Khiemnguyen

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

TẢN ĐÀ – NGUYỄN KHẮC HIẾU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP



Năm 1942, mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, khi viết bài tổng kết về Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh đã cung chiêu anh hồn Tản Đà về chứng giám công việc lớp người kế tiếp và mấy chục năm sau, năm 1983, Xuân Diệu thừa nhận Sau khi đã viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, H Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn, nghiền ngẫm tất cả trong khooảng 25 năm, hôm nay tôi mới viết về tác gi quá cố khó nhất so với tám tác giả trước kia, là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu”. Hai hiện tượng đó đủ nói lên vị trí kiệt xuất không thể thay thế của Tản Đà trong nền thi ca Việt Nam nhưng đồng thời cũng phản ánh tất cả tính phức tạp của di sản văn chương cũng như chính bản thân con người Tản Đà.
Không thể phủ nhận, Tản Đà là con người của buổi giao thời. Ông thuộc thế hệ cuối cùng cửa nền khoa cử Hán học Việt Nam (ông kém Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thức Kháng... khoảng một hai chục tuổi) và mất - một cách cô độc - khi mà Thơ mới vừa mới lên ngôi.
Thấm đẫm nền văn hoá truyền thống, Tản Đà thông thạo văn thơ phú lục, văn chương chữ Hán, thông thạo cả từ khúc Trung Quốc, am tường và điêu luyện ca trù, thơ song thất lục bát, lục bát, ca lý truyền thổng. Ông soạn và soạn thành công một số vở tuồng, chèo nhưng đồng thi cũng là một trong số những nhà văn đu tiên thể nghiệm viết tiểu thuyết, văn xuôi nghệ thuật bằng chữ quốc ngữ, là người đỡ đầu tích cực cho những nhà văn trẻ đương thời. ông, mang cả dáng dấp của những phong lưu tài tử một thời, người bảo vệ danh giáo luân lý truyền thống lẫn những nét cách tân, hiện đại hoá vô cùng táo bạo. Bởi thế nên Hoài Thanh đã phải thốt lên “Tiên sinh gần chúng tôi lắm” và với một con người và một di sản văn học như vậy thì sự phồn tạp của những công trình nghiên cứu về Tản Đà là lẽ đương nhiên. Điều đó, mt mặt, cho phép đối tượng nghiên cứu sẽ được tiếp cận một cách sâu sắc và đa chiều nhưng đồng thi cũng dễ làm lạc lối những ai mới bước đầu tìm hiểu di sản văn học của Tản Đà.
Ý thức được điều đó, chúng tôi xin bước đầu hệ thống những ý kiến, những “lời bình” xung quanh một bộ phận quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng nhất - làm nên di sản văn học Tản Đà: thi ca. đây, khái niệm “lời bình” được chúng tôi sử dụng với một trường nghĩa rộng nhất bao hàm cả những thưởng ngoạn thẩm mỹ cá nhân đối với thơ Tản Đà lẫn những định hướng lý luận để tiếp cận với thơ ca của ông từ những giác độ khác nhau…
Tn Đà - Nguyễn Khắc Hiếu sinh năm 1884 tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì - Hà Tây). Thân sinh ra ông - cụ Nguyễn Danh Kế - vốn xuất thân từ một dòng họ khoa bảng quý tộc lâu đời - gốc làng Lủ (xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì). Dòng họ Nguyễn của ông Kế từng có nhiều người đỗ đạt, làm quan to dưới triều Lê. Khi Gia Long lên ngôi, dòng họ này có li nguyền không đi thi, không ra làm quan với tân triều. Đến thời cụ Nguyễn Danh Kế, gia cảnh họ Nguyễn đã sa sút nhiều, người ta thường nhắc chuyên ông Kế có thời phải gánh đất nuôi mẹ già. Có lẽ vì bần hàn nên cụ Nguyễn Danh Kế đã phá lời nguyền cũ, ra ứng thí, đỗ cử nhân và làm quan. Vốn là người phong lưu tài tử, cụ Nguyễn Danh Kế thường lui tới chốn bình khang và tại đây, ông đã quen và lấy bà Nhữ Thị Nghiêm, một đào nương ph Hàng Thao - Nam Định. Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu là con út trong số bốn người con của ông Kế và bà Nghiêm. Trước khi lấy bà Nghiêm, ông Nguyễn Danh Kế đã từng có hai người vợ. Dòng máu tài hoa và tính cách phong lưu tài tử của Tản Đà có lẽ cũng được thừa hưởng một phần lớn từ cha và mẹ.
Năm Nguyễn Khắc Hiếu lên ba tuổi, cụ Nguyễn Danh Kế từ trần và chỉ một năm sau bà Nhữ Thị Nghiêm bỏ nhà trở lại nghề đào nương. Nguyễn Khắc Hiếu cùng ba anh chị em về sống và chịu sự cưu mang của Nguyễn Tái Tích - người anh cùng cha khác mẹ con thứ ba mẹ cả nhà thơ - người mà Nguyễn Khắc Hiếu vừa coi là anh, vừa là cha, là thầy (ông Tích hơn thi sĩ ba mươi lăm tuổi). Sinh năm 1864, nối nghiệp cha Nguyễn Tái Tích cũng phá lờỉ nguyn cũ của dòng họ, theo đòi cử nghiệp và ra làm quan. Ông là người mà Nguyễn Khắc Hiếu hàm ơn sâu sắc và chịu nhiều ảnh hưởng. Vốn là người nghiêm khắc, nn nếp, tính tình chính trực thanh liêm nên hoạn lộ của Nguyễn Tái Tích cũng không ít gian truân. Suốt cả thời thơ ấu lẫn tuổi thanh niên (tận năm hai tư, hai lăm tuổi), Nguyễn Khắc Hiếu sống cùng vi anh một cuộc đi xê dịch gắn vi những địa phương mà ông Tích được bổ nhiệm, khi Yên Mô - Ninh Bình, khi Vụ Bản - Nam Định, khi Quảng Oai - Sơn Tây, khi nh Tường - Vĩnh Yên.
Sớm nhận thấy những ánh sáng tài năng trong người em cùng cha khác mẹ, Nguyễn Tái Tích hướng em vào con đường cử nghiệp. Hiển nhiên, đó cũng là một nền học vấn đậm dấu ấn của buổi giao thời. Sau này, trong hổi ký tự truyện “Giấc  mộng lớn” Tản Đà có nhớ lại từ thuở lên năm “... đi học con phải có người cõng, về nhà chỉ thích chơi chuồn chuồn…”, khi học ấu học ngũ ngôn thi, nhà thơ đã thích nhất mấy câu “hoa cù hồng phấn nữ, tranh khán lục y lang” và “cái bệnh đa tình bắt đầu từ đấy, cái lòng mê khoa cử bắt đầu từ đấy”. Nếu hình dung lại cuộc đời đi học của Tản Đà theo những gì ông nhớ lại trong một bài thơ hồi ký thì năm 5 tuổi ông đã bắt đầu học Tam tự kinh, ấn học ngũ ngôn thi, Dương tiết; 6 tuổi học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ; 10 tuổi tập làm câu đối; 11 tuổi làm thơ và đến năm 14 tuổi thì đã thạo “văn đủ lối”. Năm 1903, Nguyễn Khắc Hiếu 19 tuổi, theo anh lúc đó mớí được phục chức sống Quảng Oai và nổi tiếng tại đấy là “thần đồng” và năm 1909 Nguyễn Khắc Hiếu vào học trường Quy thức - một trường học thực nghiệm chương trình cải cách giáo dục do thực dân Pháp mở tại Hà Nội.
Có thể tóm gọn thời niên thiếu và những năm đầu tuổi thanh niên của Tản Đà vào việc dùi mài thánh kinh hiền truyện, văn thơ phú lục mong thành đạt mng công danh. Trong quãng thời gian này cũng có mấy sự kiện để lại nhiều dấu ấn trong tâm hồn Nguyễn Khắc Hiếu. Đó là việc năm ông 13 tuổi, người chị ruột của ông theo mẹ làm nghề đào hát. Năm 19 tuổi, Nguyễn Khắc Hiếu đem lòng yêu con gái nhà tư sản Đỗ Thận và đến năm sau, ông lại có “cảm tình riêng” với con gái một người tri huyện ở Vĩnh Tường - Vĩnh Yên, nơi Nguyễn Tái Tích làm giáo thụ.
Năm 1909, Nguyễn Khắc Hiếu đi thi Hương lần đầu tiên ở Nam Định. Hỏng thi, ông v sống với anh ở Vĩnh Tường và ba năm sau lại tiếp tục ra ứng thí. Năm 1912, đầu năm Nguyễn Khắc Hiếu thi trượt kỳ Hậu bổ và cuối năm thi Hương lại không thành. 25 tuổi cuộc đời Nguyễn Khắc Hiếu chuyển sang một bước ngoặt mới, công danh dang dở, chuyện tình duyên (với con gái nhà Đỗ Thận) không thành, Nguyễn Khắc Hiếu trở nên tâm thần điên loạn. Ông vào dãy Hương Sơn, lên núi Chùa Tiên, ngày đốt đuốc đi tìm Hồ quỷ, đêm rằm làm văn tế Chiêu Quân. Mùa hè ông về sống với anh rể - nhà thơ trào phúng Nguyễn Thiện Kế - Nam Định làm quen với nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi, đọc Tân thư, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tìm hiểu v cách mạng Tân Hợi... Cuối hạ, ông về ấp Cố Đằng của Nguyễn Thiện Kế “cái bụng chán, đời đến cưc điểm, quyết mong tịch cốc để từ trần” (Giấc mộng lớn) trong sáu tháng. Năm 1915, Nguyễn Khắc Hiếu lập gia đình với bà Nguyễn Thị Tùng, con gái một người tri huyện Hà Đông. Cũng trong năm này ông bắt đầu có bài in trên Đông Dương tạp chí vội mục Một lối văn nôm. Một năm sau, Nguyễn Tái Tích qua đi, Nguyễn Khắc Hiếu về sống tại Vĩnh Phú, tiếp tục viết cho Đông Dương tạp chí, bắt đầu lấy tự hiệu Tản Đà. Trong năm này, cuốn sách đầu tiên của Tản Đà Khối tình con I (thơ) được xuất bản. Đây cũng là thời gian ông viết Giấc mộng con I (sẽ được in năm 1917) và mấy vở tuồng Người cá, Tây Thi, Dương Quý Phi, Thiên Thai (diễn vào năm sau ở Hải Phòng). Năm 1917, Nam Phong tạp chí ra đời, Tản Đà xuất hiện trên tờ tap chí này ngay từ số đầu tiên. Và cung trên Nam Phong tạp chỉ, năm 1918 Phạm Quỳnh viết bài đả kích Giấc mọng con I . Từ đấy Tản Đà bt đầu trở thành một hiện tượng trên văn đàn. Sau bài báo cùa Phạm Quỳnh, Tản Đà thôi không cộng tác với Nam Phong tạp chí. Liền trong hai năm, Tản Đà xuất bản một loạt truyện: Thần tiền, Đàn bà Tàu (1919), sách giáo khoa, giáo huấn luân lý: Đài gương, Lên sáu (1919), Lên tâm (1920); và thơ Cồn chơi (1921). Cũng trong mấy năm này Tản Đà làm quen với nhà tư sản Bùi Huy Tín, du lịch khắp Bắc, Trung Kỳ và làm chủ bút tờ Hữu thanh tạp chí một thời gian.
Năm 1922, Tn Đà thành lập Tn Đà thư điếm (sau đổi thành Tản Đà tu thư cục) nhà xuất bản riêng đầu tiên của ông. Đây là nơi xuất bản một loạt tác phẩm quan trọng của ông. Về văn xuôi có mấy tập: Tn Đà tùng văn (tuyển c thơ và văn xuôi, trong đó có truyện và thơ Th non nước) (1922); Truyện thế gian I và II (1922), Trần ai tri kỷ (1924); Quốc sử huấn nông (1924) và tập Thơ Tản Đà (1925) , không những thế, Tản Đà thư điếm còn là nơi ông xuất bản sách dịch của Ngô Tất Tố, Đoàn Tư Thuật.
Năm 1926, Tn Đà 38 tuổi, An Nam tạp chí, tờ báo mà ông dành nhiều tâm huyết nhất ra số đầu tiên với tòa soạn ở phố Hàng Lọng, An Nam tạp chí có số phận long đong không kém số phận của người chủ xướng: xuất bản và đình bản tới sáu lần. Xen kẽ giữa thời gian làm An Nam tạp chí, Tản Đà đi du lịch khắp ba kỳ: khi n đ thơ núi Non Nước - Ninh Bình, khi vào Trung kỳ thăm Phan Bội Châu, đi Sài Gòn gặp Diệp Văn Kỳ, ra Bình Định thăm mộ cũ nhà Tây Sơn, về Hải Phòng sống với con tướng Cần Vương đô thống Thuật. Những chuyến đi của Tản Đà lúc để giải sầu, lúc để chạy nợ, tìm “Mạnh Thường Quân” tài trợ cho tờ báo. Năm 1931 - 1932 Tản Đà luận chiến với Phan Khôi về luân lý truyền thống và Nho giáo. Ông đi vào lịch sử với việc kết án Phan Khôi mấy tội “vu hãm tiên hiền, loạn ngôn hoặc chúng, bại hoại phong hóa” và đòi đem ông này ra phạt roi trước Văn Miếu. Trong thời gian này, ông tiếp tục viết văn. Mấy tập Nhàn tưởng (bút ký triết học), Giấc mộng lớn (tự truyện) (1929); Khối tình con III (in thơ cũ); Thề non nước (truyện); Giấc mộng con II (truyện) lần lượt ra đời. Đến 1933 An Nam tạp chí chính thức đình bản.
Sau khi An Nam tạp chí đình bản, cuộc đời Tản Đà bắt trở về chiều. Ông làm trợ bút cho mấy tờ báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu (của Vũ Đình Long), Văn học tạp chí (của Dương Tự Quán)... Năm 1934, Tản Đà tranh luận về thơ cũ - thơ mới với các nhà thơ trẻ. Lưu Trọng Lư gửi hai bức thư lên Khê Thượng cho Tản Đà bảo vệ thơ mới. Ông ngày càng trở nên cô đc với thời cuộc. Nhiều tâm sức được ông dành cho việc dịch thơ Đường cho từ Ngày nay của anh em họ Nguyn Tường và dịch Liêu Trai chí dị cho nhà Tân Dân (của Vũ Đình Long) (được in thành sách vào năm 1937), công việc này chủ yếu để kiếm sống độ nhật, nuôi gia đình. Nhiều cuốn sách ông viết trong giai đoạn này phải đến sau khi ông mất mi được xuất bản (như cuốn Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện in năm 1940), hoặc thất lạc bản thảo (như cuốn Thời hiên thì tập, Khổng Tử lược trưyện).
Ngày 7/6/1939, Tn Đà mất, n nần chng chất, cô độc trong nghèo nàn để lại một “đoàn thê tử yếu và đuối” tại một căn nhà đường Cu Mới - Ngã Tư sở, Nội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét