Khiemnguyen

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Văn học Việt Nam hiện đại VĂN LAN KHAI



Trương Tửu
(Đăng trên báo Loa, số ngày 19/9/1935)


Muốn ghi chép hình ảnh ngoại giới, hội họavăn chương dùng những phương tiện khác nhau. Bằng những nét, những mầu, nhng dáng, họa sĩ có th khôi phục cái linh động của một vật, một cảnh. Một bức tranh kiệt tác cho ta cảm tưởng đng trưc thực trạng của đối tượng bị vẽ. Nhiu khi nó lại truyền cho ta những cái thú đậm đà, kín đáo vì, thuộc về nghthuật nó phải hoàn toàn vì nguyên tố (élémenls constitutijs). Được vậy là vì họa sĩ dùng chất đề ghi chép cht. Tt cả những biến thể của mầu sắc (nuances de couleur) họa sĩ in lên mảnh vải y hệt được bng thuốc vẽ.
Chái lại, muốn tả cảnh, nhà văn chỉ dùng chữ, một th du hiệu nhân  tạo, tự nó không có nghĩa. Nên văn chương chỉ có th làm ta trông thấy (faire voir) cnh vật, nh sự hiu và sự cảm (tôi muốn nói: tri giác và tưởng tượng).
 Với thuốc vẽ, họa sĩ tô một màu sc đủ tha mãn th quan, mặt chữ dù có sc gợi khêu (pouooir cvocateur) đến đâu cũng phải cậy tưởng tượng mới làm ta thy được thứ nó hình dung. Bởi vy, nhà văn phải cầu cứu đến nhiều phương hoạch đ tả cảnh. Phương hoạch trọng yếu nhất là hình tượng (image) với tất cả những cách chuyn tính chất của cái này cho cái khác (tiếng Pháp gọi là mélaphòre. Thí d muốn tả sc trắng của mái tóc phải muợn sắc trng ca cht bạc - argent): tóc bạc, da mồi.
Cách chuyển tính y biến thành lối so sánh, lối ví (comparaíson): (đen như mực, đỏ như son, đói như cào).
Như vậy, tức là phải mượn tính chất của một thứ dễ tưởng tượng chuyn sang một thứ khó tưởng tượng. Tài tình của nhà văn tả cảnh ở chỗ biết thực hành nguyên lý ấy.
Chữ dùng thường chia làm ba loại:
1. Chữ làm cho hiu (mols abslrails).
2. Chữ làm cho cảm (mols sensibles).
3. Chữ làm cho xúc động giác quan (mols concrels).
Nhà văn tả cảnh phải k loại th nht, ít dùng loại thứ hai, khéo dùng loại thứ ba.
Ở loại này, mỗi chữ là một hình tượng, tổng hợp nhiều thuộc tính (Thí dụ nói mắt bồ câu, chữ bồ câu vẽ ngay trong ký ức tả một con chim với cặp mắt gồm những tính cht chong chẻo, sán lạn, tình tứ, hình bầu dục, nét thanh thú).
Nếu biết đem hình tượng này ví với hình tượng khác, thì t cảnh được quá trị và lỗi lạc vô ng vì văn chương, nhờ có tài liệu phong phú hơn hội họa, còn diễn được cả những cái vô hình.
Luận như vậy, đ thiết lập ra nguyên lý của nghệ thuật tả cảnh, tóm tắtmt định luật: Biên chép cảnh vt bằng hình tượng.
Căn cứ vào luật này, tôi có thể nói: trong các nhà văn tả cảnh hiện đại, ông Lan Khai đáng liệt vào một địa vị danh dự.
Ông Lan Khai là người chỉ cảm, chỉ nhìn bng hình tượng. Thy một vật, trong trí tưởng ông, tự nhiên - tôi nói tự nhiên – nẩy ra hình ảnh một vật khác, tuơng tự. Đặt bút ra là ông đặt ngay trên giy vật trong thực tế và hình tượng đột hiện.
 Vì thế nên văn ông bóng by, đẹp đẽ. Không mấy khi ông tả mầu sc bằng một cộc lốc. Ông phải dùng lối ví:
Mái tóc, màu hạt dẻ....
Đnh núi xa màn lơ nhạt…”.
Suối nước đen như mực loãng...”.
Luôn luôn, trang này qua trang khác, ta gặp những hình hượng như thế, làm trí tưởng ta phải làm việc một cách đột ngột bằng luật liên tưởng.
Nhìn những vũng nước nh rải rác trên mặt đất” phản chiếu ánh mặt trời, ông Lan Khai liền nghĩ ngay đến những mảnh gương vụn nát.
Đọc câu này, ta phải lò mò theo cái lịch trình quan sát và sáng tạo của tác gi. Ta sẽ thấy: một hình tượng ở Lan Khai, là kết quả trực nhiên của một việc làm tinh thần (un travail mental) trong đó, chsự có giác quan, ký ức và chí tưởng.
Bởi l đó, văn Lan Khai tng hợp, đằm thm và d cảm động.
Ông còn có nhiều thuật khác khiến tác phm của ông là một cái nguồn dồi dào về hình  tượng cho nhà tu từ học.
 Khi ông diễn cái trừu tượng bằng cái hữu hình:
Chàng thấy nỗi buồn kẽo cọt trong lòng như mt con sâu đục khoét gốc cây...”.
 Mỗi khi một mình bóng chiếc, cảnh tượng ấy thường hiện ra trong trí nhớ... làm cho tâm hồn chàng vn lên như một giòng nước đc...”.
Cái yên tĩnh dần dần buông xuống như một lần chăn êm dịu ph khp mình chàng...”.
“Tấm lòng chàng chng chải như quán chợ chiều thu...”.
Cuộc đời như cái thây lạnh gói kín trong bức khăn liệm trắng...”.
Khi ông tả cái cụ th bằng cái vô hình:
 Tự mái tranh, khói bốc lên, nghi ngút như những ý nghĩ vn vơ lần bay về cõi mộng”.
Cuộc đời ở Hoàng Tsủ Phì luôn luôn giu kín trong khói sương, giống như một cái huyền bí xa xôi”.
Đó là một chứng c cho câu tôi viết: ông Lan Khai nghĩ bằng hình tượng. Khi ông cho vật vô tri một sinh hoạt nhân loại: Đỉnh núi xa, màu lơ nhạt, như c vươn lên đ tiếp ly cái ơn huệ trước nht của thái dương...”;
Hai miếng vá (của cái quần mt anh Thổ) căng thẳng trên hai đầu gi há hốc ra cười; nhe lượt ng chỉ trng phau”.
Thnh thoảng dưới ngòi bút Lan Khai, hình tượng nọ tiếp hình tượng kia đ thành một điệu dài làm người đọc như bị sảng không biết mình trong mộng hay trước cảnh thực. Đại biu lối văn này, có đoạn tả nàng Tsí Đòa tắm, trong tiu thuyết Lô Hnồ:
Dưới bức trần lá xanh, một phiến đá trắng như ngọc, phng như giường. Những lá cơm lênh mông buông rủ như một bức màn gm... Thạch bàn ở ngay bờ suối, giòng nước, từ vách núi bên kia rót xuống, vp vào những tảng đá mp mô bắn tóe như một đám mù. Trước khi chảy xung lòng khe, bao nhiêu nước rồn cả vào một cái vũng lớn, tự my nghìn năm, do nước khoét vào đá thành như một cái bn tm thiên nhiên. Nàng tiên khỏa thân ngi trên miệng bn, cái nhìn bóng mình chắp nối trong vành gương lung lay...”.
 
 Đây không phải là bức tranh; cũng không phải là bức trạm. Đây là một bài thơ tết bằng hình tượng. Lấy sự mê man của ta mà đoán, ông Lan Khai, lúc t cảnh nàng Tsí Đòa tắm, phi say sưa, sảng khoái, phi st rét lên - như người Pháp thường nói. Đoạn văn tôi vừa trích đựng hầu hết những đặc sc của văn ông.
Tôi không quên rằng ông Thế Lữ thỉnh thoảng cũng dùng những hình tượng rt tài tình. Tôi chỉ muốn nói, Thế Lữ, đó là ở những phương hoạch viết văn (procédéde style) ở Lan Khai, là một cách cảm giác và quan sát, một trạng th sinh hoạt tinh thần (un mode de viè mentale).
Ngoài lối tả cảnh bóng by, văn Lan Khai còn đặc biệt cách phô diễn.
a). Ông dùng những chữ hình tưng rất khéo:
Đất rung động lên như chuyên mình
“Trên quãng đồng không, Lô Hno như đơng lại một phần hồn
Cái yên tĩnh dần dn buông xuống...
Không khí chong sạch... gạn hết trn căn...
Gió thi như dán quần áo vào người”
b) Ông có những lối đặt câu rất mới:
Dân nô nức đi xem (h Lãng Bạc) bạt ngàn cả trên bờ. Ai nấy trố mắt nhìn như nhìn một cái hiện tượng...”.
... Dưới ánh đèn và ánh trăng, gương mặt Chiêu Thánh công chúa thực là mt bài thơ tuyệt đẹp vnh”.
Văn Lan Khai điêu luyện trông thy. Có th nói: Nó ngửi thy mùi dầu hỏa ông đã mạnh bạo ứng dng cách diễn ý, tả cnh của Pháp văn vào văn quốc ngữ, cái mà nhiều nhà văn cho là ngô nghê và kiểu cách.
Theo ý tôi sự muộn ấy phải được hoan nghênh:
1. Vì như vậy, quc văn mới đầy đủ.
Chúng ta hiện nay đu nghĩ, cảm, nhìn theo y học cả. Quốc văn nhiều khi không thề giúp ta diễn tất cả những ý nghĩ, tả tt cả những cảnh vật vì nó là kết   qủa của một hoàn cảnh đơn giản. Bây giờ, ta sống trong một hoàn cảnh (xin hiểu theo nghĩa hết sức đy đ của nó). Ta phải dự bị cho quốc văn một sinh hoạt mới, nghĩa là một thể cách mới. Tôi nói thể cách chứ không nói bản chất. Mỗi thứ tiếng có một bản cht bt diệt ta chỉ có quyn đặt vào nó những sợi tơ mới. Nó là cái khung vô hình, định phá bỏ nó là tỏ rằng mình không hiu những luật tự nhiên của ngôn ngữ.
 Nên khi thy người viết: Xâm chiếm hn tôi, một mối sầu gay gắt” tôi chịu Thy người viết “ Nàng, với ai tôi nói chuyện tôi bất mãn.
Bất ­mãn thôi, khônq chán ngán, vì tôi tin rằng mội nhà văn tha h muốn viết thế nào thì viết chỉ phí công, tốn giấy mực vô ích. Quốc văn không phải vì thế mà hư hỏng. Thời dan và lý trí sẽ dần dần tiêu hủy những câu văn thất cách.
2. Vì sự mưn ấy đã được chứng nhận trong lịch trình tiến hóa của quốc n.
Từ 1903 đến 1935 văn quốc ngữ, theo tôi thấy đã năm lần đồi hình dạng. Thoạt tiên, lúc các nho sĩ Phan Sào Nam, Ngô Đức Kế, Nguyễn Bá Học, Huỳnh Thúc Kháng) viết quốc văn, thì nó nhịp nhàng, uyn chuyn, hoàn loàn theo lối phú. Báo Nam Phong ra đời đem lại cho quốc văn một cái áo mới. Dưới ngòi bút Phạm Quỳnh, nó sáng sủa, mm mại, nhưng nó vẫn dài và nặng. Tuy vậy, nếu ai đ ý đọc hẳn thy tiên sinh diễn ý theo Pháp văn nhiều lắm. Đột ngột, Hoàng Tích Chu xách cặp v nước. Xut hiện giữa làng báo một lối văn cộc lốc, mạnh mẽ mẽ, đinh thép. Cú pháp theo tây học gần hết. Các cách thức phô ý đu mượn trong Pháp văn. Nhưng vì ông không được sống đến nay để phụng sự nó, lối ấy bị bắt chước lm lạc thành ngô nghê.
Phn đng nó anh em bên Tự lực văn đoàn viết một lối văn sáng sủa, linh   động, đặc Annam. Những ông Khải Hưng, Nhất Linh có công lo với quốc văn lm. Nhưng vì các ông muốn bình dân văn chương Việt Nam, nên văn các ông còn đứng trong khuôn kh cũ. Bởi vậy, nên ta được đọc trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt… những câu dài lằng nhằng nối vào nhau bởi những thì, mà, làThứ văn y, người thường dân đọc hiểu ngay. Tự lực văn đoàn ở phương diện này hoàn toàn đạt mục đích.
Nhưng các ông bên văn phái y cũng đã công nhiên dùng lắm cách phô diễn rt y (tôi không cần phải k thí d). Nếu các ông k cho bình dân hiểu - ôi bình dân Việt Nam! - thì tôi chắc rằng đọc nhng câu phỏng theo cú pháp tây họ chng tài nào hiểu được.
Không! không phải mượn cách phô din của tây mà làm quốc văn mt đặc   tính Annam đâu! Tất cả cái gì một người Việt Nam đang có khoa học và nghệ thuật là của dân tộc Việt Nam. Gi quốc văn còn nguyên cht là một cuồng vọng.
Nghĩ vậy, một phái nhà văn mạnh bo theo phương pháp mới viết văn. Trong s đó tôi đếm được Nguyễn Vỹ, Trần Thanh Mai, Hoài Thanh, Lan Khai, Văn TứThế Lữ (ôi mĩa mai!)
Ngó qua sự tiến bộ của quốc văn, ta nhận thấy rõ ràng mỗi ngày nó càng chịu ảnh hưởng xu xa của pháp văn. Phải, không suy nghĩ mới chối cãi sự thực y.
Đem vào văn chương Việt Nam hai đối tượng mới: Rừng rú và Lịch sử. Bằng lối văn tả cảnh bóng by, bằng cách phô diễn phỏng theo Pháp, ông Lan Khai thật là một nhà tiếu thuyết xứng đáng, một nhà văn có giá trị và hy vọng. Phê bình ông, tôi c ý muốn trả lại César, cái gì của César./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét