BÁO CHÍ VIỆT NAM HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRlỂN
GẮN LIỀN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC
(Nguyễn Bùi Khiêm) Đã có một thời, trong lịch sử quá khứ văn hóa của dân tộc có hiện tượng: “Văn – Sử - Triết” bất phân. Và với ý nghĩa đó, những thập kỷ đầu của
thế kỷ XX, “Văn học và báo chỉ” cũng gần như có hiện tượng "bất phân" đó. Trong bài: "Suy
nghĩ về phong cách lớn và phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam”, ông Đỗ Đức Hiểu nhận định: "Trong lịch sử văn học Việt Nam, không gì vĩ đại bằng những biến động xảy ra vào đầu thế kỷ này". Song song với sự xuất hiện những loại thể văn học hiện đại như:
tiểu thuyết, kich nói, thơ trữ tình, là nhũng loại sản phẩm báo chí rất mới lạ: Phóng sự, ký sự, tuỳ bút, tản văn, tiểu
phẩm... Lịch sử xã hội của thời kỳ
này là nguyên nhân sâu xa đem đến cho văn hóa dân tộc
một sự cách tân lớn, một sự thay đổi đến tận gốc. Trong những
nguyên nhân đó, có vai trò quyết định trực tiếp của sự xuất hiện và phát triển của nền báo chí dân tộc. Báo chí, một phương tiện thông tin đai chúng, một kiểu
văn chương mới mẻ độc đáo mang tính chất đặc thù thời hiện đại mà tất cả những cuộc phục hưng văn học
trong quá khứ chưa hề có.
Báo chí có vai trò to lớn đối với đời sống bởi vì tính thời sự của nó, bởi hai ưu thế nổi trội mà các lĩnh vực khác khó vươn tới được, đó là tốc độ truyền tin –nhanh nhạy và diện phát tin rộng lớn. Ở nước ta, đầu thế kỷ này, báo chí đã trở thành một động lực quan
trọng thúc đẩy tiến trình văn học phát triển nhanh chóng theo quy luật gia tốc
của lịch sử và trái lại, văn học tác động tích cực tạo môi trường cho báo chí
phát triển. Thời kỳ phát triển ban
đầu ấy, ở Việt Nam, các nhà báo
hầu như không qua trường lớp đào tạo nào cả mà họ là những người vừa viết văn,
vừa làm báo. Con người làm báo của họ gắn chặt với cuộc đời văn chương, và gần như báo chí được bắt đầu từ văn chương,
mối quan hệ hữu cơ, biện chứng này có thể được thừa nhận ờ
những khía cạnh sau:
1. Từ khi báo chí ra đời, văn học nước nhà
có thêm một phương tiện chuyển tải và truyền bá tác phẩm hết sức hữu hiệu
Trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc ta, sự xuất hiện của báo chí là
một cột mốc đáng ghi nhớ. Báo chí không những làm chức năng thông tin thời sự mà còn là phương tiện thuận lợi, hữu hiêu để các nhà
văn tập hợp các văn bản, định hình hóa các tác phẩm để rồi truyền bá sản phẩm. Việc cố định hóa văn bản đã tạo ra giọng đọc thầm bằng mắt - một sự khởi đầu của văn học hiện đại, đồng thời là điều kiện đầu tiên cho phép nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của nhân vật bằng cách tả chứ không
phải bằng cách kể, bằng giọng đọc (đọc âm vang lên hay đọc thầm) chứ không phải bằng giọng ca hay ngâm thường thấy trong thơ cổ. Khi tìm hiểu sự phát triển của báo chí ở giai đoạn đầu, đặc biệt khi chưa có sự ra đời của các nhà xuất bản, thì hầu như báo chí là
phương tiện duy nhất để truyền bá tác phẩm, nơi
giới thiệu kinh nghiệm sáng tác, nghiên cứu phê bình. Trong buổi đầu hình như báo chí đã kiêm nhiệm luôn công việc của nhà xuất bản. Có những lúc
báo chí là phương tiện duy nhất, quan trọng nhất để truyền bá tác phẩm văn chương, đồng thời còn là
trung tâm văn hóa của thời đại.
Nhìn lại lịch sử văn học nước nhà có một điều rất
lạ là: dường như mọi tác phẩm văn học đầu thế kỷ XX, trước khi in thành sách
đều được lần lượt đăng tải từng kỳtrên mặt báo. Có phải nhờ sự lấn lượt ấy mà các nhà văn Việt Nam bắt đầu có ý thức về lịch sử văn chương dẫn tới sự bức xúc
phải có những bộ lịch sử văn học? Cần kể đến những đóng góp quan trọng của các
tờ báo lớn và những tờ báo văn như: Đông
Dương, Nam Phong, An Nam, Ngày Nay, Phong Hóa,... Đâu phải chỉ sáng tác
của nhà văn giai đoạn trước như Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Phạm
Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, mà ngay cả các tác phẩm của
những nhà văn lớn lớp sau: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố… vẫn tuân theo quy luật đó. Báo chí không chỉ là nơi rèn luyện thử bút của các nhà văn mà còn là nơi hội tụ của những cây bút dịch thuật, là nơi chuyên chở những tác phẩm văn chương chính luận, là
diễn đàn quan trọng nhất của các nhà nghiên cứu phê bình, là nơi phổ biến kinh
nghiêm và những kỹ thuật sáng tác mới.
2. Văn học và Báo chí đã đóng một vai trò quan trọng
trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc
Nhờ báo chí, thông qua tác phẩm cùa báo chí và văn học mà nền văn
xuôi Việt Nam phát triển, câu văn xuôi Quốc ngữ dần được chuẩn hóa theo hướng
hiện đại.
Quả thật báo chí là nơi thuận lợi để truyền bá chữ Quốc
ngữ, là trường học Quốc ngũ tối ưu lúc đó. Chỉ trong vòng vài chục năm đầu thế kỷ với sự đóng góp tích cực của báo chí, chữ Quốc ngữ đã phát triển nhanh chóng, vượt xa những cố gắng cộng lại
của ba, bốn thế kỷ trước. Ngôn ngữ văn
học trở nên trong sáng, uyển chuyển, câu văn xuôi tiếng Việt vốn chưa có truyền thống
như thơ, từ cuối thế kỷ XIX trở đi đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện bắt đầu nhờ những cây bút, nhà báo nổi tiếng như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Huỳnh Tịnh Của...
Số lượng từ vựng ngày càng phong phú bằng cách Việt hóa các khái niệm, các thuật ngữ nước ngoài, đặc biệt là
tiếng Pháp. Cấu trúc câu thay đổi theo mô hình phương Tây, giọng điệu lời văn gần
với khẩu ngữ. Do báo chí là một loại văn chương đại chúng, có sự chi phối mạnh mẽ của tính thời sự, vì vậy một thứ ngôn ngữ đời sống hết sức sôi động, ấm áp sự kiện ùa vào báo chí làm câu văn trở nên phóng túng mềm mại, tạo ra một ngôn ngữ văn học sinh động, tươi rói chất
đời thường. Những kiểu câu có cấu trúc biền ngẫu, cũ kỹ, cổ lỗ đầy Hán tự được
thay thế dần bằng những câu văn mới mẻ, lớp từ ngữ của một xã hội nông nghiệp lạc hậu đã được bổ sung và thay bằng những từ ngữ mới cần thiết, khoa học hơn để đáp ứng yêu cầu của một xã hội mới. Điều này rất dễ nhận thấy khi ta làm một phép so sánh giữa câu văn trên
tờ Gia
Định báo với tờ Nam Phong hay tờ Phong Hóa… Chỉ có vài thập kỷ mà ngôn ngữ tiếng Việt biến đổi đến kỳ diệu.
Nếu không có sự phát triển của báo chí thì công việc đổi mới văn học khó có thể đạt được những thành tựu như thế. Nhờ tắm mình vào môi
trường báo chí mà ngôn ngữ văn học dần được hiện đại. Báo chí và văn học đã trờ thành một "bà đỡ” cho sự phát
triển ngôn ngữ dân tộc.
3. Qua báo chí, xã hội Việt Nam dần hình thành một tầng lớp nhà báo, nhà văn và người tiếp nhận văn chương, báo chí
kiểu mới
Báo chí là chiếc cấu nối cho sự giao lưu, tiếp xúc trong xã hội. Sự tiếp nhân thông tin qua báo chí và văn học đã có ảnh hưởng rất lớn đến sư biến chuyển của xã hội. Với ưu thế của một phương tiện thông tin đại chúng rộng lớn, báo chí đã góp một phần quyết định vào viêc truyền đi một cách sâu rộng lượng thông tin đồ sộ, chính xác với tốc độ nhanh, tạo ra mối giao lưu thuận lợi giữa các dân tộc: thu hẹp khỏng gian để các nhà văn trên thế giới đến được với bạn đọc Việt Nam. Điều đó là một trong những nguyên nhân qụan trọng
góp phần nâng cao dân trí, phát triển khả năng thẩm mĩ của bạn đọc, đặc biệt là những nhà
phê bình nghiên cứu - những người có khả năng hướng đạo cho một nền văn học.
Việc nâng cao dân trí, nâng cao tầm đón nhận của bạn đọc lập tức tạo ra mối liên hệ ngược. Yêu cầu xã hội đối với văn học đã thay đổi đòi hỏi nhà văn phải nâng cao chất lượng tác phẩm cho phù hợp với thời đại,
với thị hiếu, với yêu cầu thưởng thức chính đáng của độc giả. Trong lịch sử văn học Việt Nam chưa bao giờ có được một lực lượng bạn đọc đông đảo, nhiệt tâm và
hào phóng như những năm đầu thế kỷ XX, và chính họ đã là lực lượng quan
trọng nâng đỡ, nuôi dưỡng các nhà văn trên cả hai phương diện - vật chất và tinh thần. Cùng với sự xuất hiện của báo chí, lần đầu tiên văn học trở thành hàng hóa - một thứ hàng hóa đặc biệt của ngành sản
xuất tinh thần. Nó kích thích và chuyên môn hóa dần từng bước ngòi bút cùa mỗi nhà văn. Rõ ràng sự bùng nổ của báo chí tất dẫn tới sự bùng nổ của văn chương. Mười thế kỷ trước đây, lượng tác phẩm, tác giả mới chỉ là
những con số ít ỏi, trong khi chỉ mấy thập niên
đầu thế kỷ XX, số lượng tác phẩm, tác giả đã vụt tăng lên theo
cấp số nhân với những tên tuổi làm rạng rỡ văn đàn: Phạm
Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, và sau này là: Khái Hưng, Nhất Linh,
Thạch Lam, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ...
Giờ đây vị trí nhà văn và bạn đọc đã thay đổi. Những nhà văn đầu thế' kỷ XX không phải chỉ coi sáng tác như sự biếu
hiện của tài hoa, mà là một
nghề nghiệp chuyên biệt vừa thoả mãn nhu cầu tinh thần, vừa là một cách để
sinh sống và đóng góp cho xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử
văn học có một ông nhà báo, nhà văn
Nguyễn Khắc Hiếu – Tản Đà đem văn chương rao bán giữa phố phường. Mối quan hệ giữa bạn đọc với tác giả không còn là mối quan hệ một chiều mà là mối
quan hệ nhiều chiều, mối quan hệ đối ngoại.
Do đó, xã hội đã hình thành
một tầng lớp kiểu mới bao gồm cả những người sáng tác (văn chương, báo chí) lẫn bạn đọc tiếp nhận.
4.
Báo chí phát triển tạo điều kiện cho một số
phương thức phản ánh mới ra đời
Công bằng mà nói: Việc chuyển tải tác phẩm văn chương cũng như báo chí còn có sự gánh vác của các nhà xuất hàn; Việc tạo ra lực lượng tác giả và độc giả kiểu mới còn có
sự đóng góp của nhà trường; Việc đổi mới ngôn ngữ là công lao của toàn xã hội. Riêng sự
xuất hiện một số phương thức phản ánh hiện thực thì công lao
chủ yếu thuộc về báo chí. Một số loại thể văn học và báo chí ra
đời, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sự phản ánh hiện thực cuộc sống.
Dù xuất hiên
muộn nhưng các loại thể trẻ này đã kế thừa được những tinh hoa của các loại thể
văn học trong quá khứ, tạo ra sức mạnh mới cho sự thể hiện. Càng ngày chúng
càng xâm nhập, đan xen vào nhau, làm cho văn đàn và báo chí càng ngày càng khỏi
sắc.
Đó là sự ra đời và phát triển nhanh chóng kỳ lạ của một số thể loại văn học
báo chí: phóng sự, ký sự, tản văn, tiểu phẩm, bút kỳ, tuỳ bút, hồi ký, nhật ký... Cùng các thể loại văn chính luận, tất
cả đã góp phẩn làm tăng sức nặng cho ngòi bút người nghê sĩ. Cả một phong trào
viết phóng sự, tản văn… rất mạnh với những cây bút tài
năng như Ngô Tất Tố, Trọng Lang,
đặc biệt ông vua phóng sự Bắc Kỳ: Vũ Trọng Phụng,
với những thiên phong sự nổi tiếng trong làng báo: Lục xì, Cơm thầy cơm cô, Kỹ
nghệ lấy Tây. Tiếp sau các nhà báo, nhà văn ấy là nhà tuỳ bút tài hoa đầy cá
tính họ Nguyễn - Nguyễn Tuân.
Tất nhiên, thể ký đã bắt đầu sớm hơn từ: Thượng Kinh ký sự' cùa Hải thượng Lãn Ông, thể tuỳ bút đã được khởi
đầu từ: "Vũ Trung tuỳ bút" của Phạm Đình Hổ, nhưng các tác
phẩm đó có lẽ mới chỉ nặng về phần ghi chép một cách khách quan các
sự kiện mà chưa nói lên tính thời sự cùng
với cá tính sáng tạo của một cái tôi chủ quan như ký sự, tản văn, tiểu
phẩm, tuỳ bút thời hiện đại. Báo chí
đã làm nhiệm vụ cải biến các thể loại trên, đổi mới các thể loại vốn đã xuất
hiện trong lịch sử văn học.
Báo chí ra đời muộn so với văn học nhưng rõ ràng, sự ra đời cùa báo chí
cùng với sự phổ biến rộng rãi chữ Quốc ngữ, văn học nước nhà đã có những bước nhảy vọt đáng kể - Báo chí và văn học phát triển không những trên bình diện quy mô, đội ngũ, ngôn ngữ mà cả trên bình diện thể loại.
Xin mời các bạn xem tiếp các bài về thể
loại tác phẩm báo chí..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét