Khiemnguyen

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Thuê nhà và cho thuê nhà!



Cảo thơm lần giở... có những bài báo viết ra từ gần 100 năm trước, đọc lại vẫn thấy những giá trị của ngày hôm nay, xin post toàn văn cho các bạn cùng đọc.

Đời kinh tế mấy nhời ngỏ cùng các bạn không có nhà đi ở thuê

Từ khi nước Nam ta phải tỉnh giấc ngủ để ra giao thiệp với đời, thì chúng ta đã được mục kích nhiều sự thay đổi lắm. Dân nhà quê ta khi xưa chỉ biết cặm cụi làm ăn ở chốn thôn quê suốt đời chịu lụy và yên phận cơ hàn, vì ai cũng có một phần đất trong làng để an cơ lạc nghiệp. Một dân tộc chỉ biết quen yên nhàn như vậy thì không sao đ sức sinh tồn trong thời buổi... nay được.
Nhưng may sao, những sự thay đổi hiện thời đã tỏ cho ta biết dân Việt Nam cũng đủ sức ra chen vai trên trường kinh tế, số dân quê, vì không có... phải ra kiếm ăn nơi thành thị ngày một nhiều.
Nhờ được cơ hội đó nên các nơi đô hội mới chóng mở mang, công nghệ mới chóng phát đạt. Nhưng có một điều ta nên chú ý là số dân quê ra ở tỉnh càng đông thì nạn thiếu chỗ ở lại càng khó giải quyết. Một phần đông số dân làm việc tại các nơi tỉnh thành là ở nhà quê ra, nên không mấy người đã có nhà sẵn ở ngoài tỉnh. Vậy chỉ có một kế là đi ở nhờ nhà bà con, hoặc đi ở thuê.
Nhưng chẳng may, giá nhà thuê càng ngày càng thấy tăng mãi. Các chủ nhà thấy rằng số dân “không có nhà đi ở thuê” mỗi ngày mỗi nhiều nên tìm hết cách để bóp nặn. Ch này không phải chúng tôi có ý nói: tất cả các ông có nhà cho thuê đều là những phường ác nghiệt. Chúng tôi xin nhận rằng cũng có một ít ông có lương tâm, không nỡ khoét bà con một cách quá độ, nhưng tại đa số thì sao? Cái đó không cần phải nói, vì các bạn “không có nhà đi ở thuê” đều đã biết cả.
sao chúng ta phải yêu cầu cho những ông có nhà cho thuê nên giữ lấy một cái giá phải chăng không nên tăng lên gấp quá? Vì cái số lương của cánh đi làm bao giờ cũng tăng một cách rất chậm mà có khi lại đứng nguyên! Cũng vì lẽ đó nên tại các nước văn minh, vẫn có những luật lệ nghiêm khắc bắt các chủ nhà không được tự do đẩy giá thuê nhà một cách không có giới hạn. Không được bỗng dưng tăng giá nhà để lấy c đuổi người chủ trọ cũ; không được bắt đền những đồ lề mà những người ở thuê lỡ ra làm hỏng v.v... Còn ở xứ ta thì sao?
Pháp luật sẵn có, nhưng chỉ lỗi ở mấy ông chủ nhà không chịu theo cả đấy thôi. Vậy nay chúng ta cũng nên yêu cầu chính chủ bênh vực cho mình khỏi phải chịu cái lối bóp nặn của mấy anh chủ nhà tham lam kia.
Một cái gác nhỏ chỉ đáng 5 đồng một tháng mà mình vẫn phải trả mỗi tháng tới 10 đồng với 15 đồng. Rồi đây giá ấy lại tuần tự tăng nữa thì nhiều người sẽ không xoay đâu tiền để trả cho chủ nhà một cách sòng phẳng được.
Vậy nếu ta muốn cho sau này không xảy ra những chuyện rắc rối làm thiệt hại cho cả người ở thuê lẫn người cho thuê, thì nên tìm cách điều đình cho các chủ thuê giữ nguyên lấy cái giá đương thi hành ngày nay. Như thế là họ cũng đã được nhiều lắm rồi,
Nhưng muốn cho những lời yêu cầu của ta được có công hiệu hơn thì ta nên có một hội ái hữu các người thuê nhà, tính cách rất ôn hoà và mục đích chỉ là để điều đình cho hai bên (người cho thuê và người ở thuê) được hoà thuận với nhau mà thôi. Hiện nay có nhiều người ở thuê hay bị chủ nhà ức hiếp mà cũng không dám chống cãi vì sợ phải đuổi mỗi khi mất chỗ ở thì thường thường phải bơ vơ lâu ngày rồi mới tìm được một chỗ ở khác. Những người còn mắc v con mà phải thay đổi chỗ ở luôn thì thật là rất phiền. Tình cảnh những người không có nhà đi ở thuê lắm lúc cũng cực thật!
Nếu nay những người này có được một hội ái hữu để tương trợ lẫn nhau, thì cũng là một điều rất hay và không có gì đáng cho ta phải nghi ngờ cả. Khi hội thấy ông chủ nhà nào nóng tính quá thì tìm cách can ngăn; thấy bác thuê nhà nào gặp phải cái nạn “tài chính quẫn bách” thì chỉ bảo giúp cho những chỗ có nhà cho thuê giá phải chăng; thấy những chú nhà quê mới ra tỉnh để kiếm ăn mà còn bơ vơ thì kiếm giúp cho chỗ trọ. Mục đích của hội chỉ có vậy thì chẳng có gì quá đáng cả.
Mong rằng các ông chủ có nhà cho thuê sẽ hiểu thời thế, biết hạn chế cái việc trục lợi của mình, thì mới có thể tránh khỏi được những việc xung đột đáng tiếc sau này.

T.
Đông phương, số 395, 1931

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét