Khiemnguyen

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Việt Nam văn học sử yếu (1)



VĂN XUÔI MỚI
Ông Nguyễn Văn Vĩnh và các bản dịch của ông
Ông Phạm Quỳnh và phái Nam Phong

Văn xuôi mới của ta, sở dĩ thành lập được, một phần lớn là nhờ các báo chí. Trong các nhà viết báo có công lúc buổi đầu, phải kể Nguyễn Văn Vĩnh và ông Phạm Quỳnh.
1. Nguyễn Văn Vinh và các bản dịch của ông
Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) là người làng Phượng Vũ thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Sau khi tốt nghiệp trường thông ngôn (College đes interprètes) năm 1896, ông được bổ làm thư ký tòa sứ.
Năm 1906 ông được cử đi dự cuộc đấu xảo thành Marseille. Lúc về ông xin từ chức để doanh nghiệp. Thoạt tiên ông cùng một người Pháp mở một nhà in (có xuất bản cuốn Kim Vân Kiều và bộ Tam quốc chí diễn nghĩa dịch ra quốc ngữ mà trong bài tựa ông có viết câu (546) này: “c Nam ta mai sau nầy, hay dở cũng ở chữ quốc ngữ”).
Đến năm 1907, ông bắt đầu vào làng báo, làm chủ bút tờ Đại Nam đăng cổ tùng báo (ký biệt hiệu là Tân Nam Tử); năm 1908, ông đứng chủ trương tờ Notre journal (xuất bản trong hai năm 1908 - 1909); năm 1910, ông mở tờ Notre revue (xuất bản được 12 số); cũng năm ấy, ông làm chủ bút tờ Lục tỉnh tân văn Sài Gòn, năm 1913, ông làm chủ bút tờ Đông Dương tạp chí Hà Nội, năm 1915, ông lại kiêm làm chủ bút tờ Trung Bắc tân văn (cả ba tờ báo này đều do một người Pháp là Schneider sáng lập).
Năm 1919, ông đứng làm chủ nhiệm tờ Trung Bắc tân văn bắt đầu ra hàng ngày (đó là tờ báo hàng ngày đầu tiên Bắc Kỳ) và tờ Học báo. Năm 1927, ông cùng với ông Vayrac lập ra mt bộ tùng thư đặt tên là Âu Tây tư tưởng (La pensée de I’Occident) để in các tác phẩm do ông dịch chữ Pháp ra.
Năm 1931, ông mở tờ báo chữ Pháp nhan là Annam Nouveau, ông vừa làm chủ nhiệm và chủ bút.
Trên đường chính trị, ông từng làm hội viên hội đồng thành phố Hà Nội trong mấy khóa. Tự năm 1913, ông làm hội viên Viện tư vấn Bắc Kỳ (sau đổi làm Viện dân biểu) và có chân trong Đại hội nghị Đông Pháp từ khi mới thành lập.
Tác phẩm. Tác phẩm của ông gồm có hai phần: phần trứ tác và phần dịch thuật.
a) Trứ tác. Ồng có viết nhiều bài luận thuyết, ký sự đăng trên các báo chí như Xét tật mình (Đông Dương tạp chí t số 6 trở đi), Phận làm dân (ĐDTC tự số 48 trở đi), Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã  (ĐDTC tự (547) số 61 trở đi); Nhời đàn bà (ký hiệu là Đào Thị Loan, ĐDTC tự s 5 trở đi), Hương Sơn hành trình, ĐDTC, số 41 - 45)... Những bài ấy tỏ ra rằng ông là người rất hiếu dân tình phong tục nước ta và biết nghị luận một cách xác thực.
b) Phần dịch thuật. Phần này là quan trọng nhất trong văn nghiệp của ông. Ông có dịch vài tác phẩm của ta và của Tàu ra chữ Pháp: Kim Vân Kiều tân diễn Pháp văn (ĐDTC, tự số 18 trở đi), Tiền Xích BíchHậu Xích Bích (ĐDTC, lớp mới, s 66 - 68). Nhưng ông dịch nhiều tác phẩm chữ Pháp ra tiếng Nam và dịch đủ cả các li văn: văn luận thuyết: Luân lý học (ĐDTC, tự số 15 trở đi), Triết học yếu lược (ĐDTC, tự số 28 trở đi); văn ngụ ngôn: Thơ ngụ ngôn (Fables) của La Fontaine; văn truyện ký: Chuyện trẻ con (Conte) của Perrault, Truyện các bậc danh nhân Hy Lạp và La Mã (Les vies parallèles des hommes illustres de la Grèce et de Rome) của Plutarque, Sử ký thanh hoa (Le parfum des humanités) của Vayrac Ông sở trường nhất về việc dịch văn tiểu thuyết và hài kịch, về tiểu thuyết, ông đã dịch những bộ truyện Gil Bias de Santillane của Lesage, Qui li ve du ký (Les voyages de Gulliver) của J. Swift, Tê lê mặc phiêu lưu ký (Les aventures de télémaque) của Fenelon, Truyện ba người ngự lâm pháo thủ (Les trois Mousquetaires) của Alexandre Dumas, Mai nương lệ côt (Manon Lescaut) của Abbé Prévost, Truyện miếng da lừa (La peau du chagrin) của Honoré de Balzac, Những kẻ khốn nạn (Les misérables) của Victor Hugo (548).
Còn về hàí kịch ông đã dịch những vở của Molière: Bệnh tưởng (Le malađe imaginaire), Trưởng giả học làm sang (Le bourgeois gentilhomme), Người biển lận (L’avare), Giả đạo đức (Tartufe), và của Lesage: Tục ca lệ (Turcaret).
Văn nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh:
a). Về tư tưởng. Ông là người học rộng, biết nhiều, lại có lịch duyệt, thiệp liệp tư tưởng học thuật của Âu Tây, nhưng cũng am hiểu tín ngưỡng phong tục của dân ta, muốn đem những quan niệm phương pháp mới nào hợp thời để truyền bá trong dân chúng, nhưng cũng chịu khó tìm tòi và biểu lộ cái dở, cái xấu cũng như cái hay, cái ý nghĩa của các chế độ, tục lệ xưa của các mối mê tín, dị đoan cũ; vì thế, có người hiểu lầm mà trách ông mun đem những điều tin nhảm, những cái hủ tục mà tán dương và khôi phục lại (như trong việc in cuốn Niên lịch thông thư trong có biên chép ngày tốt ngày xấu và kê cứu các thuật bói toán, lý số).
b). Về văn từ. Văn ông bình thường giản dị, có tính cách phổ thông, tuy có châm chước theo cú pháp của văn Tây mà vẫn giữ được đặc tính ca văn ta. Ồng lại chịu khó moi móc trong kho thành ngữ, tục ngữ của ta những từ ngữ có màu mẽ để diễn đạt các ý tưởng (cả những ý tưởng mới của Âu Tây) thành ra đọc văn dịch của ông tưởng chừng như đọc văn nguyên tác bằng tiếng Nam vậy. Kể về văn dịch tiểu thuyết thì thực ông là người có biệt tài, ít kẻ sánh kịp vậy.
2. Ông Phạm Quỳnh và phái Nam Phong
Cả cái văn nghiệp của ông Phạm Quỳnh đều xut hiện trên tạp chí Nam Phong, tạp chí ấy trong một thời (549) kỳ đã thành được một cơ quan chung cho các học giả cùng theo đuổi một chủ đích với ông. Vậy ta cần nói đến tạp chí ấy trước.
Tạp chí Nam Phong. Nam Phong tạp chí xuất bản tự tháng Juillet năm 1917, đến tháng Décembre năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số. Kể trong các tạp chí đã ra đời nước ta, tạp chí ấy là tờ xuất bản được liên tiếp và lâu hơn cả.
a). Tình hình quốc văn hồi tạp chí Nam Phong ra đời. Muốn nhận rõ ảnh hưởng của tạp chí Nam Phong, cần phải nhắc qua lại tình hình quốc văn nước ta hi tạp chí ấy ra đời. Lúc ấy, trừ các bản dịch tiểu thuyết Tàu và tiếng ta, chưa hề có sách quốc văn xuất hiện. Trong nước chỉ có vài tờ báo chí (Lục tỉnh tân văn Nam Kỳ, Trung Bắc tân vănĐông Dương tạp chí Bắc Kỳ) và thiếu hẳn một cơ quan khảo cứu về học thuật tư tưởng cho người trong nước có thể chỉ xem quốc văn mà mở mang trí thức được.
b). Mục đích của tạp chí Nam Phong.
Tạp chí ấy có hai mục đích chính sau này:
- Đem tư tưởng học thuật Âu Á diễn ra tiếng ta cho những người không biết chữ Pháp hoặc chữ Hán có thể xem mà lĩnh hội được.   
- Luyện tập quốc văn cho nền văn ấy, có thể thành lập được.
c). Sự thực hành của bản chương trình ấy. Muôn thực hành bản chương trình ấy, các nhà biên tập tạp chí Nam Phong làm các việc sau này (550):
- Viết các bài khảo cứu về triết học, khoa học, vãn chương, lịch sử của Á Đông và của Âu Tây.
- Dịch các tác phẩm về triết học, văn học nguyên viết bằng chữ nho hoặc chữ Pháp.
- Sưu tập các thơ văn cổ của nước ta (cả chữ nho và tiếng nôm).
- In các sách cũ của nưởc ta (như bộ Lịch triều hiến chương loại chí).
d). Ảnh hưởng của tạp chí Nam Phong:
Tạp chí Nam Phong đã có ảnh hưởng về hai phương diện:
- Về đường văn tự, tạp chí ấy đã: sáp nhập vào tiếng ta nhiều danh từ triết học, khoa học mới mượn ở chữ nho; luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới.
- Về đường học vấn, tạp chí ấy đã: phổ thông những điều yếu lược của học thuật Âu Tây; diễn đạt những điều đại cương trong các học thuyết cũ của Á Đông (Nho học, Phật học...) và bảo tồn những điều cốt yếu trong văn hóa cũ của nước ta (văn chương, phong tục, lễ nghi).
Tác phẩm của ông Phạm Quỳnh,
Ông Phạm Quỳnh vừa làm chủ nhiệm và chủ bút tạp chí Nam Phong. Tác phẩm của ông có thể chia làm ba loại:
a). Loại dịch thuật. Ồng có dịch các đoạn văn hoặc các tác phẩm của Âu Tây, có phần thiên về triết học (541) (Phương pháp luận, Discours de la méthode của Descartes N.P, số 3 trở đi), luân lý (Sách cách ngôn, Manuel của Epictète, Âu Tầy tư tưởng, 1929; Đời đạo lý, La vie sage của Paul Carton (N.P, 1929-1932) hơn là tiểu thuyết và kịch bản (Tuồng Lôi xích, le Cid, của Corneille, N.P. số 38 - 39; Tuồng Hòa lạc, Horace, của Corneille, N.P, số 73 - 75).
b). Loại tr tác. Trừ các bài luận thuyết, ký sự, đoản thiên đăng trên tạp chí ông có viết mấy tác phẩm ghi chép những điều quan sát, nghị luận trong các cuộc du lịch của ông: Mười ngày ở Huế (NP, số 10), Một tháng ở Nam Kỳ (NP, số 17, 19, 20), Pháp du hành trình nhật ký (NP, 1922 - 1925).
c). Loại khảo cứu. Loại này là phần quan trọng nhất trong văn nghiệp của ông. Ông nghiên cứu các sách, rồi viết ra những bài chuyên khảo về học thuật Âu Tây như Văn minh luận (NP, số 42), Khảo về các luân lý học thuyết của Thái Tây (NP, số 92 trở đi), Khảo cứu về chính trị nước Pháp (NP, số 31 trở đi), Thế giới tiến bộ sử (NP, sô 51 trở đi), Lịch sử và học thuyết của Rousseau (NP, số 104), của Montesquieu (NP, số 108), của Voltaire (NP, số 114 - 115); hoặc về học thuật Á Đông như Phật giáo lược khảo (NP, số 40), Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng (Nam Phong tùng thư, 1928), hoặc về văn học nước ta như Tục ngữ ca dao (NP, số 46), Văn chương trong lối hát ả đào (NP, s 69), Hán Việt văn tự (NP, số 107 trở đi), Việt Nam thi ca (NP, s 64).
Phần nhiều những tác phẩm kế trên, sau khi đăng (542) trên tạp chí, đều in lại trong bộ Nam Phong tùng thư (Đông Kinh ấn quán Hà Nội xuất bản).
Kết luận. Ông Vĩnh có công diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Âu Tây và phát biểu những cái hay trong tiếng Nam ra; ông Quỳnh thì có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý tưởng mới. Đối với nền văn hóa cũ của nước ta, thì ông Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng, mà ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ, văn chương của tiền nhân.
Văn ông Vĩnh có tính cách giản dị của một nhà văn bình dân, văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của một học giả. Tuy văn nghiệp của mỗi người có tính cách riêng, nhưng hai ông đều có công với việc thành lập quốc văn vậy./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét