Khiemnguyen

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Liên khúc tình yêu... tít từ bao giờ


 "Vẫn ngồi pha màu hoàng hôn tím
Tro than chưa nguôi lửa lòng còn đây
Em đã lên ngôi từ cuộc duyên ấy
Anh vẫn ngồi pha màu tím đợi chờ
 

Ta cạn chén giữa thiên tình cô độc
Nụ hôn chiều, chén rượu lúc tàn canh
Tóc em xõa như mây buồn quên lãng
Vai em gầy đã xô ngã tình anh

Đêm bên ấy chắc gì em không biết
Chuyện đã thành kỷ niệm buốt trong tim
Mây vẫn trắng giữa trời xanh biền biệt
Một người xa, một người mãi đi tìm..." 

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

"Uống rượu với Tản Đà" của Trần Huyền Trân

             Trưa nay đi uống rượu, thật vô tình hắn mới biết được rằng ông anh mình chơi bao nhiêu năm nay là con rể cụ Trần Huyền Trân. Đọc Thi nhân Việt Nam, thấy Hoài Thanh viết rằng ông đọc Trần Huyền Trân và "Đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió". Ý tứ của cụ Hoài Thanh thấy hay quá, cũng muốn đọc kỹ hơn về cái thú đổi gió của tiền bối xem sao, nhưng mọi việc cứ lướt qua mãi, có lẽ tại hắn mải mê ngâm cứu mấy cụ viết văn là nhiều hơn là các cụ làm thơ. Về đọc lại về cụ Huyền Trân mới thấm được bao điều. Hôm cuối tuần vừa rồi, đạp xe quanh Hồ Tây cùng chị con gái của cụ, theo đuổi cái bóng dáng của chị hắn đã có ý rằng bóng dáng ấy đúng là nét hào hoa thanh lịch của người phố cổ, người Hà Nội trong mắt ai... Lọ mọ lần tìm, và giới thiệu cùng các bạn tấm lòng tri kỷ của Trần Huyền Trân với Tản Đà.

Cụ hâm rượu nữa đi thôi
Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu
rồi lên ta uống với nhau
rót đau lòng ấy vào đau lòng này
Tôi say?
Thưa, trẻ chưa đầy
Cái đau nhân thế thì say nỗi gì?
Đường xa ư cụ?
Quản chi
Đi gần hạnh phúc là đi xa đường
Tôi là nắng - Cụ là sương
Tôi bừng dậy sớm, cụ nương bóng chiều
Gió mưa tóc cụ đã nhiều
Lòng còn gánh nặng bao nhiêu khối tình
Huống tôi mái tóc đương xanh
Vâng, tôi trăm thác ngàn ghềnh còn đi
Với đời một thoáng say mê
Còn hơn đi chán về chê suông đời
Rót đi, rót nữa đi thôi
Rót cho tôi cả mấy mươi tuổi đầu
Nguồn đau cứ rót cho nhau
Lời say sưa mới là câu chân tình…
 
Ngã Tư Sở, 1938

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

My Blog cán đích 60 ngàn lượt truy cập

My Blog cán đích 60 ngàn lượt truy cập. Một con số nhỏ nhoi...

Làm báo ở Hội nghị Genève



Cách đây đúng 40 năm, sau chiến thắng Điện Biên Phủ Hội nghị quốc tế về Đông Dương đã được triệu tập tại Genève (Thụy si). Ngày20/7/1954, bản Hiệp định được ký kết chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Đó là một thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân Việt Nam. Kỷ niệm 40 năm sự kiện này, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức một cuộc họp mặt giữa những người đã tham dự Hội nghị nhằm khuyến khích việc thu thập tài liệu và viết hồi ký lịch sử. Xin giới thiệu một vài mẩu hồi ức của một nhà bào đã có mặt tại Genève 40 năm trước.
Việt Minh đầu tiên trên đất Thụy Sĩ
Tháng 2/1954, các nước lớn thỏa thuận họp Hội nghị Genève về Triều Tiên và Đông Dương. Ở Điện Biên Phủ, trận đánh đi vào giai đoạn quyết liệt. Tháng 4/1954, phái đoàn đàm phán của ta do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã đến Bắc Kinh để chuẩn bị, sẵn sàng đi Genève khi có lời mời chính thức. Điều cần làm ngay là cử người đi tiền trạm để thu xếp cụ thể và nắm tình hình, tạo điều kiện cho phái đoàn có thể làm việc ngay khi đến Genève.
Tôi được cử đi làm nhiệm vụ đó. Lúc bấy giờ, tôi làm phóng viên Việt Nam Thông tấn xã đồng thời cũng là đặc phái viên báo Nhân Dân, đã trải qua ba, bốn, năm hoạt động ở nước ngoài biết một số ngoại ngữ. Lấy danh nghĩa nhà báo để đến Genesve trong lúc Hội nghị Genève về Triều Tiên sắp khai mạc là cách làm thích hợp nhất. Đề phòng khó khăn, trên quyết định lấy một đồng chí nữa cùng đi. Anh Nguyễn Văn Đặng, học lớp Mác - Lênin với tôi ở trường Đảng Trung Quốc và đang là phụ giáo ở trường đó được chọn đóng vai nhà báo cùng tôi lên đường.
Đến Praha, chúng tôi dựa vào anh Nguyễn Văn Hướng (Đại biểu sinh viên) và anh Nguyễn Việt Dũng (Đại biểu thanh niên) để thu xếp đoạn đường tiếp theo đến Genève. Theo lộ trình, chúng tôi dừng tại Zurich, chuyển máy bay khác đi Genève, dự kiến đến nơi khoảng 5 giờ chiều. Đề phòng bất trắc, các anh Hướng, Dũng cho chúng tôi ăn bữa cơm trưa thật no rồi đưa chúng tôi ra sân bay. Máy bay cất cánh muộn. Đến Zurich thì máy bay đi Genève đã cất cánh rồi. Chúng tôi lúng túng, chưa biết xử trí thế nào thì thấy một hành khách đùng đùng đến chỗ đại diện hàng không Thụy Sĩ lớn tiếng phê phán hãng này đã làm lỡ việc của ông ta. Là nhà báo, ông ta phải đến kịp dự phỉên khai mạc Hội nghị quốc tê về Triều Tiên, ông ta nói không thể nằm chờ ở Zurich đến ngày hôm sau được. Đại diện hàng không lịch sự xin lỗi, nói có thể thu xếp đi tiếp Genève hoặc ngay chiều hôm đó bằng chuyến xe lửa tốc hành, hoặc vào 3 giờ sáng hôm sau bằng chuyến máy bay đầu tiên. Theo gương ông bạn nhà báo, anh Đặng và tôi cũng lên tiếng “cự nự” nhưng nói nhẹ nhàng thôi và chọn cách đi vào sáng sớm hôm sau. Hãng máy bay thu xếp cho hai chúng tôi ăn bữa cơm chiều, sau đó đề nghị bố trí cho chúng tôi đi chơi thành phố. Chúng tôi tìm cách thoái thác, vẫn ngồi nghỉ ở sân bay, cứ vài giờ lại đi uống cà phê không mất tiền!
Sáng sớm hôm sau (26/4) chúng tôi đến Genève. Sân bay vắng vẻ, không có ai đón sẵn. Có số điện thoại của đoàn nhà báo Trung Quốc, tôi điện báo cho bạn. Bạn xin lỗi, nói chiều hôm qua đi đón không gặp, sáng nay chưa có tin gì nên không có mặt sân bay. Chừng nửa giờ sau, bạn đến, đưa chúng tôi về khách sạn Angleterre bờ nam hồ Leman. Nghỉ ngơi và ăn sáng xong, chúng tôi đi bộ đến trung tâm báo chí, một tòa nhà kính nhiều tầng nằm trên bờ nam hồ Leman, để làm thủ tục lấy thẻ nhà báo. Mấy cô nhân viên người Thụy nhận giấy tờ của chúng tôi, xem xét chăm chú, xong thì thầm trao đổi với nhau rồi báo:
“Mời các ông đi chơi một lát, quay trở lại sẽ lấy thẻ. Chúng tôi đi dạo quanh hồ, khoảng gần 1 tiếng đồng hồ rồi quay lại. Từ cổng tiến vào đã thấy lố nhố bên bàn thủ tục rất nhiều nhà báo chụp ảnh, quay phim... đang chờ đón. Thì ra mấy cô nhân viên Thụy Sĩ đã dàn cảnh, hẹn chúng tôi quay lạỉ để thông báo cho đám săn tin. Chúng tôi bảo nhau cứ phớt tính, làm thủ tục bình thường, nhận lấy hai tấm thẻ nhà báo trong lúc họ bu quanh quay, chụp đủ kiểu và đặt nhiều câu hỏi “phỏng vấn” chúng tôi, Tôi nói: chúng tôi là nhà báo như các bạn thôi. Có gì chúng ta trao đổi chứ “phỏng vấn” không thích hợp.
Lấy xong thẻ nhà báo, anh Đặng và tôi về khách sạn. Định đi nằm nghỉ một lát thì có chuông điện thoại. Phóng viên Paris Match mời tôi xuống để chụp ảnh. Anh ta nói lúc nãy đã chụp nhiều nhưng lộn xộn quá chụp không tốt, nay chỉ muôn chụp một số ảnh đẹp cho báo kỳ tới. Tôi đành thỏa mãn yêu cầu của anh ta. Chiều hôm đó và mấy ngày sau, chúng tôi được nêu lên trang đầu các báo và tạp chí với những tít giật gân: “Quan sát viên Việt Minh đến Genève!”, “Việt Minh đầu tiên trên đất Thụy Sĩ”. một tờ tuần báo còn đi xa hơn, mô tả cả ngôi nhà của quan sát viên Việt Minh ngoại ô Genève với cổng sắt rỉ kêu cót két mỗi khi có chiếc xe cửa kín ra vào... cửa sổ đều che rèm đỏ. Chủ nhà người thấp bé, da tái xanh vì bệnh sốt rét dày vô... Những chi tiết bịa trên chắc hấp dẫn sự tò mò của người đọc phương Tây trong lúc mà tin chiến cuộc Điện Biên Phủ đang chiếm trang đầu của hầu hết các báo Thụy Sĩ, Pháp, Đức, Mỹ...
Tin chiến thắng Điện Biên Phủ đến Genève.
Mấy ngày đầu Genève, trên danh nghĩa chúng tôi là nhà báo theo dõi hội nghị quốc tế về Triều Tiên. Hằng ngày chúng tôi đến trung tâm báo chí nơi tụ họp khoảng 2.000 nhà báo các nước, đông nhất là các nhà báo phương Tây, trong đó một sô lớn là Pháp, gồm các báo lớn thủ đô Paris và các báo địa phương sát biên giới với Thụy Sĩ. Vấn đề Triều Tiên bế tắc và sắp kết thúc, không mấy ai quan tâm nữa nhưng nhà báo vẫn đông ngạt trung tâm báo chí vì hội nghị quốc tê về Đông Dương gắp khai mạc trong bối cảnh trận đánh ở Điện Biên Phủ đang vào giai đoạn quyết định.
Qua mối quan hệ nhà báo với nhau, chúng tôi thường tiếp xúc với các bạn đồng nghiệp Trung Quốc và từ đó với bộ phận hậu cần của đoàn đại biểu Trung Quốc để thu xếp nơi ăn chốn ở của đoàn ta. Công việc của chúng tôi về mặt đó không có gì nhiều hoặc phức tạp vì phần lớn do các bạn Trung Quốc gánh cho hết, chúng tôi chỉ lo sao cho phù hợp với yêu cầu của đoàn ta. Ngôi nhà được chọn, tôi nhớ là một khu nhà nhỏ nằm trên đồi ò bờ bắc hồ Leman. Sau này, khi hội nghị về Triều Tiên kết thúc, đoàn ta chuyển đến ngôi biệt thự của đoàn Triều Tiên Versoix ngoại ô Genève trong một khu vườn bên bờ hồ Leman.
Hằng ngày tôi đến trung tâm báo chí, làm công việc của một phóng viên săn tin, viết bài, đồng thời thông báo cho các nhà báo anh em bè bạn những thông tin cần biết về tình hình Việt Nam mà cái đỉnh hấp dẫn là chiến sự ở Điện Biên Phủ. Trọng tâm quan hệ của chúng tôi là với các nhà báo Pháp: ngoài các phóng viên báo Humanité - Pierre Hentgès, Pierre Courtade (tác giả tiểu thuyết Sông Đà - La Rivière noire), Madeleine Riffaud, chúng tôi có quan hệ tốt với phóng viên các báo tiến bộ của Pháp như Hector de Gallard báo Observateur, bà Genviève Tabouis báo Le Figaro... Sau khi đoàn đại biểu ta do anh Phạm Văn Đồng đến Genève, ta có chủ trương tổ chức một cuộc gặp mặt với nhà báo Pháp để giải thích cho họ hiểu chính sách của ta đối với tù binh và thương binh Pháp đang là đầu đề mà nhà cầm quyền Pháp do Laniel và Bidault cầm đầu đang lợi dụng xuyên tạc để kích động tình cảm của người Pháp chống chúng ta. Tôi có nhiệm vụ liên hệ để mời các nhà báo Pháp dự cuộc gặp mặt và họ đều vui vẻ nhận lời. Sáng ngày 7/5/1954, báo chí đã liên tục có những dòng tít lớn ở trang nhất về tình hình nguy ngập của quân viễn chinh Pháp Điện Biên Phủ. Đến trưa, khoảng 1 hoặc 2 giờ gì đó (tức 7, 8 giờ tối ở Việt Nam; ta giải phóng Điện Biển Phủ vào lúc 17 giờ 30 phút một bầu không khí khác thường bao trùm các phòng họp ở các tầng nhà trung tâm báo chí. Các nhà báo nhốn nháo chạy về các buồng làm việc, hoặc thì thầm tìm hỏi ở nơi công cộng nên tôi tìm đến phòng làm việc của báo Humanité. Tôi vừa bước vào đóng cửa lại thì anh Pierre Courtade ôm chầm lấy, hôn hai má và nói: “Chúc mừng! Chúc mừng mày! Chúng mày đã hạ được Điện Biên Phủ. Lúc nãy thấy mày ngoài hành lang nhưng không tiện hôn mày trước mặt bọn chúng nó” Các bạn khác trong buồng chen nhau đến ôm hôn nồng nhiệt và cho tôi xem những mẩu tín nhanh (flash) về Điện Biên Phủ. Tôi điện thoại về phái đoàn. Anh em cho biết mới được tin qua các đài, chưa có tin chính thức của Chính phủ ta.
Liền sau đó, khi tôi sắp rời trung tâm báo chí, bà Geneviève Tabouis thay mặt các nhà báo Pháp nói với tôi là không thể dự cuộc họp mặt với người phát ngôn phái đoàn ta như đã nhận lời. Tôi nói chúng tôi thông cảm và hẹn sẽ thu xếp một cuộc gặp khác.
Về trụ sở phái đoàn ta thấy nhà báo đã đến vây quanh rất đông. Phía ta tỏ thái độ lịch sự nhưng không tuyên bố gì. Buổi tối, được tin chính thức, đoàn ta và các đại biểu Lào Itsala, Khmer Issarak tổ chức một tiệc nhỏ ăn mừng chiến thắng. Báo chí hôm sau nói: “Tại trụ sở phái đoàn Việt Minh, cửa vẫn đóng im ỉm, bên trong nghe thấy tiếng chạm cốc và tiếng vỗ tay”.
Chiều ngày 8/5, Hội nghị quốc tế về Đông Dương khai mạc. Bidault, Ngoại trưởng Pháp dẫn đầu đoàn Pháp mặc áo quần đen, thắt cà vạt đen, đến dự trong tư thế ủ rũ./.
                                                                                                          Ngô Điền

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Quan điểm của Vũ Bằng về việc sử dụng một số danh từ...



 Cảo thơm lần giở, trong tàng thư của chúng tôi có cuốn Nói có sách của tiền bối trong làng báo chí Việt Nam, tác giả của cuốn Bốn mươi năm nói láo. Đó là Vũ Bằng, một trong những nhà báo thế hệ thứ hai của báo chí Việt Nam trước năm 1945. Trong lời nói đầu của cuốn sách Nói có sách, ông đã bộc bạch một cách khiêm tốn rằng: “Soạn cuốn sách này, chúng tôi không dám có ý tưởng sửa sai hay bắt bẻ bất cứ ai. Đây là những điều chúng tôi học hỏi được, sưa tập lại để trình chánh bạn đọc, trước là để giúp ích cho những người chưa có dịp học hỏi, mà sau là để cho các bậc cao minh nhuận chính hầu giúp ích cho những người đến sau muốn sử dụng những danh từ mới một cách chân xác và đứng đắn”. Trong entry này, chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn một số danh từ mà chúng ta thường gặp, để hiểu hơn quan điểm của các bậc tiền bối của chúng ta như thế nào (Nguyễn Bùi Khiêm).

THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT DÂN TỘC, KHOA HỌC VÀ ĐẠI CHÚNG?
Thường thường, trong các chương trình hoạt động của ngành văn hóa, xã hội, ta hay được nghe nói đến các danh từ dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa.
Vậy thế nào là một nền văn nghệ dân tộc?
Văn nghệ dân tộc có hai đặc tính:
1). Phát huy mọi tính chăt riêng biệt của dân tộc, chống tất cả những ảnh hưởng ngoại lai thô kệch, không phù hợp với nếp sống cổ truyền của dân tộc.
2) Vì độc lập dân tộc và phục hưng xứ sở mà cổ võ hay đấu tranh.
Có người nói rằng nếu cứ khư khư giữ mãi dân tộc tính thì có thể sa vào hố bảo thủ. Ngày xưa, cụ Nguyễn Văn Tố khư khư giữ cái búi tóc, phải đâu là một hành động tiến bộ? Mà ngày nay cái lối khăn đóng áo dài (như dưới thời Ngô Đình Diệm mỗi khi có đại lễ) cũng chẳng phải còn là vấn đề đẹp mắt nữa (mà khốn thay khăn đóng áo dài lại đi đôi giày tây, nó ngô nghê biết chừng nào!).
Đồng ý ta phải bảo vệ tính chất riêng biệt của dân tộc, song trong những tính chất riêng biệt ấy vẫn có những cái tiến bộ hay đời đời và những cái lạc hậu cần hủy diệt. Những cái gì phù hợp cần được phát huy và những cái gì lạc hậu cần phải xóa bỏ.
Đối với chúng ta, điều rất khó là chỗ cái gì tiến bộ, cái gì lạc hậu? Lấy tiêu chuẩn nào để quyết định? Có những vấn đề người này nói cần phải duy trì, trong khi những người khác lại bảo là lạc hậu, và ngược lại.
Vậy phải làm sao? Đây là một vẫn đề khá phức tạp và phải dựa theo nguyện vọng của số đông. Người lãnh đạo, có sáng kiến hay, phải biết kết hợp giữa hành động táo bạo và giải thích sâu rộng.
Phong trào vận động dùng tiếng Việt thay thế một số danh từ Pháp có thể thay thế được, phong trào đả kích thói nói tiếng Việt xen lẫn tiếng Pháp... của các nhóm Nam Phong, Đông Phương xưa đều có mang theo tính chất dân tộc. Ngày nay, một số văn nghệ sĩ ta hết sức lo lắng đến việc sưu tập, phát huy và phổ cập các tục hay, các điệu vũ hát địa phương, đều có tinh thần dân tộc, đáng khen.
Trong lịch sử nước ta, văn kiện “Bình Ngô đại cáo” là một trong những văn kiện đấu tranh chống xâm lược, có tính chất dân tộc. Nó sẽ tồn tại mãi với người Việt muôn đời bất diệt.
Thế nào là một nền tảng văn học nghệ thuật khoa học?
Khoa học là tiến mãi, không ngừng, là từ bỏ những mê tín, dị đoan, lạc hậu. Khoa học là vươn lên theo đà phát triển của kỹ nghệ, theo độ tiến hóa của nhân loại để phục vụ nhân loại tiến bộ.
Nếu văn nghệ không khoa học hóa thì chẳng những bản thân nó không tiến lên được, mà nhất định nó chẳng bao giờ làm trọn được nhiệm vụ lịch sử của nó.
Yêu cầu của loài người ngày nay là phương pháp làm việc mới hợp lý hóa, tự động hóa. Yêu cầu về nhận thức là nguyên tử, điện tử, là phi hành không gian, là vũ trụ vô định... Vì thế cho nên muốn theo kịp đà tiến hóa của xã hội, và tạo nêu những bông hoa muôn màu ngàn sắc hòa đồng, gây sinh thú và dẫn dắt xã hội, văn nghệ không khoa học không phục vụ được cho xã hội.
Người làm công tác văn nghệ cũng vậy, nếu không học tập, bồi bổ thêm thì dù tài giỏi đến mấy, một ngày kia, cũng đứng lại và tụt xuống.
Thế nào là một nền văn nghệ đại chúng?
Đại chúng là phục vụ được cho yêu cầu của quảng đại quần chúng. Nó không quá thiên về thỏa mãn cá nhân người nghệ sĩ với những trường phái siêu hình, khó hiểu, mà nó phải làm thế nào cho công tác văn nghệ gắn bó với quảng đại quần chúng như bóng với hình. Nó phải phản ánh được nguyện vọng của quần chúng, hành động của quần chúng, nói lên được lời nói của quần chúng, tưởng của quần chúng.
Đại chúng hóa là một phương châm của văn nghệ và ngược lại, chỉ với một tác phẩm quần chúng, tác giả của nó mới ghi lại được tên tuổi với sử xanh.
Kim Vân Kiều, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên… là những tác phẩm mang theo tính chất quần chúng. Nếu đem so sánh những áng văn chương ấy với những loại thơ nhất thời của Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Xanh... chẳng hạn thì ta thấy ngay giá trị và sự quan trọng của phương châm quần chúng trong văn nghệ.
Có đại chúng hóa thì mới được quần chúng ủng hộ (hay có tác dụng với quần chúng) và mới có giá trị thực sự.
Song, có đại chúng hóa phải có khoa học hóa, nghĩa là phải dìu dắt quần chúng và cùng quần chúng tiến lên, tùy theo trình độ hiểu biết của quần chúng.
Văn nghệ phẩm Châu Âu không thể làm mẫu mực cho Châu Á, Châu Phi và văn nghệ phẩm Châu Á, Châu Phi cũng không thể hy vọng phổ cập trong các nước đã có một trình độ kiến thức và kỹ nghệ cao.
TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ
Theo Dương Quảng Hàm thì sự khác nhau của tục ngữ và thành ngữ là ở chỗ này: một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn như thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.
Theo từ điển Từ Nguyên, Tử Hải thì thành ngữ là lời nói cổ rút trong kinh truyện hoặc trong lời nói của nhân dân, đã trở thành quen thuộc và lưu hành trong xã hội, còn tục ngữ là lời nói thông thường được lưu hành.
Cả hai lối giải thích đó chưa đưa những tiêu chuẩn để phân định minh xác hai khái niệm này. Hai ông Nguyễn Nghĩa Dân và Hữu Tân nghiên cứu kỹ hơn.
Hãy lấy thí dụ “gieo gió gặt bão” (tục ngữ) và “gan vàng dạ sắt” (thành ngữ) để phân tích. Về hình thức, không thể căn cứ vào số tiếng nhiều ít mà định đâu là tục ngữ, đâu là thành ngữ. Xét về ngữ pháp thì rõ hơn. “Gan vàng dạ sắt” chưa phải là một mệnh đề hoàn hảo, có thể đưa vào đây một liên từ “gan vàng và dạ sắt” còn “gieo gió gặt bão” là một mệnh đề hoàn hảo “gieo gió ắt gặt bão”, “gieo gió thì gặt bão”. Do đó, về bản chất ngữ pháp, nói chung, thành ngữ chưa phải là mệnh đề hoàn chỉnh, phải thêm vào thành ngữ những thành phần khác thì mới thành câu (thí dụ: chiến sĩ là người gan vàng dạ sắt), và tục ngữ là một hay nhiều mệnh đề hoàn chỉnh (thí dụ câu tục ngữ “rồng đen lấy nước thi nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa” có hai mệnh đề). Về nội dung, thành ngữ được đem vào lời nói, câu văn cho bóng bẩy thêm, đó là lối nói ví von của nhân dân thường dùng với tính chất chung là ngắn, gọn, cô đọng và chín chắn. Tục ngữ là câu nói hoàn chỉnh về một vấn đề, một ý niệm đã được thể nghiệm và công nhận là một chân lý với nội dung rất xúc tích. Một thí dụ nữa về tục ngữ “Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa”.
Nhân đây, ta cũng nên biết rằng tục ngữ cũng khác ngạn ngữ và phương ngôn. Theo từ điển Từ Hải và Từ Nguyên thì ngạn ngữ là truyền ngôn và cũng là tục ngôn.
Căn cứ vào định nghĩa ấy qua sự nhận xét về nguồn gốc tục ngữ, qua sự phân biệt một số câu thơ văn của nền văn học viết vì ý đúng lời hay mà đã được truyền tụng như một tục ngữ với đại bộ phận tục ngữ do nhân dân sáng tác và truyền đi, ta có thể kết luận ngạn ngữ gồm những tục ngữ do nhân dân sáng tác và những lời hay ý đẹp tác phẩm viết được nhân dân truyền tụng. Danh từ tục ngữ chỉ bộ phận do nhân dân sáng tác, có ý nghĩa hẹp hơn ngạn ngữ và nằm trong phạm vi của ngạn ngữ.
Còn phương ngôn là danh từ để chỉ những tục ngữ lưu hành ở một địa phương nào đó. Thí dụ: “cam Xã Đoài, xoài Bình Định”, “dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét” hay “mít Thanh Chương, tương Nam Đàn”...
Thế còn tục ngữ và ca dao khác nhau thế nào?
Tục ngữ và ca dao có khác nhau, nhưng cũng có liên hệ với nhau. Về hình thửc, thật khó phân biệt ca dao và tục ngữ, nếu chỉ dựa theo câu dài hay câu ngắn. Thực ra có câu tục ngữ dài trên 14 tiếng. Thí dụ: “Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ”. Nếu xét vần thì có tục ngữ không vần, có nhiều tục ngữ vần lưng, lại có tục ngữ theo đúng hình dạng lục bát.
Xét nội dung và ý nghĩa, vấn đề sẽ rõ hơn. Tục ngữ là những nhận xét, những kinh nghiệm được khái quát hóa, có tính chất phổ biến về nặng về lý trí, suy luận. Do đó, từ xưa các triết gia phương Đông, phương Tây, phổ biến triết học nhận xét của mình dưới hinh thức tục ngữ (như Socrale, Plalon, Aristote, Khổng Tử, Mạnh Tử v.v...). Thí dụ Socrate có câu “Anh hãy tự biết lấy anh”; Khồng Tử có câu “Tri vi tri chi, bất tri vi bất tri, chi thị vi tri dã” (Biết thì bảo là biết, không biết bảo là không biết, ấy là biết đó).
Ca dao biểu hiện những rung cảm của tâm hồn, biểu hiện nỗi giận, ghét, vui, buồn, thương, nhớ của con người trước cảnh vật. Thí dụ:
Bộ Binh, bộ hộ, bộ hình,
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôỉ”
Hay:
“Chém cha cái giặc chết hoang,
Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng
Gánh từ xứ bắc xứ đông
Đã gánh theo chồng lại gánh theo con
Ca dao nặng về mặt trữ tình, tục ngữ nặng về phần lý trí, suy luận như trên kia đa nói. Với nội dung khác nhau như vậy, cho nên tục ngữ dùng để nói, để suy ngẫm, còn ca dao dùng để hát.
Tuy nhiên, khổng phải bao giờ ranh giởi giữa ca dao và tục ngữ cũng rõ rệt. Ở một số trường hợp nào đó, có câu lục bát một nửa là tục ngữ, một nửa lại là ca dao. Thí dụ:
Lời nóỉ chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu “lục” có tính chất lý trí, gần tục ngữ, còn câu “bát” có tính chất tình cảm, gần ca dao. Cũng có khi người ta dựa vào tục ngữ để sáng tác ca dao:
Thí dụ:
Trách cha, trách mẹ nhà chàng,
Cầm cân chẳng biết rằng vàng hay thau
Thật vàng chẳng phải thau đâu,
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng
Tức là câu tục ngữ “vàng thật không sợ lửa” mà ra.
Tóm lại: đại bộ phận tục ngữ và ca dao vẫn có ranh giới về hình thức và nội dung. Rất nhiều tục ngữ tuy có vần nhưng chỉ là vần vè, ví von để cho người ta dễ nhớ, còn ca dao thì có âm điệu, có tính chất thi ca hẳn hoi. Nhưng ta cũng không thể lẫn lộn ca dao với dân ca.
Dân ca thường có nội dung gần giống như ca dao. Chỗ khác nhau nhiều là ở hình thức và nhịp điệu. Phạm vi của dân ca rất rộng rãi. Trên khắp đất nước ta, miền Bắc hay miền Nam, đồng bằng hay miền núi, đều có nhiều điệu hát của nhân dân. Trong gia đình có tiếng hát ru em, tiễng hát quay tơ, ngoài xã hội có tiếng hát tinh tử yêu đời của nam nữ thanh niên, có tiếng hát của công, nông, có tiếng hát của các hội hè đình đảm với những làn điệu vô cùng phong phú. Tất cả điệu đó là dân ca Việt Nam. Bắc Việt có quan họ, trống quân... Trung Việt có hát dặm, hò mái nhì... Nam Việt có hò, lý… miền núi có lượn, khan.
Dân ca, tóm lại là những bài hát có, hoặc không có chương khúc, do tập thể nhân dân sáng tảc lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến nhiều vùng, có nội dung trữ tình và có giả trị đặc biệt về nhạc.
Có một điều nên chú ý: phần nhiều chúng ta quan niệm rẳng những bài hảt do dân hát nhiều, có tỉnh chất dân tộc và do dân sáng tác là dân ca. Người ta kể “Gánh lúa về”, “Thương binh” của Phạm Duy là dân ca và cho rằng chỉ có những bài hát ấy mới là dân ca. Quan niệm như thế, hơi hẹp, theo người Cộng sản. Lenine cho rằng bài “Quổc tế ca” là dân ca. Dựa vào đó, cỏ một số người khác cho rằng những bài “Diệt phát xít”, “Này, thanh niên ơi”, “Du kích ca” có thể coi là dân ca.
TRÀO LỘNG, TRÀO PHÚNG, TRÀO MẠ VÀ U MẶC
Cho đến bây giở chỉ ra mấy ai ấn định được đúng mức độ khác biệt giữa những danh từ khôi hài, trào phúng, trào lộng, trào mạ.
Theo chúng tôi, trào lộng (cũng có thể kêu là triều lộng) nghĩa đen là sự bỡn cợt bằng lời nói (trào hước). Trào lộng chỉ những lời hài hước không mức độ để giễu cợt cho thỏa thích, nêu lên hết mọi khía cạnh của sự việc, cốt để cười, cười cho lớn, cười “pể pụng”.
Ba Giai, Tú Xuất và gần đây Tú Xe, Tú Nạc, Tú Phe, Tú Rua, Tú Rít, Tủ Lơ Mông đều là những nhà văn trào lộng. Chọc ra mà cười, cười chết thôi, cười chảy nưởc mắt (và cũng để than khóc cho cuộc đời!).
Tráo phúng: nghĩa dịu hơn trào lộng, chĩ những lời nóỉ hay cử chỉ bông đùa, tế nhị hơn, với mục đích can gián bay khuyên răn người.
Nếu nói trào lộng ít tinh thần xây dựng (hay hiểu theo phản ứng mạnh, xây dựng một cách tiêu cực) thì trào phúng nhẹ nhàng và có nhiều ý thức xây dựng hơn.
Các nhà văn như Tú Xương, Yên Đổ, hay gần đây như Tú Mỡ, Đồ Phồn, Vũ Trọng Phụng… đều có một lối văn trào phúng.
Trái lại, trào mạ cũng là cười, nhưng đặt vấn đề chửi bởi, thóa mạ nhiều hơn vấn đề cười. Thí dụ như Thần Băng (Đinh Hùng) làm thơ cười trong báo Tự Do, chửi một họa sĩ, kiêm bào chế... sĩ:
Đào là đáo mẹ, đào cha,
Đào tiên, đào tổ, đào liền, đào xu.
Cũng nói về cái cười, cỏn một danh từ nữa mà người mình ít khi dùng tới: U mặc. Cỏ lẽ danh từ này xuất xứ từ chữ humour của Pháp. Thái độ u mặc là thái độ khôi hài, dùng chàm biẽm đề bởi vạch những sai lầm của người đời. U mặc tuy bao hàm ý nghĩa hài hước, phúng thế, song chỉ chuyên dùng lối khoái hoạt nhẹ nhàng. Nó còn ở mức độ nhẹ hơn trào phúng một mức nữa.
Một tác phẩm u mặc là một tác phẩm chuyên dựa vào sự quan sát hợp lý rồi đem những mâu thuẫn khách quan, những tính cách không hợp lý và những ý chí cừu địch mà bộc lộ ra hoặc phản kích lại bằng giọng văn thú vị nhẹ nhàng khiến độc giả hái được một thứ thực cảm tự nhiên thích đáng và thấm thía, rồi này ra mối phản ứng đồng tình.
U mặc văn chương không áp dụng đao to búa lớn, không chỉ trích trực diện và chủ quan.
Thi dụ: bài thơ “Ông thừa tự thuật” không phải trào lộng, trào phúng mà có thể liệt vào thơ u mặc.
Một nhà nho tài học uyên bác mà chỉ đỗ tú tài, sau vì sinh kế eo hẹp phải đi làm thừa phái. Có bài thơ nhạo như sau:
Ông là thừa phái Hoàng nông,
Ông ngồi ông nghĩ mình ông thật thừa.
Người trong thế giới đã vừa
Cớ chi Trời lại lọc thừa ra ông...
Mắt thừa ông chẳng buồn trông
Sau khi kể ra tai, mũi, miệng, tay, chân, bụng, gan cái gì cũng là thừa, tác giả viết:
Ông còn thừa cái gì không?
Ông còn thừa cái giấu trong đũng quần
Cô nào lịch sự thanh tân,
Hỏi rằng cô thiếu, muốn mần ông cho!
Ngán cho cái bọn nhà nho,
Mất tiền mất của đi lo ông thừa!


Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Phim tài liệu là gì và làm phim tài liệu như thế nào?

Đó là một câu hỏi rất khó có thể đưa ra một câu trả lời ngắn gọn và đầy đủ, nhất là trong khuôn khổ một bài viết hay một tập giáo trình. Đó phải là những tri thức được tích lũy trong một quá trình lao động sáng tạo của rất nhiều người, nhiều thế hệ và nhiều nền tảng xã hội khác nhau. Điều quan trọng là làm sao có thể tích hợp được những tri thức đó vào một trong tập tài liệu. Điều đó dường như là không tưởng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy có một cuốn sách có vẻ như đã đáp ứng được những câu hỏi kể trên. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn. Các cụ làm nghiên cứu chuyên sau về lĩnh này, nếu có nhu cầu trích dẫn, tham khảo thì liên hệ với chúng tôi).


                                                         
                                              LỜI GIỚI THIỆU CỦA SÁCH
Trong hai mươi năm qua, nhiều thay đổi to lớn đã diễn ra trong lĩnh vực phim tài liệu và phim hư cấu, những thay đổi đó diễn ra cả về đối tượng, hình thức, và cách mà trong đó tài liệu và phim công nghiệp được thực hiện. Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng về số lượng các khóa đào tạo làm phim và video ở các trường đại học đại học, rất ít sách giải thích làm thế nào để xem xét, tạo ra, viết, và đạo diễn bộ phim mới.
Người viết cuốn sách là có mong muốn bù đắp khoảng cách đó và cung cấp cho các bạn một cách đầy đủ hơn, nắm bắt một cách rõ ràng hơn các nội dung liên quan đến việc làm phim tài liệu, bắt đầu từ ý tưởng đến khi hoàn thành công việc. Nhưng trên tất cả, đây là một cuốn sách về những ý tưởng và khái niệm. Mục tiêu của nó là giúp bạn suy nghĩ về bộ phim một cách tổng thể trước khi bấm máy quay. Cách tiếp cận này có vẻ hiển nhiên, nhưng nó không phải là luôn luôn rõ ràng như vậy trong thực tế. Nhiều người nhảy vào một bộ phim, với một lô một lốc những chất liệu khác nhau sau đó tự hỏi đó là những gì, để làm gì. Với tôi, điều đó giống như là đẩy con ngựa ra trước hàng quân với một sự trả thù.
Về bản chất, cuốn sách này là các vấn đề hàng ngày mà các nhà làm phim phải đối mặt từ ý tưởng đến hoàn thành bộ phim, từ tài chính đến phân phối, từ kiểm duyệt chính trị và các vấn đề để có thể tham gia vào các mạng lưới; từ sự phức tạp của vị trí ghi hình cho các vấn đề về dân tộc đạo đức; từ khó khăn với đoàn làm phim cho các vấn đề đối phó với những người sẽ gặp trong thực tế sự phức tạp của cuộc sống của họ. Cuối cùng, cuốn sách đề cập đến nghiên cứu các vấn đề về phong cách, giống các phương pháp tiếp cận, những thách thức của công nghệ mới.
Cuốn sách này không đề cập đến nội dung thiết bị. chủ đề này đã  được đề cập trong cuốn sách khác cũng được dạy trong hầu hết các trường điện ảnh và các trường đại học, đây là thiếu sót này có chủ ý của người viết.
 Và đây là một trong những vấn đề: Hầu hết các trường điện ảnh cung cấp nhân lực có trình độ kỹ thuật không thể tưởng tượng chỉ một vài năm trước đây. Học sinh tốt nghiệp đã xử lý thiết bị biên tập phim nhiều hơn Eisenstein đã từng làm; họ biết làm thế nào để tháo và lắp lại một thiết bị điện ảnh có tên Nagra trong mười phút và làm thế nào để vận hành các thiết bị phát quang bằng cách sử dụng các kỹ thuật tốt nhất của Nestor Almendros Vilmos Szigmond Nhưng sinh viên có xu hướng không biết tính năng, tác dụng và nguyên tắc hoạt động của thiết bị đó như thế nào. Một trong những mục đích của cuốn sách này là để khắc phục tình trạng mất cân bằng đó.
Chủ đề thứ hai của cuốn sách này của lịch sử làm phim tài liệu. Đối tượng rất quan trọng, nhưng tôi cho rằng hầu hết các độc giả của cuốn sách này đã quen thuộc với . Nếu bạn đã quen thuộc với những bộ phim của Flaherty, Riefenstahl, Jennings, Maysleses, Drew, Leacock, Pennebaker, bạn đã có một cảm giác tốt về phong cách và mục tiêu phát triển. Vì vậy, đối với phần còn lại của cuốn sách này, tôi sẽ cho rằng bạn đã học về điện ảnh Verite, và bạn biết rằng Nanook của phương Bắc là một bộ phim, chứ không phải là một ngôi sao khúc côn cầu Canada.
Nguồn gốc
Cuốn sách này đã gây nên một loạt các cuộc thảo luận và hội thảo tôi đã có với sinh viên, lần đầu tiên tại Trường Điện ảnh Quốc gia Úc và sau đó tại Đại học Stanford. Những sinh viên này biết tất cả mọi thứ về công nghệ, nhưng họ bị đánh giá thấp ý tưởng. Hầu hết trong số họ đã lớn lên trong truyền thống của điện ảnh Verite, một học sinh giải thích với tôi là chụp trước khi bạn nghĩ”.

Cinema Verite một điểm hết sức quan trọng trong bất kỳ chương trình giảng dạy bộ phim, nhưng nếu xử lý sai, nó có thể có ảnh hưởng bất lợi trên lĩnh vực điện ảnh khác, đặc biệt là văn bản. Đây là chính xác những gì tôi thấy: Lớn lên trên một chế độ ăn uống của điện ảnh Verite, các sinh viên không biết gì về kế hoạch cho một bộ phim tài liệu tiêu chuẩn hoặc phim công nghiệp và đã hoàn toàn bị mất khi nó đến để viết bình luận. Tiếp tục thăm dò cho thấy rằng họ đã có một tầm nhìn rất lãng mạn về những gì đã xảy ra trên địa điểm và một cái nhìn hoàn toàn không thực tế như thế nào một đạo diễn phim tài liệu làm việc. Khi tôi nhẹ nhàng cho rằng nhiệm vụ chính của một đạo diễn phim tài liệu là lắng nghe mọi người, họ nghĩ rằng tôi đang đùa.
Một điều rõ ràngmặc dù các sinh viên biết tất cả mọi thứ liên quan đến thực tế của tính năng làm phim, nhưng họ chỉ có ý tưởng mờ nhạt về phim tài liệu và đó tất cả những gì họ có. Vì vậy, chúng ta đã nói, và dần dần ý tưởng của cuốn sách này ra đời.
Lúc đầu, tôi nghĩ rằng bài tiểu luận sẽ chỉ thảo luận bằng văn bản, vì đó dường như là vấn đề lớn nhất. Tuy nhiên, đó sớm được chứng minh là quá hạn chế. Sau khi tất cả, nơi mà văn bản kết thúc? Văn bản đã được không chỉ là ý tưởng và bình luận; đó là khái niệm tổng thể của bộ phim. Và nếu bạn nhìn vào vấn đề một cách rộng rãi hơn, không đạo diễn phim tài liệu viết bộ phim khi họ đi cùng? Họ phải đối mặt với những bất ngờ. Họ phải lựa chọn ngay tại chỗ. Họ có thể định hình bộ phim bất kỳ một trong hàng tá cách trong khi giám sát việc chỉnh sửa. Vậy làm thế nào bạn có thể có một cuốn sách về văn bản không để đối phó với đạo?
Văn bản và đạo diễn được gắn bó chặt chẽ trong việc làm phim tài liệu và phim công nghiệp. Tôi biết rằng nhiều người chỉ cần viết, và những người khác chỉ đạo. Nhưng tình hình thông thường là để tìm thấy cả hai nhiệm vụ kết hợp trong một người, và nhất thiết phải như vậy, bởi vì nó là khó để nói nơi một kết thúc và bắt đầu khác. Vì vậy, một khi tôi đã cam kết khai thác các vấn đề văn bản, đó là không thể tránh khỏi
đạo diễn phải được bảo hiểm là tốt.
Quan sát
Cuốn sách này sau những gì tôi nhìn thấy là sự tiến triển tự nhiên của bộ phim tài liệu. Nó bắt đầu với một cuộc thảo luận về ý tưởng, nghiên cứu và cấu trúc kịch bản; tiền thu được thông qua trình chuẩn bị và sản xuất; và sau đó giao dịch ở chiều sâu với các chỉnh sửa và bình luận bằng văn bản. Bởi thời gian bạn đã hoàn thành phần 4, bạn nên quen thuộc với việc chuẩn bị và sản xuất các bộ phim tài liệu tiêu chuẩn hoặc phim công nghiệp. Phần 5 bao gồm một vài loại riêng biệt của bộ phim và một số kỹ thuật đặc biệt. Do đó, có một chương về bộ phim lịch sử và một rạp chiếu phim trên Verite. Các chương cuối cùng sẽ đưa ra lời khuyên về gây quỹ và tiếp thị, và một quan điểm đánh giá về toàn bộ quá trình.
Trong khuôn khổ này, tôi đã thực hiện một hoặc hai quyết định chính sách. Là người đầu tiên liên quan đến chủ đề của video và phim. Cuốn sách này được thiết kế để giúp cả hai nhà làm phim và các nhà sản xuất video. Cho dù bạn đang làm một phim tài liệu về bộ phim hoặc video, ít nhất một nửa thời gian, con đường và cách tiếp cận của bạn sẽ được chính xác. Chỉ trong thời gian chỉnh sửa sẽ có cách thức riêng biệt. Lý do lựa chọn video trên phim, hoặc ngược lại, sẽ được thảo luận trong Chương 3. Nhưng về phương pháp tiếp cận, biên kịch, và đạo diễn, những gì áp dụng cho một, áp dụng đối với người kia.
Cuốn sách cũng đề cập đến cả hai nhà làm phim tài liệu và nhà sản xuất của các hình thức khác của bộ phim hư cấu. Ví dụ, công nghiệp, du lịch, giáo dục và phim ảnh. Rõ ràng, mục tiêu của các loại khác nhau của bộ phim rất khác nhau.
Bộ phim tài liệu thường có một cải cách mạnh mẽ hoặc mục đích xã hội, trong khi một công nghiệp có thể phục vụ để cải thiện hình ảnh công ty của công ty hoặc hoạt động như gây quỹ. Tuy nhiên, mặc dù mục đích của họ khác nhau, cả hai thể loại chia sẻ một số lượng lớn các phương pháp và kỹ thuật. Ví dụ, nếu bạn đang đối phó với việc nghiên cứu, viết kịch bản, phương pháp của bạn sẽ được như hợp lệ cho bộ phim công nghiệp như đối với các tài liệu.
Cuối cùng, trên một mức độ thực tế, hầu hết các nhà sản xuất của phim hư cấu tồn tại trong cả hai thế giới tài trợ và thế giới của phim tài liệu. Hôm nay họ sẽ thực hiện một bộ phim tài liệu điều tra; ngày mai họ sẽ làm một bộ phim công nghiệp. Những kiến ​​thức bạn có thêm các kỹ thuật của cả hai, tốt hơn hết bạn đang có.
Quan sát cuối cùng của tôi liên quan đến tiền bạc. Chỉ thuần túy là các thiên thần hay các nhà triệu phú làm phim mà không cần suy nghĩ về tiền bạc. Phim chi phí tiền bạc, thường là một địa ngục của rất nhiều. Người đạo diễn phải ý thức được giới hạn ngân sách. Một khi bạn bắt đầu nói chuyện về tiền bạc, bạn cũng có thể thảo luận về gây quỹ và vai trò của nhà sản xuất. Cả hai đối tượng trong thực tế được thảo luận trong cuốn sách này tại chiều dài, và tôi làm cho không có lời xin lỗi. Có người từng thể hiện nó theo cách này: Các nhà làm phim thành công có đầy đủ của những giấc mơ, đôi mắt của họ có thể ở trên những ngọn núi, nhưng phải biết rằng đôi chân của mình luôn ở trên mặt đất”. Điều đó đặt nó thẳng thắn, nhưng nó có ý nghĩa.
Phương pháp
Mặc dù tôi đã không leo lên bất kỳ ngọn núi để tham khảo ý kiến ​​các nhà hiền triết, tôi đã cố gắng để nói chuyện với các chuyên gia tốt nhất xung quanh trước khi viết cuốn sách này. Những câu hỏi Làm thế nào để bạn làm việc? Tại sao bạn làm việc theo cách này? , đôi khi, điều quan trọng nhất mà bạn đã học được trong những năm qua là gì? Cuốn sách này là một chưng cất của các câu trả lời lời khuyên tôi nhận được các chuyên gia có kinh nghiệm đại diện cho cách giải quyết vấn đề phim ảnh và video.
Nhưng cuốn sách cũng đi ra khỏi kinh nghiệm của riêng tôi là một nhà làm phim bị ảnh hưởng bởi nền tảng và kinh nghiệm của tôi. Tôi đã được làm phim cho khoảng hai mươi lăm năm và đã phát triển các kỹ thuật và phương pháp tiếp cận có ý nghĩa với tôi. Họ đại diện cho một nỗ lực để đặt logic cũng như cảm xúc vào quá trình rất đặc biệt mà chúng ta gọi làm phim.
Tuy nhiên, một cảnh báo là theo thứ tự: Trước tiên, tất cả các nhà làm phim khác nhau. Phương pháp của tôi làm phim có thể không phù hợp với bạn. Và thứ hai, cuốn sách này không phải là bất khả xâm phạm. Không có quy định trong việc làm phim. Những gì được chấp nhận như là phúc âm hôm nay bị từ chối vào ngày mai. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ đọc cuốn sách và chấp nhận những gì là hữu ích. Sau đó, đi ra ngoài, phá vỡ tất cả các quy tắc, và thực hiện những bộ phim vĩ đại nhất.