hợp với tinh thần tiếng Nam và có tính cách tự lập:
- Lời văn trọng sự bình giản, sáng sủa, nhưng trong cách đặt câu, không quá thiên về bên nào, biết châm chước cả cú pháp của Hán văn có giọng êm đềm, uyển chuyển và cú pháp của Pháp văn cho được tách bạch, rõ ràng.
- Câu đặt khi dài khi ngắn, khi đối khi không, tùy theo tình ý trong văn mà thay đổi.
- Chữ dùng tham bác cả từ ngữ mượn ở chữ nho mà dịch ở chữ Pháp. Miễn là lựa chọn cho cẩn thận và xác đáng.
Kết luận. Trong nền quốc văn mới, văn xuôi là thể văn đã biến hóa và có phần tiến bộ hơn cả, vì thể ấy là thể văn hay dùng đến nhất và được nhiều nhà trứ tác viết đến.
3. Văn dịch
Hôi xưa các cụ chỉ dịch văn vần chữ nho (thơ, phú, (559) từ, ngâm) ra, văn vần ta (thơ, song thất, lục bát, hát nói), nhiều bài dịch cũng hay lắm, vừa giữ được tinh thần nguyên văn, vừa diễn thành lời văn điêu luyện. Thí dụ: Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Xích Bích phú của Tô Đông Pha, Qui khứ lai từ của Đào Tiềm, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Gần đây, các dịch giả tuy dịch văn vần, nhưng thường dịch văn xuôi nhiều hơn và không những dịch Hán văn, lại dịch cả Pháp văn nữa.
Thể văn dịch đã trải qua ba thời kỳ sau này:
1). Dịch tiểu thuyết Tàu. Khi chữ quốc ngữ mới phổ cập dân gian, sách quốc văn chưa có để cung cấp cho người đọc, các hàng sách nhờ các nhà nho dịch các tiểu thuyết cũ của Tàu ra quốc văn như Tây du ký, Chinh Đông, Chinh Tây, Tam quốc diễn nga, v.v...
2). Dịch các tác phẩm về loại cổ điển. Khi người nước ta đã biết trọng quốc văn và muốn lấy quốc văn làm lợi khí để truyền bá học thuật, thì các nhà cựu học dịch các bài cổ văn (Phan Kế Bính trong Đông Dương tạp chí) và các sách Kinh truyện của Tàu (bản dịch Kinh Thi, Quyển thứ nhất của các ông Nguyễn Khắc Hiếu, Nghiêm Thượng Văn và Đặng Đức Tô, Hà Nội, Nghiêm Hàm ấn quán, 1924; - bản Trung dung của hai ông Hà Tu Vi và Nguyễn Văn Đang; - bản dịch Mạnh Tử, Mạnh Tử quốc văn giải thích của hai ông Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Đôn Phục, Hà Nội, Editions du Trung Bắc tân văn, 1932; - bản dịch Luận ngữ, Luận ngữ quốc văn giải thích, Quyển thượng cũng của hai ông ấy, Hà Nội, Đông Kinh ấn quán, 1935; - bản dịch Tả truyện, Khảo về sách Xuân (560) Thu Tà truyện, của Nguyễn Trọng Thuật, N. p. số 127 trở đi...). Các nhà Hán học lại dịch các thơ vần và sách vở viết bằng chữ nho của các cụ ta ngày xưa (bản dich Đại Nam liệt truyện của Phan Kế Bính Đ. D. T. C. , lớp mới, s 181 tđ: bản dịch Đại Nam nhất thống chí cũng của ông, Đ. D. T. C. Lớp mới, số 70 tđ. , bản dịch Vũ trung tùy bút của ông, Đông Châu, N. p. Số 121 tđ… Đng thời các nhà Tây học cũng dịch các đoạn văn và các tiu thuyết, kịch bản thuộc về nền văn cổ điển của nước Pháp (các ông Phạm Duy Tốn[1], Nguyễn Văn T trong Đ. D. T. C. ; Nguyễn Văn Vĩnh trong bộ Âu Tây tư tưởng; Phạm Quỳnh trong N. P. T.C
3). Dịch các tác phẩm hiện kim ca nước Pháp và các sách của ngoại quốc. Gần đây, các dịch giả lại mở rộng phạm vi của lối văn dịch, bắt đầu dịch các tác phẩm của những văn sĩ hiện kim của nước Pháp (như bản dịch cuốn La porte étroite, của André Gide do ông Đỗ Đình Thạch dịch và đặt nhan là Tiếng đoạn trường, 1937) và những sách của các nước khác: Anh, Nga (như bản địch các kịch Midsummer Night’s Dream (Giấc mộng đêm hè), Hamlet, Macbeth  của nhà văn  (561) sĩ nước Anh William Shakespeare do ông Nguyễn Giang dịch và in trong bộ Âu Tây tư tưởng 1938 - bản dịch các tiếu thuyết Treasure island (Châu đảo, trong La revue francoannamite, số 65 - 108 của văn sĩ Anh Stevenson), Ivan-Hoe (Y văn hoa, cũng trong tạp chí ấy, số 139 - 235) của văn sĩ Anh Walter Scott, Anna Karénine (Anna Kha Lệ Ninh, cũng trong tạp chí ấy, s 236 - 296) của văn sĩ Nga Léon Tolstoi đều do Vũ Ngọc Phan dịch, v.v...
Tóm lại mà xét thì văn dịch, nhờ có những tay sành nghề viết, nên đã có khởi sắc. Nhưng trong các tác phẩm dịch ra, ta nhận thấy một điều là chưa có các sách Âu Tây chuyên khảo về triết học và khoa học; đó cũng là một khuyết điểm trong nền học vấn của ta và một cái tang chứng về khuynh hướng của độc giả, nước ta chỉ thích xem những văn giải trí mà chưa chịu để tâm nghiên cứu các vấn đề cao sâu hoặc thiết thực.
4. Báo chí
Xưa kia, nước ta không có báo chí. Sau khi người Pháp sang nước ta mới theo gương người Pháp mà viết báo. Từ ngày xuất hiện, báo chí quốc văn đã trải qua ba thời kỳ biến hóa.
Thời kỳ thứ nhứt. Trong thời kỳ này, nghề làm báo nước ta mới nhóm lên trong nước mới có lơ thơ vài tờ. Những tờ đầu tiên còn do Chính phủ đứng chủ trương. Tờ thứ nhất là tờ Gia Định báo (viết bằng chữ quốc ngữ) xuất bản ở Sài Gòn năm 1865. Ở Bắc Kỳ thì 1892 có tờ Đại Nam đồng văn nhật báo (viết bằng chữ nho) do Nha Kinh lược đứng chủ trương (562). Kế đó đến các tờ báo do các người tự sáng lập ra. ở Nam Kỳ thì có tờ Nông cổ mín đàm (1900) và tờ Nhật báo tỉnh (1905) đều viết băng chữ quốc ngữ, cũng năm 1905, Bắc Kỳ, có tờ Đại Việt tân báo (viết bằng chữ nho và chữ quốc ngữ) do ông Babut làm chủ nhiệm và Đào Nguyên Ph làm chủ bút. Đến năm 1907, tờ Đại Nam đồng văn nhật báo lấy thêm cái tên là Đăng cổ tùng báo và thêm một phần quốc văn do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút và Phan Kế Bính làm trợ bút.
Trong buổi ấy, các báo có mục đích thông tin tức trong xứ và ban b các mệnh lệnh của Chính phủ.
Thời kỳ thứ nhì. Trong thời kỳ này, số các báo xuất bản tuy có hơn trước, nhưng cũng còn là ít.
1). Trong thời kỳ này, số các tờ nhật báo (Lục tỉnh tân văn, xuất bản năm 1910; Trung Bắc tân văn, 1915; Thực nghiệp dân báo 1920; Trung lập báo, 1923; Tiếng dân, 1927 - tờ báo đầu tiên ở Trung Kỳ, v.v...) là những cơ quan để thông tin tức và đạo đạt ý tưởng của quốc dân.
Các tờ tạp chí (Đông Dương tạp chí, 1913; Nam Phong tạp chí, 1917; Đại Việt tạp chí, 1918; Hữu Thanh tạp chí, 1921; An Nam tạp chí, 1926 v.v...). thì muốn đem học thuật Âu Á diễn ra tiếng ta để truyền bá trong dân. Lại có những cơ quan chuyên khảo về sư phạm (Học báo, 1919); về văn học (Văn học tạp chí, 1932, Đông thanh tạp chí, 1932); về khoa học (Khoa học tạp chí, 1931; Khoa học phổ thông, 1934); về nghệ thuật (Chớp bóng, 1932); về canh nông (Vệ nông báo), về pháp luật (Pháp viện báo, 1931); về Phật học (Từ bi âm, 1932), về khoa y học (563) và vệ  sinh (Vệ sinh báo, 1926; Bảo an y báo, 1934), về vấn đề phụ nữ (Phụ nữ tân văn, 1929; Phụ nữ thời đàm, 1930; Phụ nữ tân tiến, 1932); về hoạt kê và trào phúng (Phong hóa tuần báo, 1932; Loa, 1934).
Nhưng dù là nhật báo, dù là tạp chí, các tờ ấy đều thiên về mặt văn chương, bởi thế ngay báo hàng ngày cũng có những mục văn uyển, dịch Pháp văn, dịch Hán văn, dịch tiểu thuyết Tàu và Pháp; lại có nhiều tờ thời thường xuất bản một phụ trương về văn chương nữa.
2). Các báo chí trong thời kỳ này đã gây nên những kết quả sau này:
- Giúp cho việc thành lập quốc văn.
- Sáp nhập vàò tiếng ta nhiều danh từ mới về triết học và khoa học.
- Giúp cho sự thống nhất tiếng nói ba kỳ, nhờ có hai cớ: những tạp chí như Nam Phong tạp chíPhụ nữ tân văn được người ba kỳ đọc, nên lâu dần người Bắc hiểu được các tiếng dùng riêng trong Nam và trái lại thế; nhiều nhà báo vốn quê Bắc, Trung Kỳ vào Nam Kỳ viết báo, nên lẽ tự nhiên là biết châm chước dùng các tiếng riêng của cả ba kỳ.
Thời kỳ thứ ba. Bắt đầu từ năm 1935, chánh phủ bãi lệ kiểm duyệt các báo chí quốc ngữ, nên số báo chí xuất bản ngày càng nhiều; không những là có cơ quan thông tin tức và chuyên khảo về văn học, nghệ thuật, lại có nhiều quan tuyên truyền những chủ nghĩa về chánh trị (564), về xã hội (Ngày nay, 1935; Nam cường, 1938; Tin tức 1938; Cấp tiến, 1938, v.v...).
Các báo hàng ngày, trong thời kỳ này, cũng thay đổi tính cách: đăng các tin tức một cách nhanh chóng, in các hình ảnh về các việc xảy ra, viết các bài ngắn bình luận về thời sự chứ không có những bài xã thuyết dài như các tờ nhật báo buổi đầu.
Kết luận. Nghề làm báo là nghề mới nước ta, kể cũng đã tiến bộ lắm. Nhưng ta nên nhận rằng một tờ báo có thể duy trì được là nhờ độc giả, vì nước ta hạng độc giả có tri thức còn ít mà hạng bình thường chiếm đại đa số, nên các báo chuyên khảo về văn học, nghệ thuật không thể phát đạt và trường cửu được; trừ những tờ chuyên đăng tiểu thuyết không kể, hầu hết các tờ ấy chỉ xuất bản trong ít lâu rồi đình bản. Lại những người thực tâm và nhiệt thành theo một chủ nghĩa nào cũng rất hiếm nên các tờ báo có tính cách tuyên truyền, tuy nhờ phong trào bồng bột nhất thời mà ra đời rất nhiều, nhưng khi cái phong trào ấy đã yên thì các tờ ấy cũng phải chết. Xem như thế thì biết trình độ các báo chí có liên lạc mật thiết với trình độ tri thức của quốc dân vậy (565)./.


[1] Phm Duy Tốn (1883 - 1924): sau khi tốt nghiệp trường thông ngôn Nội, năm 1901, đuợc bổ vào ngạch thông ngôn tòa sứ Bắc Kỳ; được ít lâu, ông từ chức về viết báo và doanh nghiệp, ông là một bậc kỳ cựu trong làng báo, từng giúp việc biên tp cho nhiều báo (như Đi Việt tân báo; Đ. D. T. D; Trung Bc tân văn. Lục tỉnh tân văn), có viết nhiều bài lun thuyết và s trường về lối hài văn và đon thiện tiểu thuyết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét