Ngày
13/2 năm nay, lần đầu tiên thế giới tổ chức kỷ niệm ngày phát thanh thế giới,
đây vừa là sự kiện tôn vinh loại hình thông tin đại chúng này, vừa là sự ghi
nhận và tôn vinh những người đã, đang và sẽ làm báo phát thanh. Xin gửi một lời
chúc mừng đến các đồng nghiệp một lời chúc mừng trân trọng, chúc cho sự nghiệp
phát thanh sẽ luôn giữ được vị trí quan trọng trong ngành giới và công chúng
của báo chí nói chung.
Nếu được hỏi
rằng tôi thích loại hình báo chí nào nhất, câu trả lời ngay và luôn là báo phát
thanh. Đó là sự thật. Không phải vì ngày hôm nay là ngày Phát thanh thế giới mà
tôi nói vậy, mà luôn nói như vậy.
Lý giải điều
này đơn giản với chính đặc trưng của loại hình này. Phát thanh cũng nhưng
truyền hình, sở dĩ nó có sức thu hút lớn hơn hẳn các loại hình báo chí khác
chính vì nó thỏa mãn nhu cầu nghe – nhìn của con người. Đây là nhu cầu căn bản
mang tính nhân văn cao nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất. Câu thành ngữ trăm
nghe không bằng một thấy của người phương Đông nhưng chắc hẳn với mọi
người trên thế giới này cũng vậy, nói gì thì nói, biểu thị như thế nào cũng
được, nhưng mắt chưa thấy, tai chưa nghe thì không dễ gì cảm được, tin được.
Phát thanh đi vào lòng người mộc mạc như vậy thôi. Anh em cật ruột với truyền
hình, bị truyền hình lấn lướt (gấp một trăm lần như thành ngữ nêu trên), nhưng
phát thanh vẫn giữ được thế làm anh bởi một lý do cũng rất đơn giản nữa là công
chúng để nghe được phát thanh với chi phí mua radio rất thấp, có thể nghe nơi
nào cũng được, lúc nào cũng được, có thể nghe riêng, nghe chung… truyền hình
thì không có được điều đó, kể cả thời buổi bây giờ khi mà thiết bị điện tử đã
rất rẻ thì một cái máy thu hình màu loại
đèn hình (CRT) chắc cũng không dưới một triệu VNĐ, bên cạnh đó còn phải có
điện, có anten; ở vùng sâu vùng xa thì phải đầu tư thêm chảo VTRO, thủy điện
mini… trong khi cái radio bỏ túi chỉ cần vài chục ngàn đồng và 2 cục pin tiểu
là có thể sử dụng được rồi.
Với tôi, radio
là sự tiện lợi, nghe lúc nào cũng được, đi trên xe cũng nghe, về nhà hay đến
văn phòng cũng nghe, thích thì mở to, sợ làm phiền đến người khác thì mở nhỏ
nghe một mình, vừa làm việc vừa nghe, vừa viết những dòng chữ này cũng vừa
nghe… Trong rất nhiều thứ đồ chơi kỹ thuật số, tôi thấy có 3 thứ thật sự hữu
ích đó là cái radio, ipad và hệ thống wifi… còn lại là vất đi tất. Ba thứ này
chiếm được vị trí thượng phong vì đặc trưng tiện lợi của nó.
Càng bước vào
cuộc sống hiện đại, con người ta càng hướng đến những giá trị thật nhất, hữu
ích và thiết thực nhất. Người Trung Quốc có câu quay đầu lại là bờ, nghĩ
cho kỹ, với việc xác định vị trí của các loại hình báo chí hiện đại, câu đó rất
hay và rất đúng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét