BÁO CHÍ HỌC LÀ
GÌ?
Giữa các ngành khoa học có 3
tiêu chí để phân biệt:
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Hệ thống các khái niệm:
Cách giải quyết, giải mã
được các khái niệm là cơ sở để đánh giá trình độ của người nghiên cứu. Nói cách
khác, đây cũng là cơ sở để đánh giá kết quả nghiên cứu. Do vậy, để nghiên cứu khoa học, bao giờ cũng
phải đi từ việc giải mã các khái niệm. Lưu ý rằng:
- Khi làm về các khái niệm
phải lưu ý trích dẫn nghiêm túc các quan niệm đã có từ trước (có mấy loại, cụ
thể như thế nào?) trên cơ sở đó, đúc rút và đưa ra quan điểm riêng cảu mình.
Càng căn cứ vào nhiều quan niệm, nhiều chiều khác nhau thì quan niệm cảu mình
càng có giá trị.
- Báo chí học là một bộ môn
khoa học nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn hoạt động báo chí; có mối quan
hệ gắn bó chặt chẽ với chính trị. Do đó, khi nghiên cứu báo chí học, khám phá
các phạm trù cần phải nghiên cứu bối cảnh lịch sử, xuất phát của các quan niệm
đó.
- Trong các ngành khoa học
xã hội nhân văn, các phạm trù và khái niệm thường chứa hai nội dung cơ bản:
- Nội dung khoa học của hiện tượng ấy được định nghĩa
- Quan điểm, thái độ của người nghiên cứu
- Quan niệm nào càng rộng,
liên quan đến nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều người thì càng có nhiều quan
niệm khác nhau.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận: là trả lời
câu hỏi xuất phát điểm của việc nghiên cứu:
- Căn cứ những tiền đề lý
thuyết.
- Chỉ ra những luận điểm
nào, lý thuyết nào, của ai, ở đâu, khi nào… có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
nghiên cứu.
Để trả lời được câu hỏi đó,
đòi hỏi người nghiên cứu phải báo quát được vấn đề mình nghiên cứu.
Phương pháp công cụ: là
phương pháp dùng để mổ xẻ, cụ thể hóa vấn đề nghiên cứu.
BÁO CHÍ HỌC
Truyền thông là một khái
niệm rất rộng, trong đó là truyền thông đại chúng, trong cùng là báo chí hay
nói cách khác, báo chí là hạt nhân của truyền thông. Như vậy, trong truyền
thông có rất nhiều các chuyên ngành khác nhau. Theo cách tiếp cận này, báo chí
học là khoa học nghiên cứu về hạt nhân của truyền thông, hay báo
chí học là khoa học nghiên cứu về báo chí. Báo chí học nghiên cứu về:
- Nghiên cứu về lịch sử báo
chí: bất cứ một ngành nào cũng có lịch sử của nó. Nghiên cứu lịch sử xét về bản
chất chính là nghiên cứu về tương lai của ngành đó, bởi về logic, sự phát triển
của bất cứ nội dung và hình thức nào cũng có những mối quan hệ thống nhất và
biện chứng từ lịch sử đến tương lai.
- Về những lý thuyết báo
chí: là nghiên cứu những điều chung nhất, khái quát nhất được đúc rút từ thực
tiễn và nó có vai trò chỉ đạo, hướng dẫn thực tiễn hoạt động báo chí. Khác với
lý thuyết, nghiên cứu học thuyết cũng là sự tổng kết thực tiễn, nhưng đưa ra
những phán đoán chưa được kiểm nghiệm, nó chỉ là sự trừu tượng hóa phán đoán
thực tiễn (tìm đọc cuốn Quyền lực thứ tư – bản chất và cách ứng xử).
- Nghiên cứu về những kỹ
năng hành nghề: tổng kết các kỹ năng, quy trình, công nghệ làm báo…
Có thể đưa ra 7 tiểu hệ
thống về các nội dung và vấn đề là đối tượng nghiên cứu của báo chí học, nhằm
giải quyết hay trả lời các câu hỏi sau:
1. Báo chí – truyền thông
đại chúng hoạt động trong môi trường chính trị - xã hội như thế nào? Từ môi
trường hoạt động đặt ra những nguyên tắc hoạt động như thế nào?
- Môi trường dân chủ sẽ có
báo chí hoạt động dân chủ và ngược lại.
- Bản chất của quyền lực thứ Tư là
đề cao vai trò của nhân dân, của dân chủ, của công chúng và dư luận xã hội.
2. Báo chí tồn tại trong đời
sống xã hội như thế nào và vai trò của báo chí trong xã hội đó?
- Báo chí hoạt động như thế
nào?
- Cơ chế tác động của báo
chí đối với đời sống xã hội?
- Công chúng cảu báo chí như
thế nào?
Nhu cầu thông tin của công
chúng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của
báo chí. Tuy nhiên, thông tin chính xác, chân thực và khách quan lại là điều
quan trọng hơn cả. Đó cũng chính là nguyên tắc số một của báo chí là sự thật.
3. Vai trò, chức năng của
báo chí.
4. Hiệu lực của báo chí:
hiệu lực theo quan niệm chung nhất là hiệu ứng xã hội do báo chí, truyền thông
tạo ra. Báo chí tác động vào dư luận xã hội hay nói cách khác, dư luận xã hội
chính là sản phẩm của hoạt động báo chí, truyền thông.
5. Phương tiện và phương
thức truyền tải thông điệp là gì?
6. Kinh tế báo chí hay kinh
tế truyền thông là gì?
7. Báo chí với các vấn đề
của đời sống xã hội như thế nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét