Khiemnguyen

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Văn phẩm Hồ Chí Minh (phần 2)




VĂN PHẨM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VIẾT TRONG NHỮNG NĂM 20
VÀ THƠ CA CA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG

Trích từ Văn học Việt Nam
(1900 – 1945)
 


Nguyễn Ái Quốc phê phán phủ định chủ nghĩa đế quốc thực dân trên phạm vi toàn cu, trong tất cả các lĩnh vực - chính trị, kinh tế - xã hội, đạo đức, tôn giáo, -bóc trần toàn bộ công cụ của chủ nghĩa thực dân quốc tế dùng đàn áp và bóc lột nhân dân các nước thuộc địa - đội quân xâm lược, giáo hội Thiên chúa, Hội quốc liên, bọn phong kiến bản xứ tay sai của chúng. Người chỉ rõ mục tiêu bóc lột kinh tế của chủ nghĩa thực dân, vì mục tiêu ấy, chúng không từ một thủ đoạn nào. Nguyễn Ái Quốc vạch tội ác man rợ của các cố đạo, “những nhà khai hóa”, “các quan thống đốc”, “các quan cai trị” ca chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa. Người kết án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Người tố cáo, nguyền rủa chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Người phơi trần lên trang giấy nạn thất nghiệp đè nặng lên cuộc sống hằng ngày của nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa. Dưới ách của chủ nghĩa thực dân, nhân dân ở các nước thuộc địa bị đóng “thuế tin” và “thuế máu” bị đàn áp bn giết, bị bóc lột tàn tệ, bị chia rẽ, bị xô đẩy vào rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm. Quả thật “ở trên thế giới, không có dân tộc chiến bại nào bị áp bức và hành hạ bằng các dân tộc thuộc địa[1]. Người đưa ra trước công luận nỗi thống khổ của nhân dân các nước thuộc địa không chỉ v phương diện quyền độc lập dân tộc mà còn dưới góc độ quyn con ngựời trong thế giới hiện đại (371). Trong các nước đế chủ nghĩa, người da đen bị hành hình trên đống lửa, nhân dân lao động bị nạn thất nghiệp và chiến tranh phi nghĩa cướp mt miếng cơm, manh áo. bị cướp mất mạng sống, chn nương thân. Nguyễn Ái Quốc nhẩn mạnh: “Áp bức không trù một chủng tộc nào”[2]. Người chỉ rõ, trên thế giới chỉ có hai hạng người - hạng người áp bức, bóc lột và hạng người bị áp bức bóc lột.
Trong những văn phẩm của Nguyễn Ái Quốc  khống chỉ có sự phê phn phủ định triệt để,  sâu sác, toàn diện chù nghĩa thực dân hung bạo , thù đich với con người, với văn minh, mà còn có sự lý giải, minh chứng về sự sụp đố tt yếu của nó. Nguyễn Ái Quốc đau xót với nỗi khổ về vật chất và tình thn của những người dân thuộc địa, của nhân lao động, đồng thời tin tưởng ở khả năng của họ trong cuộc đấu trannh  tự giải phóng. Người khẳng định: “Kách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không  phải vỉệc của một hai người” (Đường kách mệnh), trong đó giai cấp công nhân chiếm vị trí trung tâm và dẫn đạo. Người nhận rõ những hạn chế lịch sừ và giai cấp của cách mạng dân chủ tư sn. Chẳng hạn, Cách mạng Mỹ 1776 và Cách mạng Pháp 1789 - “hai cuộc cách mạng không đến nơi”. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại và công cuộc xây dựng CNXH trên đấtc vìết đã làm Nguyễn Ấi Quốc phn khởi, tin tưởng, rằng chỉ có con đường cách mạng vô sản là con đường duy nhất đúng đắn giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột.
Cánh cửa lịch sử đã mở về phía tương lai và chiến thắng. Khả năng đưa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa khác từ cái bị phủ định – các dân tộc nghèo khổ và lạc hậu, bị thất bại trước chủ nghĩa thực dân – thành cái phủ định, đã được phát hiện, về lý luận cũng như về lực lượng thực tiễn và hiện thực cuộc sống. Cơ sở của sự phản ánh khẳng định trong những văn phẩm của Nguyễn Ái Quốc là ở chỗ đó.
Để phản ánh khẳng định, Người đã xây dựng những hình tượng nhân vật tích cực soi sáng tính cách anh hùng, bn bỉ của nhân dân Việt Nam. Ở đây, Nguyễn Áì Quốc kế thừa và phát triển truyn thống giáo dục bằng lịch sử và người thật việc thật. Những hình tượng nhân vật tích cực như Trưng Trắc và Trần Quỹ trong  Lời than văn của Bà Trưng Trắc, Phan Bội Châu trong Những trò lố hay là Varenne và Phan Bội Châu, hai chàng trai nông thôn thà bị bắn chứ khống th chỉ đúng đường cho quân thù đến nơi nghĩa quân chống Pháp đang ẩn nấp[3], được mô tả chính là theo ý nghĩa đó. (372) Soi sáng tính cách anh hùng, bề bỉ, đoàn kết, hy sinh vì đại nghĩa, Nguyễn Áí Quốc tin tưởng vào nhân dân mình, Người muốn sửa chữa “căn bệnh của thời đại” - bi quan chán nản trước tin đ của đất nước - lúc đó lan tràn trong xã hội. Người tìm thấy ở tính cách dân tộc sự đảm bảo cho thng lợi của con đường cách mạng từ chủ nghĩa yêu nước dẫn thẳng tới chủ nghĩa xã hội: “Đàng kia ấy, nơi mặt trời đang mọc huy hoàng khôn xiết, nơi tung bay lá cờ Nhân đạo và Lao động! Đấy! Chính đấy... là tương lai của các dân tộc”[4] . Đó là chỗ khác biệt về nguyên tác của những văn phấm của Nguyễn Ái Quốc so với những tiểu thuyết lịch sử xuất hiện ở trong nước vào nửa sau những năm 20 và cả tiểu thuyết Trùng Quang tâm s, những “tiểu truyện”, “truyện” của Phan Bội Châu.
Sự tập trung mô tả hoàn cảnh xã hội bi đát của những người khổn khổ, nạn nhân ca bất công và chiến tranh phi nghĩa dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, trong sự tương phản gay gt với cuộc sống xa hoa, thừa thãi và biếng lười của bọn bóc lột, ăn bám; sự hiện diện của nhân vật - người chứng kiến ở truyện ngắn Paris gn gũi với sự phản ánh của các truyện ngắn của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Thế nhưng tác giả truyện ngn này đã nhìn những mâu thuẫn xã hội ấy bằng đôi mt nhân đạo chủ nghĩa của một người dân thuộc địa đã giác ngộ v những nguyên nhân của bất công và tội ác dưới chế độ đế quốc, nên đã thấy không chỉ phẩm giá của những người lao động đã bị chủ nghĩa tư bản ném ra lề đường, mà còn sự căm phẫn ý thức của họ. Giữa những ông già khốn khổ Pari và người thanh niên thuộc địa đã hình thành một quan hệ gn như tình bạn. Đáng chú ý là ông già đã bộc lộ sự căm phẫn cao độ cái xã hội gây ra cuộc chiến tranh hủy diệt giết người vợ thân yêu và tất cả các con thương mến của ông, phá tan tổ ấm của ông, biến một người lao động cật lực bao nhiêu năm như ông thành kẻ hành khất sống nhờ vào của bố thí. Như được rũ bỏ những yếu đuối vì bị đau khổ và cô đơn cấm tù, ông già cùng khốn của Pari đã đứng thẳng dậy bên cạnh một người lao động Việt Nam, và nếu có thể nói được, ông già đã tìm thấy chỗ dựa cho cuộc sống của mình. Ông đã lớn lên, không còn là “bé nhỏ”, “đáng thương” nữa. Và tác giả - người lao động Việt Nam, người chứng kiến, cũng khác thường so với nhân vật loại đó trong văn học của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Mối quan hệ giữa ông già và tác giả là mới mẻ, như báo hiệu của tình đoàn kết quốc tế của nhân dân lao động ở chính quốc và ở thuộc địa trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc được mô t trong những văn phm sau này của Nguyễn Ái Quốc.
Người nhìn thấy dòng thác những người nô lệ đang thức tỉnh, đang trở thành người, từ nạn nhân trở thành cứu nhân, tự cứu mình ra khỏi ách áp bức, bóc lột. Cái lôgíc biện chứng ấy của thời đại là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc. Chẳng hạn, tác phấm chính luận lớn của Người: Bản án chế độ thực dân Pháp (373). Trong tác phm này Nguyễn Ái Quốc ch rõ nhân dân các nước thuộc địa dang đứng lên cải tạo thế giới, vươn tới một cuộc sống tươi sáng, tráng l mà nước Nga Xôviết đã mở ra, đó là hình tượng bao quát, tương phản gay gắt với hình tượng những tên thực dân, những tên tư bản, những kẻ phân biệt chủng tộc.
Nguyễn Ái Quốc viết văn tiểu phẩm, châm biếm, viết những tác phẩm đựa vào lịch sử, người thật việc thật. Truyện ngn Đồng tâm nht trí không thuộc những loại tác phẩm như vậy. Đng tâm nht trí tác giả muốn nhn gửi đến độc giả điu gì? Mô tả anh Hai và anh Ba đi chợ dưới nng trưa, Nguyễn Ái Quốc viết: “Mặt trời đứng bóng chiếu ướt đẫm những bp chân bp tay lực lưỡng gần như để trn của hai anh. Bn chiếc thúng nặng nề đung đưa ở đu hai đòn gánh tre đặt ngang trên vai cháy nng. Bụi cuốn lên quanh bước chân thoăn thot thành một thứ màn sương...”. Đọc đoạn văn này, ai cũng thấy rõ anh Hai, anh Ba là hai người dân đổi bát mồ hôi lấy bát cơm; độc giả hiểu đng tâm nhất trí của anh Hai, anh Ba là giao ước của hai người có cùng một mục đích: làm ăn lương thiện kiếm miếng cơm. tác phẩm này bạn đọc cần chú ý rằng những câu hát tiếng Việt, thể lục bát, kèm theo bản dịch sang tiếng Pháp đu của Nguyễn Ái Quốc. Kon mèo được Nguyễn Ái Quốc dịch sang tiếng Pháp Seigneur Chat là sâu sc, ở chỗ Người thông hiểu mỹ cảm của độc giả Pháp: ngụ ngôn của La Fontaine lên án cay độc những kẻ lớn”, những nhân vật của giới thống trị; theo truyn thống này ca La Fontaine, độc giả Pháp có ác cảm với Seigneur Chat - Chúa Mèo, dn hết thiện cảm cho Rát - con chuột. Bởi vậy, con mèo được dịch là Seigneur Chat, không phải là cải biên bài đng dao Việt Nam, trái lại, giúp độc giả Pháp nhận thức đúng bài đồng dao đó, như bạn đọc Việt Nam. Bầy chim quạ được Nguyễn Ái Quốc dịch là vilains corbeaux - những con quạ xu xa; khác với les corbeaux - những con quạ (nghĩa đen, trung tính v biểu cảm), hoặc những thầy tu (nghĩa xấu), hay những kẻ tham lam mà ngc (nghĩa bóng), là những nghĩa không tương hợp với nội dung của hai câu lục bát v by chim quạ ăn xoài chín cây trên núi Thiên Thai. Đọc và suy nghĩ, độc giả thấy: thay vì hát những bài ca lao động để vợi bớt nỗi nhọc nhằn của gánh nặng đường xa, anh Hai và anh Ba hát lên những bài hát buồn v mèo, chuột, v bầy chim quạ ăn xoài chín cây. Những câu hát này ám chỉ một xã hội ở đó người áp bức, bóc lột người. Kể chuyện như vậy, Nguyễn Ái Quốc muốn nói: nhân dân lao động đang suy ngẫm rốt ráo về hoàn cảnh sống của mình, nghĩa là họ đang thức tnh. Anh Hai nói: “Khôn ngoan hơn cường bạo, kẻ yếu chỉ có cách đó để tự vệ” sau khi hát bốn câu lục bát v mèo, chuột; anh Ba bình luận: “Bài chú hát sao nghe bun quá! Nhưng mà sự thật là thế. đâu cũng thy cái giống chim chóc biếng lười, nó chẳng chịu làm lụng gi cả, chuyên bòn cái của người khác làm ra mà ăn” sau khi nghe anh Hai hát hai câu lục bát v by chim quạ ăn xoài chín cây (374). Hai bài hát thì cũ mèm. Điều mới m là ở chỗ anh Hai và anh Ba ct nghĩa hai bài hát ấy, nói to lên cái sự thật của hoàn cảnh xã hội ở đó hai anh đang sng.
Lời của anh Hai và anh Ba là lời của hai người đồng tâm, chứ không phaỉ là “những cầu triết lý yếm thế”, “triết lý đầu hàng”[5] như có người nhn xét. đây bạn đọc nào thâm thúy thì nhớ tới câu: “Nhị nhân đng tâm, kỷ lợi đoạn ki,” (hai ngưi đng lòng, thì lợi khí của nó th cht được st).
Anh bán hàng mã, theo lời anh Ba, nhúng hai thúng hàng ca mình xuống dòng nước trong veo; ri, theo lời ca anh Hai, anh Ba phơi gánh tru không của mình dưới ánh nng mt trời. Sự đng tâm đó được chứng nghiệm bằng hành động dứt khoát ca anh Hai và anh Ba. Truyện ngắn kết thúc.
Viết những lời đi thoại của anh Hai và anh Ba trong đoạn đu của truyện, Nguyn Ái Quc đã hé mở những du hiệu khác thường, nhưng bạn dọc nương theo câu tục ngữ buôn có bạn, bán có phường” nên không để ý đến những du hiệu đó và vai trò khởi xướng của anh Ba trong viộc “cùng nhau giao ước tht cht hữu ái”. Ở đây Nguyễn Ai Quc đảm bảo nghiêm ngt sự thống nht giữa lôgíc nghệ thut và lôgic cuộc sống - xã hội. Thế nhưng, viết đoạn hai của truyện, tác giả chủ tâm phá vỡ sự thng nhất đó, bởi vì không phá v nó, Nguyễn Ái Quốc không th trình bày được thái độ của anh Hai và anh Ba (trình bày một cách kín đáo, tất nhiên) đi với trật tự của xã hội hiện hành. Hai bài hát bun, chứ không phải là hai bài ca lao động, của anh Hai chính là sự phá vỡ như thế. Việc phá vỡ sự thng nhất của lôgic nghệ thuật và lôgic cuộc sng - xã hội đạt tới đỉnh cao khi tác giả mô tả hành động ca anh Hai và anh Ba thực hiện lời thề đng tâm nhất trí. đây cái phi lý đã được sử dụng. Cái phi lý trong nghệ thuật không xa lạ với loài người Đông và ở Tây, ở thời cổ đại và thời hiện kim. Nhờ sử dụng cái phi lý, tác giả đã nói được điều hợp lý, đáng tin: đống tâm nhất trí chỉ được coi là đích thực khi thể hiện bàng hành động thực tế. “Trăm nghe không bng một thy mà!.
Đồng tâm nht trí nm trong những nỗ lực của Nguyễn Ái Quốc nhm làm cho những người cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân Pháp và châu Âu hiu rng nhân dân lao động ở Vit Nam và các nước thuộc địa khác có khả năng nhận thức hoàn cảnh bị áp bức, bóc lột của mình, do đó đoàn kết lại để thay đổi  cuộc sống; nhm thúc đy sự phát triển của quá tnh giác ngộ giai cấp của nhân dân lao động ở Việt Nam và các thuộc địa khác (375).
Truyện ngn của Nguyễn Ái Quốc Người biết mùi hun khói được đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp s ra ngày 22 tháng 7 năm 1922. thời điểm lịch s này chủ nghĩa thực dân còn phủ đêm đen lên các lục địa Á, Phi, Mỹ Latinh, nước Nga Xô viết còn là quốc gia xã hội chủ nghĩa độc nht trên thế giới vừa ra khỏi cuộc nội chiến và sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, khp nơi còn ngổn ngang cánh tàn phá, đố nát, đói rét, tật bệnh. Nhưng qua sự mô tả trực tiếp của tác gi về cuộc diễu hành qun chúng và lời kể của Kimengo - nhân vật trung tâm của tác phẩm - người đọc hiểu nước Cộng hòa Liên hiệp Phi đã đạt tới xã hội cộng sản chủ nghĩa, chế độ thực dân đẫm máu đã bị đẩy lùi vào quá khứ. Tạo dựng nhân vật Kimengo như một nô lệ ca ch nghĩa thực dân trở thành một lãnh tụ kiểu mới của phong trào giải phóng dân tộc “am hiu tường tận mọi sự kiện của thời đại, khả năng thức tỉnh và đoàn kết các dân tộc da đen và da trng trong cuộc đu tranh chung chống chủ nghĩa đế quc, dn dt nhân dân tiến tới chủ nghĩa cộng sản, Nguyn Ái Quốc v ra trước mát bạn đọc hình mẫu con người toàn diện, hoàn thiện - hài hòa với xã hội, hài hòa với thiên nhiên - của đu tranh cách mạng và của xã hội tương lai.


[1] H Chí Minh tuyn tập, NXB Sự thật, Hà Nội. 1960, tr. 131.
[2] Người cùng khổ, số 17, tháng 8/1923.
[3] Hồ Chí minh, toàn tập, t II,  NXB S thật, Hà Nội. 1981, tr. 158.
[4] Lời than vãn ca Bà Trưng Trc.
[5] Hà Quảng. Đồng tâm hay đng từ (Th tìm hiểu lại ý nghĩa truyện ngn Đồng tâm nht trí ca Ch tịch Hồ Chí Minh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét