Cảo thơm lần giở, trong tàng thư của chúng tôi có
cuốn Nói có sách của tiền bối trong làng báo chí Việt Nam, tác giả của
cuốn Bốn mươi năm nói láo. Đó là Vũ Bằng, một trong những nhà báo thế hệ
thứ hai của báo chí Việt Nam
trước năm 1945. Trong lời nói đầu của cuốn sách Nói có sách, ông đã bộc bạch một
cách khiêm tốn rằng: “Soạn cuốn sách này, chúng tôi không dám có ý tưởng sửa
sai hay bắt bẻ bất cứ ai. Đây là những điều chúng tôi học hỏi được, sưa tập lại
để trình chánh bạn đọc, trước là để giúp ích cho những người chưa có dịp học
hỏi, mà sau là để cho các bậc cao minh nhuận chính hầu giúp ích cho những người
đến sau muốn sử dụng những danh từ mới một cách chân xác và đứng đắn”. Trong
entry này, chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn một số danh từ mà chúng ta
thường gặp, để hiểu hơn quan điểm của các bậc tiền bối của chúng ta như thế nào (Nguyễn Bùi Khiêm).
THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN VĂN
HỌC
NGHỆ THUẬT DÂN TỘC, KHOA
HỌC VÀ ĐẠI CHÚNG?
Thường thường, trong các chương trình hoạt động của ngành văn hóa, xã
hội, ta hay được nghe nói đến các danh từ dân
tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa.
Vậy thế
nào là một nền văn nghệ dân tộc?
Văn nghệ dân tộc có hai đặc tính:
1). Phát huy mọi tính chăt riêng biệt của dân tộc, chống tất cả những ảnh
hưởng ngoại lai thô kệch, không phù hợp với nếp sống cổ truyền của dân tộc.
2) Vì độc lập dân tộc và phục hưng xứ sở mà cổ võ hay đấu tranh.
Có người nói rằng nếu cứ khư khư giữ mãi dân tộc tính thì có thể sa vào hố
bảo thủ. Ngày xưa, cụ Nguyễn Văn Tố khư khư giữ cái búi tóc, phải đâu là một
hành động tiến bộ? Mà ngày nay cái lối khăn đóng áo dài (như dưới thời Ngô Đình
Diệm mỗi khi có đại lễ) cũng chẳng phải còn là vấn đề đẹp mắt nữa (mà khốn thay
khăn đóng áo dài lại đi đôi giày tây, nó ngô nghê biết chừng nào!).
Đồng ý ta phải bảo vệ tính chất riêng biệt của dân tộc, song trong những
tính chất riêng biệt ấy vẫn có những cái tiến bộ hay đời đời và những cái lạc
hậu cần hủy diệt. Những cái gì phù hợp cần được phát huy và những cái gì lạc hậu
cần phải xóa bỏ.
Đối với chúng ta, điều rất khó là ở
chỗ cái gì tiến bộ, cái gì lạc hậu? Lấy tiêu chuẩn nào để quyết định? Có những
vấn đề người này nói cần phải duy trì, trong khi những người khác lại bảo là
lạc hậu, và ngược lại.
Vậy phải làm sao? Đây là một vẫn đề khá phức tạp và phải dựa theo nguyện
vọng của số đông. Người lãnh đạo, có sáng kiến hay, phải biết kết hợp giữa hành
động táo bạo và giải thích sâu rộng.
Phong trào vận động dùng tiếng Việt thay thế một số danh từ Pháp có thể thay
thế được, phong trào đả kích thói nói tiếng Việt xen lẫn tiếng Pháp... của các
nhóm Nam Phong, Đông Phương xưa đều có mang theo tính chất dân tộc. Ngày nay,
một số văn nghệ sĩ ta hết sức lo lắng đến việc sưu tập, phát huy và phổ cập các
tục hay, các điệu vũ hát địa phương, đều có tinh thần dân tộc, đáng khen.
Trong lịch sử nước ta, văn kiện “Bình Ngô đại cáo” là một trong những văn
kiện đấu tranh chống xâm lược, có tính chất dân tộc. Nó sẽ tồn tại mãi với
người Việt muôn đời bất diệt.
Thế nào
là một nền tảng văn học nghệ thuật khoa học?
Khoa học là tiến mãi, không ngừng, là từ bỏ những mê tín, dị đoan, lạc
hậu. Khoa học là vươn lên theo đà phát triển của kỹ nghệ, theo độ tiến hóa của
nhân loại để phục vụ nhân loại tiến bộ.
Nếu văn nghệ không khoa học hóa thì chẳng những bản thân nó không tiến lên
được, mà nhất định nó chẳng bao giờ làm trọn được nhiệm vụ lịch sử của nó.
Yêu cầu của loài người ngày nay là phương pháp làm việc mới hợp lý hóa,
tự động hóa. Yêu cầu về nhận thức là nguyên tử, điện tử, là phi hành không
gian, là vũ trụ vô định... Vì thế cho nên muốn theo kịp đà tiến hóa của xã hội,
và tạo nêu những bông hoa muôn màu ngàn sắc hòa đồng, gây sinh thú và dẫn dắt xã
hội, văn nghệ
không khoa học không phục vụ được cho xã hội.
Người làm công tác văn nghệ cũng
vậy, nếu không học tập, bồi bổ thêm thì dù tài giỏi đến mấy, một ngày kia, cũng
đứng lại và tụt xuống.
Thế nào
là một nền văn nghệ đại chúng?
Đại chúng là phục vụ được cho yêu cầu của quảng đại quần chúng. Nó không
quá thiên về thỏa mãn cá nhân người nghệ sĩ với những trường phái siêu hình, khó
hiểu, mà nó phải làm thế nào cho công tác văn nghệ gắn bó với quảng đại quần
chúng như bóng với hình. Nó phải phản ánh được nguyện vọng của quần chúng, hành
động của quần chúng, nói lên được lời nói của quần chúng, tư tưởng của quần chúng.
Đại chúng hóa
là một phương châm của văn nghệ và ngược lại, chỉ với một tác phẩm quần chúng,
tác giả của nó mới ghi lại được tên tuổi với sử xanh.
Kim Vân
Kiều,
Nhị Độ
Mai,
Lục
Vân Tiên… là những tác phẩm mang
theo tính chất quần chúng. Nếu đem so sánh những áng văn chương ấy với những
loại thơ nhất thời của Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Xanh... chẳng hạn thì ta thấy
ngay giá trị và sự quan trọng của phương châm quần chúng trong văn nghệ.
Có đại chúng hóa thì mới được quần chúng ủng hộ (hay có tác dụng với
quần chúng) và mới có giá trị thực sự.
Song, có đại
chúng hóa phải có khoa học hóa, nghĩa là phải dìu dắt quần chúng và cùng quần
chúng tiến lên, tùy theo trình độ hiểu biết của quần chúng.
Văn nghệ phẩm
Châu Âu không thể làm mẫu mực cho Châu Á, Châu Phi và văn nghệ phẩm Châu Á, Châu Phi cũng không thể hy vọng phổ cập trong các nước đã có một
trình độ kiến thức và kỹ nghệ cao.
TỤC NGỮ
VÀ THÀNH NGỮ
Theo Dương Quảng Hàm thì sự khác nhau của tục ngữ và thành ngữ là ở chỗ
này: một câu
tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều
gì, còn như thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý
hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.
Theo từ điển Từ Nguyên, Tử Hải thì thành ngữ là lời nói cổ rút trong kinh truyện hoặc trong lời
nói của nhân dân, đã trở thành quen thuộc và lưu hành trong xã hội, còn tục ngữ
là lời nói thông thường được lưu hành.
Cả hai lối giải thích đó chưa đưa những tiêu chuẩn để phân định minh xác
hai khái niệm này. Hai ông Nguyễn Nghĩa Dân và Lý Hữu Tân nghiên cứu kỹ hơn.
Hãy lấy thí dụ “gieo gió gặt bão” (tục ngữ) và “gan vàng dạ sắt” (thành
ngữ) để phân tích. Về hình thức, không thể căn cứ vào số tiếng nhiều ít mà định
đâu là tục ngữ, đâu là thành ngữ. Xét về ngữ pháp thì rõ hơn. “Gan vàng dạ sắt”
chưa phải là một mệnh đề hoàn hảo, có thể đưa vào đây một liên từ “gan vàng và
dạ sắt” còn “gieo gió gặt bão” là một mệnh đề hoàn hảo “gieo gió ắt gặt bão”, “gieo
gió thì gặt bão”. Do đó, về bản chất ngữ pháp, nói chung, thành ngữ chưa phải là mệnh
đề hoàn chỉnh, phải thêm vào thành ngữ những thành phần khác thì mới thành câu
(thí dụ: chiến sĩ là người gan vàng dạ sắt), và tục ngữ là một hay nhiều mệnh
đề hoàn chỉnh (thí dụ câu tục ngữ “rồng đen lấy nước thi nắng, rồng trắng lấy
nước thì mưa” có hai mệnh đề). Về nội dung, thành ngữ được đem vào lời nói, câu văn cho
bóng bẩy thêm, đó là lối nói ví von của nhân dân thường dùng với tính chất
chung là ngắn, gọn, cô đọng và chín chắn. Tục ngữ là câu nói hoàn chỉnh về một
vấn đề, một ý niệm đã được thể nghiệm và công nhận là một chân lý với nội dung
rất xúc tích. Một thí dụ nữa về tục ngữ “Ráng mỡ gà thì gió, ráng
mỡ chó thì mưa”.
Nhân đây, ta cũng nên biết rằng tục ngữ cũng khác ngạn ngữ và phương ngôn.
Theo từ điển Từ Hải và Từ Nguyên thì ngạn ngữ là truyền ngôn và cũng là tục
ngôn.
Căn cứ vào định nghĩa ấy qua sự nhận xét về nguồn gốc tục ngữ, qua sự phân
biệt một số câu thơ văn của nền văn học viết vì ý đúng lời hay mà đã được truyền
tụng như một tục ngữ với đại bộ
phận tục ngữ do nhân dân sáng tác và truyền đi, ta có thể kết luận ngạn ngữ gồm những
tục ngữ do
nhân dân sáng tác và những lời hay ý
đẹp ở tác phẩm viết được nhân dân
truyền tụng. Danh từ tục ngữ
chỉ bộ phận do nhân dân sáng tác, có ý nghĩa hẹp hơn ngạn ngữ và nằm trong phạm
vi của ngạn ngữ.
Còn phương
ngôn là danh từ để chỉ những tục ngữ lưu hành ở một địa phương nào đó.
Thí dụ: “cam Xã Đoài, xoài Bình Định”, “dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước
mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét” hay “mít Thanh Chương, tương Nam Đàn”...
Thế còn
tục ngữ và ca dao khác nhau thế nào?
Tục ngữ và ca dao có khác nhau, nhưng cũng có liên hệ với nhau. Về hình thửc, thật khó phân biệt ca dao và tục ngữ, nếu chỉ dựa theo câu
dài hay câu ngắn. Thực ra có câu tục ngữ dài trên 14 tiếng. Thí dụ: “Của làm ra
để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ”. Nếu xét vần thì
có tục ngữ không vần, có nhiều tục ngữ vần lưng, lại có tục ngữ theo đúng hình
dạng lục bát.
Xét nội dung và ý nghĩa, vấn đề sẽ rõ hơn. Tục ngữ là những nhận xét, những kinh nghiệm
được khái quát hóa, có tính chất phổ biến về nặng về lý trí, suy luận.
Do đó, từ xưa các triết gia phương Đông, phương Tây, phổ biến triết học nhận xét
của mình dưới hinh thức tục ngữ (như Socrale, Plalon, Aristote, Khổng Tử, Mạnh
Tử v.v...). Thí dụ Socrate có câu “Anh hãy tự biết lấy anh”; Khồng Tử có câu “Tri vi tri chi, bất tri vi bất tri, chi thị
vi tri dã” (Biết thì bảo là biết, không biết bảo là không biết, ấy là biết
đó).
Ca dao biểu hiện những rung cảm của tâm hồn, biểu hiện nỗi giận, ghét,
vui, buồn, thương, nhớ của con người trước cảnh vật. Thí dụ:
“Bộ Binh, bộ hộ, bộ hình,
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôỉ”
Hay:
“Chém cha cái giặc chết hoang,
Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng
Gánh từ xứ bắc xứ đông
Đã gánh theo chồng lại gánh theo con”
Ca dao nặng về mặt trữ tình, tục
ngữ nặng về phần lý trí, suy luận như trên kia đa nói. Với
nội dung khác nhau như vậy, cho nên tục ngữ dùng để
nói, để suy ngẫm, còn ca dao dùng để hát.
Tuy nhiên, khổng phải bao giờ ranh giởi giữa ca dao và tục ngữ cũng rõ
rệt. Ở một số trường hợp nào đó, có câu lục bát
một nửa là tục ngữ, một nửa lại là ca dao. Thí dụ:
Lời nóỉ chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu “lục” có tính chất lý trí, gần tục ngữ, còn câu “bát” có tính chất tình
cảm, gần ca dao. Cũng có khi người ta dựa
vào tục ngữ để sáng tác ca dao:
Thí dụ:
Trách cha, trách mẹ nhà
chàng,
Cầm cân chẳng biết rằng vàng hay thau
Thật vàng chẳng phải thau đâu,
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng
Tức là câu tục ngữ “vàng thật không sợ lửa” mà ra.
Tóm lại: đại bộ phận tục ngữ và ca dao vẫn có ranh giới về hình thức và
nội dung. Rất nhiều tục ngữ tuy có vần nhưng chỉ là vần vè, ví von để cho người
ta dễ nhớ, còn ca dao thì có âm điệu, có tính chất thi ca hẳn hoi. Nhưng ta
cũng không thể lẫn lộn ca dao với dân ca.
Dân ca thường có nội dung gần giống như ca dao. Chỗ khác nhau nhiều là ở
hình thức và nhịp điệu. Phạm vi của dân ca rất rộng rãi. Trên khắp đất nước ta,
ở miền Bắc hay miền Nam, ở đồng bằng hay miền núi, đều có
nhiều điệu hát của nhân dân. Trong gia đình có
tiếng hát ru em, tiễng hát quay tơ, ngoài xã hội có tiếng hát tinh tử yêu đời
của nam nữ thanh niên, có tiếng hát của công, nông, có tiếng hát của các hội hè
đình đảm với những làn điệu vô cùng phong phú. Tất cả điệu đó là dân ca Việt Nam. Bắc Việt có
quan họ, trống quân... Trung Việt có hát dặm, hò mái nhì... Nam Việt có hò, lý…
miền núi có lượn, khan.
Dân ca, tóm lại là những bài hát có,
hoặc không có chương khúc, do tập thể nhân dân sáng tảc lưu truyền trong dân
gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở
nhiều vùng, có nội dung trữ tình và có giả trị đặc biệt về nhạc.
Có một điều nên chú ý: phần nhiều chúng ta quan niệm rẳng những bài hảt
do dân hát nhiều, có tỉnh chất dân tộc và do dân sáng tác là dân ca. Người ta kể
“Gánh lúa về”, “Thương binh” của Phạm Duy là dân ca và cho rằng chỉ có những
bài hát ấy mới là dân ca. Quan niệm như thế, hơi hẹp, theo người Cộng sản.
Lenine cho rằng bài “Quổc tế ca” là dân ca. Dựa vào đó, cỏ một số
người khác cho rằng những bài “Diệt phát xít”, “Này,
thanh niên ơi”, “Du kích ca” có thể coi là dân ca.
TRÀO
LỘNG, TRÀO PHÚNG, TRÀO MẠ VÀ U MẶC
Cho đến bây giở chỉ ra mấy ai ấn định được đúng mức độ khác biệt giữa những
danh từ khôi hài, trào phúng, trào lộng, trào mạ.
Theo chúng tôi, trào lộng (cũng có thể kêu là triều lộng) nghĩa đen là sự
bỡn cợt bằng lời nói (trào hước). Trào lộng chỉ những lời hài hước không mức độ
để giễu cợt cho thỏa thích, nêu lên hết mọi khía cạnh của sự việc,
cốt để cười, cười cho lớn, cười “pể pụng”.
Ba Giai, Tú Xuất và gần đây Tú Xe, Tú Nạc, Tú
Phe, Tú Rua, Tú Rít, Tủ Lơ Mông đều là những nhà văn trào lộng. Chọc ra mà cười, cười chết thôi, cười chảy nưởc mắt (và
cũng để than khóc cho cuộc đời!).
Tráo phúng: nghĩa dịu hơn trào
lộng, chĩ những lời nóỉ hay cử chỉ bông đùa, tế nhị hơn, với mục đích can gián
bay khuyên răn người.
Nếu nói trào lộng ít tinh thần xây
dựng (hay hiểu theo phản ứng mạnh, xây dựng một cách tiêu cực) thì trào phúng
nhẹ nhàng và có nhiều ý thức xây dựng hơn.
Các nhà văn như Tú Xương, Yên Đổ, hay gần đây như Tú Mỡ, Đồ Phồn, Vũ
Trọng Phụng… đều có một lối văn trào phúng.
Trái lại, trào mạ cũng là cười, nhưng đặt vấn đề chửi bởi, thóa mạ nhiều
hơn vấn đề cười. Thí dụ như Thần Băng (Đinh Hùng) làm thơ cười trong báo
Tự Do, chửi một họa sĩ, kiêm bào chế... sĩ:
Đào là đáo mẹ, đào cha,
Đào tiên, đào tổ, đào liền, đào xu.
Cũng nói về cái cười, cỏn một danh từ nữa mà người mình ít khi dùng tới: U
mặc. Cỏ lẽ danh từ này xuất xứ từ chữ humour
của Pháp. Thái độ u mặc là thái độ khôi hài, dùng chàm biẽm đề bởi vạch những
sai lầm của người đời. U mặc tuy bao hàm ý nghĩa hài hước, phúng thế, song chỉ chuyên dùng lối khoái hoạt nhẹ nhàng. Nó còn ở mức độ nhẹ hơn
trào phúng một mức nữa.
Một tác phẩm u mặc là một tác phẩm
chuyên dựa vào sự quan sát hợp lý rồi đem những mâu thuẫn khách quan, những tính
cách không hợp lý và những ý chí cừu địch mà bộc lộ ra hoặc phản kích lại bằng
giọng văn thú vị nhẹ nhàng khiến độc giả hái được một thứ thực cảm tự nhiên thích
đáng và thấm thía, rồi này ra mối phản ứng đồng tình.
U mặc văn chương không áp dụng đao
to búa lớn, không chỉ trích trực diện và chủ quan.
Thi dụ: bài thơ “Ông thừa tự thuật” không phải trào lộng, trào phúng mà có
thể liệt vào thơ u mặc.
Một nhà nho tài học uyên bác mà chỉ đỗ tú tài, sau vì sinh kế eo hẹp phải
đi làm thừa phái. Có bài thơ nhạo như sau:
Ông là thừa phái Hoàng nông,
Ông ngồi ông nghĩ mình ông thật thừa.
Người trong thế giới đã vừa
Cớ chi Trời lại lọc thừa ra ông...
Mắt thừa ông chẳng buồn trông
Sau khi kể ra tai, mũi, miệng, tay, chân, bụng, gan cái gì cũng là thừa,
tác giả viết:
Ông còn thừa cái gì không?
Ông còn thừa cái giấu trong đũng quần
Cô nào lịch sự thanh tân,
Hỏi rằng cô thiếu, muốn mần ông cho!
Ngán cho cái bọn nhà nho,
Mất tiền mất của đi lo ông thừa!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét