Khiemnguyen

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Nghĩa vụ nhà làm báo




NGHĨA VỤ NHÀ LÀM BÁO

Các ông phải tự coi nh là nhà giáo dục. Giáo dục cho ai? Giáo dục cho khắp mọi người. Giáo dục cho cái luận trong nước nhờ các ông mà biết đường lối nên theo, biết công việc nên làm, biết cái tư tưởng nên nghiền ngẫm suy xét…
Cái trách nhiệm của các ông là phải điu hòa được mọi người, công cáo cho dư luận trong nước biết những vấn đề nên biết, những việc có th sảy ra sau này mà cần phải liệu trước, những sự biến cách tất có ngày sinh ra trong cuộc sinh hoạt. Nền xã hội một dân như dân xứ này, sống ở thời đại cả nhân loại đều biến động không th đứng im mãi như xưa được...
Một tờ báo! Một ngọn bút! Còn cái nguyên động lực nào mạnh bằng!
(Nhời diễn thuyết ca quan Toàn quyền Albert Sarraut).
Bài diễn thuyết ca quan Toàn quyền Xa lộ đại nhân  hội các báo quán Nam K ngày tháng mười trước, thực là cái khuôn vàng thước ngọc cho các nhà làm báo trong xứ này. K trước bn báo đã dịch toàn văn trong mục Thời đàm[1], định đến kỳ này gii kỹ những ý kiến hay, tư tưởng cao ca quan Toàn quyn, mà nhân bàn rộng đến cái nghĩa vụ nhà làm báo nước Nam ta ngày nay.
Quan Toàn quyn ngài binh sinh là một tay làm báo có tiếng bên quí    quc, nên ngài vn có cm tình riêng vi các nhà báo. Ngài yêu mến ngh báo vô cùng, yêu đến mê, đến sùng, coi là một ngh tuyệt phm đời. Sut bài diễn thuyết ca ngài tức là một bài ca ngợi khen công đc ngh làm báo. Vậy thì ngh báo có cái nghĩa thâm trm, cái thú cao thượng thế nào mà cảm đưc một bậc đại trí như thế?
Cái thú cao thượng, cái nghĩa thâm trầm ấy, ngài đã gii ra trong mấy nhi hùng hn như sau nấy. Ngài nói:
Một tờ báo! một ngọn bút! Còn cái nguyên động lực nào mạnh bằng! Người ta đời như đứng trong cái xưởng sinh hoạt nhn, nhân loại đương có công cùng sức mà tiến lên cõi Công lý là cái nơi ai ai cũng nhiệt  tâm mong mi cho tới đến được, như thế mà mình được đem dùng cái nguyên động lực kia đ giúp cho cái lòng hi vọng này, thi trần gian còn sự khoái lạc nào bằng. Trong khi nhân loại tiến lên như thế đ cu ly sự thực sự hay, thì những tư tưởng này, chủ nghĩa kia khơi lên bời bời, tranh nhau kịch liệt, mình đứng giữa mà biu dương ra cái lý tưởng nào là cái lý tưởng chân chinh, cái lý tưởng khá sáng tạo được những sự nghiệp hay, đem phô bày ra cho mọi người biết, đem ban bố trong công chúng, ly mà kích thích tinh thn người ta, chiếu diệu tâm trí người ta, tự coi mình như ngưi lính thi kèn đ truyn sự thực, báo tin lành, t coi minh như người quân tiên phong tay cầm đuc đ chiếu sáng vào trong đám người u âm su khổ, để soi đường cho cái Công lý nó sp đến; còn cái nhiệm vụ nào đẹp bng, còn cái phm giá nào cao bng, mà đáng cho một đời người nên tận tụy vì đây! Không những thế, trong cái công việc hằng ngày, trong sự chiến đu hằng gi, đề bênh cho cái lợi quyn người ta phạm hại, giữ cho cái tự do người ta giày xéo, biểu cái công đức người ta không biết đến, cáo nhng sự tệ lạm ca k gian phm, thiên hạ đu s hãi không ai m nói, mà một mình mình nói to lên cho ai ai cũng biết, mình là cái nhi ngôn luận tự do, mình là cái lương tâm không chịu khut nhục, đi với cái cưng quyn nó áp chế ngưi ta, đbênh vực cho kẻ công chúng, cho kè nghèo hèn, cho k bị áp ức khn kh, tựa hồ như mình là người võ sĩ ca cái Công lý, nghiễm nhiên là một cái quyền  thế đồi với cái quyn thế của kẻ có quyền, còn cái thiên chức nào hay bằng, qung đại bằng, tôi thử hỏi một đời người còn cái mục đích nào cao thượng bằng cái mục đích ấy nữa không?”.
 
Quan Toàn quyn đã cực tả cái thiên chc ca nhà làm bảo như thế thực là hết nhời hết ý, không còn th nào nói thêm cho bằng đưc nữa. C mày nhời y mà suy thì biết ngh bảo trọng là dường nào, mà cái thế  lực ca nhà báo mạnh biết bao nhiêu! Thế lực y đ chuyn dịch được lòng người, thay đi được cục diện, rèn đúc un nn được cái vật vô hinh vô trạng gọi là cái Dư luận vậy.
Bi đâu mà nhà báo có cái thế lực như thế? Bởi nhà báo vừa biểu được mà lại vừa gây nên mi luận trong một nước. Ai nói đến báo là nói đến dư luận, ai hi đến dư luận là tìm đến báo, báo với dư luận, dư luận với báo hai cái là ln lót, là hình nh cho nhau, hai cái là tinh thn hình thức của nhau vậy. Vậy thì dư luận là cái gi? Ly nhời gin dị mà gii thì dư luận là ý kiến chung của nhiu người, là cái tư tưng của công chúng. C ly ý kiên riêng của mỗi người thì dù hay dù phi đến đâu, cái hiệu lực cũng là có hạn mà thôi; họp ý kiến của nhiu người thì dù sai dù nhm đến đâu cái hiệu lực cũng có thể tăng đến vô cùng vậy. Chúng bao gi vẫn có thế mạnh, dù khi cuồng dại cũng là mạnh hơn cá nhân”. Bởi thế nên từ xưa đến nay các bậc đế vương mưu việc trị bình trong thiên hạ đều vụ ly được lòng dân làm ct nhất; được lòng dân tức là thu được cái thế mạnh ca công chúng. Xưa gọi lòng dân, tức nay gọi là luận”, ch khác xưa người dân còn thun phác, bng c cái đức hóa ca các bậc đế vương, ch biết đem tm lòng tin mà qui phục; nay dân trí đã mmang, biết ly ssuy nghĩ mà bàn xét những nhẽ phi chăng, điều lợi hại trong nhân đoàn. Nhưng dù là dân tâm, dù là “dư luận, tên có khác mà sự thực cũng là một, đu là chỉ cái sức mạnh vô hình của phn nhiu người trong một nước. Cái sức mạnh y xưa thuộc về tiêu cực, mà nay bởi nhẽ tiến hóa dn dn chuyn ra tích cực. n thuộc v tiêu cc thì phi tùy một bọn s ít có quyền ch trương đc trách, đã chuyn ra tích cực thì tất có tư cách suy xét mọi việc mà giám đồc được c cái phn s ít kia.
Bởi thế nên trong thời đại này cái thế lực ca dư luận đã bành trướng ra vô cùng, khiến cho có người đã gi là cái thời đại riêng của dư luận. Lắm nước như nưc Pháp nước Anh, dư luận thực là gi quyn chúa t trong nước, chi phi c mọi việc thuộc v chính trị, xã hội...
Nhưng cái sức mạnh như thế mà đ phó mặc cho một mình, không đoàn luyện, không t chc, không đặt cho có phương trâm, có định  hướng, thì chng qua cũng là cái sức hỗn độn, vô tri vô giác, thế sao mà giúp được cho cái trị thut trong nhân qun? Không những không giúp được mà có khi lại sinh ra nhưng s biến loạn, hại đến cuộc trị bình. Cái công đoàn luyện, t chc, đặt phương, định hướng cho dư luận y là thuộc v ai?
Tức là công ca các nhà báo vậy.
Ly cái sức ca dư luận mà rèn đúc cho dư luận, khiến cho không tản mạn đi mt mà thành một khi bền chặt, giúp được cho cuộc sinh  hoạt chung ca một dân một nước, đó là cái nhiệm vụ ti cao ca các nhà làm báo. Báo bởi dư luận mà thành ra, mi có sức biến hóa được dư luận: cho hay dư luận cũng như chơi kim cương, ch có mình mới giũa được mình vậy.
Nhthế thì báo vừa biu được luận mà lại vừa gây nên dư luận, cái thế lực trong một dân một nước lại chng to tát lắm sự? Bởi thế nên quan Toàn quyn nói ngọn bút t báo là hai cái nguyên động lực rt mạnh, khá ly mà biến hóa được các dân qun xã hội, không phải là nói quá vậy. Bởi thê nên ngài ly những nhi hùng tráng mà t cái khoái lạc tuyệt trn của con nhà làm báo trong những lúc đua tranh gắng gỏi, khi v vang, khi su kh, không phi là vẽ cho ta mơ màng một cái cnh bng tiên không thực vậy.
Cnh y qu có thực, nhưng ch riêng đ cho những người nhiệt thành v nghề báo, coi nghề báo là một thiên chức rt cao, mà tận tâm tận lực làm cho trọn cái thiên chức y.
y nghề báo có cái nghĩa cao, cái thú lạ, cái sức mạnh như thế. Vậy nên dùng thế nào cho phi đường, cho được thực ích lợi? Như xét riêng v nước ta thi nhà làm báo nước Nam ngày nay phi làm thế nào cho xứng đáng cái nghĩa vụ ca minh?
Quan Toàn quyn khuyên các nhà báo nên tự nhiệm cải trách giáo dục cho dư luận trong nước. Như trên kia đã nói cái thế lực cùa dư luận mạnh là dường nào, thì đủ biết công giáo dục y không phằi là không quan trọng. Nhưng nước ta xưa nay chưa từng có dư luận bao gi hoặc là cái dư luận chưa thành hình. Vậy ta phi gây lấy một nn dư luận trước đã. Việc đó không phi là việc dễ. Dân ta đương vào bui d dang, mới cũ giao nhau, khó lòng mà biết được cái ý kiến chung ca quc dân thế nào. Phàm những vn đề quan trọng ngày nay, thuộc v chính tr, giáo dục, kinh tế, xã hội, mi người xét ra một cách, mỗi người hiểu ra một đường, mà phn nhiều người thì hãy còn mang nhiên chưa gii đu đuôi ra làm sao. y là nói bọn thượng lưu trí lhức, không k nhng bậc trung lưu hạ lưu, cái trình độ lại còn kém nữa. Như thế mà mun hội ý kiến ca phần nhiều người đ gây thành một mi dư luận chung có thế lực trong nước, có th nh hưng đến các công việc nhớn đề khuynh hướng về một đường nào, thì thực là khó thay.
Tuy vậy nếu biết thi thố cho phi đường, cũng có thể thành được. Ct nht là nhà báo phi lập một cái chương trình phân minh, một cái ch nghĩa nht định, ri cứ thi hành cái công giáo dục theo một chương trình, một ch nghĩa y. Đương bui quc dân còn phân vân chưa biết theo đường nào là phi, ta nên suy xét trước sau mà quyết định ly một cái đường li chính đáng, cứ thế mà đi, không hề thay đi. Phàm lập ngôn khởi luận cũng c theo một đường y, khiến cho quc dân hằng phi chú ý vào đây, rồi tt có ngày khuynh hướng mà theo vào với ta. Như thế dn dn gây lên một cái t trào, trước nh sau nhớn, gm c những người cùng một ý kiến, cùng một tư tưởng như mình, tức là nhóm thành một nền dư luận về sau vậy. Đến khi cái dư luận y đã đ có thế lực thì by gi mới có th mong nh hưng đến cuộc sinh hoạt trong nước, mà giúp cho thực hành được những sự nghiệp hay.
Nhưng hiện nay dư luận chưa thành, trách nhiệm ca nhà làm báo lại càng trọng lắm nữa. Buổi này mới là bui nên hết sức thi hành cái công giáo dục như quan Toàn quyn đã khuyên bọn ta trong bài diễn  thuyết.
Dân An Nam ngày nay thực là đương gp một cái cnh ngộ đặc biệt. Vn là một dân c, từ xưa vẫn có một nn văn minh học thuật riêng, dù sinh trưởng phát đạt trong một cuộc lịch s my nghìn năm ; hốt nhiên phi ra đối đãi với một thế giới mới, xưa nay chưa từng biết bao gi, thành ra mang nhiên không hiu một tí gì, nht thiết phải học c, như người học trò mới vào trường. May nhờ có nhà nước Đại Pháp sang bo hộ, đã phá đường m li cho lúc ban đu, nên nay đã ràng rng biết một đôi chút. Nhưng chng qua cũng mới có một phn ít người là được hưởng cái công giáo hóa ca Nhà nước mà thôi. Còn phn nhiu người trong quôc dân, trinh độ hãy còn kém lm, chưa hiểu được chính sách của Nhà nước, chưa biết những việc ích lợi nhà nưc trù tính mưu toan cho xứ ta. Vậy thì cái nhiệm vụ tối thiết của các nhà báo là phải làm người đứng giữa mà giãi bày ban bố những mưu hay chước phải ca Nhà nước cho phn nhiu người y được biết, cùng thay mặt quc dân mà trinh bày cho Nhà nưc rõ cái chân tình trong nước và những điu snguyện của người dân. Nếu các nhà báo biết khéo điu hòa trên dưới mà làm trọn được cái nhiệm vụ y thì cái công giúp cho việc chính trị không phi là nhỏ vậy.
Các nhà báo không những là có th giúp cho việc chính trị ngay bây giờ, mà lại còn có th mđường cho việc chính trị v sau nữa. Bởi sao vậy? Quan Toàn quyn đã nói dân ta là một dân đương biến ci, mi ngày tt mỗi khác, mi ngày tt xut hiện ra những vn đ mi cn phải giải quyết cho xuôi. Nhưng nếu đợi cho đến khi những vn đề y đã xut hiện ra ri mới tìm đường gii quyết thì kịp sao được? Đã hay rằng cái trách nhiệm ca các nhà chính trị là phải dự liệu trước mọi việc, nhưng các nhà báo được trực tiếp với luận phi dọn đường mở lối sn thì nhà chính trị thi thố mới được ích lợi. Như thế thì cái công của các nhà báo đi với sự tương lai lại chng to tát lm ?
Nước Nam ta sau này hay hay d các nhà báo cúng có một phn vào đây. Nếu ta biết khéo dùng cái nguyên động lực rt mạnh là tờ báo ngọn bút kia, như nhời quan Toàn quyền nói, mà gây thành được một cái dư  luận sáng sut khôn ngoan, thông hiu tình thế, giúp được cho cái công chính trị giáo dục ca Nhà nưc, thì ta mới trọn nghĩa vụ đi với chính ph, đi với quc dân, và xứng đáng cái thiên chức nhà làm báo vậy./.

Thượng Chi




[1] Xem Nam Phong, s 5, trang 340 - 346.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét