Khiemnguyen

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Việt Nam văn học sử yếu (5)




Sự thành lập một nền quốc văn mới
 


Xưa kia, văn nôm tuy vẫn có, nhưng chỉ là phần phụ đi với văn ch nho là phần chính. Từ khi người nước ta tiếp xúc với văn hóa Âu Tây, mới biết trọng quốc văn và luyện tập cho nền văn ấy thành lập. Trong chương này, ta xét về lịch sử và tính cách của nền quốc văn mới ấy.
Lịch sử nền quốc văn mới. Lịch sử ây gồm có ba thời kỳ:
1. Thời kỳ dự bị:
 Các văn dịch và các sách giáo khoa. Trong thời kỳ này, thực ra chưa có tác phẩm bằng quốc văn xuất hiện; các học giả hoặc diễn dịch ra tiếng Nam các sách chữ nho, thứ nhất là các tiếu thuyết Tàu như Tam quc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Chinh Đông, Chinh Tầy(242); hoặc theo các sách Tàu mà biên tập ra các sách ph thông giáo khoa như nhng sách giáo khoa của các ông Trương Vĩnh Ký[1], Paulus Của[2], Trần Văn Khánh, Trần Văn Thông, v.v...
Sự diễn dịch các sách chữ nho và biên tập các sách giáo khoa ấy chính là mt cách đào luyện tiếng Nam để theo qui củ hai nền văn rất sung túc là văn Tàu và văn Pháp, khiến cho tiếng Nam có thể đùng để viết văn, thứ nhất là văn xuôi là một lối văn vốn xưa ta chưa có.
2. Thời kỳ thành lập các báo chí.
Trong thời kỳ này, các báo chí kế tiếp xuất bản, trong có các nhà viết báo có giá trị, hoặc về phái cựu học, hoặc về phái tân học, soạn ra các bài xã thuyết, nghị luận, và biên dịch các bài (243) khảo cứu về học thuật Đông Tây, nhờ đó mà quốc văn mới thành lập và có cơ sở vng vàng.
3. Thời kỳ kiến thiết:
Các tác phẩm bằng quốc văn. Trong thời kỳ này, quốc văn đã thành lập và số người đọc sách quốc văn đã nhiều, nên các văn giai mới xut bản các tác phẩm t trứ tác ra. Các tác phẩm ấy thuộc đủ về các th văn: thơ ca, lịch sử, khảo cứu, phê bình, kịch bản, nhưng th văn thịnh hành nhất là th tiểu thuyết.
Tính cách nền quốc văn mới đối với nền văn nôm cũ. Nay ta hãy so sánh hai nền văn ấy để xem tính cách hai đằng khác nhau thế nào.
Văn nôm cũ hầu hết là vận văn (thơ, ca, phú) hoặc là biền văn (kinh nghĩa, tứ lục) chứ văn xuôi hầu không có. Trong quốc văn mới, văn vần tuy cũng có, nhưng chỉ giữ một địa vị nhỏ hẹp, còn văn xuôi là thể văn mới thành lập lại chiếm phần quan trọng hơn.
Văn nôm cũ thường có tính cách cao quí, thường tả tính tình và cảnh huống của các bậc phong lưu, quyền quí. Quốc văn mới có tính cách bình thường, hay mô tả các sinh hoạt, sự làm ăn của người thường dân, của kẻ lao động.
Văn nôm cũ thiên về lý tưởng, nên ít tả các cảnh thực, việc thực. Quốc văn mới vụ sự thiết thực nên thường tả các cảnh vật ở trước mắt và các việc xảy ra ở quanh ta.
Văn nôm cũ thường nói về việc nước Tàu, chểnh mảng việc nước ta. Quốc văn mới chú trọng đến việc nước Nam (244) và thường mượn đề mục và tài liệu ở lịch sử, phong tc tín ngưỡng, văn chương của dân tộc ta.
Về văn từ thì văn nôm cũ thường chuộng sự hoa mỹ cầu kỳ, lại hay dùng điển cố và những chữ sáo. Quốc văn mới có tính cách bình giản, tự nhiên và chuộng sự mới mẻ, đặc sắc.
Kết luận. Nền quốc văn mới, tuy thành lập vừa được ít lâu nay, cũng đã có phần khởi sắc. Vậy nếu các nhà viết văn chịu gia công luyện tập, các nhà đọc văn biết khuyến khích cổ võ, thì ta có thể hy vọng rằng nền văn ấy sẽ có một cái tương lai tốt đẹp (245)./.


[1] Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898): người thôn Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Tân Minh, tĩnh Vĩnh Long (nay thuộc tỉnh Bến Tre), tinh thông Pháp văn, Hán văn và nhiều thứ tiếng ngoại quốc. Năm 1863 được c làm thông ngôn trong sứ bộ Phan Thanh Gin sang Pháp. Lúc về được bổ làm giáo viên, rồi làm đốc học trường Thông Ngôn (College des interprètes), sau làm giáo viên trường Cai Trị (College des stagiaires) Sài Gòn. Năm 1886. Đi sứ Paul Bert triệu ông ra Huế cho sung vào Viện Cơ mt để giúp vào việc giao thiệp của hai chính phủ Pháp và Nam. Được ít lâu ông xin lui về ngh ở Nam Kỳ để chuyên việc trứ tác đến lúc mất. Tác phm: Chuyện đời xưa (1860), Chuyện khôi hài (1882). Miscetlanées ou Thông loi khóa trình (Nos 1 - 12, 1888 - 1889), Grammaire de la langue Annamite 1883), Petit dictionnaire Francais Annamite (1884), Cours d'histoire Annamlte, 2 vol, (1875 et 1877), Voyage au Tonkin en 1870, Chuyến đi Bc Kỳ năm Ất hợi (1881)...

[2] Huỳnh Tịnh của tức Paulus Của (1834 - 1907): nguời Bà Rịa, tinh thông Pháp văn và Hán văn; năm 1861 được bổ làm đốc phủ sứ coi việc phiên dịch các văn án và việc biên tờ Gia Định báo. Tác phm: Chuyện gii buồn (1880); Chuyện gii buồn, cuốn sau (1885); Đại Nam quốc âm tự vị (1895 - 96)...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét