Khiemnguyen

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Tìm hiểu Tạp chí Nam Phong (1)



CHƯƠNG III
TRÀO LƯU DUNG HÒA TÂN CỰU - TẢN VĂN


Phạm Thị Ngoạn

Trên lãnh vực tản văn và giữa hai giòng tân cựu, chúng ta thấy xuất hiện trong tạp chí Nam Phong một trào lưu gọi là dung hòa. Vì bắt nguồn cả từ hiện tại lẫn quá khứ.
Đại diện đặc biệt cho trào lưu này là Đông H và bà Tương Phố, nhất là Nguyễn Bá Học và Nguyễn Trọng Thuật.
Công chúng đã có dịp làm quen với thi sĩ Đông Hồ, khi ông cho đăng trong Nam Phong s 128 (tháng 4/1928) cun nhật ký “Linh Phượng” viết bằng tản văn, trong đó tác giả khóc vợ mới qua đời.
Các độc giả khám phá ra một loại văn mới, là hồi hay nhật ký được ai ny nồng nhiệt tán thưởng. Khám phá là loại văn mới, chớ còn tác giả thời ai ny đều biết tiếng. Phụ đ là “Tập lệ ký ca Lâm Trác Chi” (Những trang viết bằng nước mắt của Lâm Trác Chi); đây là một bài tâm sự dài, phân tách tỉ mỉ tình nghĩa vợ chồng, nỗi đau đớn tiếc thương, lòng sùng bái tình yêu, mà không h rơi vào tình trạng “lãng mạn đẫm lệ”. Trong tập lệ ký Linh Phượng, nỗi đau đớn được chế ngự hoàn toàn sáng sut, luận điệu thật thanh cao, thái độ tác giả không khác một văn sĩ cổ phong. Chúng ta hãy cùng nhận xét:
“Mng năm tháng ba, năm Mậu Thìn.
Hôm nay trời thôi gió đông may, dậy sớm ra trông trời đất thê lương ảm đạm quá, mặt h sương núi, sương mù, khói tỏa, đu một vẻ mung lung phiêu diêu như cảnh chiêm bao; gió thoảng từng trận một, lạnh ghê mình chịu không được, trở vào thay thêm áo lót, lấy quyển nhật ký ra ghi trước bàn thờ mẹ Tuyên dưới nhà “Độc thê lệ xá”; viết đến chữ bàn thờ mẹ Tuyên thì đã hoa mắt, cái đau đớn thổn thức từ dưới đáy lòng đưa lên đôi giọt lệ mà trong tâm trí bày ra một cái kỷ vãng vui vè nng  nàn, và một cái tương lai âu su lạnh lẽo. Than ôi! Bút mực nào ghi! Bút mực nào ghi (Trang 347).
Thật dễ hiểu khi một tác phẩm như vậy được Phạm Quỳnh không tiếc lời ca ngợi:
... Tình mà đến chí tình như thế, thì lòng nào mà không cảm. Đã cảm được lòng người thì tình riêng mà tự nhiên hóa ra tình chung (...).
Nay cái chí tình ấy lại diễn ra những dòng lâm li ai oán như trong tập văn này thì cái sức cảm động lại tăng lên biết dường nào! Thực vàng th lửa mới hay; quốc văn ta đã chịu đựng, đã mang nổi cái chí tình như thế, thực đã xứng đáng làm một nền văn chương chân chính vậy” (Thượng Chi (NP. Số 128, trang 347).
Vê phần Tương Phố (nhũ danh Đỗ Thị Đàm), bà đã làm cho các trái tim rung động thm thía, bằng những lời than vãn nhịp nhàng như điệu nhạc trong “Giọt lệ thu” (NP. số 131, tháng 7/1928). Tác phm này viết bằng một thể văn tìm hứng trong ngôn ng bình dân đồng ruộng, tuy vậy mà không từ bỏ hình thức s trường là song hàng biền ngẫu và những hình nh cổ xưa được thừa hưởng từ nn văn hóa Trung Hoa.
Tương Phố - bến đò trên sông Tương (là con sông nổi danh trong thi phú đời Đường bên Tàu) chào đời trong một gia đình văn tự. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã được giáo hun theo quan niệm mới, để sau này trờ thành nhà giáo. Mới 17 tuổi đời và đang theo học trường nữ sư phạm Hà Nội, bà kết duyên với một thanh niên y sĩ, rồi sinh hạ được một con trai. Cha con chỉ được nhìn mặt nhau có một lần, vì ngay sau đó, y sĩ được bổ nhiệm đi phục vụ tại Phan Thiết, một tỉnh min xa xôi, rồi sau na sang Pháp vì có ký hợp đồng. Chàng chỉ hồi  hương sau khi bị thụ bệnh lao phổi, để hắt hơi th cuối cùng tại Huế, không kịp gặp vợ trẻ và đứa con thơ. Tấn bi kịch đã gây nên những tiếng vang trong tâm hồn người quả phụ, mà Tương Phố gi tới các độc giả Nam Phong (1), thác trong một bài tản văn không có gì mới mẻ, và cũng chưa hẳn thoát khỏi các gò bó của lốì văn cũ. Bài tn văn này đặc biệt ở chỗ đó đây còn điểm những vần thơ lục bát, những đoạn văn biền ngẫu, hay những hình ảnh cổ xưa. Từ những giòng chữ, dường như có một điệu buồn xuất phát, làm cho độc giả mủi lòng và các hình ảnh lời văn có khả năng khêu gợi. Dưi đây là một vài tỷ dụ của thể văn này:
Ngày hai mươi nhăm tháng bảy năm Canh thân là ngày anh tạ đất tạ trời, cướp công cha mẹ, dứt tình vợ con, lìa rẽ anh em, chia đường kim cổ. Một gánh nợ đời trút cả cho người ở lại” (trang 17).
Nữ sĩ Duclos Salesses dịch ra Pháp văn như sau :
“Le 25è jour du 7è mois, vous faites vos adieux à la Terre et au Ciel. Vous unissant à moi en voire enfant, vous vous séparei de tous les autres et entre vous eí le monde des vivanís, s’etend la majestueuse étemité” (Bản dịch trang 432).
Theo thiển ý, đoạn dịch trên có đôi phn sai lầm. Chúng tôi đ nghị dịch như sau có lẽ đúng hơn:
"Le 25è jour du 7è mois de rannée Canh Thân, vous payez votre dette de reconnaissance au Ciel et à la Terre, privant déloyalement vos parents du príx de la peirte de vous avoir élevé et é du qué, coupant les liens d’amour conjugal et patemel, quittant freres et soeurs, éloigant les chemins et prenant pour vous l’étemité en nous laissant les deítes de la vie et le poids de ưexistence.
Ging giải những điểm sai lầm của nữ sĩ Duclos Salesses rt dễ. Có những đoạn rời rạc, thiếu mạch lạc, mà độc giả không thể hiểu nếu không từng đã dự các tang lễ ngày xưa, nhât là ở thôn quê với những phong tục khe khắt hơn ở tỉnh thành mà nhứng người đàn bà thường khóc lóc kể lể những nỗi khổ đau của mình trước mọi người. Trong khi “khóc kể” như vậy, nỗi đau thương có thể trôi quá đà, khiến người ta dùng những danh từ quá khích, thiếu lễ độ, nhưng dù sao dư luận cũng sẵn lòng tha thứ vì tang gia bối rối. Nữ sĩ Tương Phố đã liên tưởng tới các nguồn cảm bình dân đó, khi bà dùng chữ “cướp công” (như kẻ cướp hoành hành)! Chúng ta có thể hiểu: người chết đã trn tránh các bổn phận thiêng liêng nht, phụ lòng các người còn sng có quyền đối với người chết, và bỏ lại cõi đời cái gánh nặng nhân sinh!
Lẽ dĩ nhiên là trong những trạng huống như vậy, mọi trách nhiệm đu là do định mệnh. Nhưng kết tội hàm hồ như vậy chứng tỏ là các người thân còn sng đã đau đớn đến mức như mất trí, để trở nên điên dại. Hay my chữ “tạ đất tạ trời” mà bà Duclos Salesses dịch là “vous faites vos adieux à la Terre et au Ciel” trong khi “tạ” có nghĩa là “cám ơn” (mà ta không nên lầm với chữ kép “tạ từ”, nghĩa là “cám ơn để ra đi. Ở đây, theo thuyết nhà Phật luân hồi, sinh ký tử qui, thể xác trở v lòng đất mẹ, trong khi linh hồn bay bổng lên trời, chẳng khác nào người quá cố đã tự hiến thân cho Trời đất vậy.
Cùng với các chữ nôm na xut phát từ ngôn ngữ bình dân, Tương Phố còn khéo dùng các hình ảnh thừa hưởng của nn văn học cổ truyền và những từ ngữ có sẵn, nhưng với biết bao âm hưởng và tế nhị khiến người nghe phải động lòng:
“Năm theo anh mười bảy thơ ngây, đào tơ sen ngó, ái ân thuở đó đem ngày xanh hẹn buổi bạc đu. Em những chắc cùng nhau đôi lứa thiếu niên, Bắc Nam dù cách tr, hương lửa vẫn nông nàn, thì nay dẫu xa xôi, mai rồi lại gp g và nước non còn đó, đâu hết cơ duyên... (trang 17).
“Cùng nhau đôi lứa thiếu niên” làm độc giả liên tưởng đến một câu thơ trong “Chinh Phụ”. Và “đào tơ ngó sen” là một từ ngữ quen thuộc chúng ta đã gặp trong câu thơ 3137 truyện Kiều mà Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra Pháp văn: “Le lotus était encore à Tétat de bourgeon et le fil de soie était tout rose”(2) với my dòng chú  thích kèm theo:
“Đây là một câu thơ tuyệt đẹp, ngay một cô gái gánh nước kém hèn cũng thuộc lòng, mà tuy nhiên thật khó mà giảng giải cho đúng nghĩa. Ở đu cành đóa hoa sen còn búp, một chút ý niệm v hoa hng hoa đào tươi thm, sợi chỉ lụa hồng, tất cả làm ta liên tưng đến tuổi trẻ, tình yêu hôn nhân, những tình không ai biết đích xác là gi? (3) (“Kim Vân Kiều” Ed. Alexandre de Rhodes, Hanội, 1943, Tome II, page 776).
Độc giả không đến nỗi ngỡ ngàng trước những từ ngữ có sn đó, vì bà Tương Phố đã hồn nhiên sắp xếp câu văn thành điệu nhạc, nhờ đặc tính của tiếng nói. Nhạc điệu lồng trong câu văn đã khiến chúng ta quên hẳn tính cht tầm thường của các hình ảnh cũ.
*
Đông Hồ cũng như Tương Ph, vẫn viết bình dân mà vẫn văn  hoa; đó là thể văn ban biên tập Nam Phong hằng mơ ước. Tán dương những đ tài bất diệt bằng những danh từ của mọi người, lại theo lối các cụ ta xưa mà vẫn đồng thời không từ chối những thực tế của đời sống hàng ngày, đó là lối hành văn mà nhóm người chúng tôi gọi là “Trường Nam Phong” đang tìm kiếm (4).
Một thể văn khác của trường này là do cun tiểu thuyết “Quả dưa đỏ” (của Nguyễn Trọng Thuật) đại diện.
Bố cục theo kỹ thuật Tây phương, cuốn tiểu thuyết phiêu lưu này giới thiệu các nhân vật thật điển hình, do đó người ta đá coi như một luận đ tiểu thuyết. Tác phẩm đ cao các quan niệm Khổng học, tín  ngưỡng ở Thiên Hoàng, chủ trương trung quân ái quốc, một lòng một dạ với đất nước và những bậc tiền nhân đã tạo nên đất nước (5).
Mặc dù có những đoạn dài như độc diễn khiến cuộc đàm thoại nặng nề, nhưng không ai đã phủ nhận những giá trị văn chương của cuốn “Quả dưa đỏ”. Tuy thời đó không gây được nhiu tiếng vang và không được coi như khuôn mẫu, cuốn tiểu thuyết này cũng đã vượt xa nhiêu tác phẩm khác, vì điển hình cho một loại tư tưởng và một thể văn dung hòa cả tân lẫn cựu (6).
Ngoài loại tiểu thuyết (hay trường thiên tiểu thuyết) Nam Phong còn góp phần rất lớn nhằm phát triển loại truyện ngắn (hay đon  thiên tiểu thuyết, hay tân truyện).
Đứng đâu hàng các tác gi đoản thiên tiểu thuyết là Nguyễn Bá Học. Tiên sinh đáng được coi như gương mẫu của trào lưu dung hòa vì nếu các tân truyện của ông có ăn khớp với tâp quán, thì ngược lại, chúng cũng phù hợp với khía cạnh thực tế, có thể nói là tiến bộ, bắt nguồn thẳng từ những tư tưởng duy tân. Tỷ như trong “Chuyện ông Lý Chắm” (Nam Phong số 13), chúng ta được chứng kiến cnh các bô lão trong làng chng đối các quan tỉnh; một đại diện làng vào tận kinh đô Huế thỉnh cu và được thỏa mãn để chm dứt tục lệ hàng năm thần dân phải dâng tiến lên Hoàng đế những con chim lạ, gọi là “sâm cầm” vì chim chỉ ăn sâm. Có một số người mệnh danh là “công bộc” đã mượn cớ “dâng tiến” để ăn hiếp dân lành sống tại những thôn xóm mà họ cho là đàn chim di thực này lui tới đnh kỳ.
Những tân truyện của Nguyễn Bá Học đáng được gom thành tập. Chúng tôi tiếc rằng việc này chưa được thực hiện (7).
Một tác giả đoản thiên tiểu thuyết khác, Nguyn Bá Trác, cũng không kém thực tế, nhưng đôi khi ông đã lý tưởng hóa thực tế. Ông là tác giả một tân truyện mà Nguyễn Bá Học dịch ra Việt văn cho Nam Phong s đăc biệt Tết Mậu Ngọ 1918, dưới nhan đề “Chén rượu năm mới”.
Trong số các tác giả đon thiên khác có thể sắp xếp vào xu hướng dung hoà, chúng ta hãy ghi tên Phạm Duy Tốn với “Con người sở khanh” (NP. số 20 tháng 2, 1919); “Nước đời lắm nỗi” (NP. số 23, tháng 5, 1919); Nguyễn Mạnh Bổng với “Ai giết người” (NP. s 28, tháng 11, 1919), “Thần thiên lương” (NP. số 36, tháng 6, 1920); Hoàng Ngọc Phách với “Giọt lệ hồng lâu” (NP. số 51, tháng 10, 1921); Nguyễn Thúc Khiêm với Truyện ông nghè Tân” (NP. số 153, tháng 8, 1930); Nguyễn Tiến Lãng với Tình xưa” do Đông H phiên dịch (NP. số 179, tháng 12,1932); Tùng Toàn với “Tuyết Nga” (NP. số 192, tháng 2 - 3, 1934); Lê Đức Nhượng với “Bữa cỗ nợ miệng” (NP. s 204, tháng 9,1934), v.v...
Tạp chí Nam Phong cũng góp phần đẩy mạnh đà tiến của nhiều loại văn khác: bài ký, văn du ký, bút ký, tùy bút...
Chúng tôi đã ghi trên đây bài du ký của Lãn Ông, do Nguyn  Trọng Thuật dịch từ Hán văn. Bài này ra mắt đã khuyến khích loại văn được phát triển. Nhưng Nam Phong còn đưa ra nhiu khuôn mẫu khác na, dù là phiên dịch từ các tác giả Pháp văn; hay Phạm Quỳnh khi ông ghi cảm tưng nhân cuộc du lịch tại Pháp, trong “Pháp du hành trình nhât ký”; hay trong “Hãn mạn du ký” Nguyn  Bá Trác nhắc nhở cuộc sng viễn du của ông tại Trung Hoa và Nhật bản. Có rất nhiều tác giả, và trong mỗi số Nam Phong đu có nhiều trang dành cho các cuộc du ngoạn, các bài phóng sự, ghi lại những điu mất thy tai nghe, tả cảnh đất trời cũng như đời sống hàng ngày. Thật lý thú khi ta có dịp đọc lại những bài như “Lời cảm cựu về my ngày chơi Bắc Ninh” của Nguyễn Đôn Phục (NP. số 100, tháng 10, 1925), “Qua chơi đất Ninh Bình” của Nguyễn Hữu Tiến (NP. số 94, tháng 4, 1925); “Sự du lịch đất Hải Ninh” của Trần  Trọng Kim (NP. s 71, tháng 5, 1923); “Bà Nà du ký” của Huỳnh  Thị Bảo Hòa (NP. số 163, tháng 6,1931) v.v...
Một loại tùy bút khác được Nam Phong trau dồi thành công, là loại “Hài văn” do Tùng Vân Nguyễn Đôn Phúc chủ trương, nhằm sửa sai bằng hài hước.
- Phê bình văn chương:
Loại này được phát triển theo một đà tiến mới, sau khi các bài tường thuật đăng trong Nam Phong, dưới bút hiệu Phạm Quỳnh (Bình phẩm “Một tm lòng” của Đoàn Như Khuê - NP. số 3, tháng 8, 1917); bút hiệu Trình Đình Rư (Bình phẩm thơ văn cùng sách mới “Ngọn đèn khuya” của ông Mân Châu Nguyễn Mạnh Bổng, NP. số 18, tháng 12, 1918), bút hiệu Nguyễn Mạnh Bổng (Bình phẩm sách “Khốì tình” của ỏng Nguyn Khắc Hiếu, NP. số 17, tháng 11, 1918)…
Nhưng quan trọng hơn là những bài khảo luận của Phạm Quỳnh v các tác giá Pháp. Những bài khảo luận này đã thức dậy nghệ thuật phê bình, đồng thời đưa ra những kiểu mẫu khả dĩ khơi nguồn cho thế hệ ký giả trẻ.
Chúng ta phải kể: “Nghĩa cái chết” (Le sens de ia mon, của Paul Bourget, NP. số 1, tháng 7, 1917); “Một bộ tiểu thuyết Tây về phong  tục An nam” (De la riziere à la montagne, của Jean Marquet, NP. s 45, tháng 2, 1921); “Giải nghĩa thế giới ngày nay” (Interpretation dumonde moderne, của Maurice Simart, NP. số 157, tháng 12 1930); Trải qua mấy nước Đóng Phương (A travers 1’Orient, của Max de Saint Felix, NP. số 165, tháng 8, 1931) v.v...
- Diễn thuyết, nói chuyện trước công chúng:
Phương pháp truyên bá kiến thức này được nhiu người biết đến là nhờ Nam Phong khi đăng tải các bài nói chuyện, đã đồng thời vạch ra một con đường mà Biền Xa Hoàng Tích Chu sớm xác nhận và nhân mạnh tầm quan trọng. Chúng ta hãy trích một vài đoạn trong sự nhận xét của ông:
“Ai cũng biết rng cái lợi khí ca sự văn minh có ba: một là học đường hai là báo quán, ba là diễn thuyết. Vậy diễn thuyết tức là cái cơ  quan giúp sức cho hai nguyên nhân kia, tức là cái động lực của sự truyền bá vậy (...) Nhà tràng chỉ là cái “phạm vi” mà văn chương chỉ là cái “thn” (...) Diễn thuyết tức là phụ diễn lời mình bng lời nói trước mặt công chúng (...) có tân kiến văn, có tân lý tưởng có ích lợi cho giao hòa cho luân lý, cho chính trị trong xã hội, đều đem phô bày cho công  chúng đêu nghe. Còn cái động lực cảm xúc chỉ ở lúc nhà diễn thuyết đứng lên diễn đài vậy. Này mi câu th lộ, mi cách cử động đều khiến ta phải để tâm để chí vào. Cái mãnh lực cảm xúc còn gì mạnh hơn nữa; cho nên các nước văn minh đu chărn sự diễn thuyết, coi như một cái mày phun nước, máy rắc mầm vậy”.
“Sự diễn thuyết xứ ta còn sơ sài lm, các bậc thượng lưu kiến thức chưa từng lưu tâm đến.
“Trước mười năm nay, hội Trí Tri có mở ra cuộc diễn thuyết, được ít lâu li bng thôi đi (...) May sao hôm mười ba vừa ri ông Hi trưởng mời được quan Tổng đốc Thân Trọng Huề đến nhà hội diễn thuyết. Trước hết cụ lớn diễn v nguyên nhân ngh hí kịch nước nhà (...) Sau cụ bình đến bài “Sãi Vi” ca cụ Nguyễn Cư Trinh (...) Cụ diễn xong vừa đúng một tiếng đồng hồ, ai nấy đu v tay xưng tụng (...)
“Đến hôm 26, ông Phm Quỳnh là chủ bút bn chí lại đến diễn Kim Vân Kiu”. Người đến nghe rt đông, có cả quan Thượng Hoàng Hà Đông quan Thượng Thân và các quan na.
Nguyên ở trong bài v “Truyện Kiu” đăng trong Nam Phong số 30, ông đã kho cứu tường tận ri, cho nên hôm ông đem ra diễn lại cũng nói đại khái theo như bài khảo cứu ấy, nhưng được rằng ông giảng diễn rõ ràng, v vạc, nên ai nấy cũng thích nghe lắm (...) Diễn xong thì vừa đúng 2 giờ đng h, mà người nghe không chán; thế đủ biết rằng “Truyện Kiêu ” là hay, mà nhà diễn lại tài (...)
Sự diễn thuyết công hiệu, giúp đường khai hóa không nhỏ vậy (Việc diễn thuyết Hội Trí Tri, Thời đàm, NP. s 38, tháng 8, năm 1920, trang 175 176).
*
Một tản văn như của Trần Văn Tăng (8) v ý, những tản văn như của Nguyn Trọng Thuật, bà Tương Ph, Đông H v tình, chứng tỏ giấc mơ xưa mong tiếng Việt Nam một ngày nào đó sẽ có đủ khả năng để diễn đạt mọi ý tưởng và tới tuổi trưởng thành, ngày nay đã thực hiện. Và sự thực đó được trình bày ngay trên những trang giy trong tạp chí.
Nhóm Nam Phong có thể tự hào về phần góp của mình vào công cuộc kiến tạo văn hóa quốc gia. Biết bao nhiêu đoạn đường đã vượt qua, kể từ ngày giới thiệu mục “Văn uyển”, Phạm Quỳnh viết trong bài chương trình đăng trong số 1 như sau:
“Mục “Văn uyển” là để riêng cho những bài văn vần, tản văn, từ  phú, ca khúc... bng quốc âm cùng bng chữ nho. Mục này sẽ rộng mở để hoan nghênh các nhà văn sĩ mới nước ta, nhất là những nhà đã khéo đào luyện cái chất “nôm” (9) mà mở đường cho một lối văn chương riêng bằng quốc ngữ(10). Chúng tôi mong các nhà văn sĩ mới y lắm vì bao giờ nhời nôm ta có được “bng nhập tịch” vào cõi “văn chương (11) thì sự học trong nước mới có cơ phát đạt lên được. Văn  chương vốn là cái máy truyền đạt tư tưởng rất nhậy!”(“My nhời nói đu” NP. s 1, tháng 7 năm 1917, trang 6)./.
Ghi chú:
1. Những trang tâm sự của bà Tương Phố được nữ sĩ Jeanne Du  clos Saíesses dịch ra Pháp văn, đăng trong Le moniteur d’Indochine. Bản dịch này đã được Nam Chi tùng thư ở Sàigòn tái bản năm 1967.
2. Trong cuốn Connaissance du Việt Nam Huard và Durand trích dẫn đoạn này trong truyện Kiều giải thích như sau:“Depuis que leurjeunesse s’etait épanouie comme le tendre nénuphar et comme le délicat pêcher...”.
3. Nguyễn Văn Vĩnh viết đoạn này bàng Pháp văn, nguyên tác như sau: “Voici un nouveau vers que la plus humble porteuse d’eau connait par coeur et dont pourtant ỉl esí difficile de donner le sens exact. La tige du lotus non encore ouvert, 1’idée de rose, de tendre pêcher, de fil de soie, cela dit: jeunesse, amour, manage, mais quoi exactement ?”.
4. Chúng tôi gọi là “Trường Nam Phong” nhưng tác giả có thể vận dung hòa gia tân và cựu một nn văn chương “mới một cách tiết độ, không xung khc kịch liệt với truyền thống: một nền văn cởi mở chấp nhận mọi sự biến hình tùy theo cm giác Việt Nam đương thời.
5. Cuốn tiểu thuyết đã được tóm tắt trang 46.
6. Cùng với “Quả dưa đỏ” đưc giải nhất của Hội Khai trí tiến đức năm 1926, Hội cấp bằng khen cho hai cuốn tiểu thuyết cùng dự thi (xin coi Trúc Hà trong bài “Lược khảo v tiến hóa cứu quốc văn trong lối viết tiểu thuyểtNP. số 175 176, tháng 8 và 9/1932). Đó là cuốn Kim  Anh lệ sử” của Trọng Khiêm, và “Nho Phong” của Nguyễn Tường Tam.
Trọng Khiêm kể chuyện một cô gái 17 tuổi, tình trạng chng khác nàng Kiu trong truyện của Nguyễn Du. Mặc dù không muốn, nhưng gia cảnh là tai ương đã dn nàng tới một cuộc sống sa ngã, giang h. Bằng một ngòi bút sắc bén, Trọng Khiêm lợi dụng hoàn cảnh để mô tả những tệ đoan trong xã hội Việt Nam thời đó; ông đ kích tham nhũng, hối lộ và n án những người làm quan mà không xứng đáng với sứ mệnh.
V phần Nguyễn Tường Tam sau này nổi tiếng dưới bút hiệu Nht  Linh, ông tả cảnh mội gia đình nho học, làm vinh dự cho Khổng giáo: ông Phủ Lệ, sau khi làm quan thanh liêm, nay v hưu trí. Ông trau dồi đứcđộ và phẩm cách sống thanh bạch với cô con gái can trường trong trắng đảm đang tìm hết cách để giữ vai trò cột trụ gia đình.
Thể văn của cả hai cuốn tiểu thuyết thật tinh vi, đánh du một bước tiến đáng kể. V phn Nguyễn Tường Tam, đặc biệt thể văn của ông còn dung hòa tế nhị với vẻ nên thơ. Tuy vậy cả hai cuốn tiểu thuyết đu ít được hoan nghênh. Theo ý chúng tôi, lý do là bởi tình trạng thời by giờ: các thanh niên dành cảm tình cho các loại tác phẩm khả dĩ miêu tả những mâu thuẫn và phấn đấu của giới tr thường xuyên bị lôi kéo giữa cá nhân chủ nghĩa của Tây phương và các yêu sách của nếp sống gia đình tn cổ.
7. V những đoản thiên của Nguyễn Bá Học, chúng tôi nhận thy có hai sơ ý ca các giáo sư Nguyn Duy Diễn và Bằng Phong, trong cuốn “Luận đ v Nam Phong tạp chí”. Nói v Nguyễn Bá Học và mặc du gn ba trang đã được để dành để tóm tắt cốt chuyện: Có gan làm giàu (trang 68 và 09), Nguyễn Duy Diễn và Bằng Phong đã ba lần ghi lm là hai ông sơ lược “Câu chuyện gia đinh”. Ngay chữ “gia đình” cũng là ghi sai, và chúng ta gp lại sự lm lẫn này trong cuốn Mục lục phân tích Nam Phong” (trang 74) của Nguyễn Khắc Xuyên. Nhan đề này không phải “gia đình” mà là "gia tình, nghĩa là mối tình trong gia đình. Nguyễn Bá Học đã viết và Nam Phong đã in là “Gia tình" (số 10, trang 242.  Những lầm ln đáng tiếc hơn là bài tóm tắt không phải của “Câu chuyện gia tình mà là của “Có gan làm giàu " cũng cùng một tác giả (NP. số 23).
8. Tỷ dụ hùng hn nhất dẫn chứng tản văn đã trưởng thành và có đủ khả năng diễn đạt mọi ý kiển và tư tưng là bài “Quá khứ và hiện tại” của Trần Văn Tang. Thật kỳ lạ khi tác giả này đã không được chú ý sau khi bài của ông ra mt công chúng; hơn nữa bài đó ngày nay không mấy ai còn biết đến. Chúng ta, ta có thể đọc lại trong Nam Phong số 106, với lời đáp của Phạm Quỳnh trong số 107. Nhà chủ bút viết:
“Thật lâu nay trong các báo chí ta chưa có mấy ai luận thuyết có giá trị và có đc sc bng bài ấy. Lập luận đ cao sa cho cai quát được cả vấn đề, thuyết lý đủ tinh vi cho khám phá được khắp mọi lẽ, trước sau có mạch ỉạc, trên dưới có thông hệ, lại tham bác Đông Tây, dẫn chứng kim c mà nghị luận có vẻ đim đạm thung dung không có lời kịch liệt, không có giọng chua cay, uyển chuyển ra cái thái độ kẻ học giả Đông phương vậy” (trang 1) (Văn học và chính trị”. NP. số 107, tháng 7, 1926).
Trân Văn Tang là một nhà đạo đức kiêm tư tưởng chính trị, thấm  nhuần tư tưởng Âu châu ngang với các triết tý cổ học Á châu. Có thể xem ông như trường hợp độc nhất là một tư tưởng thuộc hệ thống chúng ta.
9. Không nên lầm chữ “nôm” (là cách dùng chữ nho đã được biến hóa và giản dị hóa để ghi các âm thanh Việt Nam) và tiếng “nôm” hay “nôm na” (là tiếng nói mộc mc hàng ngày, trái lại với lời văn hoa mỹ trong giới từ chương).
10. Không nên lầm chữ “quốc ngữ” với danh từ “quốc ngữ có nghĩa là tiếng nói của dân một nước.
11. Xưa kia, thời đại thi hương thi hội bằng Hán tự, những bài viết bng tiếng Việt không dược chp nhận. Vì bị coi như “nôm nakhông văn chương.
(Xin coi Huard et Durand, trong Connaissance du Việt Nam”, trang 84, 270, 274.)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét