|
Vũ Ngọc Phan
(Trích từ Tuyển tập, tập IV)
|
Những năm tôi
mới viết văn và viết báo, tôi hay đến nhà in Trung Bắc phố Hàng Bông đệm[1]. Ở nhà in này tôi đã gặp
Hoàng Tích Chu, cây bút được anh chị em thanh niên đương thời rất yêu mên. Anh
là người đề xướng một lối văn mới, người ta gọi là “văn cộc” hay “văn nhát gừng”.
Trước khi đề cập đến lối văn Hoàng Tích Chu, tôi
muốn nói qua về con người anh, vì theo tôi, anh có thể tiêu biểu cho lớp nhà văn trẻ vào cuổi thập kỷ 20 sang đầu
thập kỷ 30. Anh người làng Phù Lưu thuộc Bắc Ninh (nay thuộc Hà Bắc). Người ta
thường nói “Trai Phù Lưu, gái Đình Bảng”, hai làng giáp nhau, trai và gái
đều nổi tiêng tuấn tu, xinh đẹp, tài hoa. Hoàng Tích Chu đã tài hoa lại đẹp
trai, nên được nhiều còn gái Hà Nội rất chú ý. Anh có đôi mắt sắc và thông
minh, tầm vóc vững vàng, hơi to ngang một chút không cao, không thấp. Anh nói
chuyện hấp dẫn, luôn luôn dùng hình tượng, lại hay châm biếm, thỉnh thoảng điểm
những tiếng cười giòn giã. Có thể nói Hoàng Tích Chu có phong thái con người Hà
Nội thời đó. Người ta đồn rằng cô Phượng Hàng Ngang (nhân vật trong Mồ cô Phượng) là một trong những bạn
tình của anh.
Năm tôi mười ba mười bốn tuổi, ngày ngày đi học qua
phố Hàng Ngang, tôi đã được trông thấy cô Phượng, lúc đó, cô vào khoảng hăm hai
hăm ba tuổi. Cô ngồi bán các thứ hàng lụa, xa tanh, gấm, vóc tại nhà chồng, nhà
này họ Phan. Chồng cô là một “khách lái” vô công rồi nghề, vào loại công tử bột thời bấy
giờ. Hắn đi đi lại lại suốt ngày ở cửa hàng để trông kẻ gian, và còn để canh vợ nữa. Cô
Phượng người tầm thước, có đôi mắt bồ câu long lanh, với cặp mi cong, đôi lông
mày xanh và dài, môi đỏ mọng đầy dục vọng, mũi (383) dọc dừa thanh tú, và đôi má lúm đồng tiền khi cười. Gò má cô hơi cao, ửng
hồng, làm cho khuôn mặt trái xoan của cô có sức quyến rũ, giống như nữ diễn
viên điện ảnh Marlen Dietrich thời bấy giờ. Cô Phượng ăn mặc rất nền, khi thì chít khăn nhiễu tam giang,
khi thì chít khăn nhung đen, đuôi gà vắt qua mái tóc. Cô hay mặc yếm hoa hiên,
quần lĩnh tía cạp điều thắt lưng quan lục, tất cả những màu sắc ấy ánh lên qua chiếc
áo dài vải phin trắng, may sát vào thân hình nở nang. Lối ăn mặc của cô là một
lối rất “nền” của phụ nữ Hà Nội thời xưa. Người ta nói: cô là con người tài
hoa, yêu thích văn thơ, trái hẳn với chồng cô là một gã tốt mã,
giẻ cùi. Việc cô bỏ chồng và trốn nhà ra đi, ầm ĩ cả Hà Nội vì hồi ấy, thanh
niên thủ đô không ai là không biết cô Phượng Hàng Ngang. Nhưng rồi hồng nhan
bạc mệnh, cô đã sớm qua đời! Người thì nói cô bị trúng phong mà chết, người thì
nói cô chán đời nên đã quyên sinh. Mồ cô
Phượng, tiêu thuyết lãng mạn tiêu cưc, nhân vật Phượng là cô Phượng
Hàng Ngang này. Cái tên Hoàng Hồ trong giai thoại, trong vè, trong tiểu thuyết đã ám chỉ
vào Hoàng Tích Chu. Cô Phượng và Hoàng Hồ đều là nhân vật chính.
*
... Hoàng Tích Chu thấy tôi làm nghề văn, không đi làm
công chức, anh rất hoan nghênh. Lúc bấy giờ, anh đã thôi không làm chủ bút Ngọ Báo của Bùi Xuân Học và đã cho ra
tuần báo Đông Tây, do anh làm
chủ nhiệm kiêm chủ bút. Báo Đông Tây
in ở nhà in Trung Bắc, nên tôi thường gặp anh.
Vào cái thời người ta quan niệm người làm nghề viết
phải sống cho phóng khoáng, nghĩa là biết uống rượu, nghiện cà phê, biết ra vào
tiệm hút, biết đi hát ả đào và có một vài nhân tình nhân ngãi, thì dưới con mắt
anh em làm báo làng văn lúc bấy giờ, tôi quả là một thanh niên ngây thơ, vì tôi
không biết gì về những chuyện đó. Một số người đã gọi đùa tôi là: “bê-bê-Nes-lê”[2] và cái tên này Thiết Can
mách cho tôi biết (384).
Hoàng Tích Chu có vốn Hán học; vào buổi chữ nho đang
tàn tạ, anh được kể vào hạng những người có trình độ tam trường[3]; còn về Tây học anh biết
sơ sơ tuy anh đã từng sang Pháp, ở Paris khoảng một năm
trời. Vào thời Andrré Gide chưa ra quyển
Re’ourde L URSS (ở Liên bang Xô-viết trở về), nhà văn Pháp này được nhiều thanh
niên Việt Nam ưa thích. Một thời gian,
đọc Gide trở thành cái “mốt” gần như cái “mốt” mặc áo Lơ Muya của phụ nữ
Hà Nội. Theo thời Hoàng Tích Chu cũng
viết một bài về Gide, nhưng anh lại viết lầm tên nhà văn này là Charles
Gide một nhà kinh tế học Pháp đương thời, tác giả quyển Economic politique (chính trị
kinh tế học). Tuy vậy, anh rất có năng khiếu về văn. Từ hồi trẻ anh đã viết
những bài “biền ngẫu” trên tạp chí Nam Phong. Anh dùng loại văn có những câu đối ngắn gọn này, để phê phán những điều tai
nghe mắt thấy. Nhưng với
nội dung ấy mà viết lối “biền ngẫu” tất nhiên không thành công được. Dùng “bình
cũ rượu mới” thì đi đến chỗ gò ép, tối nghĩa. Từ nhỏ dùng lối văn đối nhau, như phú chiêu, kiểu để viết về thời sự, Hoàng
Tích Châu đã xếp “bình cũ” lại và dùng “bình mới rượu mới”, với ý nghĩ: hình thức phải phục vụ đắc lực nội dung. Anh viết một lối văn hết sức ngắn gọn, đương thời người ta gọi là “văn cộc”,
“văn nhát gừng” hay “văn Hoàng Tích Chu”.
Trong những năm của thập kỷ 20, quốc văn còn non
trẻ, những người viết quốc văn đầu tiên là những người nửa Tây học, nửa Nho
học. Lúc đầu, nhà nho thuần túy viết văn xuôi bằng tiếng dân tộc rất ít. Nếu họ
có hứng về quốc văn thì họ làm thơ. Đến khi báo chí quốc văn ra đời, do yêu cầu
phải có nhu cầu bài dịch thuật từ các sách Hán văn, mấy ông nhà nho bắt buộc
viết văn xuôi. Gọi là văn, nhưng thật ra các ông cố dịch cho đúng nghĩa, xuôi
tai. Câu văn không được trau chuốt, có quá nhiều từ thì, mà, vậy. Người ta đã gọi những thứ văn ấy là “thứ văn
thì thì mà mà”, “thứ văn vậy vậy”.
Lối văn Hoàng Tích Chu ra đời tiêu biểu cho tư tưởng phản kháng của những
người viết văn trẻ đối với thứ văn “bè ngô bè dừa” của một số nhà nho mới cầm
bút sắt. Vào những
năm 1929 - 1930 (385), trên tờ Ngọ
báo do Hoàng Tích Chu làm chủ bút, anh viết những bài
bàn về thời cục với một lối văn hết sức gọn, những từ mà, từ thì gần bị loại hết.
Đến khi không còn phụ trách tòa soạn Ngọ báo nữa trên tuần báo Đông Tây (số ra ngày 29-07-1931)
do Hoàng Tích Chu làm chủ nhiệm kiêm chủ bút anh phát biểu về lối văn của mình như
sau:
“…Tôi vốn đã bị cái bả viết văn kéo
dài, hàng mười dòng mới hạ được cái chấm dứt câu, hàng hai ba cột báo vẫn chỉ
chọi một ý. Phải có một lối văn khác. Cái lối viết phải làm sao cho gọn, không
thừa nhiều lời. Đến khi tìm được nó rồi, tôi liền bắt đầu thưc hành bằng những “bài bàn về thời sự”. Tôi định
rằng bài nào cũng vậy, chỉ được chiếm một cột báo là nhiều lắm”.
“Đó là thời tôi viết cho tờ Ngọ báo năm xưa. Đó cũng là hồi văn Hoàng Tích Chu bắt đầu được một phần độc giả công kích, cũng như một
phần độc giả hoan nghênh. Lâu dần nó thành ra một lối, mà anh em làm báo như đã
nhận một cách vô tâm, vậy”.
“…Tôi đến giờ muốn thực hành cái
lối văn H.T.C, ra mọi phương diện khác. Viết về cuộc phỏng vấn, viết truyện
đoản thiên, tôi thấy dễ xoay cán bút, không tốn công
lắm như viết một “bài bàn về thời sự, chỉ trong một cột”, phải chọn
từng chữ, phải sửa từng câu. Được một đằng, hỏng một đằng. Đến khi thực hành
lối văn ấy vào những bài nghị luận, thì thấy ngay một sự khó khăn trình bày
trên mặt giấy”.
“Bởi lối văn không cho phép viết dài câu hay thừa nhiều tiếng, nên mỗi khi
giãi bày một lý thuyết nào tôi thấy khó xoay xở lắm. Chân muốn bước đi, mà như
có một sức gì ngăn cản lại. Trong khi lúng túng về nỗi tiến thoái ấy, tôi lắm
khi tự quên rằng bài viết để người đọc, không phải chỉ để một mình xem...”.
Trên đây là những lời thanh minh và cũng là những
điều suy nghĩ, cân nhắc của Hoảng Tích Chu. Bài trên đây anh còn viết lối văn
bình thường. Cũng trên số báo Đông Tây
nói trên (số ra ngày 29-07- 1931), anh đăng một bài viết theo lối mới, có đoạn
như sau:
Gớm cho năm 1931! (386)
Thế giới đang khổ về nạn kinh tế[4]. Tôi đây
cũng chẳng được yên: hai anh thợ sơn đê lại bức tường làng cuỗm giấy “con công” theo thằng Cuội; vài ông
đại lý tiêu lạm tiền báo tháng, trốn ăn “mắm ngoé” ở xứ Lào. Đã
thiệt một bên, tôi nào thấy một bên có lời: nhà in giục nợ, thợ chữ thúc bài, mà... bên nách, một bạn đồng nghiệp cứ nay
gãi, mai cào, lắm khi muốn cười lên tiếng khóc.
Còn mong cái sướng về tinh
thần.
Này bức thư anh lái lọng
gửi đến chiều qua, giấy nhầu bẩn, mực tím phai, nét chữ tháu:
Văn Tôi.
Gái chơi hoang, sao ta cứ
đổ tội cho trai quyến rũ? Phùng
Đình Mai ưu thịt bóng, sao ta cứ kết án anh lái lọng nhử mồi? Lời Văn Tôi biện
hộ trước tòa Dư luận như đã đến tai các quan tòa Thượng thẩm.
Châu biết Châu có tội, cái tội buôn đồ lậu hẳn pháp luật không dung. Nhưng
thứ đồ lậu của Châu, Văn Tôi đã cãi cho nó không đến nỗi hại vệ sinh như dấm
rượu, Vitelpha nước.
Châu quả nhiên có công làm
lợi nền kinh tế 'lúc này:
tiền giam trong tủ mấy anh giàu bẩn được dịp may đội nón ra đi...
Sốt sắng, Văn Tôi lên tiếng
cãi trong số 74, quyết
xin cho Châu trắng án. Nhưng Châu có tội. Tòa Thượng thâm đãi 3 năm tù, đáng lẽ
phải 5.
Ngày nay Châu là tù. Cái
thời giờ ngồi tù, Châu dùng để sửa lỗi theo phải, hay trái lại, dùng để nghĩ thêm mưu kế lừa đời một cách
diệu hơn.
Trên hai đốc ấy, Văn Tôi
nên liệu cho Châu bước xuống bên nào?
Muôn độ ơn lòng.
|
Nhà pha (quên ngày) 1931 Lái Lọng (387)
|
Chúng ta nhận thấy những câu rất ngắn. Có câu chỉ có hai từ, ba
từ, bốn từ. Không có một từ thì
nào, từ mà được dùng, cũng
dùng một riêng. Các bài viết theo lối trên, tác giả đều ký “Văn Tôi” ở dưới.
Thể “Văn Tôi” ấy, thể văn buổi đầu của riêng Hoàng Tích Chu ấy, đã được một số nhà viết báo trẻ thừa nhận và viết theo. Dương Mậu
Ngọc (tức Ngọc Thỏ tức Nhị Lang), Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bính, Phùng Tất Đắc,
Tchya[5] đều viết lối văn Hoàng
Tích Chu trên Ngọ Báo, Đông Tây, Việt Báo, Nhật Tân, Tân Việt
Nam và cả trên tờ Trung Bắc
nữa.
Trên phụ trương báo Trung lập ở Sài Gòn (1931) trong bài “Văn nghị
luận phải viết thế nào?”, có đoạn hoan nghênh lối văn Hoàng Tích Chu như sau:
“Trong văn quốc ngữ ta, cái lối viết của ông Hoàng
Tích Chu thật nó biệt hẳn ra một lối, đủ mà kêu được là “lối văn Hoàng Tích Chu”:
sự ấy trong làng văn ta hình như đã công nhận một cách vô tâm rồi. Chẳng luận lối văn ấy
ông Chu sáng tạo ra hay bắt chước của ai, nội một cái biệt lập ra một nhà được
như thế, cũng khá gọi là tay hào kiệt trong làng văn vậy”.
Mạnh dạn sửa đổi hình thức câu văn, làm cho văn
xuôi được trau chuốt, xứng với cái tên của nó, không còn bị coi thường, nôm na,
cha mách qué, chống cái bệnh lê thê, dài dòng, không biết châm câu, là rất đáng hoan
nghênh, nhưng coi đó là “biệt lập ra một nhà” là nói quá đáng. Người viết văn gọn gàng
và chấm câu rành mạch đầu tiên, phải kể Phạm Duy Tốn. Ông Tốn viết không nhiều,
chỉ để lại vài truyện ngắn, nhưng văn ông đã ảnh hưởng đến lớp trẻ. Trong tạp
chí Nam Phong (số 18, tháng
12-1948), truyện ngắn Sống chết mặc bay của
Phạm Duy Tốn có đoạn:
Thốt nhiên một người nhà
quê, mình mẩy lấm láp
quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra hơi:
- Bẩm... Quan lớn... Đê vỡ mất rồi!
Ngài quay mặt vào, lại hỏi
thầy đề (388)
- Thày bốc quân gì thế?
- Dạ bẩm con chưa bốc.
- Thì bốc chứ!
Cách đây gần 70 năm mà
những câu văn trên đây tưởng như mới viết ngày nay. Hoàng Tích Chu là người đã nhìn thấy trong văn học hình thức phải đáp ứng
nội dung, phải phục vu đắc lực biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác giả. Đó là cái nhìn rất đúng
của anh. Còn những từ thì từ mà vốn có ý nghĩa và hiệu lực của nó.
Đoạn văn trên đây của Phạm Duy Tốn từ thì
trong câu: “Thì bốc chứ!” có ý nghĩa thúc dục phải
làm ngay. Chỉ dùng không đúng chỗ, câu văn mới hóa rườm rà.
Viết văn xuôi, cần phải
cân nhắc, nhưng chưa đến nỗi phải cân nhắc bằng thơ. Trong Truyện Kiều tác phẩm văn vần bậc nhất của ta xưa và nay, Nguyễn Du
đã dùng những từ thì, từ mà rất đúng chỗ, muốn tước đi cũng
không được.
Tuy rằng những từ mà và thì bị loại trừ một cách quá đáng trong lối “văn cộc”, nhưng phải thừa nhận răng lối văn
Hoàng Tích Chu đã ảnh hưởng đến một số người viết văn trẻ vào những năm 30 của
thế kỷ này. Một số người đã bỏ hết những từ mà thì; còn một số người, trong đó có tôi, tuy không viết lối văn Hoàng Tích
Chu, nhưng cũng đâm dè dặt trong khi dùng những từ thì, từ mà...có một thời gian phong trào viết văn cộc đã dẫn người ta đến viết quốc văn
theo lối văn Tây, không biết rằng văn phạm mỗi nước một khác. Viết lôi thôi,
rườm rà, không biết chấm câu là rất dơ, nhưng cắt xén câu văn nhiều quá, bỏ hết những từ thì, từ mà, không hiểu tác dụng của những từ ấy, làm cho câu văn tối nghĩa, đó là điều mà tính chất trong sáng của
tiếng Việt không bao giờ dung thứ.
Tôi vào Quảng Nam năm
1932, một cụ nhà nho rất hay thơ nôm, nói với tôi: “Tôi vẫn đọc bài anh viết trên báo, không kể nội dung phải cái
câu văn của anh Tây quá”. Lời nhận xét ấy làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều, viết
văn mà “Tây quá” thì còn đâu là tính dân tộc! Ấy là mình chưa hẳn viết lối “văn cộc”.
Tôi đã cố
gắng tìm tính hài hòa, cố gắng dùng chữ thật nôm, cùng lắm mới phải dùng những
chữ (389).
Hán Việt, cố gắng khi viết thì nghĩ đến người
đọc, để ai cũng có thể hiểu ngay những ý mình muốn trình bày, những tư tưởng tình cảm mình muốn
thể hiện.
Tiếng Việt của ta là một thứ tiếng trong sáng, đó
là phương châm mà tôi phải nhớ trong khi viết.
Vào những năm 31 - 32 Hoàng Tích Chu cũng đã tự thấy
phải thay đổi lối viết của mình: viết văn cộc không đạt hết
ý, nhưng phải tránh không sa vào “lối
văn thì thì mà mà” và “lối văn vậy vậy”. Anh đã nói với tôi như thế.
Tôi đang trông đợi xem lối viết cân phân của anh về
như thế nào, thì thốt nhiên tờ Đông Tây của anh bị thực dân Pháp rút giấy phép.
Một buổi trưa hè năm 1932, tôi đã trông thấy bọn
mật thám vừa Tây vừa ta xông vào nhà in Trung Bắc tịch thu những tờ báo Đông Tây còn
chưa ráo mực. Chỉ vì số báo ấy đăng một bài thơ nhan đề là: “Cái chày”,
ám chỉ tên tổng đốc Thái Bình họ Vi đã dùng chày để tra tấn, đánh giập đầu gối những người
chính trị phạm.
Không còn báo để viết, Hoàng Tích Chu rất buồn. Mùa
thu năm 1932 anh xuống chơi với tôi ở Thái Hà mặt buồn rười rượi, không còn vui
tính như trước nữa. Mấy tháng sau, anh ốm nặng. Tôi đến thăm anh ở phố Lê Lợi[6], Anh còn rất tỉnh,
nghe tiếng tôi nói, anh nhận ra ngay, nhưng hai con mắt sắc sảo của anh lúc ấy
đã phải che bằng hai mảnh the đen, vì anh rất sợ ánh sáng. Ngày 25 tháng Giêng
năm 1933 tức ngày 29 tháng Chạp ta, anh mất, để thương, để tiếc cho nhiều bạn
trẻ trong làng văn làng báo Việt Nam lúc bấy giờ (390)./.
[1] Nhà in Trung Bắc, ngoái việc in Trung Bắc tân văn và Aanam nouveau của Nguyễn Văn Vĩnh, còn in nhiều sách báo khác, nên nhiều nhà văn, nhà
báo thường đến nhà in này.
[2] Quảng cáo của hãng sữa Nestlé có vẽ một em bé chừng
một tuổi rất bụ bẫm ngồi bên hộp sữa.
[3] Tức được
vào tam trường (kỳ thứ 3)
tại khoa thi hương Nam Định (gọi là trường Nam), rồi mới hỏng.
[4] Ở Đông Dương hồi bấy giờ có cai nạn mà Thực dân Pháp gọi là “Khủng
hoảng về không bán được gạo” (Crise de la mé vent du riz).
[5] Nghĩa là: tôi chăng yêu ai (chắp chữ đầu) biệt hiệu
của Đái Đức Tuấn
[6] Nay là phố Bà Triệu, căn nhà anh Hoàng Tích Chu mất ở
bên số lẻ, gần ngã tư Bà Triệu, Nguyễn Du bây giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét