Khiemnguyen

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Các thể ký Văn học

CÁC THỂ KÝ VĂN HỌC
(rút từ tập Lý luận Văn học  – Nxb Giáo dục – 1999)



Nguyễn Bùi Khiêm


                                                                                    

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC THỂ KÝ
Trong văn xuôi, các thể ký văn học có tầm quan trọng đặc biệt. Ký văn học là thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất. Tác phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa sâu sắc của nghệ thuật.
Bao gồm nhiều “thể” hoặc “tiểu loại”: bút ký, hồi ký, du ký, kỳ chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm…. nên tính chất cơ động của thể ký còn thể hiện ở chỗ ký có khả năng bám sát cuộc sống, phản ánh linh hoạt hiện thực bằng nhiều dạng thức khác nhau. Ký sự nghiêm nhặt tái hiện những sự kiện phong phú của đời sống.; bút ký chính luận kết hợp hai hình thức tư duy: tư duy chính luận của các hoạt động nhận thức chính trị, triết học, xã hội học…; tùy bút thể hiện một cách linh hoạt việc phản ánh cuộc sống khách quan và bộc lộ những suy tưởng chủ quan.
Ký cũng không gò bó người viết trong một phương thức biểu hiện và một phong cách duy nhất mà mở rộng, thừa nhận nhiều hình thức và nhiều phong cách sáng tạo (chân thực, tình cảm, giàu cảm xúc, duyên dáng, tinh tường trong quan sát, chắt chiu trân trọng với hiện thực khách quan, sắc sảo và độc đáo trong cách nhìn ngắm cuộc đời…). Các thể ký văn học luôn được mở rộng khả năng sáng tạo cho phù hợp với tính chất phong phú của đối tượng miêu tả. Tùy theo hình thức khác nhau của đối tượng miêu tả, nghệ thuật ký có cách xử lý và tái hiện riêng cho phù hợp.
“Có tác phẩm ký được sáng tạo từ những yêu cầu của hoạt động báo chí như một số tạp văn của Lỗ Tấn, tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố và gần đây của Lưu Quý Kỳ, Thép Mới, Hồng Hà…”[1]
Dù được hình thành từ nguồn gốc ghi chếp và sáng tạo nào, ký văn học phải là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng: sự thật của đời sống và giá trị nghệ thuật. Không gắn với sự thật xác thực của đời sống, kí dễ chơi vơi và tự xóa đi ranh giới giữa mình và thể loại khác. Không biểu hiện tính nghệ thuật rõ nét, tác phẩm ký có xu hướng lẫn lộn với các hình thức ghi chép khác về đời sống.
“B. Polevôi một tác giải viết kí quen thuộc xem bút ký là thể loại văn học chiến đấu có hiệu lực cao. Lõ Tấn đặc biệt đề cao vai trò của tạp văn là loại văn “ngôn chí hữu vật”. Tản văn thể hiện chức năng của nghệ thuật tham gia cụ thể vào nhiệm vụ đấu tranh xã hội. Với những căn cứ cụ thể của người thật, việc thật nên mọi ý kiến luận bàn đều có sức thuyết phục và hướng vào những mục tiêu xã hội cụ thể. Trong sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn, tạp văn có một vị trí quan trọng. Những nhà văn Việt Nam cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các thể ký. Tô Hoài cho rằng: “Từ chỗ bắt đầu như chỉ là những ghi chép có tính chất tài liệu, kí đã trở thành một vũ khí lợi hại của các nèn văn học tiến bộ và cách mạng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp và xây dựng xã hội”[2]. Bùi Hiển cho rằng kí là “vũ khí nhẹ, cơ động và hiệu lực, có thể xông xáo khắp các mặt trận của chiến trường”; Hoàng Trung Thông thì nhấn mạnh tính chất cơ độngvà khả năng ứng chiến linh hoạt cảu thể loại ký: “Với sở trường nhiều mặt của thể loại này… với sự phóng khoáng và cơ động của nó, có thể giúp cho nhà văn ngay trong một bài vừa phản ánh hiện tại, vừa đi ngược dòng thời gian, vừa miêu tả, vừa suy nghĩ biện luận… vừa trữ tình, vừa châm biếm”[3].
“Ranh giới giữa cuộc sống và nghệ thuật được đặt ra một cách phổ biến nhất và cũng là quan trọng nhất đối với bất kỳ một tác phẩm ký văn học nào. Trong thực tế đời sống, hình thức ghi chép dưới dạng tư liệu này không nằm trong quỹ đạo của hoạt động nghệ thuật. Một số ý kiến lại thấy ở ký có những mối liên hệ đặc biệt với báo chí. B.Polevoi cho rằng kí văn học là một hoạt động hỗ trợ cho báo chí và cũng mang tính chất báo chí. Ilia Cochenco xem kí là thể loại nằm trong cuộc kéo co giữa văn học và báo chí. Tô Hoài cũng có một nhận xét tương tự khi nêu lên những liên hệ đặc biệt giữa ký văn học và báo chí: “Có hai ký văn học và kí báo chí. Ý kiến riêng tôi như thế chỉ tạo ra những thể thức có hại, hạ thấp giá trị và khả năng kus làm nhụt tay người viết. Hơn nữa đó chỉ là những sắp loại tưởng tượng. Không phải từ hai loại bút ký mafchir là cái cách mình chia ra thôi. Thiếu cố gắng, tự giam mình trong một khuôn khổ làm sẵn rồi cho rằng đã gọi là ký thì phải có hai loại”[4]. Ý kiến của Tô Hoài còn có chỗ cần bàn luận thêm, nhưng Tô Hoài đã chỉ ra một thực tế đúng đắn rằng kí có nhiều liên hệ với báo chí. Nói ký mang nhiều tính chất báo chí cũng là nói đến một đặc điểm thường có trong ký: yếu tố chính luận. Tư duy chính luận này bộc lộ trên nhiều phương diện: nghiên cứu có tính chất khoa học một hiện tượng; luận bàn chính trị về một vấn đề, khái quát những đặc điểm chung, một tình hình xã hội…
“Đặc điểm mấu chốt xác định ranh giới giữa các thể ký văn học với các thể loại khác là ở chỗ viết về cái có thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Có thật này có lúc thuộc về khách thể và cũng có khi thuộc về chủ thể sáng tạo. Ở hình thức nào tính xác thực của nó cũng được tôn trọng”[5].
NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐIỂN HÌNH HÓA TRONG THỂ KÝ
Từ trong nguồn của sự sống mà ra, các thể kí văn học có những mối liên hệ chặt chẽ, sâu xa với hiện thực xã hội. Nguyên tắc tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống là cơ sở để tìm hiểu đặc điểm của tác phẩm ký.
Người viết ký tìm hiểu và khai thác, song không phải ở mọi trường hợp bản thân cuộc sống khách quan với tư cách là đối tượng miêu tả của tác phẩm kí luôn mang tính tổng hợp. Một mặt khác, nguyên tắc tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả không cho phép người viết ký có thể bổ sung, gia tăng những yếu tố và những thành phần khác nhau của hiện thực để tạo nên một bức tranh tổng hợp hơn là thể ki văn học. Nguyên tắc cơ bản xác định đặc điểm của ký văn học là tính xác thực trong việc miêu tả cuộc sống và con người có thật trong đời sống. Người viết có thể chọn nhiều đối tượng khác nhau, sự kiện hiện tượng khác nhau, nhưng “đối tượng này là đối tượng xác định, có địa chỉ cụ thể”[6]. Đặc điểm này tạo nên niềm tin cậy và gần như một định lệ giao ước giữa người viết và người đọc. Sự bịa đặt thêm thắt sẽ tác hại đế lòng tin và cảm xúc thẩm mĩ của người đọc.
Trong hiện tại, khi sự kiện, đặc biệt là những sự kiện điển hình xảy ra trong những tình huống và thời điểm đặc biệt với tất cả những đặc điểm và sắc thái riêng biệt thì việc chứng kiến và tái hiện trực tiếp lại những sự kiện và tình huống đó có một ý nghĩa vô cùng hệ trọng. Thể loại ký có ưu thế và năng lực sáng tạo đó.
Trong thực tế sáng tác, không phải bao giờ người viết kí  cũng có được những điều kiện thuận lợi để nắm bắt đói tượng. Cái khó khăn này thể hiện trong khả năng nhận thức cả hai phạm vi không gian, thời gian. Về không gian, người viết kí không phải lúc nào cũng có điều kiện trực tiếp để trực tiếp chứng kiến toàn bộ việc diễn ra trong một không gian rộng lớn. Về thời gian, người viết ký cũng không dễ dàng chủ động để hiểu được diễn biến của một sự kiện, một cuộc đời.
Trong những trường hợp trên, người viết ký phải vận dụng vốn kiến thức phong phú của mình vè cuộc sống dựa trên sự hiểu biết có tính quy luật về quá trình phát triển của hiện thực, dựa trên năng lực tưởng tượng và ước đoán mạnh mẽ để bổ sung vào những điểm trắng, xây dựng nên những cảnh ngộ, những tình tiết và chi tiết phù hợp với khuân khổ của  con người và sự việc có thực trong tác phẩm, có tác dụng bối đắp cho hình tượng hoàn chỉnh và sinh động.
Thường trong mỗi sáng tác, tính cách và hoàn cảnh được cấu tạo nên từ hai loại thành phần. Một là thành phần xác định cụ thể như: tên tuổi, lai lich, ngoại hình, quan hệ chung riêng, thành tích, khuyết điểm… Người đọc có thể đối chiếu và kiểm tra trực tiếp. Trong kí thành phần này phải xác thực. Hai là, thành phần này ít xác thực hơn như cảm xúc, suy nghĩ, chủ yếu là những nhân tố thuộc về nội tâm nhân vật. Phạm vi này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động hư cấu trong thể ký. Người viết có thể thể tưởng tượng về nội tâm. Người viết không thể để cho nội tâm nhân vật nghèo nàn mà cần có sự tưởng tượng bối đắp ở một mức độ nhất định, phù hợp với khuôn khổ và phẩm chất của nhân vật. Việc làm này là cần thiết. Khó khăn là chỉ một suy nghĩ nào đó được đưa vào mà không phù hợp với bản chất và tính cách nhân vật có thể làm vi phạm tính xác thực của tác phẩm. Nhưng nếu người viết có vốn hiểu biết sâu sắc về đối tượng miêu tả của mình và những người cùng loại, có trình độ và năng lực tưởng tượng phong phú thì vẫn có khả năng thêm thắt về mặt nội tâm cho nhân vật một cách sáng tạo. Tuy nhiên, hư cấu nghệ thuật trong các thể kí cần được vận dụng có giới hạn trong khuân khổ người thật việc thật và người viết chỉ có thể hư cấu ở những thành phần không xác định.
Từ đặc trưng miêu tả người thật, việc thật trong cuộc sống và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả nên kí văn học có xu hướng gắn với đương thời và người đương thời. Nội dung tác phẩm kí sẽ tạo được sự quan tâm rộng rãi hơn, tác động sâu sắc đến người đọc hơn nếu cuộc sống và con người trong tác phẩm mang tính chất thời sự. Tính chất thời sự góp phần tạo nên sức hấp dẫn và tác dụng của tác phẩm kí. Trong các chức năng của mình, tính thời sự tạo cho kí một khả năng tiếp cận nhanh, nắm bắt và thể hiện đối tượng rất kịp thời, có thể theo cùng một nhịp vận động và phát triển của sự kiện và câu chuyện. Viết về cái có thật một cách xác thực và kịp thời, kí văn học có khả năng thông báo nhiều vấn đề xã hội. Không phải là hình thức thống báo báo chí qua tin tức có tính chất chóng vánh, kịp thời mà là hình thức thông báo nghệ thuật chính xác, chi tiết và sinh động hơn. Trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại, các hình thức ký cơ động như tùy bút, phóng sự, ký sự khá phát triển. Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp… đã viết nhiều phóng sự phản ánh tệ nạn xã hội thời kỳ trước cách mạng tháng Tám 1945.
Cũng cần phân biệt cái tôi của tiểu thuyết tự truyện và cái tôi trong tác phẩm ký. Cái tôi nhiều khi chỉ là điểm tựa để tác giả nói về cuộc đởi chung do đó tác phẩm đã vượt khỏi khuôn khổ của thể kí. Ở tác phẩm ký, cốt truyện cũng như các tình huống tập trung hơn vào mạch phát triển của cái tôi hoạc xung quanh cái tôi. Qua cái tôi này có khả năng tạo lập được những nhận thức và giao cảm chung rộng rãi. Tuy nhiên, ký thường không có dụng ý mượn cái riêng, lấy cái riêng làm cái cớ, làm ơh]ơng thức biểu hiện để nói về cái chung. Vi phạm nguyên tắc này ranh giới thể loại dễ bị xóa bỏ.
SỰ PHÂN LOẠI CÁC THỂ KÝ
Đặc trưng văn học là cơ sở để phân biệt kí văn học và ký báo chí.
- Ký tự sự: phóng sự, ký sự, hồi ký, truyện ký… Ký tự sự nghiêng hắn về phía miêu tả những sự kiện và con người trong đời sống khách quan. Tính xác thực là quy tắc trong miêu tả được thể hiện nghiêm ngặt nhất trong ký tự sự.
- Ký trữ tình: tùy bút, nhật ký, hoặc ký chính luận như dạng tiếu phẩm văn học, tạp văn, tạp ký… Lạo này nghiêng về ghi nhận những cảm xúc và suy nghĩ chủ quan của nhà văn trước những sự kiện của đời sống khách quan   
- Ký chính luận: ở đây có sự kết hợp chặt chễ giữa tư duy hình tượng của người viết với tư duy chính luận. “Qua ký chính luận, người viết đặt ra nhiều vấn đề để giới thiệu, bình luận, chứng mình. Có tác giả dùng hình thức kí chính luận để tranh luận, phê phán kẻ thù nên trong những bút ký đó yếu tố châm biếm được vận dụng xen kẽ và có khi thâm nhập vào toàn bộ hình tượng và ngôn ngữ của bài văn (như trong tạp văn của Lỗ Tấn và nhiều tiểu phẩm văn học của Ngô Tất Tố)[7]. Bút ký chính luận bộc lộ rõ rệt và mạnh mẽ chính kiến của tác giả. Người viết vận dụng hình thức tổng hợp, sử dụng những tư liệu, những mẩu chuyện kể để làm cơ sở cho những luận cứ của mình. “Bút ký chính luận gắn bó với thời cuộc. Nó hưởng ứng và ứng chiến kịp thời với những vấn đề đặt ra từ đời sống. Bút ký chính luận măng một số đặc điểm trung gian giữa văn học và báo chí. Một số cây viết nhạy bén và sắc sảo trong quan điểm chính trị đã viết được nhiều bút ký chính luận hay như bút ký chính luận của Ngô Tất Tố, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải[8]
“Cái khó của nghệ thuật ký là cái khó chung của mọi loại hình nghệ thuật. Nhưng neeis có một điều gì mà người viết phải đặc biệt nỗ lực để vượt qua thì đó chính là cái ranh giới giữa cái không nghệ thuật và nghệ thuật, giữa thời sự trước mắt và lâu dài, giữa cái hữu hạn của một đối tượng xác định và cái vô hạn của yêu cầu nhận thức của người đọc”[9]./.


Nguyễn Bùi Khiêm









[1] Sách đã dẫn, tr. 211
[2] Sdd: trang 212
[3] Tr.213
[4] Tr. 215
[5] Tr. 216
[6] Tr. 218
[7] Trang 233.
[8] Trang 233
[9] Trang 234

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét