Khiemnguyen

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Các nguyên tắc hoạt động của báo chí (3)



d). Tính nhân đạo của bảo chí
Thực ra, bản chất nhân đạo của báo chí cách mạng được thể hiện ngay trong nguyên tắc cao nhất của nó là nguyên tắc tính đảng. Bởi vì, khi trực tiếp tham gia vào sự nghiệp xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội, triệt để giải phóng con người, xây dựng một chế độ tất c vì con người, cho con người, báo chí đã đứng trên lập trường nhân đạo cộng sản để thông tin, lý giải các hiện tượng, sự kiện của đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc làm rõ nguyên tắc nhân đạo của báo chí vẫn hết sức cần thiết cả trong tình hình hiện nay cũng như trong thực tiễn phát triển lâu dài của báo chí.
Nguyên tắc tính nhân đạo của báo chí thể hiện chỗ nhiệt tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế-xã hội và văn hóa - tinh thần, đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người, bảo vệ những giá trị nhân đạo chân chính.
Lý tưởng nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lập trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, đặc điểm của từng chế độ xã hội, vừa có tính chung phố quát đối với toàn nhân loại. Quá trinh nhấn mạnh tính chung toàn nhân loại của chủ nghĩa nhân đạo, không nhìn thấy bản sắc giai cấp cùa nổ là cách nhìn phiến diện, không phù hợp với thực tế, với quy luật phát triển khách quan của xã hội loài người. Ngược lại, sẽ rơi vào cực đoan, máy móc nếu không thừa nhận tính chung của những giá trị nhân đạo toàn nhân loại. Neu như giai cp tư sản nhìn nhận tư hữu là quyền thiêng liêng của con người, đụng đến nó là “thiếu dân chú” và “phi nhân đạo” thì giai cấp vô sản lại cho rng, tư hữu là nguổn gốc đẻ ra chế độ người bóc lột người, mất dân chủ và phản nhân đạo. Qua một thỉ dụ nhỏ như vậy, đủ thấy chủ nghĩa nhân đạo mang trong minh nó dấu ấn giai cấp rất rõ rệt.
Mặt khác, lòng từ thiện, đức tinh hy sình thân minh vì hạnh phúc và sinh mạng của người khác, sự xót thương trước những nỗi khổ đau cụ thể của đồng loại... là nhũng giá trị chung đối với mọi người.
Một số nhà lý luận báo chí tư sản có tính tuyệt đỉ hóa những tiêu chuẩn nhân đạo của các nước phương Tây, coi đó là chuẩn mực của hoạt động báo chí, trong khi đó lại phủ nhận toàn bộ những giá trị nhân đạo mà nền báo chỉ vô sản theo đuổi. Thái độ khách quan đúng đắn của chúng ta là: trong khi kiên trì đấu tranh cho những giá trị nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, báo chi vô sản thừa nhận nhũng giá trị nhân đạo vốn được tích lũy và khẳng định trong lịch sử loài người, phấn đẩu bảo vệ và phát triển những giá trị cao quý đó.
Báo chí thể hiện tính nhân đạo cùa mình ờ chỗ đấu tranh chống lại các hành vi lảm tn hại đến quyền con người, quyền dân chủ, quyền được sống trong độc lập, tự do của con người. Báo chí tham gia tích cục vào việc xây dụng một chế độ xã hội tất cả vì con người, cho con người, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng cũng như mối quan hệ cá nhân với cộng đồng và ngược lại. Đồng thời, báo chí tôn trọng, xây dựng và bào vệ mỗi cá nhân con người, coi đó là những cá thề độc lập tổn tại và hoạt động theo những chuẩn mực chung của xã hội và theo những đặc điểm riêng về thể chất, cá tính, tâm lý, thị hiếu… Báo chí vô sản phấn đấu cho mục tiêu cao cả cuối cùng là một xã hội, trong đó sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi con ngườỉ ỉà điều kiện cần thiết cho sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người.
Phù hợp với những tiêu chuẩn nhân đạo chung của toàn thể loài người, đồng thời cũng là những tiêu chuẩn bẳt buộc của đạo đức nghề nghiệp, báo chí chân chính chẳng nhũng không tuyên truyền bạo lực, kích dâm, gây chia rẽ, thù hằn tôn giáo và dân tộc mà còn tích cực tham gia đấu tranh chống lại những tộỉ ác đó, đấu tranh bảo vệ hòa binh, bảo vệ môi trường, phát động các phong trào quần chúng rộng rãi để cảnh giác và đẩy lùi các hiểm họa đe dọa con người và sức khoẻ con người như đại dịch HIV/AỈDS và hiểm họa hạt nhân, chăng hạn.
Loài người đang bước vào nền văn minh lhứ ba với tất cả những thành tựu kỳ diệu của cách mạng khoa học và công nghệ. Mặt khác, loài người cũng đang đứng trước những hiểm họa đe dọa tàn phá môi trường sống, hủy hoại nhân tính con người, chà đạp các giá trị văn hóa, tình thần của xã hội. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của báo chí, từ lâu nhiều nhà báo đã lo lắng, lên tiếng cảnh tỉnh nhân loại về nhũng hiểm họa đó. Báo chỉ đang bước vào một cuộc chiến đấu mới, bảo vệ nền văn minh của loài người, xứng đáng là tiếng nói của lương tâm nhân loại.
e). Ỷ thức dân tộc của bảo chí
Trước hết cần phân biệt khái niệm ý thức dân tộcchú nghĩa yêu nước, bởi vì đã có một lúc nào đó, người ta nhấn mạnh rất nhiều đến chủ nghĩa yêu nước, coi đó là một nguyên tắc rất quan trọng của báo chí.
Chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc, về bản chốt, là hai khái niệm có chung một phạm vi ý nghĩa. Đó là thái độ trân trọng, là tình cảm yêu quý của con người đối với dân tộc - cội nguồn đã sinh ra minh, đối với đất nước - quê hương của mình. Nhưng chủ nghĩa yêu nước là khái niệm hẹp hơn và là đỉnh cao là sự kết tinh của ý thức dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là tỉnh cảm nồng nàn của con người đối với đất nước mình, với dân tộc mình trên cơ sở một ý thức dân tộc sâu sắc và toàn diện. Vì vậy, đối với báo chí, chù nghĩa yêu nước là nguồn gốc của mọi cảm hứng sáng tạo. Còn ý thức dân tộc là cơ sở nhận thức - tình thần cho mọi hoạt động báo chí, tức là một nguyên tắc của báo chí.
Con người không phải và không thể là một sinh vật siêu hình. Nó nhất định phải thuộc về một giai cấp, một nhóm xã hội, một dân tộc nào đó. Con người, với tư cách là thành viên của một dân tộc, được nuôi dưỡng bằng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ, bằng thói quen và phong tục của dân tộc. Hoạt động báo chí là hoạt động ý thức của con người. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, nhà báo phải huy động toàn bộ nhũng năng lực và phẩm chất của mình, nhất là những phẩm chất mà dân tộc đã nuôi dưỡng và hun đúc cho anh ta. Ý thức dân tộc thuờng trực trong mỗi một nhà báo, ở sự yêu ghét của anh ta, ảnh hưởng đến khả năng quan sát, khám phá và đánh giá cuộc sống của anh ta. Đặc biệt trên phương diện biểu hiện, ý thức dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn ngữ, phong cách, thậm chỉ cả khả năng lựa chọn các loại hình, thể loại báo chí của người làm báo.
Trên một bình diện khác, rộng hơn, bất kỳ một nền báo chí trưởng thành nào, trong khi tiếp thu những kinh nghiệm và tinh hoa báo chí nhân loại, muốn tồn tại và phát triển đều phải vươn tới một bản sắc dân tộc đậm đà. Không phải ngẫu nhiên các quốc gia đều coi tờ báo đẩu tiên xuất bản bằng ngôn ngữ dân tộc là cột mốc lịch sử báo chí của nước mình. Không chỉ quyết định những vấn đề nội dung, bản sắc và phong tục tập quán dân tộc nhiều khi để lại dấu ấn trực tiếp ngay trên hình thức và phương thức báo chí. Người Việt Nam đã bắt đầu có thói quen không thể thiếu tờ báo tết trong dịp đón năm mới. Người Nga chưa thể đi ngủ nếu chưa xem xong chương trình Năm mới trên  đài truyền hình. Thể hiện bản sắc dân tộc trên cả nội dung ngôn ngữ và hình thức trình bày không chỉ là ý thức mà còn là yêu cầu băt buộc đối với các cơ quan báo chí, nếu muốn được đông đảo công chúng hâm mộ. Nói như vậy không có nghĩa là không tồn tại những cơ quan báo chí có sức hấp dẫn “xuyên lục địa”, vượt qua hàng rào ngôn ngữ và biên giới lãnh thổ.
Nhưng về đại thể, ảnh hưởng của báo chí cũng giống như thông tin, truyền lan theo quy luật của sóng nước, càng đi xa càng yếu dần đi.
Một nền báo chí thấm nhuần ý thức dân tộc khi nền báo chí đó trực tiếp tham gia phản ánh và giải quyết toàn bộ, nhất là những vấn đề trọng đại, bức xúc nhất của dân tộc. Nền báo chí cách mạng của chúng ta ra đòi trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Do vậy, chủ đề lớn xuyên suốt mấy chục năm lịch sử báo chí nước ta là chủ đcách mạng, giải phóng dân tộc và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, báo chí nước ta đang tích cực phản ánh, tham gia vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta và chủ đề lớn bao trùm của nó là công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh của toàn thể dân tộc ta. Bám sát những chủ đề lớn, quan hệ đến vận mệnh của dân tộc như vậy, báo chí cách mạng nước ta đã tạo cho mình một uy tín và sự mến mộ của đông đảo công chúng. “Đọc và làm theo báo” nước ta - đó là câu nói vang lên một thòi và đó cũng là lời ban tặng vinh dự nhất định cho bất kỳ một nền báo chí nào.
Báo chí thấm nhuần ý thức dân tộc là nền báo chí góp phần đắc lực vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa dân tộc và cảc giả trị cao quý khác của dân tộc. Ở nhiều nước, người ta lên tiếng phê phán những tờ báo lai căng, những nhà báo mất gổc. Đó hoàn toàn không phải là vì các tờ báo đó, các nhà báo đó không làm báo bằng ngôn ngữ dân tộc. Điều đó chủ yếu là do các nhà báo đó, các tờ báo đã quay lưng lại với những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, để cho thói sùng ngoại lấn át ý thức bảo vệ, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Trước đây, phương châm "khoa học - dân tộc - đại chúng” không những tỏ ra đúng với văn học - nghệ thuật, mà còn trực tiếp chỉ đạo sự hình thành và phát triển của báo chí cách mạng, tạo cho nó một ý thức dân tộc thường trực và góp phần làm nên sức hấp dẫn cùa báo chí, tạo ra cho nó những nét đặc sắc và một vị trí xứng đáng khi bắt đầu hòa nhập với nền báo chí thế giới hiện đại. Từ truyền thống đó, trong cơ chế thị trường hiện nay, với phương châm “dân tộc - hiện đại - nhân văn”, báo chí đang phấn đấu để tự đổi mới nhưng không làm mất bản sắc dân tộc cùa mình, đồng thời, tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ, giữ gìn nền văn hóa dân tộc, chổng lại những mặt ti của nền kinh tể thị trường và những ảnh hường văn hóa xấu.
Nhấn mạnh ý thức dân tộc khẳng định nhiệm vụ của báo chí là tích cực tham gia giữ gìn, bảo v và phát huy văn hóa dân tộc không có nghĩa là cổ vũ cho một thứ báo chí sôvanh, dân tộc hẹp hòi.
Tinh thẩn quốc tế chân chính của báo chí vô sản thể hiện trước hết trong nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc khẳng định báo chí phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giai cấp có nhu cầu phải đoàn kết quốc tế và trên thực tế đoàn kết quốc tế chặt chẽ trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình. Tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế trong hoạt động báo chí còn được quy định bởi nhu cầu mở rộng thông tin của công chúng, bởi phạm vi và tính chất nghề nghiệp của bản thân nhà báo và đặc biệt xu thế quốc tế hóa mọi mặt hoạt động của đời sống nhân loại, do trình độ phát triển của xã hội, sự biến động cùa tình hình và tác động của cách mạng khoa học và công nghệ. Tinh thần quốc tế chân chính thể hiện ở chỗ, báo chí bày tỏ thái độ ủng hộ các phong trào đấu tranh vi hòa bình, độc lập, dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân các dân tộc trên thế giới, trực tiếp tham gia các phong trào có quy mô toàn cầu bảo vệ môi trường, đấu tranh vì một trật tự thế giới bình đẳng. Xuất phát từ nguyên tắc đó, hoạt động báo chí hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại mở cửa hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Người làm báo chẳng những có trách nhiệm tuân thủ và góp phần thúc đẩy chính sách đó mà còn chủ động mrộng các mối quan hệ với đồng nghiệp nước ngoài để tiếp nhận thông tin, trao đổi kinh nghiệm, đổi mới trang thiết bị nghề nghiệp. Những nỗ lực đó sẽ từng bước đưa nền báo chí Việt Nam trở thành bè bạn, hòa nhập vói mọi nền báo chí hiện đại của nhân loại. Bản sc dân tộc của nền báo chí nước ta, trong nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa ý thức dân tộc tinh thần quốc tế chân chính, chăng những sẽ được giữ gìn, bảo vệ mà còn tiếp tục phát triển lên trình độ mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét