Khiemnguyen

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Một số thuật ngữ Văn học (2)



12. Kí (tiếng Nga: ocherk, tiếng Pháp: essai reportage)
Một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như hút kí*, hồi, kí*, du kí, phóng sự*, kí sự*, nhật kí*, tuỳ bút*
Do tính chất trung gian mà có người liệt kí vào cận văn học. Không nên căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn đối với tác phẩm để xác định thể loại. Chẳng hạn Tây sương kí của Vương Thực phù thực ra là một vở kịch, Tây du kí của Ngô Thừa Ân là tiểu thuyết, Nhật kí người điên của Lỗ Tấn là truyện ngắn. Kí có đặc trưng riêng, do nội dung và quan điểm thể loại của kí quy định.
Kí không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của các cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nói lên thành các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của kí. Đối tượng nhận thức thẩm mĩ ca kí thường là một trạng thái đạo đức - phong hoá xã hội (thể hiện qua những cá nhân riêng lẻ), một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng. Vì thế, có nhiều tác phẩm kí rất gần gũi với truyện ngắn*. Nhưng khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết, kí có quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu. Nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Kí thường không có cốt truyện có tính hư cấu. Sự việc và con  người trong kí phải xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi. Đó là vì kí dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, chứ không xây dựng các hình tượng mang tính khái quát. Tính khái quát do tác giả kí thể hiộn bằng suy tưởng.
Kí ra đời rất sớm trong lịch sử văn học ca nhân loại. Nhưng phải đến thế kỉ XVII, đặc biệt từ thế kỉ XIX, khi đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học mở cửa, xé rào để thâm nhập vào các lĩnh  vực hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ.
Trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, kí giữ một vai trò đặc bit quan trọng. Nhiều tác phẩm kí có giá trị lần lượt xuất hiện, góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng của đời sống văn học. Những tác phẩm ấy đã phản ánh kịp thời, nhiều mặt của hiện thực đời sống bề bộn, phong phú, xứng đáng là “bộ đội tiền tiêu” của văn học nghệ thuật.
Giữa cuộc sống đầy biến động hiện nay, thời đại của thông tin trong đó có thông tin nghệ thuật, kí lại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, cần thấy rằng, giữa kí văn học và kí báo chí còn là một khoảng cách khá rõ. Người viết kí cần phấn đấu bền bỉ để cho nhiều tác phẩm kí báo chí trở thành kí văn học, trở thành những tác phẩm kí có sức sống bền lâu trong đời sống văn học.
(X. bút kí, hồi kí*, phóng sự*, tuỳ bút*,...)
13. Ngôn ngữ nhân vật
Lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các loại hình t s kịch.
Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lắp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói k cả từ ngoại quốc và từ địa phương,... Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trc tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vât.
Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hin bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng, mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hoá...
Ngôn ngữ nhân vật là một phạm trù lịch sử. Trong văn học trung đại, do ý niệm cá nhân chưa phát triển, nó chưa có được sự cá thể hóa sâu sắc, và chưa phân biệt với ngôn ngữ tác giả. Với chủ nghĩa hiện thực, ngôn ngữ nhân vật được coi là một đối tượng miêu tả, tính hoá  thành một yêu cầu thẩm mĩ.
Ngôn ngữ văn học (tiếng Anh: literary language)
Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học.
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M. Gorki khẳng định ngôn ngữ là yếu t thứ nhất của văn học. (X. th. văn học*)
Ngôn ngữ nhân dân là cội nguồn của ngôn ngữ văn học; được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, đến lượt mình, nó lại góp phần nâng cao, làm phong phú ngôn ngữ nhân dân.
Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo*, phong cách tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác.
Tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ văn học. Căn cứ chủ yếu để phân biệt ngôn ngữ văn học với các hình thái của hoạt đông ngôn ngữ chính là chỗ, ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trung tâm, là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Vì vậy, tính hình tượng, tính thẩm mĩ là thuộc tính bản chất, xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác, quy định những thuộc tính ấy.
Những thuộc tính chung trên đây biểu hiện qua các thể loại văn học* với những sắc thái khác nhau. Ngôn ngữ của các tác phẩm trữ tình* là ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức cô đọng, hàm súc và đặc biệt gợi cảm. Ngôn ngữ tác phẩm kịch* là ngôn ngữ các nhân vật được cấu trúc qua hệ thống đối thoại và gần gũi với tiếng nói thông thường của nhân dân. Ngôn ngữ của các tác phẩm tự sự* cũng như ngôn ngữ tác phẩm kịch, là ngôn ngữ đa dạng, ngổn ngữ của nhiều tính cách. Song, sự khác biệt quan trọng giữa ngôn ngữ tác phẩm kịch với ngôn ngữ tác phẩm tự sự chính là ở chỗ, trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện* giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm.
14. Nội dung và hình thức tác phẩm văn học (tiếng Pháp: le fonat la forme)
Là hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách rời ca các tác phẩm văn học*.
Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong s cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Trước hết, tác phẩm văn học cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú, nhiu vẻ và độc đáo của đời sống mà tính loại hình của chứng tạo thành đề tài* của tác phẩm. Vấn đề quan trọng nhất nổi lên từ đế tài, buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá là chủ đ*. Ý kiến của tác giả trước vấn đề được nêu ra trong tác phẩm là tư tưởng*. Thái độ đánh giá, nhiệt tình bảo vệ tư tưởng tạo nên cảm hứng chủ đạo* hay cảm hứng tư tưởng. Quan niệm về thế giới và con người được dùng làm hệ quy chiếu để tác giả xác đnh đ tài, chủ đề, lí giải thế giới của tác phẩm có cội nguồn sâu xa trong thế giới quan. Cuối cùng, tương quan giữa sự biểu hiện của đời sống và sự cảm thụ chủ quan tạo nên nội dung thẩm mĩ của hình tượng. Nội dung tác phẩm là kết quả khám phá, phát hiên khái quát của nhà văn.
Nội dung tác phẩm văn học chỉ tồn tại bằng hình thức và qua hình thức tác phẩm. Đó là cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Văn bản ngôn từ là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm có hai chức năng: vẽ ra bức tranh đời sống và biểu hiện thái độ, cái nhìn của chủ thể lời nói bằng phương tiện ngôn ngữ. Đến lượt mình, “bức tranh đời sống” của tác phẩm lại trở thành văn bản hình tượng mà ý nghĩa của các thành tố của nó như chi tiết, tình tiết, nhân vật, cốt truyện, nhịp điệu trong toàn bộ thể hiện các yếu tố nội dung kể trên. Kết cấu có thể ví như ngữ pháp, có vai trò tổ chức các đơn vị có ý nghĩa của văn bản hình tượng thành những lời phát biểu. Thể loại văn học* là những quy tắc tổ chức hình thức tác phẩm ứng với những loại hình nội dung nghệ thuật của nó. Hình thức nghệ thuật của tác phẩm là hiện tượng độc đáo, ứng với nội dung độc đáo, hoàn toàn không phải là số cộng giản đơn của các thủ pháp và phương tiện nghệ thuật. Trong tính chỉnh thể, hình thức nghệ thuật có nghĩa là hình thức cảm nhận đời sống, là cách tự bộc lộ của nội dung tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học hình thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyn đạt nội dung của nó, là phương tin cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo. Do đó, tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu để hiểu đúng nội dung. Bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó sẽ có nguy cơ hiểu lệch nội dung tác phẩm, biến nó thành những cái “tương đương xã hội học”. Về mặt triết học, nội dung luôn luôn quyết định hình thức, hình thức phù hợp nội dung.
Trong văn học, hình thức văn bản và hình tượng là một tổ chức mang tính kí hiệu, là cái biểu đạt, còn nội dung là cái được biểu đạt, tức là ý nghĩa. Do đó các yếu tố nội dung của tác phẩm, như đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, tính cách,... về thực chất đều là các lớp ý nghĩa của cái biểu đạt, do người đọc cảm nhận và khái quát nên. Do vậy nội dung của tác phẩm không đứng yên, bất biến, mà được mở rộng, đào sâu trong quá trình tiếp nhận, làm cho tác phẩm văn học tồn tại như một quá trình.
Chỉ những ai sống sâu sắc với cuộc đời, có ý thức trách nhiệm với nhân sinh, thời cuộc mới phát hiện được nội dung nghệ thuật có tầm cỡ. Và đồng thời phải có tài năng nghệ thuật, tu dưỡng văn hoá, mới sáng tạo ra được những tác phẩm có nội dung và hình thức ngh thuật hoàn mĩ.
15. Phong cách
Phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật là hai phạm trù khác nhau. Trong ngôn ngữ, do thực hiện những chức năng khác nhau, do được sử dụng trong các tập đoàn xã hội hoặc những giới nghề nghiệp khác nhau, dần dần hình thành những phong cách ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ văn học (nghệ thuật ngôn hoặc phong cách ngôn ngữ điện báo...)
Những phong cách ngôn ngữ này thuộc phạm trù ngôn ngữ học.
Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác cửa một nhà n, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Phong cách khác phương pháp sáng tác sự thực hiện cụ th; trực tiếp của nó. Các dấu hiện phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật.
Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. Với ý nghĩa này, người ta phân biệt các “phong cách lớn”, hay còn gọi là “phong cách thời đại” (phong cách Phục hưng, Ba-rốc, chủ nghĩa cổ điển), các phong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong cách dân tộc, phong cách cá nhân của tác giả.
Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau, chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nguyên Hồng, Xuân Diệu và Chế Lan Viên...
Trong chỉnh thể “nhà văn” (hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo v thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Ngoài thế giới quan, những phương diện tinh thần khác như tâm lí, khí chất, cá tính đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành phong cách của nhà văn. Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại.
16. Tản văn
Nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi. Nếu văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyn ngắn, kí, tiểu phẩm chính luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các loại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn. Nó là một loại hình văn học ngang với thơ, kịch, tiểu thuyết. Nhưng mặt khác tản văn lại có nội hàm rộng hơn khái niệm kí, vì nội dung chứa cả những truyện ngụ ngôn hư cấu lẫn các thể vãn xuôi khác như thư, tựa, bạt, du kí,...
Tản vãn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc hoạ nhân vật. Lối thể hiện đòi sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.
Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh, truyện, tử, tập như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử ký các bài biểu, chiểu , cáo*, hịch*, minh, luận,… Trong văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí*, tuỳ bút\ văn tiểu phẩm, văn chính luận , tạp văn , ngụ ngôn, chân dung văn học*,...
Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tuỳ cách thể hiện đa dạng đặc bit là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả, có truyn thống lâu đời và sức sống mạnh mẽ.
17. Tạp văn
Những áng văn tiu phẩm* có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội. Chẳng hạn như tạp văn của Lỗ Tấn, được ông gọi là dây thần kinh cảm ứng,chân tay tiến công và phòng thủ, là dao găm và mũi lao, có thể cùng bạn đọc mở ra một con đường máu để sinh tồn.
Phần lớn tạp văn mang yếu tố châm biếm, trào lộng, đả kích. Có loại nhằm vào kẻ địch với đòn “giễu cợt chết người”, đánh trúng ch hiểm, có loại nhằm vào khuyết điểm của người cùng đội ngũ, vạch đúng sai lấm, trào phúng thành khẩn, trị bệnh cứu người.
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, nhiều nhà văn kiêm nhà báo đã viết tạp văn như Ngô Tất Tố, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. Sau Cách mạng tháng Tám, nhiều bài văn chính luận ngắn hóm hỉnh trên các báo chí ta cũng là tạp văn.
18. Thể loại văn học (tiếng Pháp: genre littéraire)
Dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy.
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan h thẩm mĩ khác nhau đối với hin thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau. Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người - hoặc trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên tục, hoặc qua xung đột,... làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau vé các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Ví dụ: nhân vật kịch, kết cấu kịch, hành động kịch với lời văn kịch; hoặc nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình với lời thơ, luật thơ,... Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy. Đó là cơ sở khách quan của sự tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học.
Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định.
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại các thể (hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự*, trữ tình*kịch*.
Mỗi loại trên bao gồm một số thể. Ví dụ: loại tự sự có tiểu thuyết*, truyện ngắn*, truyện vừa, anh hùng ca*, ngụ ngôn*,... loại kịch có bi kịch*, hài kịch*, chính kịch,... Thể loại là dạng thức tốn tại chỉnh thể của tác phẩm. Cùng một loại nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc. Ngoài đặc trưng của loại, các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ và văn xuôi), dung lượng (truyện dài, truyện ngắn,...), loại nội dung cảm hứng (bi kịch, hài kịch, thơ trào phúng, thơ ca ngợi,...). Một số nhà nghiên cứu còn để xuất cách chia thể theo loại đ tài, chủ đ chẳng hạn: thơ tình, thơ đin viên, truyện lịch sử, truyện tâm lí xã hội, truyện phong tục,... Điều này cho thấy thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Các thể loại văn học là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế” (D. Li-kha-chốp), vì vậy khi tiếp cận với các thể loại văn học cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi, thay thế của chúng.
19. Thể loại văn học lịch sử (tiếng Pháp: genre historiques)
Lĩnh vực văn học bao gồm các thể loại văn học khác nhau cùng viết vế đề tài lịch sử: Các tác phẩm lịch sử biên niên kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hin lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao, như Tả truyện (tương truyền do Tả Khâu Minh, sử quan nước Lỗ soạn ), Quốc ngữ tập tư liệu về lịch sử nhà Chu và chư hầu thời Xuân Thu (Trung Quốc), Sử kí của Tư Mã Thiên phác hoạ bức tranh lịch sử Trung Quốc 3000 năm từ thượng cổ đến đầu Hán. nước ta có Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Nam quốc sử diễn ca của Ngô Lê Cát và Phạm Đình Toái. Đặc biệt có giá trị văn học trong loại này là các thể kí, truyện, chí như Sử kí của Tư Mã Thiên mà Lỗ Tấn gọi là thiên “Li Tao” không vần, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Đây là những thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học văn nghệ thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như miêu tả sinh động, khắc hoạ chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử,... Thể loại này thường do nhà sử học hoặc người khác viết, nhưng cũng có khi do tự mình viết, gọi là tự truyện. Các tác phẩm văn học loại này đã lưu lại vô vàn tư liệu giá trị để người sau dựa vào đó mà sáng tác kịch, tuồng, chèo tiểu thuyết,... Các loại truyện danh nhân kể về cuộc đời và sự nghiệp các nhân vật li lạc trên các lĩnh vực của nhân loại cũng thuộc loại văn học này.
Thể loại văn học lịch sử còn bao gồm các tác phẩm văn học nghệ thuật, sáng tác v các đề tài và nhân vật lịch sử như tiểu thuyết lịch sử. Ví dụ: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long, Pi-e đệ nhất của A-lếch-xây Tôn-xtôi, Người con gái viên đại uý cùa Puskin; kịch lịch sử như Khuất Nguyên của Quách Mạt Nhược, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Bài ca giữ nước của Tào Mạt. Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học củạ quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con ngưòi và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hoá người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này. Đặc điểm này của thể loại tiểu thuyết lịch sử và kịch lịch sử đòi hỏi nhà văn phải vừa là nghệ sĩ, vừa là nhà nghiên cứu, có vốn sống và hiểu biết phong phú, có quan điểm lịch sử đúng đắn và tiến bộ.
20. Văn chính luận
n chính luân (tiếng Pháp : articles sur ỉa vie politique et sociale)
Thể văn nghị luận viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hoá,... Mục đích của văn chính luận ĩà bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định. Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh hướng tư tưởng, lập trường công dân rõ ràng. Tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và tính khuynh hướng công khai là những dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận. Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn chính luận gần gũi với giọng điệu, cấu trúc và chc năng của lời văn tuyên truyền, hùng biện.
Đặc trưng cơ bản của văn chính luận là tính chất luận thuyết. Khác với văn học nghệ thuật, văn chính luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ. Văn chính luận đôi khi cũng tái hiện đời sống, miêu tả các tính cách và số phận. Nhưng người viết văn chính luận tái hiện đời sống, miêu tả tính cách, số phận chỉ nhằm mục đích đưa ra những ví dụ sinh động làm cơ sơ cho lập luận thường là những hình tượng minh hoạ, nó chỉ chứa đựng nội dung phổ quát của chng loại, chứ không phải là hiện tượng tiêu biểu cho cái độc đáo, không lặp lại.
Văn chính luận giữ vai trò đặc biệt trong các cuộc đấu tranh xã hội, trong lịch sử văn hoá của nhân loại nói chung, của dân tộc ta nói riêng. Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hổ Chí Minh là những tác phẩm chính luận bất hủ.
21. Văn chương
Thuật ngữ có nhiều nghĩa và sắc thái. Nghĩa rộng là tác phẩm văn nói chung, không phân biệt triết học, chính trị, lịch sử, văn hoá, quân sự. Ví dụ: văn chương Nguyên Trãi, văn chương Hồ Chí Minh, sự nghiệp văn chương. Nghĩa hẹp hơntác phẩm văn học*, nghệ thuật ngôn từ, thường chỉ tác phẩm thơ. Nghĩa phái sinh - câu văn, lời văn, hoặc hẹp hơn, chỉ tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn, ví dụ: phải viết cho văn chương, giá trị văn chương, màu sắc văn chương (X.th. vãn học*).
22. Văn tiểu phm (tiếng Anh: essay)
Thể loại tản văn ngắn gọn, xinh xắn nhưng giàu chất trữ tình. Người Trung Quốc xem các loại tự*, bạt*, ký, truyện , văn tê*, thư tín,... có ngôn ngữ trau chuốt, tình cảm phong phú đều là văn tiểu phẩm. Người phương Tây xem văn tiểu phẩm (tiếng Anh: essay) là thể loại văn xuôi nhỏ, kết cấu tự do, thiên về thể hiện các ấn tượng và ý kiến cá nhân trước các sự việc và vấn đề cụ thể, không nhằm đưa ra cách lí giải bao quát và xác định hoàn toàn, điều cốt yếu là cố kiến giải mới mẻ, gây ấn tượng sâu đậm. Văn tiểu phẩm có loại thiên về triết lí, có loại thiên về tiểu sử, phong tục, phong cảnh, có loại nghiêng về phê bình văn học, có loại nghiêng về phổ biến khoa học, lại có loại thuần tuý trữ tình. Phong cách chung của văn tiểu phẩm là tính hình tượng cô đọng, tính ngụ ý, ngữ điệu trò chuyện, tâm tình, bộc lộ ưực tiếp nhân cách, cá tính của tác giả, để lại ấn tượng nhẹ nhàng, khoáng đạt.
Mẫu mực của thể loại văn tiểu phẩm phương Tây có thể tìm thấy qua tập Tiểu phẩm của M. Mông-ten (1533 - 1592), các bài tiểu phẩm cùa Von-te, Đi-đơ-rô, Lét-xing, Héc-đơ, Pu-skin, Ghéc-xen,... phương Đông, văn tiểu phẩm có truyền thống lâu đời nhưng sự nở rộ của chúng gắn liền với ý thức về nhân cách, cá tính. Đó là tiểu phấm của Liêu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Chu Tự Thanh, Băng Tâm./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét