Khiemnguyen

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƯƠNG CỦA HÀ NỘI




Vũ Ngọc Phan
(Trích từ Tuyển tập, tập IV)
         Tháng Tư 1940 - Phong dao có câu: Ba năm lưu lạc giang hồ, một ngày tu lại cơ đồ vẫn nên”. Nếu muốn nói về những nhà văn muốn có sự nghiệp văn chương, câu trên này cần phải đổi là: “Mười năm bút mặc giang hồ, có về Hà Nội cơ đồ mới nên”.
Ông muốn viết hay, viết tài đến đâu thì viết, tha hồ ông vẽ rồng vẽ phượng, tha hồ ông nhả ngọc phun châu, nhưng nếu ông cứ yên trí ông là một nhà đại văn hào hay một nhà đại ngôn luận, rồi ông viết những sách, những báo chỉ lưu hành quanh quẩn trong một vài tỉnh xa lắc mà Hà Nội không biết đến, tôi đố ông có thể tr nên một nhà văn hay một nhà báo có tên tuổi trên văn đàn hay trong báo giới Việt Nam. Một nhà văn Tàu, một nhà văn Nhật hay một nhà văn Pháp; nghe nói như thế tt phải lấy làm lạ. Nhưng đối với nhà văn, nhà báo Việt Nam ta, lời nói trên này không lạ chút nào. Họ đã hiểu lắm, và hiểu từ lâu rồi. Cho nên nói đến nhà văn và nhà báo, Hà Nội thật không hiếm. Đám tang Nguyễn Văn Vĩnh và cuộc hội nghị báo giới sân quần C.S.A., tại Hà Nội cách đây chưa lâu, có thể chứng rằng s các ông ấy đông hơn cả số thợ mà người ta dùng để làm cho tờ giy trắng trở nên tờ báo hay quyển sách.
Nhưng cũng vì s sách báo có chừng còn số các nhà văn nhà báo không th đếm được, nên cái s người được phô bày văn chương tư tưng của mình bằng mực in không được nhiều cho lắm, và cũng vì lẽ ấy, sự tập luyện của các ông có hơi giống sự tập luyện của những chú lính Tàu thuộc dưới quyền mấy tay đc quân hồi xưa. Tuy là binh lính, một năm những chú lính Tàu chỉ sờ đến súng độ vài ba lần; cũng như nước Nam có những nhà viết báo một vài năm mới viết một bài báo. Một vài năm các ông mới có một bài văn ra mắt công chúng, rồi chỉ ít lâu, tên các ông lại chìm trong sự xao lãng của người đời.
Trong s những người ấy, nhiều người chỉ là những người xu số, không gặp may. Nghề viết báo và nghề viết văn tuy là những nghề rất tự do, nhưng “thân tự lập thân” vẫn là một sự rất khó. Có những sự ganh ghét, có những sự dìm nhau nó làm cho những người (43) hơi có chút tài năng vừa mới vác bút nhô ra, đã lại phải lẩn vào trong bóng tối.
Tôi biết nhiều người thanh niên muốn làm nghề viết, nhớ tờ báo mà có lần mình đã được đăng bài như người cung phi nhớ vua vậy:
Trên chín bệ có hay chăng nhẽ?
Khách quần thoa mà để lạnh lùng!
Ngòi bút thép mỗi ngày một han rỉ, bài gửi đăng mong mãi chẳng thấy đăng cho. Phần nhiều họ là những người nghèo, nhưng họ đã phải dốc túi để mua tem gửi bài, để mua liên tiếp những số báo sau khi bài của mình đã gửi đi, và ngày ngày hay tụần tuần họ chăm chú tìm tên họ trên những trang giấy in chi chít. Cho đến những mục “Hộp thư”, “Nhắn bạn” cũng không bao giờ họ b sót.
Không thấy bài mình được đăng, có người uất ức về nỗi chẳng gặp thời, lại xách khăn gói trở về quê, nhưng vẫn không khỏi nhớ tiếc cái cảnh Hà Nội đã bắt đầu quen thuộc với mình...
*
Ở đời ngẫm ra thật có ít người biết điều. Người ta tưởng có quyền để bôi nhem tờ giấy. Nếu họ đem dán chơi những cái họ viết trong nhà họ thì còn nói làm gì nữa. Nhưng một khi đã công bố lên mặt báo thì cũng không nên lấy làm lạ khi có những kẻ cùng nghề nói đến mình.
Người ta tưng nghề viết là một nghề dễ dàng; viết một bài báo hay một bài văn theo ý người ta, cũng như đánh một ván cờ chân chó. Người ta tưởng thế rồi người ta tin, người ta vác bút viết lia lịa mỗi ngày vài ba cột báo...
*
Tháng Năm 1940 - Chuyện làng báo Hà Nội có th ví với câu chuyện trong Thiên Phương Dạ Đàm, vì trong chuyện làng báo lại có (44) nhiều chuyn khác, rồi trong những chuyện khác ấy lại có nhiều chuyện khác nữa, tưởng như không bao giờ dứt được.
Đây lại một chuyện nữa:
Ở một tòa báo tại Hà Nội, có một ông chủ báo được tiếp một ông bạn đng nghiệp ngoại quốc.
Ở các nước văn minh mà bất kỳ là nước văn minh nào báo ra mỗi ngày ba bốn lần và mỗi lần hàng triệu số là sự thường. Ở các nước y, lương viên chủ bút thường nhiều hơn cả lương một quan thượng thư, nhà báo lại có cả phi cơ để đi điều tra và chở báo đi các tỉnh. Như vậy, một nhà báo ngoại quốc mà đến điều tra về tình hình báo chí nước ta thì làm gì chả phải chép miệng và lắc đầu.
Quả nhiên nhà viết báo ngoại quốc đã lắc đầu và chép miệng mà nói với ông chủ nhiệm tờ báo quốc văn rằng: “Báo Đông Dương còn ở vào một địa vị rất thp và chưa gây được một dư luận gì”.
Thật là đứng sự thật một trăm phần trăm, không còn ai cãi vào đâu được...
Nhưng, nếu so với cái lối viết của chúng tôi bây giờ với cái lối viết của mấy ông đàn anh chúng tôi về ba bn mươi năm về trước, chúng tôi thy chúng tôi đã tiến bộ không phải ít.
Đây ông bạn đồng nghiệp ngoại quốc hãy đọc mấy cái tin sau này trong một tờ báo đáng kể là một tờ báo thông tin trước nhất của Hà Nội, tờ Đại Việt tân báo, xut bản năm 1905, báo quán ở giữa chốn kinh kỳ: Ph Hàng Mã:
Cưới vợ
Cứ như trong Kinh Thi nói thì sự cưới vợ gả chồng là một việc hay và vui vẻ lắm.
Ông Duvillier là quan công sứ tỉnh Ninh Bình có người con gái gả cho ông chủ đồn điền Nha Đồng, tên là ông Villarem. Đã làm l cưới hôm 20 tháng năm tây. Chúng tôi kính chúc hai vợ chồng ông ấy mọi sự tốt lành, xum hiệp mấy nhau.

(Đ.V.T.B số 3, ngày 21 Mai 1905). (45)
Đó là một tin mừng...
Còn đây là một “Việc Hà Nội”:
Việc biên pht
Nguyễn Thị Ca 20 tuổi phHàng Hành, th chó ra đường không có khóa miệng nó lại, cho nên phú lít trông thy đã biên phạt thị ấy. Lúc thị ấy thấy người ta biên phạt mình như thế thì trong bụng cũng lấy làm lạ. Nhưng mà thử nghĩ kỹ lại mà xem thì biết rằng người ta làm thế là cho người trong thành ph được yên. Như ai có chó thì nên giữ trong nhà. Bi rằng thường thường, người ta phải chó điên nó cắn luôn, mà khi chết cũng gớm lắm. Nay nhờ có một ông thông thái người nước Đại Pháp tìm được một bài thuốc mới để cứu cái bệnh ấy, thì thiên hạ ai cũng biết ơn…

(Đ.V.T.B số 5, ngày 4 Juin 1905)
Rồi my dòng cải chính sau này với cái nhan đề: “Nhời cáo bạch”.
Đặng Xuân Bảng là quan đốc học cũ tỉnh Nam Định, bây giờ vn đương mạnh giỏi, kỳ trước chúng tôi nghe nhầm mà bảo rằng ngài mất, chúng tôi nay xét ra thì là ông Đặng Xuân Toản mất, chúng tôi tự biết rằng nói nhầm; lấy làm hối lắm, tưởng rằng quan Đng Xuân Bảng ngài cũng thứ miễn đi cho.

(Đ.V.T.B số 26, ngày 29, Octobre 1905)
Về văn chương, tôi cũng xin trích nguyên văn một bài sau nấy về “văn học nước Pháp”. Bài này đăng trong Đại Việt tân báo, số 7, ngày 18 Juin 1905:
Đại Pháp văn chương
Bài ngụ ngôn ca ông Lafontaine bên Tây có một quyển sách mà lớn bé già trẻ ai cũng thích, không bao giờ chán là quyển Thơ nhỏ mà ông Tây thông thái đã làm ra khi ông đi dạo chơi sơn thy. Những người nói trong truyện là mượn những thú vật, song người ta cũng đoán được rằng những giống ấy cũng như người đời bây giờ (46). Người làm sách giỏi lắm vì nói được s hay dở người ta mà không phạm đến ai.
Chúng tôi sẽ nói nhiều chuyện y không bằng thơ thật, song chúng tôi có ý làm cho rõ cái ý thực của ông làm sách. Chúng tôi lại nói rằng sách ông này làm ra thiên hạ đâu đâu cũng biết, vì lấy làm hay cả...
Như thế đủ biết, trong khoảng ba bốn mươi năm naybáo chí Việt Nam ở Hà Nội cũng đã nảy nở hơn xưa được nhiều rồi.
Tháng Sáu 1940 - Cũng như các nơi khác Đông Dương và gần khắp hoàn cầu nữa, báo chí Hà Nội hi này thật là nguy ngập. Nguy ngập về giấy. Nhưng tôi dám chắc có một điều báo chí ở đây không giống báo chí ngoại quốc là báo chí ở đây còn nguy ngập cả về độc giả nữa.
Hạt gạo là thứ cần để nuôi thân thể, nhưng ở nước ta, tờ báo chưa phải một thức ăn cần thiết về đường tinh thần cho người ta.
Bi vậy câu chuyện làng báo, nếu xét cho đến ngọn nguồn là một câu chuyện cả về vật chất lẫn tinh thần...
Giấy cao và khan. Mực hiếm và lên giá. Các nhà báo lo nghĩ về giấy nhiều quá, thành ra mụ cả người!...
*
Tháng By 1940 - Trong lúc các báo ở Hà Nội đang lụn bại về trăm đường thì các nhà xuất bản mọc lên như nấm.
Có thể gọi là một phong trào xuất bản được.
Những người xưa kia làm việc khác, rất xa cái nghề xuất bản… bây giờ cũng sinh ra bạc bẽo với nghề cũ và xoay ra nghề buôn văn. Thật nhờ kim tiền, họ đã bước từ nghề dưới lên nghề trên có một bước. (Tôi muốn gọi nghề buôn văn là nghề trên, vì văn chương là một thứ xuất sản của bộ óc con người).
Như vậy, không nói ai cũng biết, nghề buôn văn bây giờ là một nghề đã có thể làm giàu được... (47).
...Sách lại là một thứ dễ giữ hơn mà cái tâm lý của con người ta là một khi đã mở hầu bao thì muốn có được thứ gì lâu hỏng.
Đó mới chỉ là một phần trong luật cung cầu. Đã có người cầu, lẽ tự nhiên phải có người cung; nhưng cái s người cung mà mọc lên như nm tất còn vì một lẽ gì khác nữa.
Người ta vốn là nhà buôn nên việc buôn văn của người ta cũng không ngoài sư tính toán.
Bốn trang báo, bán có năm xu, nếu lại ra phụ trương thí d tất cả tám trang, cũng chỉ bán có năm xu. Thế là tiền trả người viết tăng, tiền giy tăng, mà giá báo vẫn không tăng. Trông vào quảng cáo? Lúc này có hàng đâu mà người ta rao hàng?
Còn về sách: bốn trang báo gấp lại được ba mươi hai trang sách, tám trang báo gấp lại được sáu mươi tư trang sách: Hai tờ báo, mỗi tờ tám trang, chỉ bán có một hào. Vậy nếu dùng hai tờ báo như thế đ làm một quyển sách thì được một quyn sách 128 trang!
Với một cái bìa mỏng mảnh, quyển sách từng ấy trang đã có thể bán một giá rẻ nhất là năm hào. Thế là giá đã đắt gấp năm rồi. Mà cho là gấp tư, gấp ba đi nữa thì cũng còn lãi chán.
Còn nếu nhà xuất bản kêu các đại lý không sòng phng thì nhà báo cũng có thể kêu bị các độc giả chây lười về việc gửi măng đa.
Có thể nói phong trào xuất bản mỗi ngày một lan rộng ở Hà Nội là do ở chiến tranh, vì chiến tranh đã gây nên nạn khan giy...
Các nhà xuất bản thi nhau mà ùn ùn thành lập ở chốn kinh kỳ. C nhiên là một nhà đông con thì thế nào cũng có nhiều chú bé thò lò mũi xanh. Cái đất nghìn năm văn vật này cũng có những ông làm nghề xuất bản mà chng biết xuất bản là thế nào.
Tôi là Philinte không phải là Ălceste. Người ta sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật, vậy có mong người ta tự sửa chữa làm gì. Nhưng thiết tưởng cũng nên ghi lấy đôi ba sư tức cười của nghề xuất bản trong lúc này (48).
Có mấy nhà xuất bản tưng rằng cái nghề của mình bắt buộc mình phải ăn nói cho có văn vẻ và hễ mở miệng cần phải nói rặt về văn chương, không có ít ra cũng phải về lý tưởng. Thành ra mấy ông ấy nói rặt những chuyện to tát cả. Nào “xây dựng cho văn chương Việt Nam ly một nền tảng vững vàng”; nào cố hết sức “hội họp lấy những cây bút có giá trị nhất trong văn giới Việt Nam ngõ hầu mở một kỷ nguyên mới cho văn chương và nghề xuất bản”.
Ri rút cục như thế nào? Mây ông ấy ao ước các nhà văn sẽ nâng đỡ nhà xut bản trong buổi đầu bằng cách hy sinh. Và rồi chẳng bao lâu người ta thy my ông ây cho ra đời những quyển mà tác giả của nó được gọi bằng một tên rất tân thời là: các nhà văn mới.
Các nhà văn mới này được cái cũng ddãi, nghĩa là họ được thấy văn họ in thành sách, họ đã ly làm mãn nguyện lắm rồi không còn bụng dạ nào nghĩ đến quyền gì khác của mình nữa đối với nhà xuất bản. Họ thật không giống Balzac một tý nào. Nhà đại văn hào này đã ni tiếng về sự chặt chẽ đối với quyền tác giả của mình, và nhiều khi tiên sinh lại còn lây non nữa.
Có lẽ những ông văn sĩ mới phải lấy làm thích cái ý tưởng này của Julien Benda:
“Đối với việc làm, tôi có một quan niệm đặc biệt. Đã sống được ở cái việc mà tôi thích, tôi cho là tôi chẳng làm lụng gì cả. Những người theo chủ nghĩa xã hội cho người làm việc bằng trí não vói người làm việc bằng chân tay cùng chung một số phận, làm cho tôi phải phì cười. Trừ khi họ tìm ra được một anh thợ đu, hay một anh thợ nề cũng quả quyết như tôi rằng nếu trở nên một tay triệu phú, cũng sẽ không bao giờ bỏ nghề cả.
“Tôi còn làm cho sự kiêu căng của con người trí thức hóa tôn trọng hơn nữa. Cái sự tương đương mà kẻ có tiền đã đặt giữa việc làm của tôi với đồng tiền nó làm cho tôi sống, tuy phần hình hài của tôi ưng thuận, nhưng phần hồn của tôi không th dung được. Renan có thuật lại rằng khi ông được tin mấy nhà xuất bản báo cho ông biết ông sẽ nhận được một số tiền về sách của ông, ông phải lấy làm ngạc nhiên sao người ta lại có thể đem tiền tài mà đo những việc ông làm (49).
Tồi rất đng ý với Renan. Sự tương đương kia nếu tôi có cho là được, thì tôi cũng thy nó chỉ bền trong nht thời thôi. Tôi cho là một sự bất công khi thấy người ta trả tôi một số tiền về một bài báo mà tôi chỉ viết mất vài giờ mà lại còn ly làm thú vị nữa - số tiền y, một người thợ có bn con phải làm khổ làm sở trong một tuần lễ mới có...
Không những Renan và Benda, Spinoza cũng có một quan niệm như thế đối với công việc về đường trí thức của mình. Nhưng sự thực thì dù Spinoza, hay Renan, hay Benda, khi thy nhà xuất bản biết nhớ đến quyền tác giả của mình, các ông vẫn ly làm hài lòng như Balzac, hay như những nhà văn không có những nghĩ như các ông. Chỉ khác có một điều là các ông tuy cũng hài lòng và cũng nhận như ai, nhưng các ông lại nói lớn cho thiên hạ biết rằng đó là “cái tôi vật chất” của các ông thu nhận, chứ “cái tôi tinh thần” của ông vẫn ruồng rẫy như thường.
Các tư tưỏng ấy về việc làm của nhà văn chỉ có thể coi là một tư tưỏng làm tôn trọng công việc văn chương thôi. Vì nếu xét về việc, không xét đến những ý nghĩ khác nhau của mỗi nhà văn đôi với công việc của mình, thì có một việc bao giờ cũng như nhau: đó là cái việc Julien Benda có thừa nhận quyền tác giả của mình cũng như Balzac hay một nhà văn Việt Nam nào đó thừa nhận quyền tác giả mà không có cái ý nghĩ như Benda.
Nhưng dù my nhà văn mới có ưa thích cái quan niệm trên này của Julien Benda đối với công việc văn chương, sự ưa thích của các ông cũng không được bền, vì một khi các ông thấy sách của mình bán chạy, các ông cũng phải theo như Balzac.
Tuy có những sự hn loại y, Hà Nội vẫn còn có những nhà xuất bản tiến bước một cách vững vàng và đều đặn, lấy sự đứng đắn làm căn bản, nên dù có bi quan đến đâu, người ta vẫn phải công nhận rằng sở dĩ Hà Nội có thể sản xuất được nhiều sách hơn hết thảy các thành phố khác Đông Dương là nhờ công những nhà xuất bản đứng đắn ấy (50).
Những người Huế, Sài Gòn ra chơi Hà Nội đều thán phục Hà Nội về những cửa hàng sách, tuy những cửa hàng này đem so với my cửa hàng của người Tây đô thành chưa thm vào đâu về cách trưng bày.
Người ta khen: Hà Nội là một nơi mà một người thiếu niên ham mến quc văn rất dễ học, dễ khảo cứu, dễ tìm tòi, cho nên từ xưa đến nay, Hà Nội đã sản xuất được nhiều văn sĩ hơn những nơi đô thị khác trên đất Việt Nam. Người ta đặt hy vọng vào Hà Nội nhiều quá. Mà điều y cũng không lấy gì làm lạ khi người ta nhớ lại rằng nếu nước Nam có cái thành phố nào c nhất vẫn còn tươi sáng dưới ánh mặt trời thì Hà Nội phải là người anh cả (51)./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét