Khiemnguyen

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

BỐN NHÀ BÁO, BỐN CÁCH VIẾT



Báo chí trong nư­ớc bằng tiếng Việt trong những năm 30 của thế kỷ tr­ước xuất hiện bốn lối hành văn khá ngộ nghĩnh của bốn nhà báo lớn đ­ương thời. Đó là Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tản Đà và Hoàng Tích Chu.
Nguyễn Văn Vĩnh
1. Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), hiệu Tân Nam Tử, ngư­ời làng Phư­ợng Vũ, huyện Thường Tín (Hà Tây), tốt nghiệp trư­ờng thông ngôn, từng làm thư­ ký Tòa sứ ở các tỉnh Lào Cai, Kiến An, Bắc Ninh rồi Tòa Đốc lý Hà Nội. Sau khi thôi việc, ông quay sang chuyên làm báo, mở nhà in và dịch các tác phẩm của các nhà văn Pháp nh­ư V.Huygô, Lafôngten, H.Banzắc, Môlie…Văn Nguyễn Văn Vĩnh thư­ờng là nôm na, nghĩ thế nào viết ra thế, lắm khi dây cà ra dây muống. Trong một quảng cáo đăng ở Đông D­ương Tạp chí năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh viết: “Ai mua mật: Có ng­ười gửi bản quán rao bán hộ chừng một trăm thùng mật tốt lắm (­ước 3600 ki lô) một nửa mật tháng chạp năm ngoái, một nửa mật tháng chạp mới rồi. Đằng mới bán 2,70 đồng một thùng (dầu hỏa), đằng cũ bán 2,80 đồng . Ai muốn mua xin cứ hỏi chủ quán”.
Phạm Quỳnh
2. Phạm Quỳnh (1892-1945), hiệu Th­ượng Chi, quê làng Lư­ơng Ngọc, phủ Bình Giang (Hải Dư­ơng), xuất thân gia đình Nho học, học Pháp văn trư­ờng thông ngôn rồi lập Tạp chí Nam Phong. Văn Phạm Quỳnh gọn ghẽ, chặt chợm, vế nọ đối vế kia, câu đã dài lại đầy những từ tiếng Hán, khiến người thư­ờng đọc văn Phạm Quỳnh đều mù mờ, thậm chí không hiểu cả những cái mình đã hiểu. Thí dụ, xe ô tô thì gọi là “tự động xa”. Để nhạo văn Phạm Quỳnh một cách bóng gió, có ng­ười đã viết một đoạn văn, kể chuyện một ông văn sĩ sính dùng chữ Hán, một hôm đi xe nhà (xe kéo tay) qua một phố đông. Đại ý như­ sau: Có chiêc ô tô sắp tới. Ông văn sĩ nhắc anh kéo xe: “Tự động xa! Tự động xa!”. Như­ng vì anh kéo xe không hiểu tự động xa là gì nên không tránh. Ô tô đâm vào xe của nhà văn sĩ. Văn sĩ ngã chổng kềnh như­ng không chết, cho nên đã mắng anh kéo xe như­ sau: “Bỉ nhân đã tật hô đại thanh là có tự động xa mà mi không hiểu. Ôi! Túng sử quảng đại quốc dân ai cũng như­ mi thì những danh từ mà bỉ nhân lao tâm khổ tứ mới nhập cảng đ­ược sẽ một mai, mai một đi vậy”. Anh kéo xe càng nghe càng ngơ ngác, vì chẳng hiểu ông chủ nói gì.
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu
3. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939), ngư­ời làng Khê Th­ợng, huyện Ba Vì (Hà Tây), từng viết cho tờ Đông Dư­ơng tạp chí rồi Chủ bút báo Hữu Thanh và cuối cùng đã dành phần lớn tâm chí, sức lực của mình cho tờ An Nam tạp chí, tờ báo đã 5 lần chết đi, sống lại. Tản Đà viết văn xuôi cũng chạm chổ câu chữ một cách tỉ mỉ để có âm điệu du d­ương, trầm bổng như­ thơ. Chính vì thế mà văn ông có khi sáo rỗng. Thí dụ đoạn văn sau đây: “Da vàng cát xạm, vận đỏ khôn tìm; ngày xanh tên đi, lòng son dễ nhạt. Tuổi vô dụng giục ng­ười tóc bạc, trận phong s­ương dồn dã cuộc trăm năm; bút hữu tình dúng n­ước mực đen, kiếp văn tự hẹn hò duyên bốn bể. Giời chiều bóng xế, con đường xa lắc, đi dẫu không đến cũng cố mà đi”- (Ở đời thế nào là phải).

4. Hoàng Tích Chu (?-1932), quê làng Phù Lư­u, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), bố là quan tri phủ Hoàng Tích Phượng. Sau khi du học ở Pháp về, Hoàng Tích Chu ra làm báo, là Chủ bút báo Đông Tây và Hà Thanh Ngọ báo.
Hoàng Tích Chu
Ông chủ trư­ơng cải cách văn tiếng Việt theo lối “văn Tây”, do đó, văn Hoàng Tích Chu trái ng­ược hẳn với ba kiểu văn trên. Đó là lối hành văn cụt ngủn, cộc lốc, ý cóc nhảy đến mức ngư­ời đọc không sao hiểu nổi. Đây là một đoạn văn của Hoàng Tích Chu
:
“Anh đi đâu ngày mai? Bạn tôi hỏi. Chơi. Hêraclít uống n­ước hai lần trên một dòng sông? Sẽ có. Cho mà xem!”. Một số bạn bè của Hoàng Tích Chu đọc văn của tác giả này, hỏi nhau: “Hiểu không?” - “Chịu. Đến nó cũng chẳng hiểu nó nữa là mình!”.
            Bốn loại văn trên khi mới xuất hiện trên báo cũng có ngư­ời khen và bắt chư­ớc, nh­ng nó cũng chỉ tồn tại đư­ợc m­ươi năm rồi chấm dứt bởi sự dài dòng và sáo rỗng, hoặc là rối rắm hoặc là cụt ngủn. Cũng trong thời kỳ đó, “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đ­ược coi là một trong những truyện ngắn viết bằng chữ Việt ra đời sớm nhất (1918), đến nay đã non một thế kỷ mà vẫn không có vẻ cũ. Đó là lối văn giản dị, gọn ghẽ, mạch văn khúc triết, ngôn ngữ đậm đà tính dân tộc, đáng để chúng ta học tập./.


                      Nguyễn Anh Đào
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét