Hành động! Đó là một phong trào rất mạnh nổi
lên ở xã hội ta, sau thời kỳ binh lửa ở Âu châu. Đó gọi là tai mắt của quốc
dân, ai cũng muổn đem tài lực của mình ra thi thố, để gây ảnh hưởng. Giờ an nhàn mơ mộng cũng có, giờ bôn tẩu phiêu lưu cũng nên có. Giữa lúc
ấy, ông Tản Đà, một người sống vi mộng, lúc nào cũng mơ ước làm được những công kia việc nọ,
chẳng lẽ lại chỉ ngồi để cho giăng gió ru hồn. Ông bước chân vào làng báo với cái
nhiệm vụ chủ bút báo Hữu Thanh (1920). Trước
khi ra đời, ông khua chuông gõ trống,
diễn thuyết ở hội Trí tri.
Nhưng khi tiếng ông còn văng vẳng ở tòa nhà phố hàng Nón thi ông đã đi theo “tiếng gọi đàn xa núi Tản xanh”.
Đến năm 1925, ông ra chủ trương tờ An Nam tạp chí.
Tờ tạp chi ấy là con cưng của ông. Nó đã chết đi sống lại mấy lần và vẽ thêm
cho ông mấy nếp nhăn trên trán. Nó không cho ông an cư bên núi Tản với sông Đà,
bắt ông nay đây mai đó, lang thang
quản bút với sơn hà.
Ông bị thất bại.
Theo ông thì ông bị thất bại vì “ông không có đất làm báo cũng như Tào Tháo ngày
xưa kliỏng cỏ đất dụng võ vậy”.
Trong một tiểu thuyết của ông,
ông đã tỏ lòng hối hận của ông, ông biết công việc của ông không phải ở đó:
“Sông
Đà Giang ở Bắc kỳ một là Hắc giang. Chữ tây là Rivière Noire; tục thường gọi là
Sông Bờ, lấy vì có chảy qua tỉnh Bờ. Con sông ấy truyền vào hạt Sơn Tây qua chỗ
Đá Chông, xuống đến ghềnh La Phù, bờ bên tả ở
huyện Thanh Thủy, thuộc tỉnh Hưng Hóa, bờ bên hữu là huyện Bất Bạt, Sơn Tây.
… “Một khúc Sông Đà, mỗi mùa
nước, nhất là tối hôm trước mưa to gió lớn, sáng hôm sau đầy sông trôi củi, cái
lớn có thể sẽ làm được nhiều tấm ghế ngựa, hoặc có thứ gỗ quý, như vàng tâm;
những cài bé thuôi thuổi như cột nhà; nho nhỏ như ống thổi, gỗ nứa, bương, sậy,
cành, lá ngọn gốc, ngang dọc, chim nổi, loạn giòng sông cùng trôi...
… “Cách nay chừng khoảng mười
lăm năm, trong thôn đó có một nhà thi sĩ, sinh nhai bằng thơ văn, đêm đêm đóng
cửa làm văn, thường ngâm nga suốt sáng. Một đêm, chính cũng về mùa nước, giời
gần sáng, thấy mưa gió dữ dội. Êm cơn gió, giời vừa sáng, nghe người làng gọi
nhau đi vớt củi, tình trạng rất náo nhiệt. Nhà thi sĩ lúc ấy cao hứng, bèn khóa
cửa buồng văn, cũng theo chúng lên mạn sông, thì thấy người làng đã đầy bờ,
những chiếc thuyền ở giòng xa đang nhấp nhô trên mặt sông, củi đầy rẫy tứ thượng lưu trôi về. Cái hứng thú
lúc ấy lại càng
thấy cao lắm, anh chàng ta chạy thẳng lên
chỗ vở thật trên ngược đứng nhắm thấy một cái hình trôi mập mờ thật to mà đen,
cách bờ sông chừng độ ba sào nứa. Nhìn đã rõ, anh ta cởi quần áo bơi ra thời
quả là một cái gỗ rất to, mà hình thế như sao thi không biết được rõ. Trong cơn
đắc ý, anh chống hết sức vần vào lúc bám ở bên trong mà lôi, lúc đè ở bên ngoài
mà đu. Người và gỗ theo giòng nước trôi xuôi thật nhanh mà phần chuyển vào bờ
thì thấy không được mấy; vì nước to gỗ lớn mà người không cả sức vậy. Tuy vậy
có lôi có đẩy thời cái gỗ cũng phải có chuyển dần dần vào cách bờ chừng còn một
sào nứa, sức nước càng mạnh, sự trôi xuôi cũng càng nhanh, thế như khó chuyển
vào cho đến bờ được. Người trên bờ đứng xem, ai nấy lấy làm rất nguy hiểm, kêu
anh chàng ta phải buông bỏ cái gỗ ra mà y cứ một mực lôi rồi lại đẩy. Anh ta
kêu chúng ở trên bờ đưa con sào nứa ra cho
dễ nắm, để nhờ chúng lôi vào. Không ngờ cái sào nứa đưa ra anh ta vừa nắm tay,
bị sức ở cái gỗ lôi xuôi, vặn rập nứa mà
tay tóe những máu. Ấy là một tay bên phải đã phải buông con sào nứa ra, còn tay
bên trái, y lại kêu chúng đưa sào cho để cầm, cũng lại vặn rập và tóe máu như
vậy. Lúc đó tình thế thấy nguy cấp, người như đã gần hết sức, Ôm theo cái gỗ cùng trôi xuôi.
Các người trên bờ không sao bảo
hắn ta buông bỏ cái gỗ được,
cũng không thể đành tâm mà nhìn vậy, chúng nhân cũng
chạy theo trên bờ. Sau cuối cùng, một người ném ra cho một cái đầu giây thừng,
anh ta cầm quấn vào một chỗ vấu của cái gỗ, rồi chúng cùng lôi vào.
Khi đã vào đến bờ, các người
cùng níu lấy cái gỗ, còn anh chàng thi sĩ thời ngoi ngóp đi lên được có người đưa
quần ào cho mặc, rồi đi luôn vào trong một chỗ lò gạch ở gần đấy, nằm sóng sượt
không muốn thở. Mọi người cùng trông mặt anh ta, trắng nhợt không còn có sắc
máu. Chúng hãi lấy rơm lửa chất đốt ở
bên. Hồi lâu hắn ta đã giậy được.
Anh chàng đó sau lúc đã giậy,
đi ra ở bờ sông, để xem cái gỗ của
mình và thời thấy là một cái gốc củi rất to, gồ ghềnh những vấu. Xét ra như
nguyên là cái cây to trên rừng, người ta đã ngả lấy làm gỗ, mà đó là cái gốc còn lại, lâu ngày, bị nước
lũ, rữa đất đem xuống, cho nên còn cả vấu rễ vậy, cái gốc ấy, nói về sự làm củi
thì bổ ra cho được cũng còn khó... (Vớt củi).
Ông Tản Đà, người đã chủ trương tờ An
Nam
tạp chí, chinh là anh vớt củi trên này. Ông đuổi theo một gốc cây, ông đuổi theo một cái mộng.
Có người cho cái tính
mơ mộng của ông là nguyên nhân sự thất bại của ông trong nghề báo.
Thi sĩ là thi sĩ, ông
chủ báo là ông chủ báo. Hai người cần phải có những đặc tính khác nhau, có thể
nói là mâu thuẫn với nhau được; một người cần phải sống với cái đời gần như đời
lý tưởng, một người cần phải sống cái đời thực tế, cần phải hành động.
Mỗi khi ông chủ trương một tờ báo, ông không nghĩ đến tiền nhiều hay
ít. Năm mươi đồng bạc cung đủ để tổ chức
một tờ báo của ông, ông tự cao, cứ tưởng tượng như tờ báo của mình ra thì thế
nào cũng được quốc dân hoan nghênh.
Ông chỉ tưởng tượng đến cái vinh của nghề báo mà thôi. Trên con tàu An nam
của ông, ông chỉ tưởng tượng đến những cảnh tuyệt đẹp nó sẽ đưa ông đến chứ ông
không nghĩ đến than củi cần dùng cho con
tàu của ông.
Ông không hề nghĩ đến sự thất bại ở đời. Nói
thế không phải là không đúng, nhưng tôi thiết tưởng cũng không đúng hẳn. Cái tính mơ mộng
của ông không phải là cái nguyên nhân chính của sự thất bại của ông.
Sự thất bại
của ông là sự thất bại chung của mọi người “buôn văn bán chữ”, của những thân tầm “ăn dâu xanh để rút giả sợi tơ vàng”
:
Dâu
xanh rút giả sợi tơ vàng
Thân
thế con tầm những vấn vương
Tớ
nghĩ thân tầm như tớ nhỉ
Tơ tầm
như tớ mối văn chương
Bao nhiêu củi nước mới thành
văn
Được bản văn ra chết mấy lần
Ổng
chủ nhà in, in đã đắt
Lại ông hàng sách mấy mươi phân
Càng đau
mà vẫn phải càng theo
Theo
mãi cho nên cứ vẫn nghèo
Nghèo chỉ có văn, văn lại ế
Ế văn cho tớ hết tiền tiêu.
Ấy là mấy lời than của ông khi ông thất bạí về việc xuất bản sách của ông,
nó cũng là tiếng than chung của mọi nhà làm báo ở xứ ta.
Không nói gì đến mười năm về trước, người đọc văn và yêu văn ta còn ít,
ngay bây giờ có ai đã dám tự hào rằng minh ra đứng chủ trương một tờ báo mà
không thất bại... huống gì thi sĩ Tản Đà.
Đem cái mơ mộng của ông để đổ tội cho ông, đê quên cái lãnh đạm của
quốc dân đối với ông, như thế tôi tưởng là một sự hẹp hòi, trong sự phê bình ông.
Ta nên nói rằng sự thất bại của ông phần lớn là ở độc giả mà bao lần
ông tỏ rằng ông nhớ và ông yêu:
Nhớ ai chẳng nhớ những là ai,
Mây nước xa trông luống ngậm
ngùi
Tạp chi mươi kỳ duyên đã nhạt
An Nam hai chữ mực hồ phai
Ba thu ngày tháng là cà uống
Bốn bể âm thư vắng vẻ hoài
Bóng lặn tà dương giời sẩm tối
Ếch kêu đầy phố tiếng xe hơi
(Nhắc các bạn độc giả An Nam tạp chí).
Có người cho rằng ông bỏ cái đời mộng của ông để bước vào con đường
thực tế là ông đi lầm đường, ông đi vào con đường cạnh tranh thì cái thi cảm
của ông nó cũng ‘lên mây”.
Về phần tôi, tôi không tin thế. Việc ông ra làm báo là một việc tự
nhiên. Ông Tản Đà 1úc nào cũng muốn “vác
quả địa cầu trên vai”, lúc nào cũng mơ làm những việc to tát. Những ước vọng
của ông, ông đã bầy tỏ trong một bức thư gửỉ cho Chu Kiều Oanh: ông đã có một
chương trình
Nếu cái chương trinh của ông, chưa được đem thực hành cả, ông cũng đã làm
được nhiều việc đáng ghi.
Nhũng mục Văn đàn, Thi đàn của ông trong An Nam
tạp chí không phải là không có ảnh hưởng cho văn thơ ta.
Vả lại, dẫu công cuộc của ông không có kết
quả đi nữa, nó cũng có thể là một tấm gương nghị lực và nhẫn nại cho ai đang
dụt dè bước vào con đường
văn học:
Mỗi lần hi vọng là
một lần thất vọng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét