CÁC LOẠI HÌNH LAO ĐỘNG SÁNG
TẠO BÁO CHÍ
Vào
buổi bình minh của báo chí, hoạt động của nhà báo là công việc tổng hợp bao gồm
viết bài, biên tập, xuất bản, tổ chức, thư ký tòa soạn và đôi khi cả
lao động của người phục vụ. Cùng với sự phát triền cùa các phương tiện thông
tin đại chúng là sự mở rộng về chức năng, nhiệm vụ, những thay đồi to lớn trong
phạm vi hoạt động, khu vực ảnh hưởng, là sự biến đổi về chất trong
kỹ thuật sản xuất in ấn, phát hành, sự phức tạp hóa trong các mối quan hệ xã
hội của báo chí, là sự cuốn hút vào guồng máy báo chí một số lượng lớn những
người làm các nghề nghiệp khác nhau.
Tính
chất tổng hợp trong lao động sáng tạo cùa nhà báo cũng không có đất để tiếp tục tồn tại. Trên
thực tế đã diễn ra sự biến đổi to lớn về phân công, hiệp tác lao động trong khuôn
khổ thống nhất của hoạt động sáng tạo báo chí.
Các
ban biên tập, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, thông tấn
xã được hình thành như những tập thể lao động hiệp tảc bảo đảm cho sự phát huy
tự do về chuyên môn dựa vào đặc điểm nhân cách của mỗi cá nhân và sự tác động
qua lại lẫn nhau về mặt nghề nghiệp trong khuôn khổ một tập thể thống nhất. Mỗi
cơ quan báo chí phải được điều hành như một guồng máy đầy năng động nhăm
mục đích chung là hiệu quả thông tin. Đó là điều kiện cần thiết để phân công lao động phù hợp với yêu cầu thực
hiện một loạt chức trách công việc trong báo chí.
Theo
tính chất xã hội, cố thể có các cách phân loại sau:
a). Theo loại hình phương
tiện thông tin đại chúng (báo in, thông tấn, phát thanh, truyền hình...);
b). Theo tính chất khu vực
pìa cơ quan báo chí (báo trung ương, báo địa phương, đài phát thanh địa phương,
đài truyền hình khu
vực...);
c). Theo nội dung có tính
chức năng (chinh trị-xã hội, văn hỏa, văn nghệ,
các nội dung chuyên biệt...);
d). Theo đối
tượng phản ánh (nông nghiệp, công nghiệp, tôn giáo...);
e). Theo khách thể tác động
hay đối tượng thông tin (thanh niên, phụ nữ, đồng bào các dân tộc ít người,
người nuớc ngoài...);
f). Theo định kỳ xuất bản
(hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng...).
Các cách phân loại đó được
bổ sung bởi một sổ tiêu chí phụ khác như:
- Theo loại hình công việc (biên tập viên, phóng viên, thư ký tòa soạn, đặc
phái viên...);
- Theo chức danh trách
nhiệm công tác (cán bộ quản lỷ tòa soạn, phòng, ban, phổng viên, nhân viên giúp việc...);
- Theo chuyên môn hóa về
thể loại tác phẩm (bình luận viên chính trị - xã hội, bình luận viên quốc tế, phóng viên viềt phóng
sự...);
- Theo chuyên môn hóa đề tài (phóng viên nông nghiệp, phóng viên công nghiệp,
phóng viên văn xã...).
Như vậy, trong sáng tạo báo chí, các loại hình lao
động rất phong phú, đa dạng. Từ những tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân,
biệt các kiểu, dạng trong lao động báo chí. Tuy nhiên, vẫn có thể tìm ra những
tiêu chí tương đối đặc trưng để có một cách phân loại hợp lý các loại hình sáng tạo của báo chí.
Hiệu
quả tác động, thay đổi dư luận xã hội theo phương hướng đã định tạo ra
hiệu quả giáo dục và quản lý xã hội bởi các phương tiện thông
tin đại chúng. Đó
là nhiệm vụ hàng đầu, mục đích tối cao, tựu trung tất cả các nhiệm vụ cụ thể
xuất hiện trong quá trình sáng tạo của nhà báo. Để đạt được mục đích ấy, một
mặt cần có sự kết hợp nhất quán của các hành vi nghề nghiệp nhằm nhận thửc cuộc
sống, giáo dục công chúng; mặt khác cần có sự phối hợp đồng bộ của một loạt
hành vi trung gian trong mối quan hệ với mục đích, đồng thời mang tính độc lập tương đối trong phạm vi của chính hoạt động báo chí. Lao động của nhà
báo trong trường hợp thứ nhất là viết bài bảo, xây dựng tác phẩm, ghi âm, ghi hình...; trong trường hợp
thứ hai là tổ chức
mặt báo, tổ chức một chương trình phát thanh, truyền hình, tổ chức mạng
lưới cộng tác viên...
Chính ban biên tập và mỗi tòa soạn cũng là một bộ
máy phức tạp, đòi hỏi sự tổ chức hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu nghề nghiệp.
Lao động sáng tạo trong báo chỉ ngày càng phong phủ
về mặt loại hình
do sự phát triển mạnh mẽ của các phuơng tiện thông tin đại chúng. Sự
phong phú ấy không chỉ là kết quả của sự phân công lao động truyền thống
theo đề tài trong báo chí (đề tài kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa,...), hay theo sự chuyên môn
hổa về thể loại viết của các nhà báo (người viết phóng sự, người viết ký, làm
tin, viết tiểu phẩm,...). Nó còn là hệ quả tất yếu của tính đặc thù hoạt động nhà báo
với cảc phương tiện kỹ thuật khác nhau. Trong điều kiện này xuất hiện sự dị biệt ngày càng lớn
không chỉ giữa tính chất lao động cùa các chức danh nhà báo (phóng viên, biên tập viên,
thư ký tòa soạn,...) mà còn một chức danh với các loại hình phương tiện kỹ
thật khác nhau (phóng viên nhật báo, phỏng viên tuần báo, phóng
viên đài phát thanh, phóng viên đài truyền hình…).
Đồng
thời với chiều hướng phân công lao động ngày càng chuyên biệt, trong báo chí cũng
vẫn tồn tại một chiều hướng thứ hai là duy trì khả năng một nhà báo
đảm nhiệm một sổ trách nhiệm nghề nghiệp có tính chất gần gũi nhau. Chừng nào
giữa các nhà báo còn có những nhiệm vụ cần
giải quyết khác nhau, thì
chừng ấy lao động của họ còn có sự chuyền đổì
về loại hình, tính chất.
Một
người chuyên đi viết bài có thể tự do lựa chọn đề tài, phán đoán các tình huống
giao tiếp nghề nghiệp, tự hình thành các giải pháp xử lý tài liệu và xây dựng
tác phẩm, sửa chữa bản thảo theo yêu cầu và mong muốn của chính mình. Trong trường hợp đó, nhà
báo một mình tiến hành những thử nghiệm sáng tạo
nghề nghiệp và rõ ràng trách nhiệm nghề nghiệp của anh ta dù hạn chế
trong khuôn khổ mối quan hệ cá nhân với tờ báo và bạn đọc. Khi gánh
vác nhiệm vụ như một biên tập viên,
trách nhiệm của nhà báo đỏ đã thay đồi. Thứ
nhất, anh
ta phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, khách quan của các sự kiện trong từng
tác phẩm, về lập trường tư tưởng chính trị của tác phẩm, về định
hướng tư tuởng và các quan điểm xã hội của tò báo.
Thứ hai, nhà báo đó phải xử lý với chất lượng
cao một cách nhanh chóng khối lượng thông tin, bài vở lớn. Đôi khi thời
gian cho phép của công việc này không tính bằng giờ mà tính bằng phút.
Trong điều kiện đó, việc thực hiện các nhiệm vụ trở
nên phức tạp bội phần. Trong thực tế báo chí, sự chuyên môn hóa ở
một số loại hình lao động gần gũi về tính chất dù là tương đối. Do những điều kiện khác nhau,
một nhà báo có thể phải chuyển từ nhiệm vụ phóng viên sang biên tập viên và ngược lại. Trong báo chí
truyền hình, không phải lúc nào cũng cỏ mặt đủ một êkíp sáng tạo tại nơi xảy ra
sự kiện. Nhiều trường hợp một người phải vừa làm nhiệm vụ biên tập, phóng viên,
vừa ghi hình và dựng tác phẩm hoàn chỉnh. Ở những tình
huống ấy, nhà báo phải có sự chuẩn bị cơ bản và năng
động, nhanh chóng thích ứng với tính chất công việc. Do yêu cầu
nghề nghiệp, sự phong phú về các ngón nghề về khả năng sử dụng
các phương tiện kỹ thuật, về kỹ năng
các loại công
việc khác nhau không bao giờ thừa đối với nhà báo.
Trong
lao động báo chí cần thiết nhấn mạnh ba loại hình:
Loại hình thứ nhất, lao
động tổ chức - quản lý của cán bộ lãnh đạo các ban biên tập, các tòa
soạn, phòng biên tập.
Loại
hình sáng tạo này được đặc trưng bởi khả năng đạt được những kết quả tích, cực
trong việc làm kế hoạch, tổ chức hoạt động của tập thể, trong việc lựa chọn và
bố trí cán bộ, trong việc tạo điều kiện, bảo đảm sự thống nhất của các hình
thức sáng tạo cá nhân và tập thể. Không chỉ thực tiễn mà cả sự nghiên cứu khái
quát, tổng kết lý luận báo chí cũng chỉ ra bản chất sáng tạo của lao động tổ
chức - quản lý.
Có
thể thấy ở mỗi ban biên tập xuất hiện các nhiệm vụ:
- Khẳng định vị trí, vai
trò của tờ báo minh trong hệ thống báo chỉ chung của cả nước.
- Hình thành các phương
tiện đặc trưng đối với tở báo để thực hiện các chức năng thông tin - xã hội của nó.
- Thường xuyên bảo đảm nội
dung và hình thức tờ báo phù hợp với những yêu cầu do tình hình và nhiệm vụ
thực tiễn đặt ra.
Sự
sáng tạo của lãnh đạo ban biên tập được thể
hiện trước hết ở hoạt
động có hiệu quả trong việc hình thành tập thể ban biên tập nhằm quản lý quá trình sáng tạo trong
cơ quan báo chí. Ở đây, quy mô hoạt động có ý nghĩa quan trọng.
Lãnh đạo ban biên tập các cơ quan báo chí Trung ương phức tạp hơn
nhiều so với các cơ quan báo chí địa phương. Tuy nhiên, ngay trong sự dị biệt lớn
về khối lượng công việc ấy thì bản chất công việc vẫn chỉ có một: lãnh đạo ban biên tập như một cơ thể sống,
một nhân cách, đại diện cho một nghề nghiệp sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ công tác của mình.
Khó
khăn về mặt tâm lý trong hoạt động của cán bộ lãnh đạo báo chí là việc
nhận thức các nhân tố bảo đảm cho sự phát huy tích cực các
tiềm năng sáng tạo của cả tập thể. Cái
“tôi" sáng tạo của cán bộ quản lý thể hiện trong cái “chúng tôi” sáng tạo cửa cả tập thể cơ quan tòa soạn. Đó cũng là yêu cầu có tính nguyên tắc đối với cán bộ quản lý các cơ quan
báo chí.
Sự
lao động sáng tạo của cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí không chỉ thể hiện
trong việc quản lý tập thể ban biên tập như một hệ thống sản
xuất, trong việc lựa chọn bố trí cán bộ hay trong việc duy trì
và củng cố kỷ luật lao động... Hoạt động của
ban biên tập báo chỉ mang tính chất hai mặt: sản xuất và
sáng tạo. Điều ấy đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ hình
thức chức danh được ấn định theo biên chế, cũng
như những tác động qua lại giữa các nhà báo trong quá trình lao động sáng tạo.
Trên
thực tế, do sự chi phối của các yếu tổ tư tưởng, tình
cảm, văn hóa, truyền thống... có sự hình thành tự phát các nhóm nhà
báo. Vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo ban biên tập không
phải là xoá bỏ các nhóm đó,
mà là tìm hiểu những đặc trưng định hướng của từng cá nhân, từng nhóm cán bộ,
điểu hòa các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp nhằm
mục đích sử dụng những định hướng quan hệ tự phát đó để tích cực hóa hoạt động
của mỗi nhà báo, hạn chế thấp nhất những bất đồng trong nội bộ. Nguyên tắc giải
quyết vấn để này là phải bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các mối quan hệ lợi ích. Đây là điều kiện quan trọng
bảo đảm sự vận động bình thường của mỗi tòa soạn, mỗi cơ quan báo chí.
Sự
sáng tạo của người lãnh đạo các ban biên tập nhằm
vào việc xử lý một khối lượng lớn thông tin. Công việc này ảnh hưởng đến chính hoạt động của các
nhà báo và hướng dẫn nội dung của các hoạt động đó. Sự ảnh hưởng này có cơ sở từ cách lựa chọn, sử
dụng các thông tin, tổ chức chúng theo yêu cầu chung của tờ báo hay chương
trình phát sóng.
Loại hình thứ hai, lao động gián tiếp xã hội. Đối với nhà báo, giao tiếp xã hội rộng là một yêu cầu nghề
nghiệp, một hoạt động đòi hỏi tính chất sáng tạo và năng động. Phần lớn các
trường hợp, nhà báo thu thập tài liệu, tích lũy
thông tin cho tác phẩm tương lai của mình thông qua hoạt động
giao tiếp với nguồn tin -
những cá nhân rất khác nhau trong xã hội. Chất lượng tác phẩm tương lai một phần quyết định
phụ thuộc vào khả năng của nhà báo trong việc tiếp cận, thuyết phục nguồn tin
để khai thác thông tin. Mặt khác, nhà báo là
người tổ chức khám phá ra những sáng kiến, khả năng và điều kiện mà dựa
vào đó để động viên công chúng hợp tác thưởng xuyên với cơ quan báo chí
của mình. Sự hợp tác đó trở thành một trong những hình thức
sáng tạo của quần chúng, cho phép nhanh chóng phản ánh những
tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng mới trong đời sống xã
hội lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tính
chất sáng tạo trong loạị hình lao động này bị quy định trước hết bởi tính phong phú, đa dạng của đối
tượng giao tiếp. Trong
hoạt động
nghề nghiệp của mình, các nhà báo luôn phải tiếp xúc, trao đổi với nhiều người rất khác nhau
về văn hóa, lối
sống, tính cách, nghê nghiệp, trình độ nhận thức...
Để đạt được hiệu quả giao tiếp,
người làm báo cần nhanh chóng phát hiện đặc điểm tâm lý của đối tượng trong các tình huống
cụ thể, hình
thành các giải pháp hợp lý để tạo đựng thái độ hợp tác
cởi mở của người tiếp chuyện. Ngoài vốn tri thức phong phú, khả năng giao
tiếp còn làm kết quả của sự tích lũy kinh nghiệm thực tiễn mà chính nhà báo đã
nếm trải.
Bên cạnh đó, tính
chất sáng tạo của loại hình lao động báo chí còn đòi hòi nhà báo phải có liên lạc thường xuyên với các cộng tác viên, kích thích các khả năng sáng
tạo của họ một cách có hiệu quả, làm cho họ có sự quan tâm thực sự với công việc. Việc sử dụng tác phẩm của cộng tác viên
đòi hỏi sự trân trọng lao động và tôn trọng, giữ gìn những đặc thù về ngôn ngữ, phương pháp tư
duy... Đây chính là quá trình hiệp tác giữa hai phía để cùng giải quyết một nhiệm vụ sáng tạo.
Loại hình thử ba, lao
động sáng tạo văn bản tác phẩm. Đây là loại hình lao
động sáng tạo có vai trò to lớn trong báo chí Trên thực tế,
công chúng tiếp nhận và đánh giá báo chí qua những bài báo - các sản phẩm cuối
cùng chứ không phải qua các sản phẩm trung gian, hay qua công tác tổ chức, tiến
hành các công việc ngịiề nghiệp của nhà báo. Tác phẩm báo chí không chi đơn
thuần là ‘Vật” chứa đựng thông tin của nhà báo chuyển tải đến xã hội, nó còn
thể hiện quan điểm chính trị, lập trường công dân, năng lực nghề nghiệp và thị
hiếu thẩm mỹ của tác giả.
Người
viết một mình thực hiện toàn bộ quy trình sáng tạo. Tài năng
của cá nhân nhà báo quy định khả năng tổ chức thực hiện đề tài, xử lý các tài
liệu, thông tin, sự lựa chọn các tình tiết, kiểu kết
cấu thích ứng và chi phối quyết định chất lượng, hiệu quả của tác phẩm.
Trong
lao động sáng tạo văn bản tác phẩm báo chí, những quan điểm chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm công dân của nhà báo thể hiện như cơ
sở nhân cách, ảnh hưởng chi phối đến chiều hướng vận động nội dung tác phẩm. Mục đích hướng tới của nhà
báo là thể hiện những nhu cầu thông tin xã hội một cách sáng rõ, độc đáo, mang dấu
ấn cá nhân. Tất nhiên, với vai trò người “chép sử thời đại”, nhà
báo trở thành nguời đầu tiên phát hiện các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời
sự. Phương thức quan trọng nhất trong lao động sáng tạo của nhiệm vụ phải nhằm
phát hỉện cái mới, kết hợp cái truyền thống, cái tri thức tích lũy với những
quan hệ mới phát hiện để phản ánh hiện thực đang diễn ra một cách cụ thể, sinh
động và khách quan.
Các loại hình lao động sáng tạo của
nhà báo tồn tại như sự mô hình hóa hoạt động báo chí. Sự phân loại này chủ yếu nhằm nhận thức rõ tính đặc thù của mỗi loại hình để
hình thành các phương pháp giải quyết tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế,
mỗi nhà báo thường thể hiện minh trong một số loại hinh báo chí khác nhau. Vì thế, trong làng báo,
không ít nhà báo có “tay nghề tổng hợp”. Với một số tính chất gần gũi về phương pháp
luận, tồn tại những khả năng thực tế cho các nhà báo thể nghiệm mình ở các loại
hình khác nhau. Một khi lao động sáng tạo với thực tiễn xã hội thì vẫn còn
xuất hiện những tinh huống, trong đó chỉ nhà báo có khả năng tổng hợp mới giải
quyết được nhiệm vụ nghề nghiệp.
Lao động sáng tạo trong báo chí luôn đòi hỏi năng lực cá nhân đặc thù và
sự phong phú về tri thức cung các kỹ năng nghề nghiệp. Tỉnh chất hoạt động báo
chí không cho phép tách rời, hạ thấp những sản phẩm chính trị, đạo đức, nhân
cách ra khỏi các ngón nghề, các kỹ xảo, kỹ năng lao động. Một loạt yêu cầu, kỹ năng
của lao đồng sáng tạo báo chí sẽ được đề cập trong các môn học
chuyên ngành khác./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét