Khiemnguyen

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Sự phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 20





Đào Duy Anh
(Việt Nam văn hóa sử cương)

(Nguyễn Bùi Khiêm) Trong quá trình học tập, nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam, dường như ít gặp những tài liệu chính thống về giai đoạn khởi thủy của báo chí đến năm 1945, đây là một trong những khó khăn đối với người học. Tuy nhiên, có nhiều sử sách của các học giả rất nổi tiếng đã đề cập đến những nội dung liên quan trực tiếp đến lịch sử báo chí Việt Nam. Nội dung phần Văn học trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” của cụ Đào Duy Anh là một minh chứng. Xin up toàn văn phần này để các bạn nghiên cứu.

VĂN HỌC

đời thượng cổ, tổ tiên ta không có chữ, không thấy có di tích gì truyền lại. Đến đi Bắc thuộc ta bắt đầu học chữ Hán, nhưng trình độ học tập đương còn thấp kém cho nên bây giờ cũng chưa tác phẩm gì truyền lại đời sau. Song những câu tục ngữ ca dao là văn chương truyền khẩu lưu hành chốn dân gian thì xuất hiện từ lâu lắm, ta có thể nói rằng ngay từ khi có tiếng nói thì người ta đã đặt những lời có tiết điệu, có vần luật để bày tỏ tính tình và ghi nhớ kinh nghiệm. Th văn chương truyền khẩu ấy, mỗi đời dn chứa thêm lên, đến nay thành một kho tài liệu v văn học rất dồi dào, chỉ him vì trải qua tình thế tam sao thất bản, muốn cứu cho ra trạng huống ở mỗi đời thì thật là khó.
Đến như văn chương thành văn thì đến thời kỳ độc lập nnới thấy có lưu tích. Sử chép rằng đời Đại Hành có sứ nhà Tng sang nước ta, vua sai sư Lạc Thuận giả làm lái đò để tiếp sứ, nhận thấy hai con ngỗng tri trên sông, sứ Tống ứng khẩu đọc hai câu thơ, rồi sư Thuận cũng ứng khu đọc tiếp hai câu thành một bài thơ tứ tuyệt. Khi sứ về, vua Đại Hành lại sai sư Ngô Chân Lưu soạn một bài từ để tiễn. Sách Thiền Dật chép rằng: “Câu thơ Lạc Thuận, sứ Tống khen hay, bài ca Chân Lưu nổi danh một thu”. Hai bài ấy có l là hai bài văn cổ nhất của ta. Sang triều Lý, Hán học đã thịnh nhưng về dấu vết văn chương để lại thì chỉ có bài thơ của Lý Thưng Kiệt khuyến khích quân sĩ mà thôi. Qua triều Trần thì nho học mi thực là thịnh. Đi Trần Thái Tôn, ông Lê Văn Hưu làm bộ Đại Việt sử là bộ sử ký thứ nhất của nưc ta. Đến đi Trần Nhân Tôn thì những bài hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, bài Đoạt sáo” của Trần Quang Khải, bài thơ Hoành sáo” của Phạm Ngũ Lão đều là kiệt tác văn chương. Bài phú Ngọc tỉnh liên của Mạc Chi cũng được người ta truyền tụng đến.
Đến đời Trần mạt thì có Chu Văn An là nhà Nho học uyên thâm cao khiết làm sách Tứ thư thuyết ước (thất truyền) chú trọng về phương diện thực hành của Nho giáo, và bài s thất trảm (cũng thất truyền) mà ông Lê Tung phê bình bằng mấy chữ “nghĩa động kiền khôn”.
Triều Lê mới nổi thì đã có bài Bình Ngô đại cáo là một áng văn tuyệt diệu mở đầu văn học sử, rồi tiếp đến Quỳnh uyển cửu ca của Lê Thánh Tôn và Thiên Nam dư hạ tập của Thân Nhân Trung là hai tác phẩm trọng yếu đời Hồng Đức. Về sau, những văn sĩ trứ danh là Nguyễn Bỉnh Khiêm có bộc Bạch Vân thi tập, Võ Quỳnh có b Lĩnh nam trích quái, Nguyễn Dữ có bộ Truyền kỳ mạn lục, Bùi Huy Bích có sách Lữ trung tạp ký, Đoàn Thị Điểm có sách Tục truyền ký, Ngô Sĩ Liên có sách Đại Việt sử ký toàn thư; và nhất là Lê Quí Đôn, một nhà bác học đa tài, trước thuật có đến hơn ba chục bộ sách về Nho học, Lão học, Phật học, Sử học, Binh học, cùng là thi văn tạp bút, tựu trung có tiếng nhất là bộ Văn đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục, Quần thư khảo biệnĐại Việt thông sử.
Ở triều Nguyễn thì thi ca có Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát; về tản vãn thì có Phạm Đinh Hổ làm sách Vủ trung tuỳ bútTang thương ngẫu lục (bộ sau hợp tác với Nguyễn án), Nguyễn Đức Đạt có sách Khảo cổ ức thuyết, về sử chí thì có Lịch triều hiến chương của Phạm Huy Chú, Gia đính thông của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam nhất thống trí của Cao Xuân Dục.
Tuy rằng tiền nhân ta đời trước chỉ chăm hoc sách chữ Hán, viết văn chữ Hán, và chỉ dùng Việt ngữ để làm văn chương du hý, thế mà xem các tác phẩm bằng Hán tự kể trên thì ta chỉ thy những thư văn tạp kỷ cùng sử ký biên niên, chứ tuyệt nhiên không có những sách về học thuật tư tưng và tiểu thuyết luận thuyết như Trung Hoa. Đến như Việt ngữ thì các nhà Nho thường khinh là “nôm na mách qué” nên chỉ khi nào làm văn chơi đùa tiêu khiển thì mới dùng đến, cho nên Việt văn không thịnh đạt cũng không lạ gì.
Việt văn được Nhà nho để ý là bắt đầu từ Hàn Thuyên đời Trần Nhân Tôn, dùng chữ Nôm làm văn tế ngạc ngư và đặt ra Hàn luật để làm thơ Nôm; đồng thi một nhà nho khác là Nguyễn Sĩ C cũng dùng chữ Nôm để làm phú; rồi các nhân sĩ trong nước bt chước làm văn Nôm càng ngày càng nhiều. Song văn chương Việt ngữ đời Trần hiện chỉ truyền lại có mấy bài thơ về Huyên công chúa và bài thơ “Bán than” của Trần Khánh Dư thôi.
Sang đời thì tác phẩm về Việt văn có nhiều hơn, nhưng đại khái đu là thi ca cả. Những áng văn có tiếng nhất là Lê Thảnh Tôn thi tập, Hồng đức quốc âm thi tập Bạch vân thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy tư tưng ẩn dật nhàn tản, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm (dịch Hán văn của Đặng Trần Côn) là một li than tiêu tao thanh nhã, Cung oán ngâm của Nguyễn Lê Thiều là một tiếng khóc lâm ly.
Ở triều Nguyễn về vận văn thì có Nguyễn Khuyến hoạt bác tự nhiên, văn Cao Chu Thần khí khái lỗi lạc, văn Nguyễn Công Trứ trầm hùng mà ngạo nghễ, văn Hồ Xuân Hương thì khinh bạc mà tài tình, văn bà Huyện Thanh Quan đoan trang cảm khái, văn Nguyễn Hoàng Quang thống thiết sầu bi, mỗi người một vẻ, so với đời trước thì sung thiệm hơn. Ngoài ra, lại thêm mấy lối văn đi trưc chưa từng thấy là văn tế Võ Tánh và Ngô Tòng Chu của Đặng Đức Siêu, văn tế tướng sĩ trận vong của Nguyễn Văn Thành, cùng văn truyện như Hoa tiên, Thanh tâm tài nhân, Lục Vân Tiên, Nhị độ mai, Phan Trần v.v... tựu trung thì truyện Thanh Tâm tài nhân tức Thuý Kiều là áng văn toàn bích không tiền tuyệt hậu trong văn học sử nước ta.
Xét văn học nước ta đi trước kể những tác phm bng chữ Hán thì hòan toàn là theo thể cách và tư tưng của Tàu, đến các văn chương bằng Việt ngữ cũng chịu ảnh hưởng của Tàu rất sâu xa. V văn thể thì trừ những thể thượng lục hạ bát, song thất lục bát, cùng các lối biến thể lục bát và song thất, còn các lối chính thức như thơ, phú, kinh nghĩa văn sách, từ khúc, hịch, văn tế đu là những lối mô phỏng của Tàu. Song ảnh hưởng của văn Tàu sâu xa nhất là cách đặt câu phn nhiều theo lối biền ngẫu, sự dùng chữ mượn rất nhiều chữ Hán Việt và điển tích sử sách Tàu, sự chọn đề thường mượn những đề mà các văn sĩ thi sĩ Tàu đã từng miêu tả và ngâm vịnh. Về cảm tình trong văn chương thì ta thấy bất ngoại biểu dường những tình trung hiếu tiết nghĩa thậm chí những bài văn du hý như ca trù mà phần nhiều cũng có vẻ văn khuyến dụ. Về tư tưng thì chỉ có tư tưởng Nho Phật Lão, nhất là theo kiểu Tam giáo đồng nguyên, cho nên trong phn nhiều tác phẩm như Cung oán ngâm, Thuý Kiều ta thấy hỗn tạp cả tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, và Lão giáo.
*
Bây gita hãy xét qua trạng thái văn học hiện đại.
So với văn học đời trước thì văn học Việt ngữ của ta ngày nay có hai điu mi là chữ quốc ngữ và tản văn. Người đầu tiên có công khiến văn học ta thành sinh diện mới ấy là Trương Vĩnh Ký, một nhà học giả trứ danh Nam B, ngay từ khi Nam Bộ mi thành thuộc địa dã dùng chữ quốc ng để chuyển tả những văn nôm hay (Kim Vân Kiu, Lục Văn Tiên, Nam sử diễn ca, Phan Trần), rồi lại dừng Việt ngữ để phiên dịch sách Tàu (Tứ thư), sách Tây (Manuel des écoles primaires, petit dictionnaire francais annamite), và trước thuật các sách chuyện đi xưa, phép lịch sự Annam, c bạc nha phiến, bằng một thứ văn rất giản dị. Buổi đầu thế kỷ hai mươi, những nhà nho học duy tân Bắc Bộ như Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Khắc Hiếu, những nhà tân học như Phạm Duy Tn, Trần Trọng Kim dùng quc ngữ để dịch văn Tàu (Cổ văn, Sử ký, Liêu trai, Kim cổ kỳ quan, Tình sử do Phan Kế Bính dịch); văn Tây (văn Massillon, Bossuet, Pascal do Phạm Duy Tn và Phạm Quỳnh dịch; ngụ ngôn La Fontaine, hài kịch Molière đo Nguyễn Văn Vĩnh dịch), hoặc trước tác về tiểu thuyết (Nguyễn Bá Học), thi ca luận thuyết (Nguyễn Khắc Hiếu), và lịch sử, luân lý (Trần Trọng Kim). Nhưng có công bồi đắp và cổ lệ cho Việt ngữ nhất, khiến cho quốc dân sinh lòng tự tín đì với ngôn ngữ nước nhà, thì chính là ông Phạm Qunh chủ trương tp chí Nam phong và ông Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương tp Âu tây tư tưởng.
Đồng thi một phái cựu học, hoặc chủ trương bài Pháp (phái Đông Độ), hoặc chủ trương cải cách chính trị (phái Duy Tân), cải cách giáo dục (phái Đông Kinh nghĩa thục) dùng Việt ngữ để làm những bài thi ca cảnh tỉnh quc dân. Những bài văn ấy tuy bị nghiêm cấm mà cũng được truyền bá trong dân gian rất rộng. Những văn chương c suý và nghị luận về chính trị và xã hội xuất hiện trong các báo và sách từ năm 1925 về sau, đến nay chiếm một phần rất trọng yếu trong báo giới và văn gii nước ta, là do những bài thi ca c động bấy giờ làm tiền khu vậy.
Về phương diện văn học thì Nam phong tạp chí theo một tôn chỉ với Đông Dương tạp chí dùng Việt ngữ để truyền đạt học thuật cổ kim và du nhập tư tưởng đông tây, chứng rằng Việt ngữ không những chỉ thích dụng về các lối văn chương suông mà cũng có thể dùng để viết văn về s học, triết học khoa học nữa. Sau tạp chí Nam phong (1917), các báo chí Việt ngữ xuất hiện một ngày một nhiều khắp ba miền (Trung Bộ đến 1926 mới có báo Tiếng Dân là cơ quan ngôn luận đầu tiên), một phương diện là làm trượng thử tài của các nhà văn sĩ, một phương diện là làm trường học quốc văn của quốc dân, khiến cái địa vị báo chí quan hệ trng yếu trong văn học không có nước nào như nước ta vậy.
Từ năm 1925, nhân cái phong trào chính trị v xã hội bồng bột, nên Việt ng có khuynh hướng cổ động và nghị luận về chính trị và xã hội, mà ít chăm đến phương diện thuần túy văn chương. Các báo (Thực Nghiệp, Đông Pháp, Tiếng Dân) và các sách (Nam đng thư xã, Quan hải tùng thư) bấy gi đu như thế cả.
Đến khoảng năm 1930, trải qua thời kỳ thất bại của các cuộc vận động chính trị và xã hội thì văn học lại theo một khuynh hưng mới là b các vấn để chính trị mà chăm chỉ trích những phong tục đi bại và chế độ cố hủ, về văn thể thì lối tiểu thuyết thịnh hành hơn lối nghị luận k trước. Cơ quan tiên phong của khuynh hướng ấy là báo Phong Hóa, do các ông Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng, Thế Lữ chủ trương, ri tiếp đến Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Ngày Nay, cùng những thư xã như Tự lực văn đoàn.
Từ năm 1936, nhân Mặt trận bình dân nước Pháp lên cầm quyn, những phong trào chính trị và xã hội nước ta lại có vẻ phấn khởi, thì văn học cũng theo thời thế mà can dự vào những phong trào chính trị và xã hội ấy. Trong hai hai năm nay (năm 1938) những báo chí tùng thư tả khuynh, ni tiếp nhau mà xuất hiện. Nhiều tờ báo trước kia chuyên chú về văn chương và trào phúng mà bây giờ cũng thêm mục bàn về các vấn đề chính trị xã hội.
Đại khái con đường diên cách của văn học hiện dại nước ta là thế. Điều tiến bộ quan trọng của văn học hiện đại là lần lần lìa xa ảnh hưởng của Hán học mà chịu ảnh hưỏng của Tây học ngày một thấm thía. Về văn thể, về ngôn ngữ, về cú pháp cùng về tư tưởng, phương diện nào ta cũng thấy có vẻ bắt chước ngưi Tây. Bây giờ ta thử tóm tắt qua cái thành tích của văn học hiện đại:
Thi ca - Nhà thi sĩ hiện đại nhất có tiếng nhất là Nguyễn Khắc Hiếu với những tập Khối tình con, Giấc mộng con là những khúc thơ chan chứa cảm tình lãng mạn; rồi đến Trần Tuấn Khải là nhà thi sĩ cảm khái đã làm rung động tâm hồn người ta trong thời 1925 là buổi quốc gia chủ nghĩa đương thịnh hành. Ngoài ra, phàm những nhà viết văn báo đều có tập thi riêng, hoặc đăng rải rác, hoặc xuất bản thành sách, như thơ Sào Nam, thơ Minh Viên, thơ Đông Hồ, song các nhà thi sĩ lâm thời ấy không có ảnh hưởng trong văn học bằng họ Nguyễn và họ Trần trên kia. Hiện nay có lối “thi mới” phản đối hẳn các li c thi, nhất là thơ luật Đường. Những nhà thi sĩ trẻ tuổi trong phái ấy, như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, đương gắng tìm những âm điệu mới lạ để biểu diễn những cảm tình thích hợp với cuộc sinh hoạt ngày nay.
Tiểu thuyết - Buổi đầu ta chỉ có những tiểu thuyết lịch sử và kiếm hiệp của Tàu dịch ra Việt ngữ, như Tam quốc chí, Tây du, Phong Thần, Chinh đông, Chinh tây, Thuyết Đường, Thuyết Tống v.v... Rồi đến những tiểu thuyết trinh thám bắt chước của Tây, như Lửa lòng, Châu về Hiệp phố. Đến năm 1925 thì có quyển Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách xuất hiện mở đầu cho lối tiểu thuyết lãng mạn, hoặc phiên dịch (Ngọc lê hồn), Thuyền tình bể ái, Giọt lệ phòng văn), hoặc trưc tác (Giọt lệ sông Hương của Tam Lang). Đồng thi có ba bộ tiểu thuyết tư tưởng là Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật, Mộng trung du của cảnh Chi, và Cô lâu mộng của Ngạc am Võ Liêm Sơn[1]. Từ năm 1931 về sau là thời kỳ tiểu thuyết xã hội và tiểu thuyết bình dân có khuynh hưóng tả thực như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Tối tăm của Nhất Linh, Gánh hàng hoa, Đời mưa gió, Gia đình của Khái Hưng. Những tiểu thuyết hoàn toàn tả thực là những tập Kép tư Bền của Nguyễn Công Hoan, Tôi kéo xe của Tam Lang và những tập tiểu thuyết phóng sự của Vũ Trọng Phụng.
Luận thuyết - Văn luận thuyết của ta thường rải rác trên các báo chí. Trong Đông dương tạp chí  đã thấy có những bài nghị luận ngắn của Nguyễn Khắc Hiếu. Đến tạp chí Nam phong tạp chí Hữu thanh ri đến các báo chí từ năm 1925 về sau thì văn luận thuyết xuất hiện một ngày một nhiều. Song phần nhiều là những bài luận ngắn, chứ những sách nghị luận và nghiên cu về triết học, luân lý, chính trị xã hội rất ít. Ta thấy có sách Nho giáo của Trần Trọng Kim, Nhân đạo quyền hành của Há Phi Thống, Biện chứng học phổ thông của Phan Văn Hùm, cùng các sách nhỏ của Nam Phong tùng thư, Quan hải tùng thư, và các tùng thư lặt vặt chuyên giới thiệu những tư tưng học thuật của Tây phương cho quốc dân.
Sử học - Tác phẩm về sử học thì nghèo lắm. Ngoài bộ sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim và ít sách giáo khoa các lớp sơ học thì cơ hồ không có sách sử học viết bằng quc văn. V truyện ký thì có Nam hải dị nhân của Phan Kế Bính, Việt nam dã thặng của Giao tiểu Lâm Mậu, tiểu thuyết lịch sử thì nhiều hơn, tác giả có tiếng nhất là Nguyễn Tử Siêu viết những quyển Hùng Vương, Vua B Cái, Đinh Bộ Lĩnh, Tiếng sấm đêm đông…
Kịch bản - Từ khi ông Nguyễn Văn Vĩnh dịch hài kịch của Molière và cho diễn kịch Người bệnh tướng (1921), thì lối kịch bằng chữ Việt ngữ bắt đầu có nước ta. Sau đó Thái Phỉ viết kịch Học làm sang, Vũ Đình Long viết kịch Chén thuốc độcToà án lương tâm, Vi Huyền Đc viết những kịch Hai tối tân hôn, Cô đc Minh, Uyên ương Mạc tin (dịch), Khái Hưng viết kịch Tục lụy, Đoàn Phú Tứ viết tập Những bức thơ tình và kịch Ghen, ở Hà Nội có những hội La scène tonkinoise và hội Uẩn hoa thưng đặt giải để khuyến lệ những nhà soạn kịch. Nhưng thực ra thì về lối văn ấy đương còn rất ít tác phẩm có chân giá trị.
Về lối tuồng cũ thì Bắc Bộ có ông Nguyễn Thúc Khiêm người soạn v hát cho các tuồng hát chèo ở Hà Nội lấy những tích trong tục truyền và lịch sử nước nhà để đặt tuồng, như bản Chúa Nguyễn phò hoàng Lê, khác với các nhà soạn tuồng xưa chỉ rành mượn tích trong lịch sử và tiểu thuyết của Trung Quốc. Nam Bộ hiện có lối tuồng cải lương có nhiều bản tuồng xuất bản, nhưng không có bản nào có giá trị về văn học.
Phê bình - Lối văn phê bình là lối mới nht của văn học ta, mà cũng là lối nghèo hơn cả. Mấy năm gần đây (đến năm 1938) trong các báo chí thưng có những bài phê bình văn học, nhưng chưa thấy có nhà phê bình chân tài nào xuất hiện. Những tác phẩm phê bình có ít nhiều giá trị đã xuất bản là Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn, Nguyễn Công Trứ của Lê Thước, Trên dòng sông Vị của Trần Thanh mại.
Sự thng nhất Việt ngữ - Vì tiếng nước ta Bc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ thưng nói theo giọng khác nhau, và thỉnh thoảng dùng tiếng khác nhau, cho nên người xứ này thường không hiểu văn của người xứ khác. Tạp chí Nam phong khởi xướng vấn đề thng nhất Việt ngữ. Gn đây (đến năm 1938) tạp chí Tin văn lại đề xướng triệu tập một đại hội gồm các nhà văn ba xứ để bàn bạc v vấn đ ấy, nhưng hội nghị chưa thành thì tạp chí ấy đã đình bản. Giúp cho vấn đ thống nhất Việt ngữ như Việt Nam tự điển của Khai trí tiến đức, Hán Việt từ điểnPháp Việt từ điển của Đào Duy Anh./.



[1] Cô Lâu mộng viết xong từ năm 1927 mà mãi đến 1934 mới xuất bản được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét