Khiemnguyen

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Việt Nam văn học sử yếu (4)



Tính cách chính của các tác phẩm về văn chương - các điển cố

Trong một chương, ta sẽ xét chung về các tính cách của văn chương Tàu và ta cả về đường tinh thần và đường hình thức. Trong chương này, ta xét về một cái tính cách đặc biệt của văn Tàu và văn ta là sự dùng điển cố.
Các văn sĩ Tàu và ta, khi viết văn, thường mượn một sự tích xưa hoặc một câu thơ, câu văn cổ để diễn tình ý của mình, nhưng không kể rõ việc ấy hoặc dẫn cả nguyên văn, mà chỉ dùng một vài chữ để ám chỉ đến vìệc ấy hoặc câu văn ấy. Cách làm văn ấy có thể gọi chung là dùng điển cố. Nhưng nói tách bạch ra thì có hai phép: một là dùng điển, hai là lấy chữ.
Cách dùng điển
A. Định nghĩa. Điển (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hoặc là một câu có ám chỉ đến một việc cũ, một sự tích xưa khiến cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy (247). Sự tích ấy mới hiểu ý nghĩa và cái lý thú của văn. Dùng điển chữ nho gọi là dụng điển hoặc sử sự (nghĩa đen là khiến việc) ý nói sai khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng dụng vào bài văn của mình. Thí dụ:
Trong Truyện Kiều, lúc nàng Kiều báo ơn bà Giác Duyên, nàng nói (câu 2347 - 2348):
Nghìn vàng gọi chút lễ thường,
Mà lòng Xiếu mẫu mấy vàng cho cân.
Hai chữ “nghìn vàng” và “Xiếu mẫu” ứng nhau mà thành điển, những chữ ấy nhắc đến một việc chép trong sử Tàu: Lúc Hàn Tín còn hàn vi, một hôm đói, bà Xiếu mẫu cho ăn một bữa cơm; về sau, Tín làm nên phú quí, trả ơn bà một nghìn vàng (Sử ký).
B. Điển lấy ở đâu ra? Các điển có thể ám chỉ đến các việc thực chép trong sử, truyện (thí dụ trên), hoặc đến các việc hoang đường kỳ dị chép ở các truyện cổ tích, thn tiên tiểu thuyết... Thí dụ:
Chữ “Xích thằng” hay “chỉ hồng” dùng để nói đến việc hôn nhân:
Dù khi lá thắm chỉ hồng (Truyện Kiều, câu 333).
Nàng rằng: “Hồng điệp xích thằng (Truyện Kiều, câu 459) do ở tích Vi Cố chép trong Tình sử.
Cách lấy chữ
Lấy chữ là mượn một vài chữ trong câu thơ và câu văn c đề đặt vào câu văn của mình, khiến cho người đọc phải nhớ đến câu thơ hoặc câu văn kia mới hiểu được cái ý mình muốn nói. Thí dụ (248) Trong Truyện Kiu, tác giả tả cái sắc đẹp cùa nàng Kiu, viết câu (câu 27):
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành”
Bốn chữ “nghiêng nước nghiêng thành” là lấy hai câu ca của Lý Diên Niên: “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc”. Nghĩa là: “Ngoảnh lại một cái làm nghiêng thành, ngoảnh lại một cái nữa làm nghiêng nước”.
Lại trong bài Văn tế trận vong tướng sĩ, nói đến cái chết của các tướng sĩ, có những câu:
Nắm lông hồng theo đạn lạc tên bay
Phong da ngựa mặc bèo trôi sóng vỗ
Mấy chữ “nắm lông hồng” là lấy câu của Tư Mã Thiên:
“Người ta ai cũng một lần phải chết, nhưng có cái chết nặng như núi Thái Sơn, có cái chết nhẹ như lông chim hồng” (249); còn mấy chừ “phong da ngựa” là lấy ở câu nói của : “Làm tài trai nên chết chốn biên thùy lấy ngựa bọc thây mà chôn mới là đáng trọng”.
Công dụng của sự dùng điển, lấy chữ
Sự dùng điển, lấy chữ có nhiều công dụng trong văn chương.
a). Dùng điển, lấy chữ khéo làm cho câu văn gọn gàng, ít ch mà nhiều ý. Tỉ như hai chữ “Xiếu mẫu” trong câu Truyện Kiều đã dẫn trên dùng để nói đến một bậc ân nhân đã có lòng cứu giúp kẻ cùng khn thì thật là gọn mà bao hàm được nhiều ý nghĩa.
b). Nhiều khi làm văn, nếu dùng lời nói thường mà diễn đạt ý tưởng thì lời văn nhạt nhẽo vô vị; bằng khéo dùng một điển gì hoặc một chữ gì khiến cho người đọc phải nhớ đến một sự tích xưa hoặc một câu văn cũ thì lời văn thành ra đậm đà lý thú. Như trong Truyện Kiều, Kim Trọng muốn nói ý mình vẫn ước ao được nghe tiếng đàn của nàng Kiều mà hạ câu (câu 464):
“Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ” để nhắc lại việc Chung Tử Kỳ, bạn tri âm của Bá Nha là một tay danh cầm đời Xuân Thu, khi nghe tiếng đàn của bạn mà biết được rằng trong trí bạn đương nghĩ đến nước hoặc núi, thì lời văn kín đáo và có ý vị biết chừng nào!
c). Làm văn có khi phải nói đến những việc khó nói, nếu dùng lời thường thì hoặc thô tục, hoặc sỗ sàng. Gặp những chỗ ấy mà khéo dùng điển, lấy chữ, thì tuy ý tứ vẫn được rõ ràng mà lời văn thành trang nhã. Như trong Truyện Kiều, khi nàng Kiều thấy Kim Trọng có ý lả lơi, nàng nói mấy lời này để cự tuyệt (câu 501 - 508) (250):
Thưa rằng: Đừng lấy làm chơi
Sẽ cho thưa hết mọi nhời đã nao!
Về chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng đâu dám ngăn rào chim xanh.
Đã cho vào bực b kinh,
Đạo tòng phu, lấy chữ Trinh làm đầu.
Ra tuồng trên Bộc, trong dâu,
Thì con người ấy ai cầu làm chi!”
Dùng chữ “yêu đào” để nói cái thân mình là một người con gái trẻ tuổi, chữ “chim xanh” để nói đến người tình nhân, chữ “bố kinh” để nói đến đạo làm vợ, “trên Bộc, trong dâu” đề nói đến thói dâm bôn thì thật là lời nói kín đáo nhã nhặn biết chừng nào!
d). Điển cố nhiều khi lại là chứng cớ trong văn chương nữa. Tục ngữ đã có câu: “Nói có sách, mách có chứng”. Lắm khi làm văn, cần phải dẫn lời nói hoặc sự tích xưa để chứng minh cái lý của mình. Dùng điển, lấy chữ cũng là một cách dẫn chứng, tuy không dẫn nguyên cả câu văn cổ hoặc kể rõ hẳn một việc cũ, nhưng cũng làm cho người đọc phải nhớ đến câu ấy, việc ấy mà thừa nhận cái ý tưởng của mình. Như khi Thúc Sinh muốn lấy nàng Kiều làm thiếp, nàng còn e nỗi vợ cả ghen mà nói:            
“Thế trong dù lớn hơn ngoài,
Trước hàm sư tử gửi người đằng la...
(Truyện Kiều, câu 1349- 1360) thì hai chữ “sư tử” nhắc đến hai câu thơ của Tô Đông Pha giễu một người bạn sv (Hốt văn Hà Đông sư tử (251) hống, Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên: Chợt thấy tử Ha Đông rống, tay rơi gậy chng, bụng rối beng), làm cho cái ý của nàng muôn nói mạnh lên nhiều.
Kết luận.Tóm lại mà nói sự dùng điển c có công dụng lớn trong văn chương. Tuy vậy, cách dùng điển cố nên cho vừa phải, không nên lạm dụng quá mà làm cho lời văn vì thế thành ra ti nghĩa; phải cho đích đáng, nghĩa là lời xưa hoặc việc xưa mình ly làm điển cố phải hợp với ý mình muôn nói phải cho tự nhiên, không nên câu nệ cầu kỳ quá; lại phải cho thích hợp với lời văn, giọng văn, vì có chỗ dùng chữ thường lại hay hơn dùng điển c, phải cho mới mẻ, biến hóa, không nên dùng nhiều những chữ sáo. Lại một điều nữa là trong nền văn cũ của ta, không những văn chữ Hán mà cả đến văn nôm, các cụ thường lấy điển và chữ các thơ, văn, sử, truyện Tàu, mà ít khi lấy các sử sách và tục ngữ, ca dao của ta, để cho người đọc vừa d hiu vừa nhớ đến lịch sử văn chương của nước ta: đó cũng là một khuyết điểm đáng tiếc vậy./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét