Khiemnguyen

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

NHÂN VẬT – ÔNG NGUYỄN KHẮC HIẾU



(Đăng trên Phụ nữ Tân văn – số 217, ngày 21/9/1933)

Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu là một người hay cười hơn là khóc. Trong làng thơ của x này, cái lạc quan chủ nghĩa của người cựu chủ nhiệm Annam Tạp chí phản đối hẳn mối yếm thế của hầu hết thi hào.
Cái cười ca tác giả quyn “Còn chơi là cái cười của người chiến sĩ binh vực lợi quyền của nhơn dân lao kh, hay là cái cười của ngưi chỉ biết còn sống thì còn chơi? Lạc quan chủ nghĩa của người vì số đông loài người mà reo cười trong khi đau kh vn khác với quan niệm “Còn chơi của ông Tản Đà!
Tiên sanh nầy không những là chỉ  “chơi vi câu thơ lời hát êm như ru mà thôi; lại còn cđộng cho Khng giáo trong bui mà cái học nầy không còn thích hạp với sự sanh tồn nữa.
Vào đời các báo chí ca tụng mỗi ngày tài vượt b và ci phi thoàn (phi thuyền – NBK) của đàn bà trong năm chảu, ông Nguyễn Khắc Hiếu muốn duy trì đàn bà Annam trong vòng  “tam tùng với “tứ đức. Giữa lúc thiên hạ phải đem tâm tư nghị lực đ cả vào những vấn đề khó khăn của thời đại, thi sỉ Tản Đà thác ra lời đàn bà đ  “tình tự, hay là chơi với cái văn chương không thiết thực.
Đại biu cho nhà nho thủ cựu, ông Tản Đà nhờ biệt tài mà làm cho một số thanh niên còn mê lời thơ câu văn tình cm.
Ly kỳ thay! cùng là trong bọn bảo thủ, mà tiên sanh nầy bị người chủ bút Nam Phong phê bình nghiêm khắc quyn Giấc mộng con, là một th văn lãng mạn có tiếng nhất của Tản Đà.
Cùng là đứng trong phạm vi nho giáo cả, mà ông Hiếu lớn tiếng hét to trong Annam Tạp chí về  “cái nạn “Phan Khôi lưu hành trong Nam kỳ!
Trong vòng nho giáo, tiên sanh họ Nguyễn đứng về phía hữu, mà họ Phan đứng về phía t. Ông Tản Đà còn giữ địa vị thi sĩ trong bao nhiêu ngày, tháng na?
Cái trào lưu mới trong thi giới và văn giới đã đánh thức một số đông người xưa kia chỉ yên trong giấc ngũ thôi miên của Chinh phụ ngâm và Thúy Kiu.
Cái không khí đầy hơi độc của văn chương tình cm là cái không khí lợi cho sự sanh tồn của thơ văn Tản Đà. Cái không khí y đã bt đầu tan, đã sắp phải tiêu, thì “nhà triết học kiêm văn học Việt Nam của quyn “Giấc mộng con nhượng bộ mà đ rộng chỗ cho người tân học. Rồi đây cái văn chương thiên về thiệt trạng của xã hội, din tã nỗi khổ thống và l phấn đấu của thời đại này s che lấp văn còn chơi.
y là điềm tiến hóa, y là l biến cách tất nhiên phải xảy ra.

Bích Vân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét