|
Trích từ Văn
học Việt Nam
(1900 – 1945)
|
CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG TRONG
CẤC CUỘC TRANH LUẬN VĂN HỌC TRƯỚC NĂM 1945
Cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong thời
kỳ 1930-1945 đã được
phản ánh thành cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưỏng trong kiến trúc thượng tầng.
Chủ nghĩa thực dân kiểu
cũ cũng như chủ nghĩa
thực dân kiểu mới luôn luôn sử dụng các thế lực phong kiến và ý thức của nó[1].
Trong khi phong trào cách
mạng những năm 30 đang lên cao thì bọn quan lại phong kiến và bọn tư sản mại bản ngày càng lộ rõ bộ mặt bán
nước (Tôn Thất
Đàn, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Khoa Kỳ, Nguyễn Văn Tầm, Cung Đình Vận). Dương Bá
Trạc, người trước kia đã đứng vào hàng ngũ đấu tranh đầu thế kỷ XX, đến nay,
trước cao trào (324) Xô viết Nghệ - Tĩnh đã trở lại bản chất của giai cấp phong kiến suy tàn
cấu kết với thực dân Pháp, gửi cho Reynaud một bản điều trần nhục nhã. Thái độ của Dương Bá Trạc cũng là thái độ của các tập đoàn
phong kiến mới cũ trước cao trào của quần chúng công nông. Trong hàng ngũ các môn đệ của Khổng Tử cũng có sự phân hóa. Trong thời kỳ Xô
viết Nghệ - Tĩnh, Ngô Tất Tố đã viết bài phê phán cái văn chương chữ Hán “bất cập”, “bất cú” của một cụ
Nghè Trình nào đấy, chủ bút phần chữ
Hán trên báo Thanh Nghệ Tĩnh[2] Chắc
chắn đây không chỉ là câu chuyện văn chương, mà chủ yếu Ngô Tất Tố muốn tố cáo
cái tư cách bồi bút
của nhà nho xu thời hèn hạ đó. Ngô
Tất Tố cũng vạch mặt trái phong trào “bảo tồn quốc túy” mà bọn thực dân lại cho dấy lên trong thời kỳ thoái trào cách
mạng. “Tờ báo nọ hô hào bạn gái cứ giữ gìn cái sinh hoạt ở cửa buồng xó bếp, tờ
báo kia cổ động dân quê nên duy trì cái thói tục ở góc điếm sân đình, lại một
cuốn tạp chí nọ hàng tuần đem
những cặn bã ở nơi cửa Khổng sân Trình mà nhồi mãi vào óc độc giả”. Túy là cái đặc biệt, vị tất đã
hay, ví như cục thịt thừa trên mặt cũng đặc biệt đấy, có cần phải bảo tồn hay không? Cái
khoa “quỳnh rượu hát hãm”, môn học “xe pháo mã tốt”... thì có gì hay mà gọi là quốc hồn quốc túy? Qua các bài Mười năm nữa báo chí Bắc Kỳ sẽ cổ động đến “thò lò”, “quay đất”, Hỡi đồng bào
Việt
Nam, chúng ta nên vẽ mình cho con cái chúng ta, Ngô Tất Tố đã công kích
bọn nhà báo vô lương tâm, một lũ bồi bút của thực dân đang nấp dưới chiêu bài
bảo tồn quốc túy để hàng ngày công khai đầu độc quần chúng.
Trong Đại chiến thế giới
lần thứ hai, bọn thực dân
Pháp lại dấy lên phong trào phục cổ. Nhà xuất bản Alecxandre de Rhodes tặng giải nhất cho cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim, một cuốn sách
chạy theo khuynh hướng phục cổ, tôn Khổng, sùng Nho của giai cấp phong kiến.
Phan Khôi đề cao cuốn sách đó, “khuyên những người Annam đều phải thắp hương mà đọc”. Nhưng Ngô Tất Tố cho rằng tác giả đã xuyên tạc, Nho giáo đã biến thành “Trần
Trọng Kim giáo”, không phải đạo giáo của Khổng Tử và tiên nho nữa”! (Phê
bình “Nho giáo” của Trần
Trọng Kim). Tư tưởng bảo thủ phong kiến cũng được dịp sống lại trên tạp chí
Tri Tân với
những “ông Nghè triều Lê”, những “ông nghè triều Nguyễn” của nhóm Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Phượng.
Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) đã đặt vấn để
phải phê phán “văn hóa phát xít, phong kiến”, “chống những xu hướng văn hóa bảo
thủ”, thấn bí, duy tâm, chống văn hóa ngu dân và phỉnh dân.
Giai cấp tư sản Việt Nam
cũng có những
hoạt động văn hóa chống
phong kiến, nhưng nhìn chung họ chỉ chống lễ giáo phong kiến nhằm bênh vực chủ
nghĩa cá nhân tư sản, chứ họ không ra
mặt chống phong kiến trên bình diện kinh tế, chính trị. Các nhà tư sản Việt Nam
vừa (325) mở xưởng, mở cửa hàng
buôn bán ở các thành phố lớn, vừa cho vợ cả thu tô, cho vay nặng lãi ở nhà quê, vừa vận động cho
con cái học cử nhân luật để ra làm tri huyện! Trong thời kỳ chiến tranh, kinh
doanh bằng ruộng đất là chắc chắn nhất nên một số nhà tư sản đã đi vào con
đường địa chủ hóa. Trương Văn Bền vừa mở xưởng xà phòng ở Sài Gòn vừa tậu 18000
mẫu Tây để bóc lột theo kiểu thu tô của nông dân.
Ở Hà Nội, những hãng chủ pháo lớn như Phạm Lê Bổng, Phú Mỹ cũng đổng thời
là chủ các đồn điền lớn ở Ninh Bình, Sơn Tây, Phủ Quỳ. Không phải ngẫu nhiên mà Hội Khai trí
tiến đức bao gồm hầu hết các quan lại, địa chủ phong kiến và khá lớn các nhà tư
sản mại bản.
Sau Đại chiến thế giới
lần thứ nhất, tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản là “Pháp - Việt đề huề” và
chủ nghĩa quốc gia cải lương. Các báo chí tư sản như tờ Khai hóa (do
Bạch Thái Bưởi, Lê Văn Phúc chủ trương), tờ Hữu Thanh của Hội Bắc Kỳ
công thương đồng
nghiệp ái hữu (do Nguyễn Huy Hợi chủ trương), Tribune
Indochinoise (do Bùi Quang Chiêu chủ trương) xin thực dân Pháp ban cho một chế độ tự
trị như Canada, Úc đối với đế quốc Anh, hoặc ban cho một hiến pháp, miễn là không xâm phạm đến
chủ quyền của
nước Đại Pháp (như chủ trương của nhóm “lập hiến” Bùi Quang Chiêu). Hành động phản bội của Bùi Quang Chiêu rất điển hình cho thái độ chính
trị của giai cấp tư sản. Thời còn du học ở Pháp, họ Bùi luôn luôn đi lại với cụ
Phan Châu Trinh và viết bài công kích rượu, thuốc phiện và chính sách thuộc địa
của Pháp ở Đông
Dương. Khi Bùi Quang Chiêu về nước, có hàng vạn người ra đón ở bến Sài Gòn.
Giữa tiếng hoan hô của dân chúng, họ Bùi mặc áo thụng xanh ra ngoài bộ Âu phục,
thề trước huyệt Phan Tây Hồ với những giọt nước mắt cá sấu: “Tây Hồ anh ơi, em nguyện hy sinh cho chủ nghĩa Pháp - Việt
đê huề!”. “Thế rồi cụ ra làm hội đồng quản hạt. Thế rồi cụ nghĩ ra hai chữ “lập hiến” để lập một cái chính
đảng hữu danh vô hình. Thế
rồi cụ lấy mấy nghìn mẫu ruộng Đồng Tháp Mười. Thế rồi cụ làm đại biểu Nam Kỳ ở Thượng hội đồng thuộc địa bên Pháp”. Nhân dân đến lúc tỉnh ngộ ra “mới biết cụ Bùi Quang Chiêu cũng chỉ là người Annam dù mà cụ vẫn mặc Tây, ăn cơm Tây, cả nhà đều nói tiếng Tây”! (Ngô Tất Tố - Nước bạc cuối cùng của cụ Bùi Quang
Chiêu).
Sau cơn khủng bố trắng 1930 - Ị931, sau nạn phá sản vì khủng hoảng
kinh tế 1929 - 1933, văn chương lãng mạn của Tự Lực văn đoàn ra đời và phát
triển mạnh, có lúc
gần như giữ vị trí độc tôn trên đàn văn học công khai. “Giai cấp tư sản dân tộc
không dám đấu tranh bằng chính trị và quân sự chống đế quốc nữa, bèn chuyển ra
đấu tranh bằng văn
hóa chống phong kiến quan liêu (các báo Phong hóa, Ngày nay, tủ sách Tự Lực văn đoàn). Chủ nghĩa lãng
mạn trong văn học nghệ thuật đi đôi với phong trào “vui vẻ, trẻ trung” có tính chất trụy lạc của thanh niên trí thức, tư
sản thành thị. Thực (326) dân
Pháp khuyến khích những khuynh hướng đó cốt đánh lạc hướng quần chúng, nhất là quần chúng thanh niên[3].
Bước sang thời kỉ Mặt trận Dân chủ, hoạt động văn hóa của tư
sản dân tộc chủ yếu 1à những
hoạt động của các tổ chức mang tính cải lương (Hội Ánh sáng của nhóm Ngày nay mà Hội trưởng là Nguyễn Tường Tam, thành lập năm 1937, hội Hướng đạo sinh... - những tổ chức
này được Châtel nâng đỡ). Hội Truyền bá quốc ngữ lúc bấy
giờ cũng nằm trong
phong trào văn hóa cải
lương nhưng thuộc khuynh hướng tiến bộ (do nhân dân lợi dụng khả năng hợp pháp mà hoạt động cải lương làm lợi cho
mình).
Trong Đại chiến thế giới
lần thứ hai, một số xí
nghiệp của tư sản bị bom tàn phá, phải dãn thợ hoặc đóng cửa. Do chính sách phát xít của Pháp, Nhật,
giai cấp tư sản bị chèn ép, hà hiếp hơn bao giờ hết (năm 1942 và 1944 thực dân Pháp công bố nhiếu nghị định làm cho các lò làm
đường của tư sản dân tộc bị đóng cửa;
các lò nấu quặng ở Bắc Sơn cũng bị tịch thu vì lý do chiến tranh!). Nhưng bọn tư sản mại bản ôm chân Pháp, Nhật thì lại được dịp lũng
đoạn thị
trường,
giàu lên như thổi
trong chiến tranh (Nguyễn Thị Năm, Nguyễn Huỳnh).
Trong tình hình đó, giai cấp tư sản một phần “đã ngả về phe cách mạng, một phần do
dự, còn một số ít quay ra thân Nhật” (Trưong Chính).
Lúc này, những người hoạt động quốc gia cải lương, đại biểu cho giai cấp tư sản
dân tộc và tiểu tư sản lớp
trên, có đôi chút tiến bộ trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, dần dần phân hóa theo
nhiều con
đường.
Một bộ phận đi theo cách mạng (Đảng
Dân chủ Việt Nam, 1944), một bộ phận
trung lập (Tân Việt
Nam hội của Vũ Đình Hòe,
Đào Duy Anh, Đỗ Đức Dục, Ngô Tử Hạ...), còn một số tư sản dân tộc hợp với địa
chủ phong kiến thành những đảng thân Nhật (Đại Việt dân chính của Nguyễn Tường
Tam, v.v...).
Giai cấp công nhân Việt Nam đã thành lập giai cấp “tự nó” ngay sau thời kỳ “khai thác lần thứ nhất” của đế quốc Pháp (trước Đại chiến thế
giới lần thứ
nhất), nghĩa là thành hình
trước giai cấp tư sản. Từ 1919 đến 1929, giai cấp công nhân đã từ giai cấp “tự
nó” trở thành giai cấp “cho
nó”, trở thành một lực lượng lãnh đạo cách mạng. Sách báo mác xít do
anh em thủy thủ Việt Nam bí mật chuyển từ Pháp về nước
đã tác động mạnh mẽ đến
phong trào công nhân Nam Bộ. Tôn Đức Thắng kể lại: anh em công nhân Nam Bộ đã mướn thuyền chèo
ra giữa sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cửu Long để đọc Bản án chế độ thực dân Pháp, báo Người cùng khổ và mấy số đầu của tờ Việt Nam hồn[4]
(327).
Phong trào công nhân Nam
Bộ từ chỗ tự phát rời rạc đã dần dần đi vào tổ chức, và từ 1927 phần lớn anh em công
nhân giác ngộ đã gia nhập Thanh niên cách mạng đồng chí hội, rồi sau đó trở
thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam phải kể đến công
lao to lớn của trường Đại học
Cộng sản của nhân dân lao động phương Đông (gọi
tắt là trường Đại học phương Đông) của Quốc tế Cộng sản thành lập tại Maxcơva từ 1921.
Quốc tế Cộng sản luôn
luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ lý luận mác xít cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 1925 đến
1938, Quốc tế Cộng sản đã đào tạo và cung cấp cho cách mạng Việt Nam 40 cán bộ,
trong đó có một số
đồng chí sau này trở thành
những cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng như Trần Phú, Lê Hồng Phong hoặc trở thành những nhà lý luận mác xít, trên báo Nhân đạo,
Thư tín quốc tế, Quốc tế cộng sản như Nguyễn Khánh Toàn, những cây bút chủ lực trên báo chí của Đảng
thời kỳ Mặt trận Dân chủ như Nguyễn Thế Rục, Trần Đình Long, v.v...
Sách báo mác xít vào Việt
Nam qua con đường của Đảng Cộng sản Pháp. Nhờ giữ vững mối liên lạc bí mật với
bên ngoài qua anh em thủy thủ Việt và Pháp, mà “thư viện” bí mật của những
người tù cộng sản ở Côn Đảo có nhiều tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Marx -
Lênin và báo chí của Đảng Cộng sản Pháp. Trong banh 2 của nhà tù này, năm 1933,
Ngô Gia Tự, Hà Huy Giáp đã dịch Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Tư bản, Làm gì? Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong
phong trào cộng sản, Hai sách lược, Nguyên lý chủ nghĩa Lênin, Chống Đuyrinh, v.v... (Thư viện Côn Đảo
cũng có những sách triết lý tư sản của Auguste Comte,
Kant, Bergson...).
Sách báo mác xít vào Việt
Nam nhiều nhất
là trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Lần đầu tiên, báo chí của Đảng công khai tuyên truyền chủ nghĩa Marx -
Lênin và đường lối chính trị của Đảng. Đây cũng là lần đầu tiên diễn ra cuộc
giao phong công khai giữa hệ tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản và phong
kiến trên mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần.
Cuộc đấu tranh về mặt ý
thức hệ trên lĩnh vực báo chí công khai không phải lúc nào cũng rõ ràng. Trong
điều kiện ngặt nghèo ở một
nước thuộc địa, các nhà văn tiến bộ đôi khi phải khéo léo sử dụng những điều kiện ấn loát của các nhà xuất bản
và báo chí hợp pháp tìm mọi cách nói lên tiếng nói của
văn học yêu nước và cách mạng. Những “sự kết hợp trái tự nhiên này”, những sự “liên
hợp kỳ quái”, những sự “chung sống” không bình thường, những “sự che đậy giả
tạo” theo Lênin là không thể
tránh được trong một hoàn cảnh mà có lúc “toàn bộ sách báo bất hợp pháp đều là
sách báo Đảng” và “toàn bộ sách báo hợp pháp đều là sách báo phi Đảng vì tính đảng bị cấm chỉ[5]
(328).
Cho nên cuối năm 1933, ta thấy những bài báo có khuynh hướng mác xít của Hải Triều lại đăng trên tờ Đông Phương là một tờ
báo của tên thực dân Lavallé và những chủ bút không tiến bộ như Nguyễn Quốc Túy, Trần Tấn Thọ, Lan
Khai. Học Phi cũng có đăng
truyện trên tờ Đông
Dương tạp chí của Nguyễn Giang và năm 1944 Đặng Thai Mai cho in Văn học khái luận ở Nhà xuât bản Hàn Thuyên, nơi tập
trung khá nhiều cây
bút có khuynh hướng trốtkít.
Cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực ý thức hệ đã được phản ánh trên diễn đàn báo chí xuất bản công khai qua các cuộc tranh luận sau đây:
cuộc tranh luận duy tâm, duy vật (1933) giữa Hải Triều và Phan Khôi, cuộc tranh
luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh” (1935-1939) giữa
Hải Triều, Hải Khách, Hải Thanh, Bùi Công Trừng với Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Lưu
Trọng Lư, Lê Tràng Kiều; một
cuộc tranh luận nhỏ năm 1937 xung quanh cuốn Ở Liên Xồ về của André Gide
giữa Hải Triều, Hải Thanh với báo chí tư sản (trong đó có tờ Ngày nay) và một cuộc đấu tranh chống
những hoạt động phá hoại và sách báo xuyên tạc chủ nghĩa Mác của bọn trốtkít
(1937-1944).
Cuộc tranh luận về duy
tâm và duy vật nổ ra từ những bài báo của Phan Khôi: Văn minh vật chất và văn minh tinh thần (Phụ nữ thời đàm, 8-8-1933), Nguyên lý và hiện tượng (Phụ nữ
thời đàm, 12-11-1933), Trên lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến
(Phụ nữ tân văn, 29-11-1934). Hải Triều (vừa ra khỏi nhà tù đế
quốc Pháp tháng 7-1932) cùng với một số đồng chí khác đã lên tiếng phê phán các luận điểm duy tâm phản động của
Phan Khôi trong hàng loạt bài báo: ông Phan Khôi không phải là một học giả
duy vật (Đông Phương, 20-10-1933), Ông Phan Khôi là một học giả duy tâm (Phụ nữ tân tiến, số 1 năm 1934), Trên lịch sử nước ta vẫn có
chế độ phong kiến (Công luận, 2-1-1935), Vật chất và tinh thần
(Thành Lâm - Đông Phương, 8-11-1933). Qua cuộc tranh luận, Hải Triều đã
bước đầu giới thiệu được một số nét về chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cuộc bút chiến diễn ra dưới hình thức một
cuộc tranh luận về học
thuật. Nhưng đằng sau
ý nghĩa triết học, ta còn thấy ý nghía chính trị: cuộc đấu tranh công khai của
tư tưởng nô lệ, phản động của Phan Khôi. Tư tưởng nô lệ, đầu hàng của Phan Khôi
lúc đó kết hợp với tư tưởng bi
quan thất bại của những bộ phận tư sản, tiểu tư sản trí thức trong thời kỳ
thoái trào cách mạng.
Năm 1936, Hổ Xanh (Nguyễn
Thượng Cát) viết bài Cuốn “Duy tâm hay duy vật” với nhà
duy vật Hải Triều chào
mừng thắng lợi vẻ vang của một “kiện tướng” trẻ tuổi và “hùng dũng” đã “lanh lẹ”
cắm lá cờ của chủ nghĩa duy
vật trên thành lũy của lão tướng già Phan Khôi. Cuộc bút chiến theo ông, đã “bắt
đầu rung động tâm hồn một
số đông bạn thiếu niên ta đang bị một mớ cặn bã học thuyết và văn chương lấp đặc mạch máu” (Tiến bộ, số 2,
ngày 16-2-1936) (329).
Tháng 1-1935, Hải Triều kết thúc cuộc tranh luận duy vật, duy tâm thì đến tháng 2-1935, người chiến sĩ xung kích trên
mặt trận văn hóa của
Đảng lại mở đầu một
cuộc tranh luận mới quyết liệt hơn: “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh”. Sau trận mở màn
giữa Hải Triều với
Thiếu Sơn, cuộc tranh luận về quan điểm nghệ thuật thực sự bắt đầu khi Hải
Triều và Hoài Thanh phát biểu ý kiến xung quanh cuốn Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan. Cuộc tranh luận ít nhiều có quy mô toàn quốc này kéo dài suốt thời kỳ Mặt
trận Dân chủ và thu hút khá đông các nhà văn, các nhà phê bình văn học tham
gia. Đây là cuộc giao phong đầu tiên giữa quan điểm nghệ thuật vô sản và quan điểm nghệ thuật tư sản xung quanh
những vấn đề lý
luận cơ bản: mối quan hệ giữa văn học và chính trị, văn học và đời sống xã hội, vấn đề tự do của văn nghệ sĩ, tính giai cấp của văn
học, giá trị lâu dài của tác phẩm nghệ thuật và điển hình nghệ thuật. Nguyên
nhân sâu xa gây nên sự đối lập về quan điểm nghệ thuật là sự xung đột về tư tưởng chính trị của hai tầng lớp thanh niên bị phân hóa mạnh mẽ sau
cuộc khủng bố trắng
1930-1931.
Sự chiến thắng của phe
“nghệ thuật vị nhân sinh” chính là ưu thế của tư tưởng vô sản, tư tưởng cách
mạng đối với những quan điểm nghệ thuật duy tâm tư sản và tư tưởng thoát ly đấu
tranh chính trị. Cuộc tranh luận đã bước đầu đẩy lùi được ảnh hưởng của văn học
lãng mạn tiêu cực, vẩn vơ và gây tác dụng cổ vũ đối với văn học hiện thực phê phán.
Hải Triều cũng bước đầu giới thiệu được một số luận điểm của phương pháp
sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên nhóm “nghệ thuật vị nhân sinh”
cũng có những
thiếu sót,
những ấu trĩ buổi đầu trong sách lược đấu tranh. Một số vấn đề lý luận còn chưa
được lý giải thỏa đáng như mối quan hệ giữa nhân tính và giai cấp tính, giá trị
lâu dài của những tác phẩm và điển hình văn học qua các thế kỷ, mối quan hệ
giữa tính tư tưởng và tính nghệ thuật, nội dung và hình thức, v.v...
Năm 1937 cũng có một cuộc tranh luận nhỏ xung quanh cuốn Retour
de I’URSS
(Ở Liên Xô về) của
André Gide. Quan điểm nghệ thuật tư sản, chủ nghĩa cá
nhân cực đoan cũng như thuyết vô luân của André Gide đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Hoài Thanh, Lưu Trong Lư và nhóm Tự Lực văn đoàn. Tháng 1-1937, báo Ngày nay
giới thiệu cuốn sách của André Gide trích dẫn một số đoạn kèm theo lời bình luận tán thưởng của các
báo chí tư sản như Nouvelles littéraires, Intransigeant, Gringoire,
Populaire. Thái độ đó của nhóm Tự Lực văn đoàn bị dư luận tiến bộ phản đối.
Hải Thanh dịch một bài André Gide và Liên Xô công kích André Gide, Giao
Đài dịch bài Vì lẽ gì
mà Gide phản đảng đăng
trên tờ Sự thật ở Liên Xô, tờ
báo Le canard enchainé (Vịt
buộc cổ) có bài Ở Pháp về nhại lại bài Ở Liên Xô về của André Gide. Năm 1937 Hải Triều cũng cho xuất
bản cuốn Trả lời cho André Gide, phê phán nhà văn tư sản Pháp, người
được nhóm “nghệ thuật vị nghệ thuật” coi như một chỗ dựa về mặt lý luận. Lý luận của
nhóm (330) “nghệ
thuật vị nghệ thuật” ở nước
ta là một bức tranh nhiều màu sắc: một nét nhạt của Hugo trong bài tựa Lá thu, một vài nét đậm hơn cửa André Gide,
Théophile Gautier hòa hợp với một vài màu
sác “dân tộc” của
bán thân họ. Cuộc
tranh luận xung quanh cuốn Ở Liên
Xô về của André Gide chỉ là một cuộc tranh luận nhỏ, gần như là một bộ phận của cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh”. Nó nghiêng về những vấn đề chính trị hơn là những vấn đề lý luận và
nghệ thuật.
Năm 1930, chúng ta đã nắm được một ngọn cờ hồng trên
lĩnh vực chính trị
với sự thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Thời kỳ Mật trận Dân chủ, Hải Triều và các
đồng chí của mình giành được chiến thắng vẻ vang qua hai cuộc tranh luân. Tuy nhiên cần phải thấy rằng ý thức hệ thống trị của thời đại là ý thức
hệ của giai cấp thống trị. Những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực
ý thức hệ giữa tư tưởng vô sản, tư tưdng yêu nước với tư tưởng thực dân, tư tưởng tư sản và phong kiến vẫn kéo dài suốt những năm trước 1945 và cả về sau nữa, tuy hình thái biểu hiện
của nó mỗi lúc một khác.
Trước 1945, những tư
tưởng duy tâm, phản động xuất hiện dưới hình thái thuần túy,
hồn nhiên và ngây thơ của nó. Phan Khôi thời
kỳ Nhân văn -
Giai phẩm không đời
nào lại nói câu
dại dột sau đây: “Người
ta nói tinh thần sinh ra vật chất mà ông cũng dám cho rằng chưa thoát cái quan niệm duy tâm?”. Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, những người
còn bênh vực quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” khi đối lập người công tác
với người sáng tác, nghệ thuật với tuyên truyền, không dại gì láp lại nguyên xi câu nói hồn nhiên của Hoài Thanh: “Một bài văn là một bông hoa. Làm sao người ta lại cứ ép bông hoa phải thành quả là
nghĩa lý gì?”. Tư
tưởng tư sản duy tâm trong văn học
nghệ thuật càng về sau
càng xuất hiện một cách tinh vi, phức tạp hơn. Khi chính quyền đã về tay nhân dân, khi tư tưởng vô sản đã thành hệ tư tưởng chính thống, chúng thường phải trá hình bằng
cách khoác một nước sơn mác xít giả hiệu. Không phải đợi Cách mạng tháng Tám thành công, ngay trong thời kỳ Mặt trận Việt
Minh, nhóm trốtkít Hàn Thuyên, Trương
Tửu, Nguyễn Tế Mỹ...) đã bắt đầu xuyên tạc duy vật biện chứng và duy vật lịch sử./.
[1] Theo Niên giám văn nghệ sĩ và Hiệp hội Văn hóa
Việt Nam do Phủ Quốc
vụ khanh đặc trách văn hóa
xuất bản ở Sài Gòn năm 1970 thì Tổng hội Khổng học Việt Nam do tổng thống Việt Nam
Cộng hòa làm hội trưởng có đến
20150 hội viên, còn Tổng hội
Việt Nam cổ học mà ban sáng lập toàn
là quan lại phong kiến cũ
thì có chi nhánh ở hầu
khắp các tỉnh.
[3] Trương
Chính. Chủ nghĩa Mác
và văn hóa Việt Nam (in lần thứ hai), NXB Sự thật, Hà Nội, 1974, tr.54, 35.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét