Khiemnguyen

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Book Dư luận xã hội (phần 4)

(Nguyễn Bùi Khiêm)
Phương tiện truyền thông
Trong việc hình thành dư luận, truyền thông có ảnh hưởng quan trọng do
nó đưa ra các vấn đề và hướng sự quan tâm công chúng vào những vấn đề và
nhân vật nhất định. Trongbất kỳ xã hội nào, các chính phủ đều mong muốn (dù
ở các mức độ khác nhau trong quan niệm về tự do báo chí) kiểm soát thông tin
được đưa ra từ các phương tiện truyền thông do những thông tin như vậy có thể
gây nên những dư luận mà chính phủ cho rằng sẽ gây tổn hại đến trật tự xã hội
hiện hành. Các tổ chức của chính phủ luôn theo dõi những tin tức trên báo chí
và xem đó như là những biểu hiện nhất định của dư luận xã hội để từ đó điều
chỉnh hành vi của mình. Thực tế đã chỉ ra rằng, những tin tức hàng đầu (hot
news) trên các phương tiện truyền thông thường là cơ sở tạo ra các dư luận
trong xã hội. Các phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò trong việc kích
thích mối quan tâm của những nhóm công chúng khác nhau cũng như củng cố
thái độ của cá nhân về đối với những vấn đề nhất định. Ví dụ, trong cuộc bầu
cử Tổng thống Mỹ năm 2004, các phương tiện truyền thông đóng vai trò chủ
chốt trong việc vận động các cử tri đi bầu cho các ứng cử viên của mình, củng
cố những vấn đề chung trọng đại mà nước Mỹ đang phải đối mặt như nạn
khủng bố, sự suy giảm chất lượng của hệ thống an sinh xã hội….
Thực ra, các phương tiện truyền thông trước đây như đài, báo, truyền hình
thường được xem là ít quan trọng hơn môi trường xã hội trực tiếp khi hình
thành các thái độ nói riêng, dư luận xã hội nói chung do chúng chỉ gián tiếp ảnh
hưởng đến thái độ của cá nhân cũng như chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhỏ
công chúng có trình độ học vấn, khả năng kinh tế, ở các khu vực đô thị. Tuy
nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như sự ra đời của
Internet, điện thoại di động, công nghệ phát sóng trực tiếp, phủ sóng toàn cầu,
số lượng người biết chữ gia tăng, đời sống kinh tế phát triển, truyền thông ngày
càng đóng trở nên không thể thiếu được trong đời sống của cá nhân, công đồng,
và quan trọng trong việc hình thành nên thái độ của cá nhân. Các phương tiện
truyền thông cho các cá nhân biết những người khác đang nghĩ gì và nhờ đó
định hướng dư luận xã hội. Các phương tiện truyền thông làm cho các thông tin
đơn lẻ được ngầm định trở thành những thông tin được nhiều người tin tưởng.
Với khả năng của mình, các phương tiện truyền thông có thể thuyết phục được
một số lượng cá nhân đông đảo, trải rộng theo các khu vực địa lý. Nếu ai đó nói
rằng, người nào kiểm soát được truyền thông, người đó sẽ kiểm soát xã hội, thì
câu nói ấy cũng không hoàn toàn sai. Đây chính là lý do cơ bản cho sự ra đời
của luật tự do báo chí trong hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới, và quyền
tự do ngôn luận là một trong những quyền con người cơ bản nhất .
Ở các quốc gia phương Tây, sự phát triển của truyền thông, đặc biệt là
truyền hình, đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nghị viện. “Trước khi có
truyền hình, các cuộc bầu cử ở cấp quốc gia được xem như các cuộc thi giữa rất
nhiều ứng cử viên hoặc các Đảng phái cho các vị trí trong nghị viện. Gần đây,
các cuộc bầu cử ở các quốc gia như Đức, Anh và Hoa Kỳ, lãnh đạo các đảng
phái đóng vai trò trung tâm. Các cuộc bầu cử thường chịu ảnh hưởng sâu sắc
bởi cá nhân của các ứng cử viên thủ tướng hay tổng thống. Các cuộc tranh luận
trên truyền hình cũng như các chương trình tranh cử trên truyền hình được các
ứng cử viên quan tâm nhiều hơn, và đóng vai trò quan trọng đối với kết quả bầu
cử. Truyền hình ở Pháp và Hoa Kỳ được xem như một sức mạnh củng cố chế
độ tổng thống theo đó tổng thống có thể dễ dàng yêu cầu công chúng cả nước
hơn là những nhà lãnh đạo khác. Chỉ khi truyền thông đại chúng còn mỏng, như
ở các quốc gia chậm phát triển hoặc ở các nước mà truyền thông bị kiểm soát
nghiêm ngặt, thì thông tin truyền miệng đôi khi có thể thể hiện những chức
năng tương tự như báo chí và các dạng truyền thông khác, dù ở một qui mô hạn
chế hơn. Nhìn chung, ở các nước chậm phát triển, những người biết chữ thường
đọc báo cho những người không biết chữ, hoặc một số lớn người tập trung
quanh chiếc đài phát thanh của làng. Truyền miệng ở chợ, ở hàng xóm, sau đó,
truyền tin đi xa hơn. Ở các quốc gia, nơi các thông tin quan trọng được chính
phủ giữ kín, thì những xử lý thông tin lớn được truyền tải bởi những lời đồn đại.
Lúc đó, truyền miệng giúp hình thành dư luận xã hội ở các nước chậm phát
triển và khuyến khích những dư luận "ngầm" ("underground" opinion) ở các
quốc gia chuyên chế, dù rằng, các quá trình này chậm hơn và thường liên quan
đến ít người hơn so với các quốc gia có hệ thống truyền thông phát triển hơn.
(dẫn theo Encyclopaedia Britanica)
Chúng ta đang bước vào một xã hội thông tin, các giao tiếp gián tiếp gia
tăng, các giao tiếp trực tiếp giảm xuống, các phương tiện truyền thông vì thế trở
thành nguồn cung cấp thông tin và tri thức chủ yếu, và như vậy nó có ảnh
hưởng rất nhiều đến cá nhân, cộng đồng. Các luồng thông tin do truyền thông
đem lại có thể tới từ nhiều nguồn, có thể mang tính tuyên truyền, có thể thuần
chất cung cấp thông tin, cũng có thể chỉ là giải trí,.... và cá nhân tưởng chừng
chìm trong bể thông tin hỗn độn. Tuy vậy, họ cũng chỉ có quyền lựa chọn theo
những hướng nhất định, mà những hướng ấy một phần được định hướng bởi
các phương tiện truyền thông. Khả năng tiếp xúc với các phương tiện truyền
thông góp phần quyết định đến thái độ của cá nhân, cộng đồng, và vì vậy ảnh
hưởng đến nhận thức và dư luận của họ đối với những vấn đề xã hội.
Các phương tiện truyền thông mới như Internet và điện thoại di động đang
đóng góp vào sự hiểu biết mới về dư luận xã hội. Theo đánh giá của các nhà
khoa học, đặc điểm quan trọng nhất mà các phương tiện truyền thông mới ảnh
hưởng đến dư luận xã hội là việc chúng giúp cá nhân có thể thể hiện được ý
kiến của mình khi ý kiến của họ khác với ý kiến của đa số trong xã hội. Về
quan điểm này, chúng ta biết rằng, dư luận xã hội là một thực thể xã hội tồn tại
độc lập và có ảnh hưởng đến các cá nhân. Đối với các phương tiện truyền thông
đại chúng trước đây, các cá nhân có những ý kiến khác với ý kiến của đa số
thường không bộc lộ ý kiến của mình vì hai lý do: thứ nhất do áp lực xã hội
khiến họ không muốn thể hiện ý kiến của mình; thứ hai, các phương tiện truyền
thông thường không sẵn sàng đăng tải những ý kiến đó. Các nhà nghiên cứu
truyền thông gọi đó là “spiral of silence” (vòng xoáy của sự im lặng). Tuy nhiên,
cùng với quá trình toàn cầu hoá, hiện đại hóa, đặc biệt là nhờ sự phát triển
vượt bậc của các phương tiện truyền thông như Internet, ý kiến thiểu số này đã
có cơ hội nói lên tiếng nói của mình. Chính vì lẽ đó, các luồng ý kiến tồn tại
trong dư luận xã hội ngày càng trở nên đa dạng hơn. Ngày nay, chúng ta có thể
thấy rằng Internet trở thành một thị trường thông tin hỗn loạn, có đủ loại thông
tin và rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề. Những tranh luận
trên Internet nhiều khi trở nên quá nóng và không có người thứ ba đứng ra phân
giải. Mỗi người có quyền bảo lưu ý kiến của mình. Chúng ta có thể thấy nhiều
khía cạnh tiêu cực từ Internet đối với cá nhân, đặc biệt là những đối tượng đang
trong quá trình hình thành nhân cách như thanh thiếu niên, tuy nhiên, chúng ta
cũng cần thừa nhận một thực tế rằng, Internet (hoặc ở một mức độ nhất định
nào đó là điện thoại di động) đã giúp cho giới trẻ có không gian để thể hiện bản
thân mình, khuyến khích sự tự do trong suy nghĩ và hành động.
Ở Việt Nam, phương tiện truyền thông có những đặc điểm nhất định.
Dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước, các phương tiện truyền thông nhắm
đến một cái đích xác định: xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước,
tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí
vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân
thế thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội; có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; Có lối
sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn
trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng.  Trong
những năm vừa qua, nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước
cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan, các phương tiện truyền thông đã
có sự phát triển vượt bậc: phong phú về hình thức, nội dung đưa tin, đa dạng về
loại hình, công nghệ hiện đại… Thông tin đã đến với mọi người dân trên cả
nước. Các hình thức báo chí đủ loại ra đời để đáp ứng với nhu cầu của công
chúng như các báo hàng ngày, báo ngành, báo bằng tiếng nước ngoài, các đài
truyền hình trung ương, địa phương, các đài phát thanh từ trung ương đến địa
phương (tỉnh-thành phố, huyện-quận, xã-phường, thậm chí tới từng thôn bản-
khu dân cư). Đây là những điểm cần lưu ý trong khi xem xét, nghiên cứu dư
luận xã hội ở Việt Nam (chúng tôi sẽ nói kỹ hơn điều này ở phần một số đặc
điểm dư luận xã hội trong bối cảnh Việt Nam).
Những người định hướng luận
Những người định hướng dư luận đóng một vai trò thiết yếu trong việc
xác định các vấn đề quan trọng và trong việc gây ảnh hưởng lên các ý kiến của
cá nhân. Người định hướng dư luận là những người có uy tín đối với các cá
nhân trong cộng đồng trong các lĩnh vực cụ thể. Khi uy tín của người đó với
cộng đồng không còn thì khả năng ảnh hướng đến dư luận vì thế cũng mất đi.
Thông thường đó là những người hoạt động trong lĩnh vực chính trị, những
không nhất thiết lúc nào cũng phải như vậy. Ý kiến của một chính trị gia chắn
chắn sẽ không gây ảnh hưởng mạnh mẽ bằng một chuyên gia tài chính trong
cách đánh giá về khủng hoảng tiền tệ hay việc tăng giảm của giá dầu. Trong
mỗi lĩnh vực cụ thể, các chuyên gia về những lĩnh vực ấy có thể trở thành
những người định hướng dư luận. Các nhóm xã hội cũng luôn có những người
có vai trò của một thủ lĩnh, đồng thời họ cũng là người định hướng dư luận xã
hội.Những người định hướng dư luận không chỉ được giới hạn ở những hình
ảnh nổi bật của đời sống công cộng, mà dường như mọi cá nhân, ở mọi nhóm
xã hội, luôn tìm kiếm ở những người khác những hướng dẫn về những chủ đề
cụ thể mà họ chưa có đủ kiến thức hoặc thông tin để có thể ra những quyết định
cho riêng mình. Có thể, trong một cộng đồng, có rất nhiều người có uy tín trong
những lĩnh vực khác nhau. Có thể có những người có uy tín trong việc chữa
bệnh, trong lĩnh vực luật pháp, mua bán hàng hóa. Họ có thể trở thành những
người định hướng dư luận trong lĩnh vực của mình. Nói chung, những người
định hướng dư luận ở phạm vi nhóm, cộng đồng này không được biết đến ngoài
số bạn bè và những người biết rõ về họ, nhưng ảnh hưởng tích luỹ của họ trong
việc hình thành dư luận xã hội là đáng kể. (theo Encyclopaedia Britanica, xem
thêm phần phụ lục)
Cách thức theo đó người định hướng dư luận tạo ra các dư luận xã hội
bằng nhiều cách. Các nhà lãnh đạo chính trị có thể biến một vấn đề cho đến nay
khá ít người biết đến thành một vấn đề có tính quốc gia và họ kêu gọi sự quan

tâm đến vấn đề ấy. Ví dụ, không có nhiều người Mỹ quan tâm đến vũ khí huỷ
diệt của I-rắc cho tới khi tổng thống Mỹ G. Bush “sáng kiến” ra “trục ma quỷ”
và nguy cơ từ kho vũ khí huỷ diệt “tưởng tượng” từ đất nước nhiều dầu mỏ này.
Hoặc khi tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh đổ bộ vào Campuchia năm 1970, chỉ có
7% dân Mỹ được trưng cầu ý kiến ủng hộ quyết định của tổng thống. Tuy nhiên,
tỷ lệ ủng hộ này tăng lên 50% sau khi tổng thống Nixon tiến hành đưa quân
vào Campuchia. Chúng ta thấy ở đây một ví dụ theo đó công chúng dễ dàng và
nhanh chóng hành động theo lời khuyên của các nhà lãnh đạo.
Ngoài ra, người định hướng dư luận tạo ra các dư luận xã hội bằng cách
tập hợp lại các luồng dư luận và đưa ra những nhận định của mình nhằm thống
nhất ý kiến về một vấn đề nhất định. Việc đưa ra những đánh giá để thống nhất
các ý kiến khác nhau có thể được tiến hành bằng nhiều cách, trong số đó có
cách đặt mới hoặc phổ thông hoá các biểu tượng hoặc khẩu hiệu. Các khẩu hiệu
có lẽ là một trong những công cụ hữu hiệu nhất, có sẵn cho các nhà lãnh đạo
chính trị. Mỗi khi được phát biểu rõ ràng, các biểu tượng và khẩu hiệu là một
sự sống động, dễ nhớ, được giữ lại một cách lặp đi lặp lại và truyền đạt tới các
công chúng rộng lớn bởi truyền thông đại chúng, và có thể trở thành nền tảng
(cơ sở) của dư luận xã hội ở mọi vấn đề được đưa ra nào. Trong chiến tranh
giành độc lập cho tổ quốc, chúng ta đã có những khẩu hiệu như “thà hy sinh tất
cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “quyết tử cho tổ quốc
quyết sinh”, “tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”,... đã khơi dậy
trong quần chúng những tình cảm thiêng liêng, tạo nên những dư luận thuận lợi
góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh cứu nước thần thánh của dân tộc.
Trong từng xã hội, nhóm, cộng đồng, luôn có những người có uy tín để cá
nhân có thể tham khảo ý kiến. Đối với xã hội Philippines chẳng hạn, cộng đồng
Thiên chúa giáo có một vai trò quan trọng trong xã hội kể cả đối với việc ủng
hộ hay lật đổ Tổng thống
Trong từng nhóm, cộng đồng, luôn có những người có uy tín để cá nhân
có thể tham khảo ý kiến. Với xã hội trọng xỉ như ở các làng Việt, những người
già nhận được sự kính trọng của các thành viên trong cộng đồng, vì thế, tiếng
nói của họ có vai trò quyết định trọng nhiều công việc đại sự của làng xóm. Tuy
nhiên, xã hội luôn thay đổi. Vai trò xã hội của các cá nhân cũng thay đổi theo sự
thay đổi của xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nhân thành đạt đã có
vai trò quan trọng hơn và nhận được sự quan tâm của xã hội; các phương tiện
truyền thông dần dần đóng vai trò của những người định hướng dư luận, điều
này được thể hiện bằng những mục, các dịch vụ tư vấn trên các phương tiện
truyền thông. Những người định hướng dư luận, giờ đây, dường như là những
người thường xuất hiện trước công chúng trên các phương tiện truyền thông.
Trong một bối cảnh như thế, các nghiên cứu dư luận xã hội cần phải tính đến
những hướng dẫn dư luận từ các phương tiện này bên cạnh những ảnh hưởng
của những người dẫn dắt dư luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét