Ảnh hưởng của nền văn học mới nước Tàu (Lương
Khải Siêu)
và nền Pháp học đối với tư tưởng và ngôn ngữ
người Nam
Trong hai năm học trước, ta đã xét về văn học nước Nam từ thế kỷ XIX trở về trước. Ta đã nhận ra rằng nền
văn học ấy chịu ảnh hưởng của nền văn học cổ nước Tàu, thứ nhất của Nho học.
Đến cuối thế kỷ thứ XIX, vì các
việc xảy ra ở mấy nước láng giềng và ở ngay nước ta, tư tưởng các sĩ phu nước
ta có thay đổi. Sự thay đổi ấy
do hai nguyên nhân chính: một là sự tiêp xúc với nền văn mới của Tàu; hai là sự mở mang của nền Pháp học ở nước ta.
1. Nền văn học mới của Tàu
Cuộc
cách mệnh văn học của Tàu
Sĩ phu nước Tàu xưa kia phần nhiều cũng mài miệt trong
vòng khoa cử và
ham chuộng từ chương, đến cuối thế kỷ thứ XIX, vì sự tiếp xúc với người Âu Tây và thứ nhất là sự thất bại
của quốc gia (Nha phiến chiến tranh
1840 - 42) (231), Trung Nhật chiến tranh năm (1894 -
95), mới tỉnh ngộ rằng lối khoa cử và nền văn học cũ không hợp thời nữa. Bấy
giờ các bậc thông minh tân tiến mới sang du học châu Âu để hấp thụ lấy học
thuật tư tưởng mới; rồi đến khi về nước, dịch các sách Âu Tây
về triết học (Montesquieu, Rousseau, Huxley, Stuart Mill,
Spencer, Smith, v.v...), về văn học (Hugo, Dumas, Balzac,
Stevenson, Dickens, Scott, Cervantes, Tolstoi, v.v...), soạn sách vở và viết báo chí
để truyền bá những tư tưởng mới (chính thể lập hiến, dân chủ, đại nghị; chủ nghĩa tự do bình đẳng, v.v...). Đồng thời, các nhà
ấy cho lối cổ văn là khó hiểu mà học mất lâu công bèn xướng lên việc cải cách
văn tự, viết theo lối văn giản dị, sáng sủa, tức là lối văn “bạch thoại”
của Tàu ngày nay.
Các văn sĩ nổi tiếng
Trong các nhà tân học Tàu
nói trên, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng đến sĩ phu người Nam hơn cả là Khang Hữu Vy và thứ nhất là Lương Khải Siêu.
Khang Hữu Vy (1858 - 1927) là người chủ trương cuộc biến chính
năm 1898 (Thanh Đức Tôn, Quang Tự thứ 24) ở Tàu; ông có soạn ra những sách Đại đồng thư (sách bàn về chủ nghĩa đại đồng) và Âu châu thập nhất quốc du ký
(chép việc đi chơi nước
châu Âu).
Lương Khải Siêu (1873 - 1929), tự Trác Như, hiệu Nhiệm Công, người
tỉnh Quảng Đông, tư chất rất thông minh, năm 17 tuổi đỗ thi hương; năm 18 tuổi
đi thi hội hỏng bèn về Quảng Đông xin làm (232) môn đệ Khang Hữu Vy, bỏ cựu
học theo tân học. Sau trận Trung Nhật chiến tranh (1894) theo thầy lên Bắc Kinh
dâng thư xin đổi hiến pháp không có hiệu quả,
ông đến Thượng Hải mở Thời vụ báo. Năm 1898, ông cùng với thầy hoạt động
về việc biến chính vì bọn thủ cựu phá tan, phải trốn sang Nhật sang Mỹ, rồi đi du lịch hoàn cầu. Sau
ông trở về Nhật làm Tân dân tùng báo bỏ chủ nghĩa bảo hoàng (là chủ nghĩa của thầy) theo
chủ nghĩa cộng hòa. Sau khi Dân Quốc thành lập, ông trở về nước. Năm 1929, mất ở Bắc Kinh.
Ông học rộng tài cao, trứ thuật rất nhiều. Các tác
phẩm chính của ông là Ẩm băng thất văn
tập (Ẩm băng thất là biệt hiệu của ông), Ẩm băng thất tùng trứ (trong bộ này ông nghiên
cứu và bình luận nhiều vấn đề triết học, văn học và chánh trị). Trung Quốc
học thuật tư tưởng biến thiên sử (sử chép việc biến thiên về học thuật tư tưởng của nước Tàu), Thanh đại học thuật
khái luận (Bàn chung về học thuật
đời nhà Thanh), ông là một văn sĩ có thiên
tài, lời hoạt bát, giọng nồng nàn khiến cho người đọc rất dễ cảm động.
Ảnh hưởng đối với sĩ phu nước Nam.
Đương khi các sĩ phu nước
ta say đắm trong trường khoa hoạn, không biết đến tình hình thế giới và trào
lưu tư tưởng mới, thì xảy ra việc nước Pháp
đánh lấy Nam Kỳ (1858 - 62) và đặt cuộc bảo hộ ở Trung Bắc Kỳ (1884), kế đó lại đến cuộc
Nhật Nga chiến tranh (1904 - 05): bấy giờ các nhà ấy mới như người ngủ say tỉnh dậy, tự hỏi
cái văn (233) hóa Âu Tây trước kia mình vẫn khinh bỉ không hề ngó tới tất có sự mầu nhiệm gì khiến cho
các người Âu Mỹ trở nên giàu mạnh và nước Nhật, tuy đất hẹp người ít, chỉ nhờ
sự theo khoa học của Tây phương mà đánh nổi nước Tàu và nước Nga. Bấy giờ các thức giả mới muốn hiểu biết cái học
thuật tư tưởng của Âu Tây, bèn kẻ thì ra ngoài du học (sang Tàu, sang Nhật), kẻ
thì mua các sách tân thư của Tàu để học. Thành ra các học thuyết mới của Âu Tây lại do văn Tàu truyền sang một cách gián tiếp. Rồi các nhà ấy cũng hăng hái muốn cải cách canh
tân: mở trường học, lập công ti buôn bán; lại có người vận động về đường chánh
trị. Đồng thời nhiều danh từ chữ nho mới về triết học sáp nhập vào tiếng Nam.
2. Nền Pháp học
Sự mở
mang nền Pháp học
Nền văn mới
của Tàu tuy đã truyền bá tư tưởng học thuật Âu Mỹ sang ta ít nhiều, nhưng vì là
cách truyền gián tiếp, nên cái ảnh hưởng chưa được rõ rệt lắm. Sau khi người
Pháp cai trị nước ta, Pháp học một ngày một phát đạt, số người Nam học chữ Pháp
càng ngày càng nhiều, trước đó còn ở bậc tiểu học, trung học, sau lên đến bậc đại học, nhờ
đó mà các bậc học thức trong nước được tiếp xúc thẳng với nền văn học của Âu
Tây, thứ nhất là của nước Pháp và chịu ảnh hưởng sâu xa của nền văn hóa ấy.
Ảnh
hưởng của nền Pháp học. Vì tiếp
xúc với nền Pháp học, bọn Tây học nước ta đã hấp thụ các tư tưởng mới.
Về đường luân lý và xã hội, thì chủ nghĩa cá nhân
(234) (trọng
quyền lợi và hạnh phúc của cá nhân) và những quan niệm về công dân (có nghĩa vụ
mà cũng có quyền lợi), và nghề nghiệp (biết trọng cả các nghề), về danh dự (cho
danh dự không phải chỉ do phẩm tước mà thứ nhất là do tài đức, nhân cách mà
có), dần dần được nhiều người theo.
Về đường học thuật, thì xưa kia ta chỉ biết có
học thuật của nước Tàu, lấy người Tàu làm mẫu mực mà bắt chước họ; quá ham chuộng việc nước Tàu mà quên cả việc nước
mình và không biết đến việc thế giới; lại có tính quá phục tòng cổ nhân thành
ra mất cả trí sáng kiến mà không nghĩ ra được điều gì là cái đặc sắc của mình.
Nay thì các nhà trí thức biết để ý đến học thuật của các nước trên hoàn cầu,
đến việc nước ta và việc thiên hạ; biết giá trị của phương pháp khoa học, của
sự tìm tòi, sự phát minh và biết trọng những đặc sắc.
Về văn chương, xưa kia các cụ thường viết văn
chữ nho mà có ý khinh miệt và nhãng bỏ quốc văn; thường chuộng từ chương mà
không vụ thực sự; thường chú trọng đến các hạng người cao quí mà ít lưu tâm đến
kẻ thường dân. Nay các nhà học thức đã biết trọng quốc
văn, biết quan sát và mô tả các cảnh vật xác thực, biết để ý đến cuộc sinh hoạt
của người bình dân.
Về phương diện ngôn ngữ văn tự, nhờ
ảnh hưởng của Pháp văn, nhiều nhà viết quốc văn ta gần đây đã biết trọng sự bình giản sáng sủa, gãy gọn. Có nhiều cú
pháp mới phòng theo cú pháp văn Tây mà đặt ra. Đồng thời có nhiều danh từ gốc ở chữ Pháp đã theo cách phiên âm mà sáp nhập tiếng ta và có nhiều thành ngữ của Pháp đã do các nhà viết văn đem dịch ra tiếng ta. (235)
Kết luận
Thoạt tiên nền văn mới
của Tàu, rồi đến nền Pháp học đã làm cho phái học thức nước ta được tiếp xúc với văn minh Âu Tây, vì đấy mà tư tưởng, văn chương, ngôn ngữ của người Nam có
thay đổi nhiều, gây nên phong trào quốc văn mới ta sẽ xét trong các chương sau.
Các
tác phẩm để kê cứu
1. Trần Trọng Kim, Nho giáo, q. III (sách đã kê
trước, Xem thiên XI, d) Tân học phái, tr. 527 tđ.
2. Sung Nien Hsu, Anthologie de la ỉittérature chinoise (ouvrage cité) V. Introduction,
VI, pp.
68 -
88,
3. Phạm Quỳnh, Revolution
intellectuelle
et morale des Annamites depuis V'établissement du
Protectorat francais, in N. p.
, t.
XI, Suppl. en francais, pp. 152 - 129; t XII Suppl. en franl
ais pp.
1 - 17.
4. Ưng Quả, II y a une renaissance
annamite, in N. P.
,t. XXX,
Suppl.
en francais, pp. 63
- 70. (236)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét