Khiemnguyen

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

LỐI VĂN PHÊ BÌNH NHƠN VẬT – ÔNG NGUYỄN KHẮC HIẾU



(Đăng trên Phụ nữ Tân văn – số 95, ngày 13/8/1931)

Cũng như ông Phan Khôi, ông Nguyn Khắc Hiếu ở về phái nhà nho. Mà đây là nhà nho đặc, nhà nhà thuần túy, nhà nho sùng ông Khng, tôn ông Khổng, nhà nho không hay xài đến  “luận lý học”, cũng ít nói đến  “mâu thuần thuyết” như ông Phan. Ngoài ra, Tn Đà tiên sanh lại ngông hơn ai hết. Đời đục, tiên sanh trong; đời tối, tiên sanh sáng; đời quay cuồng trong nhơn dục tư li, tiên sinh thế giới tinh thần. 
Cái đặc sắc trong người tiên sanh là cái  “tình”, cái tình nặng, cái tình sâu, cái tình mộng o, cái tình nên thơ, cái tình cùng với non nưc cỏ cây mà dung hòa họa vận, cái tình cùng với thể đạo nhơn tâm mà nên dọng chua cay.
Tản Đà tiên sanh là một nhà thi sĩ vậy. Ông đã khí tiết thanh cao, lại có cái tâm hồn lãng mạn; đã có cái tánh tình đa cm lại có cái viết nên thơ. Lamartine người ta đã từng gọi “thơ sống”, thì ông Tản Đà nay cũng có th gọi là  người thơ”. Duy khác, là Lamartine đã từng phải ngây ngất trong cõi tình trưng, triền miên trong vòng thương nhớ, mà mi ny ra cái dọng bi thiết tiêu tao. Mà ông Tn Đà ch dan diếu với người trong mộng, bắt tình với kẻ đâu đâu, rồi cũng thương, cũng nhớ, cũng biệt, cũng ly, cũng ny lên những áng văn đm đà tình t, khiến cho độc giả phải yêu ông, phải mến ông, vui  cái đi mộng o của ông, mà cùng ông khăng  khít biết bao tình! Đời ông cứ thế, ai bảo là không có ích cho người đời?
Đã đành, đi không phải là mộng, mà người đời cũng còn nhiều công việc phải làm. Nhưng thế giới cạnh tranh, nhơn loại tiến hóa, mà cái  “cõi lòng của nhơn sanh nó vẫn ch thế thôi. Trong cõi lòng đó, từ thượng c đến nay, những sự bi thương oán cảm, những điều khoái lạc an vui, không bao giờ là không có mà cũng không hao giờ là không sanh. Thương ai mà ngậm ngùi? Nhớ ai mà thơ thn? Mất ai mà đau lòng? Cùng vui sưng? Ta không có văn tài mà tả din được ra thì nhà thi sĩ chính là đã giúp ta mà cho ta coi được tới cái cõi lòng của ta vậy.
Trong cái đi quay cung vật chất này, đã có ngưi cùng ta họa cái bản đờn của  trái tim mà cùng làm bạn vi ta   trong thế giới tinh  thần, há chẳng khiến cho đời ta đưọc êm đềm cao thượng lên ru? Cái công ơn của Tản Đà tiên sanh đốì với đời là thế.
Vậy mà ông chẳng thèm nhận chân lấy cái địa vị đặc biệt của ông trong văn giới nước nhà. Con đưòng mà tạo hóa đã vạch sn cho ông, ông không chịu đi, lại ch định tự vạch lấy con đường nó đưa ông đến chỗ thất bại mà thôi.
Thiệt vậy. Từ đãu, ông ch nuôi có cái hi vọng làm một nhà “văn học kiêm triết học mà rồi nay ông bôn tu theo nghề làm báo, mai ông vận động ra tạp chí “Annam. Ông lầm đường rồi, ông ơi! Ông mà chạy theo văn học, thì cái thi cm của ông nó tất phải lên mây[1]. nếu ông cứ mài miệt triết học thì cái đi của ông nó cũng là hết mộng.
Cái kiến thc, ở một nhà văn học, phi cần cho qung bác; một nhà triết học, phải cần cho tinh vi; ở một nhà ngôn luận, phải cn cho thiết thực; một nhà trước tác phải cần cho phân minh. Mà muốn cầu lấy một cái kiến thức quảng bác, tinh vi, phân minh, thiết thực ở một nhà thi sĩ thì một là không th có đưọc, hai là cái bỗn ngã (le moi) của nhà thi sĩ phải mất đi đế thay một cái bn ngã khác vào.
Đối với những bực học gi, ngôn luận chân chánh trong nước, không biết ông có ngày theo kịp không, mà riêng đối với ông, ông đã tự giết một nhà thi sĩ thân yêu của quốc dân vậy.
“Annam tạp chí nay là của ông Nguyễn Khắc Hiếu nào, chớ có phi là của ông Nguyễn Khắc Hiếu, tác gi những quyn “Giấc mộng con, quyn “Tản Đà tùng văn”, quyn “Khi tình con” nữa đâu?
Nhà thi sĩ đã chết rồi. Nhà ngôn luận ta chưa thấy.
Những bài xã thuyết, lun thuyết, cho đến những bài khảo cứu, hài văn ở trong  “cái cơ quan tiến th của quốc dân ấy, tôi không thấy nó đưọc mới mẻ như của ông Phạm Quỳnh, thâm thúy như của ông Phan Khôi, hoặc giắn giỏi như của cụ Nguyễn Bá Học, hoặc có duyên như Hi đình Nguyn Văn Tôi. Mà những bài thơ, bài văn, như hát, như đờn, như mơ  màng trong cõi mộng, như dọng nói của trái tim, nay tìm đâu cho thấy!
Mà phải. Đã chủ trương một cơ quan ngôn luận, lý ưng phải có cái dọng văn dạy đi. Song nếu cái nghề dạy đời nó không phải là cái sở trường của ông, thì sao ông không lại  “ru đời” là cái việc của tạo hóa đã trao cho ông mà chúng tôi cũng trông mong ở ông vậy?
Nhà thi sĩ thân yêu của quốc dân biết ngày nào lại trở lại với chúng tôi?
Nếu thiệt ông không phụ tình chúng tôi, thì trong thi học s sau này của nước nhà, hẳn ông cũng chiếm đưc một cái địa vị vẻ vang vậy./.

Thiếu Sơn



[1] Nếu nói như tác gi đy, thì sự làm thi chẳng ngoài cái phạm vi văn  học hay sao? Tôi tưng không có l thế. Văn học là một cái danh từ có dung tích, nó bao gồm cả tn văn, thi ca, tiu thuỵết, kịch bn vào trong nó. Vậy thì một người nếu có chí về văn hc, chưa t là có hại cho s làm thi ca mình, bởi vì trong khí đó, người ấy cũng không bỏ nghề thi vậy. Phải chi tác gi nói người ấy chuyên tâm theo tản văn, tiu thuyết, kịch bổn, nên có hại đến nghề làm thi ca mình, thì nghe xuôi nghĩa hơn.
Lại trong câu nầy, chữ  “lên mây hình như có kỳ nghĩa (sens équivoque). Cứ theo ý trong câu t  “lên mây là cái thi cảm tiêu diệt đi, bay lên theo mây khói; nhưng sau chữ  “thi cảm mà hạ chữ  lên mây, ngưi ta há không có th hiu là cái thi cảm cao siêu, lên đến tận trên mây xanh sao? Đó là tác giã muốn dùng chữ cho bóng by, nhưng vì đó tr kém sự rõ đi. Theo ý tôi thì trước phải cầu cho rõ rồi sau mới đến bóng bảy. Lời phụ chú y là tôi bàn riêng vi tác giả - cũng với độc giả - về phương diện làm văn chút đnh mà chơi; ch kng xâm phạm một mảy nào trong sự phê bình ông Nguỵn Khắc Hiếu hết. - P.K. (có thể là của Phan Khôi? – NBK)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét