Khiemnguyen

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Đọc lại báo xưa (3)



KỶ NIỆM NGÀY BÁO CHÍ

HOÀNG ĐẠO
(Ngày nay -  số 20, ngày 9/8/1936)
Ngày mồng một tháng bẩy Tây vừa qua là ngày kỷ niệm của lối báo hiện đương thịnh hành ở Âu châu.
Théophraste Renaudot ông tổ báo giới
Nếu Théophraste Renandot là ông tổ báo giới, thì Emilè de Girardin là người đã đưa báo giới vào một con đường mới mẻ. Ngày mồng một tháng bảy năm 1836 - vừa đúng một trăm năm nay - ông ta xuất bản số đầu tờ “Báo”. Tờ “Báo” là một cuộc cách mệnh trong làng báo thời ây. Trước kia, một tờ báo một năm giá mua đều là 80 quan, nghĩa là 400 quan bây giờ (40p00). Giá báo đắt như vậy nên số nqười mua báo rất ít. Báo chí lúc bấy giờ chí là một thứ xa xỉ phẩm, không thể làm cơ quan truyền bá tư tưởng vào trong dân gian như bây giờ được. Bỗng Emile de Girardin ra tờ “Báo” giá thụt xuốnq 40 quan, một nửa tiền! Số trang vẫn như tờ báo khác, Girardin làm thế náo mà hạ giá đến thế được? Ấy là nhờ quảng cáo. Bắt đầu từ bấy giờ, tờ báo không những chỉ là một cơ quan của một vài nhà tư tưởng, nó lại còn là một việc buôn bán, có lỗ, có lời nữa. Bắt đầu từ bấy giờ, tiền quảng cáo không phải là một số tiền phụ, mà là số tiền chính, nắm vận mệnh của tờ báo. Mà cũng bắt đầu từ bấy giờ, tờ báo không còn là tờ tạp chí chỉ để cho một số ít người đọc, nó thành ra một cơ quan dư luận, để truyền bá những tư tưởng của một đảng chính trị, để làm cho độc giả biết một cách nhanh chóng tin tức của thế giới.
Báo bên Pháp ngày nay, cũng như ở bên ta, có hai thứ: hằng ngày và hằng tuần. Báo hằng ngày cần đăng tin tin nhanh chóng, thật nhiều và đúng sự thật. Một cái tàu bay rơi ở bên Mỹ, hay bên Tây Ban Nha nổi loạn, nửa giờ sau là tờ báo phải biết rồi. Những việc ấy, đã có những hãng lấy tin tức thông báo cho. Hãng lớn nhất là hãng Havas. Hãng ấy dùng riêng ở kinh đô Paris tới 1200 người, ở các tỉnh ở Pháp tới 1.000 người và ở khắp các nước trong thế giới đều có người thay mặt. Vì thế, nên trobg ba phút đồng hồ, là hãng biết những việc xảy ra ở khắp hoàn cầu.
Nhưng còn những tin nữa. Cho nên, tờ báo phải có một số phóng viên đi điều tra về những việc đáng để ý. Có thể họ lại phải bịa ra những tin có thể có được nữa.
Girardin: "Mỗi ngày phải có một ý tưởng mới!"
Báo hằng tuần lẽ tất nhiên là không cần đến sự nhanh chóng. Cốt làm sao tranh ảnh cho lạ, cho đẹp, bài vở cho có ý vị, truyện cho hay, khiến cho độc giả vui, thích, yêu.
Nhưng, một điều đáng để ý, là báo bên Pháp không những chỉ siêng về độc giả. Là vì báo bán ra lỗ vốn. Cho nên báo càng bán rẻ bao nhiêu, thì số tiền khác tiền bán báo lại càng phải tăng lên bấy nhiêu. Trước hết, ta phải kể đến quảng cáo. Nhưng nếu một tờ báo có những quảng cáo rất đắt tiền, tờ báo ấy tất đâm ra bênh vực cho hàng hóa của hãng nào đã cho quảng cáo. Không những chỉ có thế. Có khi báo còn nhận tiền phụ cấp của các đảng chính trị (như đảng Xã hội hoặc của một nhà giầu muốn gây thế lực (như François Coiij), hoặc của các hãng buôn to, của các nhà băng, của chính phủ, nhất là của các nhà đúc súng ống, của bọn đi lừa, của những người không muốn cho họ quảng cáo đến tên mình. Cho nên, nhiều khi không nói đến, một người nhà báo lại được nhiều tiên hơn là nói đến người đó.
Quay về bên nước nhà, ta nghiệm thấy một sự rõ ràng: là báo của ta không thể nào có nhiều độc giả được; không phải là ta thiếu tài, cũng không phải là vi thiếu vốn, nhưng là vì chưa có chế độ tự do ngôn luận. Nói về việc buôn bán, ra một tờ báo, nhất là một tờ báo hằng ngày cho ra vẻ, phải bỏ ra rất nhiều vốn (ba, bốn vạn bạc) đề mua máy in, để làm quảng cáo, để mướn người viết. Vạn nhất vài tháng sau, đương lúc báo bán chạy, có tin báo phải đình bản, thi lúc ấy biết ăn nói làm sao. Lúc đó ai chịu cho số tiền chưa thu lại được?
Ấy cũng là cái lẽ rất tầm thường ấy mà báo hằng ngày của ta không sao tiến bộ được. Vận mệnh báo bấp bênh, nên những ông chủ báơ họ không thể mướn những người có tài giúp sức được. Không có tờ báo nào dám trả một nhà viết báo là đến ba, bốn trăm bạc một tháng cả. Vì thế, nên trong báo giới mới ra có nhiều người ít học, không có nghề khác nên phải viết nhảm kiếm ăn. Nghề làm báo nước ta không được trọng vọng cũng vì lẽ đó./.


Hoàng Đạo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét