Khiemnguyen

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Tiêu đề và tiêu đề văn bản



1. Ranh giới giữa tiêu đềtiêu đề văn bản
Theo cách hiểu thông thường, khái niệm tiêu đề ứng với những sở chỉ khác nhau:
Đó là những dòng chữ bìa các cuốn sách, trên các biển hiệu buôn bán, trên các tấm pano quảng cáo, là tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tên các nhãn hiệu hàng hóa, là tựa đề của những bức tranh, ảnh, vở múa, bức tượng, bản nhc, vở kịch, cun phim, tít của các bài báo, bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, đầu đề của các tác phẩm ...
Chúng là một phức thể. Xét về nhiều phương diện như nguồn gốc, cht liệu, chức năng, nguyên tắc cu tạo, chúng rất khác nhau. Rõ ràng khái niệm tiêu đề là tập hợp của nhiều chủng loại tiêu đề đặc thù cụ thể.
Có thể kể ra những chủng loại tiêu biểu như sau:
1.1. Tiêu đề văn bản
Tiêu đề văn bản được hiểu theo hai nghĩa :
a) Tên gọi chính thức một văn bản  như tên quyển sách, bài báo, bài thơ...
b) Tên gọi chính thức một chương, một mục nào đó trong văn bản.
Sẽ không phải là tiêu đề văn bản những tên gọi tắt của văn bản hoặc của một bộ phận văn bản như gọi theo kí hiệu thư viện: quyển sách văn bản 202; gọi theo thứ tự: quyển I, quyển II... Nghị quyết 8, Chương III v.v...
Như vậy, tiêu đề văn bản bao gồm :
- Tiêu đề duy nhất, tức ứng với một văn bản chỉ có một tiêu đề, tiêu đề này được thể hiện bằng câu chữ hoặc tiêu đề zéro.
- Tiêu đề của toàn văn bản (sẽ gọi là tiêu đề chung), phân biệt với tiêu đề của một bộ phận văn bản được đặt tên (sẽ gọi là tiêu đề bộ phận).
- Ngoài ra, vị trí và chức năng của tiêu đề chung có thể có tiêu đề chính, tiêu đề phụ.
1.2. Tiêu đề phi văn bản (TĐPVB)
Đối tượng mà nó định danh không phải là văn bản hoặc một bộ phận trong văn bản. Ví dụ: tên cơ quan, tên hãng, nhãn hiệu hàng hóa... là TĐPVB.
Có thể phân tích chi tiết hơn để thây rõ bản chất của loại tiêu đề không phải tên gọi của văn bản này. Ít nhất, nó gồm có mấy tiểu loại sau:
1.2.1. Tiêu đề thông báo về sự hiện diện của các t chức xã hội
Đó là tên các cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu ph, đường ph... Hình thức của chúng là những hàng chữ được ghi thành bảng hiệu, biển hiệu, đôi khi có kèm theo hình ảnh cách điệu, tượng trưng
Nhưng cần phân biệt vật danh và tiêu đề loại này. Không phải hễ là tên của một tổ chức xã hội nào cũng là tiêu đề. Mà chỉ khi nào nó được viết thành bảng hiệu, biển hiệu hoặc được ghi trên góc trái trong các văn bản hành chính thì mới là tiêu đề.
1.2.2. Tiêu đề của một sản phẩm hàng hóa
Chúng thường được gọi là nhãn hiệu. Trong cu tạo, chúng thường hay xuất hiện các dạng thức viết tắt, kèm theo hình ảnh tượng trưng hoặc minh họa. Ví dụ: Nước ngọt Tribeco, Nước mắm Phú Quốc, Nước hoa Rừng hương... Tiêu đề loại này thực chất là những danh từ riêng, định danh chủ yếu để phân biệt. Chúng không nhất thiết phản ánh nội dung hàng hóa. Thực chất chúng chỉ là những cái tên ước lệ. Đôi khi cũng có thể nói về một địa điểm hoặc một tên người, như: Nước mắm Phú Quốc, Bánh bao Cả Cần ... thì chính những địa danh và nhân danh ấy cũng là một kiểu ước lệ để gọi tên hàng hóa.
Cùng loại này có thể kể cả đến tiêu đề của hãng buôn, hiệu buôn, tiệm dịch vụ và những tấm pano quảng cáo.
1.2.3. Tiêu đề của một sản phẩm văn hóa hoặc tên một tác phẩm nghệ thuật
Đó là những tên cuốn phim, tên bản nhạc, tên vở kịch (kịch trên sân khấu chứ không phải văn bản kịch)... Ngoài chất liệu chuyên biệt như màu sắc, ánh sáng, âm thanh, cử chỉ... phim, nhạc, kịch có kèm theo lời. Nhưng đôi khi hoàn toàn không có lời trong trường hợp phim câm, nhạc không lời, kịch câm.
Nếu có kèm theo lời thì tiêu đề liên quan mt phần đến nội dung của lời, nhưng nhìn toàn cục, nó không phải là tiêu đề văn bản. Nói cách khác, đối tượng mà tiêu đề định danh, trong một số trường hợp, bên cạnh một số chất liệu khác, yếu tố lời được sử dụng, nhưng lời với tư cách là một trong những chất liệu hợp thành. Mặc dù về nội dung giữa tiêu đề và lời có thể có ít nhiều quan hệ với nhau, nhưng rô ràng đó không phải là tên gọi của văn bản hoặc thuộc về văn bản.
Tên tranh, tên ảnh, tên tượng... trong chất liệu của những sản phẩm mà tiêu đề gọi tên không hiện diện yếu t lời. Vì vậy, tiêu đề của tranh, ảnh, tượng hoàn toàn không phải là tiêu đề văn bản.
2. Tiêu đề văn bản là loại tiêu đề tiêu biểu[1]
2.1. Nhận xét tổng quát
Như vậy, tiêu đề văn bản chỉ là một trong những loại tiêu đề. Nó chỉ là một tiểu hệ thng, nằm trong hệ thng lớn hơn. Nhưng theo chúng tôi, đây là một bộ phận tiêu biểu và quan trọng nhất. Quan trọng và tiêu biểu không chỉ ở hình thức cấu tạo đa dạng mà còn nội dung hàm súc, có sức diễn đạt được nhiều phương diện, ở cả bề mặt lẫn bề sâu, không chỉ có số lượng áp đảo so với các loại tiêu đề khác mà còn thể hiện nhiều đặc điểm phóng cách ngôn ngữ. Đó là chưa kể đến sức lan tỏa rất lớn của tiêu đề văn bản đến đời sng tinh thần của toàn xà hội mà bất cứ một loại tiêu đề nào còn lại, không thể bì kịp.
Muốn thấy hết vai trò tiêu biểu và vượt trội hẳn của tiêu đề văn bản trong lĩnh vực tiêu đề, không gì tốt hơn là đặt đúng vị trí của nó trong tổng thể tiêu đề nói chung để xem xét.
Có thể lập một bảng như sau để dễ so sánh:
Tiêu chí
nhận diện
Đổi tượng
mang tiêu đề
Hình thức
của tiêu đề
Chất liệu
thể hiện của tiêu đề
Tác dụng hướng nội của tiêu đề
Tác dụng hướng ngoại của
Tiêu đề
Các loại TĐ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

Văn bản hoặc
bộ phận
văn bản
Chuỗi lời
Đường nét
của văn tự
Tiêu đề văn bản
không
những cổ
tính biếu
trưng mầ
còn được
quy chiếu
nhiều lần
vđi nội
dung lời
trong văn bản
Tác động
đến công
chúng
nhằm thu
húty giới
thiệu







Tiêu đề phụ văn bản
TĐ của các
tấc phẩm
nghệ thuật
không
phải
VB (II)
Tuy có
trường
hợp kèm
theo lời
nhưng
không
phải là văn bản
Chuỗi lời
(Như trên)
TĐ chi có
tính chất
biểu trưng
khống tất
yếu phẩi
được quy
vơi lời
trong tác
phẩm.
(Như trên)
TĐ của các
tổ chức xã
hội, của
sin phẩm
hàng hóa,
ciỉa bẩng
hiệu, của
pano
quảng cáo... (III)
Không phải là văn bản

Chuỗi lời
phối hợp
với kí hiệu
viết tắt,
hình ẩnh
tượng
trưng
minh họa
hoậc kết
hợp cả hai
phương
tiện trên
Đường nét
văn tự là
chính
nhưng
thường
được cách
diệu hốa,
ngoài ra
còn dủng màu sắc,
ánh sắng

Tiêu đề nhằm
mục đích
tự giới
thiệu .
(Như trên)

2.2.Nhận xét về cột (1)
Hình thành nên một thế đối lập: Đối tượng mang tiêu đề văn bản hoặc bộ phận văn bản  và đối tượng mang tiêu đề  không phải là văn bản. Tiêu đề văn bản vừa là tên gọi văn bản hoặc bộ phận văn bản vừa là một phần của nội dung văn bản. Trong liên ứng với văn bản, phần nội dung này rất đa dạng. Nó có thể là chủ đề của văn bản như Bên kia biên giới (Lê Khâm), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Buổi chiều xám (Nguyên Hồng), nó cũng có thể là rtội dung tổng quát của văn bản  như Ch nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (Trường Chinh), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Việt Nam cổ văn học sử (Nguyễn Đổng Chi)... Nó củng có thể là một chi tiết đáng chú ý nhất trong VB như Lưỡi dao (Nguyên Hồng), Đôi móng giò (Nam Cao), Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam).
Có khi nó chỉ là một hình tượng biểu trưng cho nội dung cơ bản của toàn văn bản như Tắt đèn (Ngô Tất T), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), Sợi tóc (Thạch Lam)... Nó cũng có thể là tên nhân vật chính trong văn bản như Lão Hạc (Nam Cao), Mợ Du (Nguyên Hồng), Kép Tư Bện (Nguyễn Công Hoan), cũng có thể nó chỉ là tiếng cười chiết xuất từ nội dung văn bản như Oẳn tà roằn (Nguyễn Công Hoan), Trẻ con không được ăn thịt chó (Nam Cao)...
Giữa tiêu đề văn bản và một bộ phận nội dung ấy tất phải có nhiều mối quan hệ, đa dạng về câu chừ, tức thuộc về cấu trúc hình thức và về ý nghĩa của câu chữ biểu hiện trên bề mặt cũng như hàm ẩn bề sâu có thể quán xuyến ở nhiều tầng, lớp, tức thuộc cấu trúc nội dung.
Trái lại, tiêu đề của các tác phẩm nghệ thuật không phải là văn bản.
thì chỉ có thể vừa là tên gọi tác phẩm, vừa là chủ đề của tác phẩm như tên các bức tượng: Tình mẫu tử, Thành đồng ... hoặc nội dung khái quát của tác phẩm như tên các bản nhạc: Sông Lô, Thiên Thai... Và như đã nói, nếu các tác phẩm nghệ thuật có kèm theo lời thì có thể, có mối quan hệ gia tiêu đề và phần lời, nhưng nó không có khả năng phản ánh một cách đa dạng phần nội dung của đối tượng định danh như tiêu đề văn bản. Hơn nữa, mối quan hệ hô - ứng, hoặc kế tiếp, hoặc hỗ trợ và tương tác lẫn nhau giữa lời và lời như tiêu đề văn bản thì nhìn toàn cục không thể có được loại tiêu đề này.
tiêu đề của các tổ chức xã hội hay sản phẩm hàng hóa, các bảng hiệu... (III) thì đơn giản chỉ là tên gọi, chủ yếu để tự giới thiệu, thường có gắn với chức năng đối tượng như: Sở Giáo dục, Xí nghiệp bánh kẹo, Công ty sản xuất bao bì. Hoặc có khi đó là những tên giao dịch được cu tạo bằng những từ tắt (acronym) theo thông lệ quốc tế. Ví dụ: FaHaSa là tên giao dịch của Công ty phát hành sách, Co Lu Sa là tên giao dịch của Công ti lương thực Thành ph Hồ Chí Minh v.v... (Xem thêm, Nguyễn Đức Dân, Tiếng Việt (thực hành), Tủ sách Đại học Tổng hợp, tp. Hồ Chí Minh, 1995, tr 151).
Như vậy, nếu phải chọn một trong ba loại tiêu đề để nghiên cứu mà không bỏ sót bất cứ đặc điểm nào của lĩnh vực tiêu đề nói chung thì tiêu đề văn bản (I) là loại tiêu đề đáp ứng được đòi hỏi đó.
Có thể nói, ở cột (1) tiêu đề văn bản là loại tiêu đề tiêu biểu nhất.
2.3. Nhận xét về cột (2)
Ở (2) chuỗi lời tiêu đề văn bản được cấu tạo rất đa dạng. Nó có thể là một từ, một từ tổ, một câu, mà củng có thể là một chuỗi liên kết gồm nhiều từ, nhiều từ tổ, nhiều câu. Trong tiêu đề văn bản  lại có tất cả các từ loại : thực từ, ượ từ, phụ từ và có đủ các loại kết từ. Nó cũng có thể là kết câu khẩu ngữ và hội thoại như: Khóa đít xe bọc thép (LVH) Chị Tuyết Mai hả? Hết sẩy (ML), Thanh ! Dạ ! (NCH) v.v...
Trái lại, chuỗi lời TĐ trong (II) và (III) thì đơn giản hơn nhiều. Nó thường là từ tổ, mà chủ yếu là từ tổ danh từ, hiếm khi gặp từ tổ động từ, tính từ và ít gặp là do câu và nhóm câu đảm nhiệm. Lại hầu như rất ít khi sử dụng tình thái từ, vắng bóng các từ ngữ mang màu sắc khẩu ngữ và hội thoại. Vì vậy, nếu cần chọn nghiên cứu một trong ba loại tiêu đề mà vẫn không bỏ sót bất cứ khía cạnh nào về mặt cấu tạo tiêu đề nói chung, thì rõ ràng tiêu đề văn bản mới có đầy đủ tiêu chuẩn đó.
Có thể nói cột (2), tiêu đề văn bản cũng là loại tiêu đề tiêu biểu.
2.4. Nhận xét vể cột (3)
Ở (3), đường nét văn tự của tiêu đề văn bản có khả năng phản ánh đầy đủ các kiểu đường nét của kí hiệu chữ viết và chữ số trong ngôn ngữ viết. Nó có đầy đủ các dạng chữ viết: viết thường, viết hoa viết tu từ như viết nghiêng, viết đậm, viết gạch chân, lại có đầy đủ các loại dấu câu kèm theo. Do đó, đường nét văn tự của tiêu đề văn bản không đơn thuần chỉ cốt làm sao cho rõ, cho đẹp để hâp dẫn người đọc mà nó còn có tác dụng góp phần diễn đạt ý nghĩa và tình cảm.
Trái lại, đường nét văn tự của các TĐ (II) và (III) hầu như chỉ thiên về yêu cầu rõ, đẹp lại không đa dạng và phong phú vì không có tác dụng tu từ như tiêu đề văn bản.
Vì vậy, có thể nói ở cột (3), tiêu đề văn bản cũng là loại tiêu đề tiêu biểu.
2.5. Nhận xét về cột (4)
Ớ (4), tiêu đề văn bản không những có tính biểu trưng cho toàn văn bản hoặc cho bộ phận văn bản, mà còn là một yếu t cấu thành văn bản. Hơn nữa, nó thường được nhắc đến trong văn bản hoặc dưới hình thức này hoặc dưới hình thức khác rất đa dạng. Nói cách khác, nó có thể được lặp lại nhiều lần trong nội dung văn bản, bằng rt nhiều thủ pháp khác nhau, với các sắc độ đậm nhạt khác nhau, đơn giản có, phức tạp có, tường minh có, hàm ẩn có... với những dụng ý khác nhau.
Tác dụng hướng nội của tiêu đề văn bản (I) phong phú như vậy làm sao có thể tìm thy trong các tiêu đề thuộc loại (II) và (III).
Vì vậy, cột (4), tiêu đề văn bản cũng là loại tiêu đề tiêu biểu.
2.6. Nhận xét về cột (5)
Ở (5), tiêu đề văn bản có khả năng phản ánh mọi vân đề trong xã hội từ kinh tế đến văn hóa, từ vật chất đến tinh thần, từ những mổi quan tâm hàng ngày của quần chúng đến những cối sâu kín nhất của tâm hồn. Có thể nói, tiêu đề văn bản vốn là hiện thân của văn bản được nén kín và cô đúc. Nó bao gồm hầu như tất cả các túi hiệu của đời sống. Nó chính là đời sng được tín hiệu hóa và kí hiệu hóa. Tác dụng hướng ngoại đa dạng và phong phú như thế, không thể tìm thấy ở các loại TĐ ở loại (II) và (III). Vì vậy (5) tiêu đề văn bản cũng là loại tiêu đề tiêu biểu.
Tóm lại, tiêu đề văn bản là loại tiêu đề bao gồm đầy đủ nhất mọi khía cạnh của lĩnh vực tiêu đề nói chung. Tuy nó không thể thay thế cho các chủng loại tiêu đề khác, nhưng qua sự nghiên cứu nó, có thể nhận thức được bản thể của mọi loại tiêu đề.
- Tiêu đề văn bản tiếng Việt với ngoại diên và nội hàm tổng quát như trên sẽ được đi sâu khi cần phân tích Cấu trúc - chức năng của tiêu đề văn bản tiếng Việt và là một trong những nội dung nghiên cứu chính của cuốn sách này./.




[1] Như vậy, TĐ có nội dung khầ rộng bao gồm nhiều lĩnh vực thuộc ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ, trong đó TĐVB chỉ là một trong những loại TĐ. Xem thêm : Trịnh Sâm ỈTiêu dề và tiêu đề học, T.T.K.H. ĐHSP số 18 tháng 11 năm 1997.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét