VĂN PHẨM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VIẾT
TRONG NHỮNG NĂM 20
VÀ THƠ CA CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG
|
Trích từ Văn học Việt Nam
(1900 –
1945)
|
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống
thực dân Pháp khủng hoảng trầm trọng về lý luận và đường lốì. Những truyền
thống dân tộc đã được đem ra thử thách nhưng không cứu được nước nhà. Phan Bội
Châu, và Phan Châu Trinh tham bác lý luận cách mạng tư sản (kiểu cũ) của phương
Tây cũng không giải quyết được cuộc khủng hoảng ấy.
Trong khi các lãnh tụ của một số dân tộc lớn ở châu Ấ đã không vượt qua
được chủ nghĩa dân tộc, thì Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở chủ nghĩa xã hội khoa
học con đường cứu nước tất thắng, trở thành chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế. Nếm trải đời sống của dân thuộc địa, đời sống công nhân ở các nước đế
quốc chủ nghĩa, tham gia phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, đón ngọn gió lớn của Cách mạng xã
hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, tìm thấy ở cách mạng xã hội chủ nghĩa chìa
khóa giải quyết những vấn đề của độc lập dân tộc và phát triển xã hội, sự liên
minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân, giữa phong trào công nhân ở chính
quốc và phong trào giải phóng dân tộc, học tập lý luận và đấu tranh thực tiễn -
tất cả những điều ấy hun đúc Nguyễn Ái
Quốc thành một lãnh tụ kiểu mới của phong
trào giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Nguyễn Ái Quốc
ở thời niên thiếu của mình đã sống trong không khí nhiệt thành yêu nước và văn
thơ yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như đã lĩnh hội được vốn
văn hóa phương Đông và Việt Nam, bao gồm văn hóa dân gian. Nói cách khác, trong Nguyễn Tất Thành đã tiềm tàng con người kiểu Phan Bội Châu. May mắn là ở chỗ, so với hai cụ Phan, anh Nguyễn Tất Thành thuộc thế
hệ đang lớn lên. Cả Phan Bội Châu và
Nguyễn Tất Thành đểu tâm đắc với câu (367) thơ của:
“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương”
Và cả hai đều cầm bút như vũ khí của
cuộc đấu tranh cách mạng. Nhưng thay vì sự cự tuyệt học chữ La tinh của một thế hệ trước đó, Nguyễn Ái Quốc
đã khổ công rèn tập và chiếm lĩnh được ngôn ngữ Pháp tới trình độ viết được những văn phẩm hiện đại như một nhà văn phương Tây.
Nguyễn Tất Thành tiếp tục sự nghiệp cứu nước của những thủ lĩnh nghĩa quân chống thực
dân Pháp, như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, cũng như
của những người khởi xướng phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Người
đã không theo con đường cũ, đã đi tìm con đường khác. Để tìm con đường đó, Nguyễn Tất Thành đã khắc phục những thành kiến về dân tộc, chủng tộc, khắc phục ý chí luận (volontarisme) - những điều mà thế hệ Phan Bội Cháu, Phan Châu Trinh, với biết
bao nỗ lực và kiên trì, cuối cũng vẫn không vượt
thắng được.
“Thụ mẫu tại, bất khả viễn du”, lời dạy ấy của thánh hiền vẫn còn là “chiếc vòng
kim cô” đối với
thế hệ Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh. Thế nhưng, Nguyễn Tất Thành đã “viễn du”, “xuất dương” tìm đường cứu nước khi phụ thân của Người đang kiếm sống bằng nghề bốc thuốc, chữa bệnh. Nguyễn Tất Thành làm
theo tiếng gọi thiêng liêng của đại hiếu dân tộc - một truyền thống
Việt Nam.
Rời Việt Nam năm 1911, đặt chân lên nhiều nước của châu
Âu, châu Á, châu Phi,
châụ Mỹ, làm nhiều nghề khác nhau, cuối
Đại chiến thế giới lấn thứ nhất, Nguyễn Ái
Quốc đến Paris và ngay lúc đó tham gia vào phong trào công nhân xã
hội chủ nghĩa. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham
gia Đại hội Đảng xã hội Pháp, đại hội đã thông qua nghị quyết về thành lập Đảng Cộng sản, và Người đã trở thành
thành viên của Đảng ngay từ ngày đầu tiên ấy.
Sống và hoạt động cách mạng ở Paris, Nguyễn Ái Quốc tích cực
cộng tác với báo chí Pháp. Những văn phẩm của Người đã được đăng trên những
trang báo Nhân đạo, Đời
sống thợ thuyên, Dân
chúng, Thư tín quốc tế, v.v...
Trong hoạt động chính trị và văn học
của mình, Nguyễn Ái Quốc được sự giúp đỡ to
lớn của những nhà hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp, các nhà văn, nhà chính luận - những người đã đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển văn học cách mạng của giai
cấp công nhân Pháp,
trong việc xác lập chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Pháp: M. Cachin, P. Vafllant - Couturier, H. Barbússe, J. Longuet - đại biểu quốc hội Pháp và
là một trong những người sáng lập báo Dân chúng. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng những nhà cách mạng khác của
các thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa mà nhiệm vụ của nó là đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức ở tất cả các nước. Trong những năm 1922 - 1926 Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa đã xuất bản báo Người cùng khổ (368).
Việc biên tập là có tính chất tập thể, nhưng
Nguyễn Ái Quốc là người chịu trách nhiệm
biên tập thường xuyên hơn những người khác
cho các số báo ra đời, hơn nữa, trên mỗi số báo, bao giờ
cũng có một bài và đôi khi một số bài của Người. Người
cùng khổ đã trở
thành tờ báo cách mạng đầu tiên
mạnh mẽ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở ngay sào huyệt của nó.
Sống ở Paris, thích đọc Shakespeare và Dickens bằng tiếng Anh, đọc Hugo và Zola bằng tiếng Pháp, đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc, am hiểu văn hóa Pháp tới mức
có thể giảng giải cho chính người Pháp về văn hóa ấy, tất nhiên, Nguyễn Ái Quốc phân biệt văn báo chí và
nghệ thuật, văn chính luận và văn tái hiện cuộc sống bằng hình thức của bản thân đời sống hay bằng hình thức ước lệ
tượng trưng.
Người cũng hiểu rằng, trong
văn học hiện đại, thường khi có sự tổng hợp những hình thức thể hiện nghệ thuật
khác nhau đó với sự tương hợp nghiêm ngặt với nội dung. Những văn phẩm của
Nguyễn Ái Quốc viết trong những năm 20 nổi bật tính chính luận, nhưng đồng thời là sự
tổng hợp như vậy, trong văn luận chiến - báo chí, cũng như trong văn nghệ thuật. Những văn phẩm đó phản ánh chân thực và sắc bén những quyền lợi chung của nhân dân bị áp bức, bóc lột ỏ các thuộc địa và giai cấp công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh chung vì giải phóng
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Những văn phẩm đó trước hết hướng tới nhân dân các nước
thuộc địa của Pháp và nhân dân Pháp. Chúng ra mắt công chúng Paris,
một công chúng có nhiều xu hướng khác nhau, nhưng
có nét chung là rất sành nghệ thuật,
thưởng thức nghệ thuật rất tinh tế. Chúng đến với nhân dân lao động ở các nước
thuộc địa thông qua những người trí thức biết tiếng Pháp, thích sự khúc chiết
và tinh tế (géométrie, finesse) của văn Pháp. Những người trí thức này, khi giác ngộ
cách mạng đã trở thành cái cầu nối đưa
lý luận về cách mạng vô sản vào công nhân, nông dân và các
tầng lớp nhân
dân lao động khác ở thuộc địa.
Viết những văn phẩm của mình bằng
tiếng Pháp, Nguyễn Ấi Quốc đã suy tính kỹ những điều kiện khách quan đó. Lòng yêu nước của con người
suốt ngày đêm nghĩ đến Tổ quốc mình, nhân dân mình, năng khiếu văn học, sự khổ luyện, khả năng phân tích đúng và đáp
ứng tới mức tối đa đối tượng phục vụ của sáng tác ở Nguyễn Ấi Quốc mang lại cho
vân học dân tộc Việt Nam những văn
phẩm viết bằng tiếng Pháp có trình độ nghệ thuật tuyệt vời, nội dung và hình thức hiện đại:
- Những truyện ngăn như Paris, Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Đồng tâm nhất trí, Vi hành, Con rùa, Những trò lố hay là Varenne và Phan
Bội Châu;
- Tường thuật báo chí như Hành hình kiểu Lynsơ, một
phương diện ít người biết đến của nền văn minh Mỹ (369);
- Văn tiếu phẩm, châm biếm (feuilleton, pamphlet), như Động vật
học, Sở thích đặc biệt,
Nói về loài cầm thú, Viện hàm lâm thuộc địa;
- Ký, chẳng hạn Đoàn kết giai cấp;
- Kịch châm biếm, như Con rồng tre;
- Tác phẩm chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp.
Năm 1924, lần đầu tiên
Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô. Ở đây, trên báo chí Xôviết, chúng ta đọc được những bài báo của Người: Lenin và các dân tộc thuộc địa, Lenin và phương Đông, v.v...
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng với các nhà cách mạng
Việt Nam khác thành lập ở Quảng Châu tổ chức mácxít Việt Nam đầu tiên:
Việt Nam thanh niên cách mạng đòng chí hội. Báo Thanh niên của tổ chức này được xuất bản theo sáng kiến của
Người đã đóng vai trò lớn trong việc thống nhất các nhà
cách mạng Việt Nam dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin và việc thành lập
Đảng Cộng sản. Người còn, tích cực tham gia xuất bản báo Công nông, báo Lính kách mệnh. Người đã viết tài
liệu huấn luyện cán bộ cách mạng Đường
kách mệnh (1927)..
Hoạt động cách mạng và hoạt dộng của Nguyễn Ái Quốc trên lĩnh vực văn học như vũ khí sắc bén của đấu tranh cách mạng trong những năm 20 là kết quả tất yếu của cuộc tiếp xúc của châu Âu với các dân tộc lúc ấy có thừa lòng dũng cảm nhưng nghèo nàn
và lạc hậu, một mặt như giữa chủ nghĩa thực dân xâm lược và nhân dân các nước
bị xâm lược, mặt khác như giữa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế với
phong trào giải phóng dân tộc,
giữa văn hóa và văn học tiến bộ, cách mạng
của châu Âu, với văn hóa, văn học yêu nước của các dân tộc thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc lĩnh sứ mạng lịch sử vừa là đại biểu của nhân dân Việt Nam, vừa là đại biểu của các dân tộc bị áp bức,
vừa là đại biểu Quốc tế cộng sản có trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức và thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, liên kết phong trào cách
mạng xã hội chủ nghĩa trong lòng các nước đế quốc chủ nghĩa với phong trào giải
phóng dân tộc vì thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Những điều này mang lại vị trí có một không hai của văn xuôi Nguyễn Ái Quốc
những năm 20 trong việc hiện đại hóa văn học Việt Nam đã
trở nên vô cùng cấp thiết vào đầu thế
kỷ XX, khi đặt nó trong tương quan với hai hiện tượng văn học khác: văn học yêu nước của các nhà chí sĩ, văn
học mới của trí thức tân học chủ yếu phản ánh cuộc sống thành thị lúc ấy đang
tư sản hóa. Ba hiện tượng văn học thuộc về những thời đại khác nhau này lại tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau trong cùng một thời điểm lịch sử, đấy chính là nét đặc thù
của một nền văn học
dân tộc ở một nước phong kiến nghèo nàn, lạc hậu bị rơi vào nanh vuốt của chủ nghĩa đế quốc, đang thức tỉnh, gấp rút và mạnh mẽ tham gia vào phong trào nhân loại tiến lên chủ nghĩa xã hội (370).
Văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc những năm 20 là bộ phận
hợp thành đầu tiên với nội dung hiện đại, hình thức hiện
đại và mang tính chất quốc tế sâu sắc của văn học cách mạng giai cấp vô sản Việt Nam. Đó là lớp đầu
tiên được phát lộ của phong cách văn học tiềm tàng nhiều lớp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Những lớp này rất xa nhau về thời
gian và không gian, rất khác nhau về đặc điểm và tính chất, chẳng hạn văn xuôi
của Người những năm 20 được viết “như một ngòi bút phương Tây sắc sảo, rất điêu luyện, rất Pháp”[1], thơ
và văn xuôi bằng tiếng Việt rất giản
dị, dễ hiểu, tựa như Chủ tịch Hồ Chí
Minh “hạ mình cho vừa tầm mọi người Việt Nam để nâng đỡ mọi người Viêt Nam lên tầm Người”[2], thơ chữ Hán như sự kết hợp tài tình “một cốt cách cổ
điển và những sáng tạo hiện đại”[3]. Bởi
vì Người đã thâu
thái được những thành tựu của văn hóa dân tộc và của thế giới, của cổ và kim, của
Đông và Tây, của văn học thành văn và folklore,
sử dụng chúng
để tăng thêm sức mạnh chiến đấu của ngòi bút của mình vì
hạnh phúc của nhân dân và nhân loại.
[1] Phạm Huy Thông. Nghệ thuật viết văn của Hồ Chủ tịch qua “Truyện và ký” (Tạp chí Văn
học, số 3-1974).
[2] Phạm Văn Đồng. Tổ quốc ta, nhân dân
ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, NXB
Văn học, Hà Nội, 1979. tr. 187
[3] Gi.
Buđaren. Một cốt cách cổ điển và những sáng tạo hiện đại, trong Nghiên
cứu, học tập thơ
văn Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979 tr. 561.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét