VĂN PHẨM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VIẾT
TRONG NHỬNG NĂM 20
VÀ THƠ CA CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG
Trích từ Văn học Việt Nam
(1900 –
1945)
|
Những người đương thời đọc những văn phẩm của Nguyễn Ái Qụốc
viết bằng tiếng Pháp thường tự hỏi “những bài báo ngắn gọn, sao lại có thể
khuấy động được tâm hồn của những người mất nước, của người lao động bị áp bức đến thế?”[1] và cảm thấy “người rần rật như có lửa đốt bên
trong”[2]. Những văn phẩm này chọc thủng “vòng lưới sắt” của thực dân Pháp, về Việt
Nam, vào các thuộc địa của Pháp. Thanh niên trí thức nước nhà “mê mải đọc, làm như học trò gạo cụ vậy”[3]
những văn phẩm của Nguyễn Ái Quốc và “suốt ngày nghĩ đến nó”[4]. Những
điều như vậy giúp bạn đọc hôm nay hình dung một cách cụ thể - lịch sử sự lay động tâm hồn, sức thấm sâu về tư tưởng và thẩm mỹ của những văn phẩm của Nguyễn Ái Quốc, trong đó có truyện ngắn Người
biết mùi hun khói với nhân vật trung tâm Kimengo, đối với độc giả đương thời.
Vì sao truyện ngắn Người biết mùi hun khói với nhân vật trung tâm Kimengo lan rộng và thấm sâu vào thức nhận của độc giả ?
Thứ nhất, viết truyện ngắn này, Nguyễn Ái Quốc đã nương theo tâm lý lạc quan lịch sử có tầm vóc nhân
loại trong những năm 20 của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới
tiên cảm thắng lợi của cuộc cách mạng toàn cầu đang xích lại gần. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 như sự khởi động dòng thác lịch sử biến người nô lệ thành người tự
do đã tạo nên tâm lý lạc quan vĩ đại đó (376). Sống trong
và sống bằng tâm lý lạc quan lịch sử này, Nguyễn Ái Quốc dù
cảm hứng đế viết một truyện ngắn như vậy với một nhân vật trung tâm như vậy.
Thứ hai, khắc họa hình tượng Kimengo và nước Cộng hòa Liên hiệp Phi,
Nguyễn Ái Quốc tìm chỗ dựa ở Lênin, ở những phẩm chất cách mạng đã được rèn luyện và tích lũy của chính tác giả, ở nước Nga Xô viết, ở các
dân tộc thuộc địa lúc bấy giờ đang thức tỉnh... Ở đây bộc lộ khả năng phi
thường của văn học chăm chú theo dõi, tìm kiếm và khám phá những nguồn mạch vận động của cuộc sống - xã hội trong một hệ thống lớn hơn - hệ thống,
mang lại những quan hệ
mới, những tác động qua lại mới, những phương tiện mới, hệ thống, nhờ nó, nhà văn có thể nhận thức đúng hơn và rõ
hơn sự phát triển của hệ thống nhỏ. Nhờ vậy, văn học có thể đưa ra trước bạn đọc những điển hình nghệ thuật
chưa có những nguyên mẫu trong cuộc sống - xã hội ở hệ thống nhỏ ấy, nhưng sớm muộn chính ở đấy sẽ xuất
hiện những điển hình hiện thực tương hợp trong mức độ này hay mức độ khác với
những điển hình nghệ thuật đó. Thật vậy, Cách mạng tháng Tám 1945 đã giới thiệu với toàn thế giới Chủ tịch Hổ Chí Minh
như một lãnh tụ kiểu mới của phong trào giải phóng dân tộc;
nhìn vị lãnh tụ hiện hữu trước quốc dân đồng bào Việt Nam, bạn đọc nhớ đến nhân vật Kimengo
của truyện ngắn Người biết mùi hun khói...
Thứ ba, viết Người biết mùi hun khói, Nguyễn Ái Quốc vận dụng những kinh nghiệm nghệ thuật đã được thử thách bởi thời gian của phương Đông và
phương Tây - như nghệ thuật gián cách
không gian, thời gian; nghệ thuật mô tả cuộc sống trong hình thức cụ thể - lịch sử và cả trong hình thức ước lệ, khi
hình thức cụ thể - lịch sử tỏ ra bất lực, không giúp tác giả thể hiện thành
công sự vận động của quy luật phát triển xã hội. Viết truyện ngắn này, Nguyễn Ái Quốc đã đón được sự chờ đợi về thể loại văn học của độc giả
phương Đông và phương Tây - những độc giả quen thuộc với những tác phẩm có
tính chất viễn tưởng, như Suối hoa đào của Đào Uyên Minh, Thành
thị mặt trời của Campanela, Trên phiến đá trắng của A. France,... Nhờ thế, tác giả đã thể hiện một cách tự nhiên,
thoải mái sự vận động của thời gian từ chủ nghĩa thực dân lên chủ nghĩa
cộng sản chỉ bằng một truyện ngắn, nghĩa là Nguyễn Ái Quốc đã dồn nén bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập vào một Người
biết mùi hun khói. Nguyễn Ái Quốc
nhấn mạnh vị trí dẫn đạo của giai cấp công nhân
trong thời đại chúng ta. Trọng quan hệ này, bút ký Đoàn kết giai cấp có ý nghĩa quan trọng. Anh công nhân da đen Hose là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Đó là một chiến sĩ giác ngộ cao,
đặc biệt là hiểu rõ sức mạnh không gì chiến thắng nổi của đoàn kết giai cấp, tích cực hành động để cải biến hoàn cảnh và
cải biến nó có hiệu quả, tin ở mình và ở lý tưởng cách mạng của mình (377).
Kimengo và Hose là
những nhân vật tích cực của văn học chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Khẳng định cuộc sống mới tươi đẹp và con người mới đầy sức mạnh lý tưởng, Nguyễn Ái Quốc chăm chú theo dõi, nhìn sâu vào sự phát triển của hiện thực thời đại, thấy
rõ xu thế phát triển của nó. Sự kỳ diệu chưa từng thấy đã xuất hiện trên trái đất này: Cách mạng tháng Mười
Nga, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Lênin, lãnh tụ và là người thầy của cách mạng thế giới. Chính hiện thực cuộc sống đó đã trực tiếp khúc
xạ vào Nhật ký chìm tàu, vào các bài báo Lènin và các dân tộc thuộc
địa, Lénin và phương Đông, v.v... của Nguyễn Ái Quốc. Ghi lại những kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
ý nghĩa quốc tế của nó, Nguyễn Ái Quốc
là người đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam xây dựng hình tượng nghệ thuật về Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết. Người thay mặt nhân dân các
nước thuộc địa đang thức tỉnh
trong ngọn gió lớn của lịch sử cảm nhận về Lênin như
về những thánh nhân trong truyền thuyết phương Đông: “Đúng, những người da đen và da vàng chưa có thể biết rõ Lênin là ai, nước Nga ở đâu. Bọn đế
quốc thực dân bưng bít không cho họ biết... ; Nhưng tất cả họ, từ những người nông dân Việt Nam đến những người sản bán trong các
rừng Đahômây, cũng đã thấm nghe nói rằng ở một góc
trời xa xăm có một
dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột và hiện đang tự
quản lý lấy đất nước mình mà
không cần tới bọn chủ và bọn toàn quyền. Họ cũng đã nghe
nói rằng nước
đó là nước Nga, rằng có những
người dũng cảm, mà người dũng cảm nhất là Lênin... Họ còn được biết rằng người
lãnh tụ vĩ đại này, sau khi giải phóng nhân
dân nước mình, còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa. Người kêu gọi các dân
tộc da trắng giúp đỡ các dân tộc da vàng và da đen thoát
khỏi ách áp bức của bọn ru-mi, của tất cả bọn ru-mi, Toàn quyền, Công sứ, v.v... và để thực hiện mục đích ấy,
Người đã vạch ra một cương lĩnh cụ thể”[5]
Trong những văn phẩm của Nguyễn Ái Quốc có cái cười châm biếm, đả kích kẻ thù. Đó là sự phủ định thế giới cũ. Đó cũng là sự biến dạng của sự khẳng định thế giới
mới, khác với văn học yêu nước của các nhà chí sĩ, trong khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đã vang lên tiếng kêu bi
thống: “Nòi giống ta biết có còn không?”.
Trong cái cười của Nguyễn Ái Quốc có sự hài
hòa, tổng hợp cái cười kín đáo của
văn học truyền thống Việt
Nam, cái cười dí dỏm, ý vị của văn học
dân gian nước ta, cái cười tế nhị ở người Pháp, cái cười lạnh lùng của người
Anh. Nguyễn Ấi Quốc gây cười bằng cách
xây dựng những hình tượng trong hình thức của bản thân sự vật, không ngại sử dụng những hình ảnh có tính chất hoạt kê: “Có một linh mục chân đi đất, quần vén đến mông,
lưng đeo bao da đầy đạn, vai khoác súng trường, bên hông giắt súng lục, cha dẫn đầu một
đàn con chiên vũ (378) trang bằng giáo, bằng dao rựa, bằng súng kíp”[6]. Người
cũng đã làm bật lên tiếng cười bàng
cách tạo dựng những hình tượng ước lệ, tượng trưng, chẳng hạn kịch Con rồng tre.
Người nước ngoài nhìn thấy trong cái cười của Nguyễn Ái Quốc dấu hiệu
của một “nền văn hóa tương lai”[7].
Với Nguyễn Ái Quốc, thời mà chiến sĩ lúc “lâm hình”
quắc mắt nhìn kẻ thù và cười một cách bi phẫn, đã qua, thời mà “người nô
lệ không chịu chỉ là chiến sĩ, đã trở
thành người chiến thắng”[8], đã đến.
Trong khi những nhà văn tư
sản, như Paul Moran thể hiện trong tác phẩm của họ
sự sợ hãi và hoảng loạn trước thắng lợi
của cách mạng xã hội chủ nghĩa, mưu toan
làm mất tín nhiệm của nhân loại đối với những
tư tưởng và mục tiêu đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước châu Âu, tuyên
truyên về “sự thất bại không thể tránh khỏi” của các lực
lượng cách mạng, thì Nguyễn Ái Quốc
cùng với các nhà văn
Pháp, như H. Barbusse, P.Vaíllant Couturier,
R. Rolland, A. France, phê phán phủ định chủ nghĩa
đế quốc thực dân, chỉ ra sự tiêu vong tất yếu
của nó, đồng thời
khẳng định xã hội mới, những quan hệ mới giữa con người với con người, xây dựng
hình tượng nghệ thuật về con người kiểu mới - con người giác ngộ, về những khả năng khách quan cải tạo thế giới và cùng
với quần chúng nhân dân biến những khả năng đó thành
hiện thực. Đó là chỗ khác biệt căn bản của những văn phẩm Nguyễn Ái Quốc so với văn học yêu nước của các nhà chí sĩ và văn học của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Những văn phẩm ấy mang tính đảng cộng sản sâu sắc, cháy sáng
lý tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa
nhân đạo xã hội chủ nghĩa cao
đẹp.
Như vậy, những văn phẩm
viết trong những năm 20 của Nguyễn Ái Quốc
- con người tổng hợp trong bản thân mình nhà chiến lược nhìn xuyên suốt các quá
trình cách mạng của thế giới và nhà nghệ sĩ lĩnh hội
được những tinh hoa văn hóa của
dân tộc và của nhân loại - là những văn phẩm của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa, những văn phẩm chứng tỏ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là
một hiện tượng quốc tế.
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong những văn phẩm của Nguyễn Ái
Quốc là sự lý giải, minh chứng kết quả và triển vọng của sự phát triển lịch sử
của cuộc vận động của loài người, bao gồm các dân tộc thuộc địa, lên chủ nghĩa
xã hội (379).
Nét độc đáo nổi bật đó gắn bó với điều kiện hoạt động cách mạng, hoạt động báo chí, tuyên truyền tổ chức của Nguyễn Ấi Quốc ở nước ngoài, do đấy,
gán bó với những
thể loại ngắn của
văn học châu Âu lúc ấy. Ở đây tác gỉa đã cô đặc, dồn nén không
gian, thời gian, quá khứ, hiện tại, tương lai - ba hiện thực của cuộc sống xã
hội. Người đọc đương thời, khi đọc những văn phẩm như vậy của Nguyễn Ái Quốc hy vọng mãnh liệt vào tương lai tươi đẹp của đất nước, của hành tinh này và phấn đâu dũng cảm, bền bỉ cho tương lai ấy. Sức mạnh nghệ thuật của ngòi
bút Nguyễn Ấi Quốc chính là ở chỗ đó.
Những văn phẩm viết trong những năm 20 của Nguyễn Ái Quốc là hệ thống văn học rộng nhất, so với văn học yêu nước của các chí sĩ và văn học
mới của trí thức tân học.
Với hệ thống văn học này, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra một mẫu mực về hiện đại hóa và dân tộc hóa nền văn học Việt Nam.
Nghĩa là văn học phải trở thành một bộ phận hợp thành của phong trào giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đi trên con đường đó, những chiến sĩ - nghệ sĩ của văn học cách mạng của giai cấp vô sản Việt Nam đã trở thành những nghệ sỹ của phương pháp sáng tác
hiện thực xã hội chủ nghĩa. Những nhà văn, nhà thơ của chủ nghĩa hiện thực và
chủ nghĩa lãng mạn, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cũng sẽ đi trên con đường này để trở
thành những nghệ sĩ của phương pháp nghệ thuật mới... Tất cả những điều nói trên xác định vị trí và ý nghĩa đặc biệt của
Nguyễn Ái Quốc trong văn học Việt Nam./. (380)
[7] O.Manđenxtam,
dẫn theo N.I. Niculin. Đồng chí Hồ Chí Minh, sự ra đời của văn học cách mạng Việt Nam và đề tài Việt
Nam trong văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX, Tạp chí Văn Học,
3-1974
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét