Khiemnguyen

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Book Dư luận xã hội (phần 6)

(Nguyễn Bùi Khiêm)
II.1.3 Các giai đoạn hình thành luận hội
Có một số cách đánh giá về các giai đoạn hình thành dư luận xã hội. Theo
Foote và Hart (1953) thì quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiêngiai đoạn vấn đề (problem phase), trong đó một vài
tình huống được một cá nhân hay nhóm cụ thể xác định là có tính vấn đề.
Trong giai đoạn đầu này thiếu sự xác định về vấn đề cũng như hậu quả của nó,
vì thế công chúng có liên quan đến những tính huống này cũng không được xác
định cụ thể. Công chúng và vấn đề cùng xuất hiện trong quá trình tương tác.
Quá trình tương tác này mới phôi thai và không dứt khoát bởi vì mọi người
thường không biết họ phải làm gì trước một tình huống. Tuy nhiên, cuối giai
đoạn này, người ta cũng nhận thức được vấn đề và hình thành nên một công
chúng cho vấn đề ấy, tuy rằng họ vẫn chưa biết cách giải quyết tốt nhất cho vấn
đề này.
Giai đoạn thứ haigiai đoạn đề xuất (proposal phase), ở đó một hoặc
nhiều hơn các hành động được hình thành để đáp lại vấn đề đó. Có thể thêm
vào đó là một sự nhập nhằng xuất hiện xung quanh tiến trình này vì có những ý
tưởng nảy sinh hoặc bị loại bỏ. Dù đã rõ ràng hơn giai đoạn đầu, giai đoạn đề
xuất vẫn liên quan đến một vài đặc trưng của hành vi tập thể: sự hoạt động mò
mẫm, những tình cảm chóng tàn, những đợt rời rạc của tin đồn và sự ảnh hưởng,
sự phản đối không có tổ chức. Lúc này, các thành viên trong nhóm công chúng
đã cảm nhận chung về các chiều cạnh của một vấn đề và xác định một hoặc
nhiều hơn các cách để giải quyết nó.
Giai đoạn thứ bagiai đoạn chính sách (policy phase). Giai đoạn này
bàn đến sai - đúng, sự yếu kém của các đề xuất. Từ đây, những thành viên tích
cực nhất của công chúng cố gắng tạo nên sự đồng tình của mọi người đối với đề
xuất của họ. Sự ủng hộ và phản đối xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Giai đoạn thứ tưgiai đoạn chương trình (program phase), trong thời
gian này, quá trình đã được thông qua của hành động được thực hiện.
Giai đoạn cuối cùnggiai đoạn đánh giá (appraisal phase): Đánh giá lại
hiệu quả của chính sách đã được tiến hành, thường là bởi các nhóm thiểu số
còn hoài nghi trong suốt quá trình thảo luận công cộng. [56: 31]
Các nhà nghiên cứu dư luận xã hội ở Việt Nam phân chia các giai đoạn
hình thành dư luận xã hội như sau:
"- Bước thứ nhất: Chứng kiến, hình dung sự việc, sự kiện, hiện tượng,
trao đổi thông tin về nó, nảy sinh các cảm nghĩ, các ý kiến bước đầu;
- Bước thứ hai: Trao đổi, bàn bạc về các cảm nghĩ, các ý kiến xung quanh
đối tượng của dư luận xã hội, ý kiến cá nhân chuyển từ lĩnh vực ý thức cá nhân
sang ý thức xã hội;
- Bước thứ ba: Các loại ý kiến khác nhau thống nhất lại xung quanh các
quan điểm cơ bản, hình thành sự phán xét đánh giá chung thoả mãn đa số trong
cộng đồng;
- Bước thứ tư: Từ sự phán xử đánh giá chung đi tới lập trường hành động
thống nhất, nêu ra những kiến nghị về hoạt động thực tiễn”.
Hoặc các giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành ý kiến cá nhân.
- Giai đoạn trao đổi thông tin qua giao tiếp.
- Giai đoạn thống nhất ý kiến, hình thành về cơ bản sự phán xét, đánh giá
chung.
- Giai đoạn dư luận xã hội chính thức hình thành.
Hoặc là:
- Giai đoạn tiếp nhận thông tin.
- Giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân.
- Giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân.
- Giai đoạn hình thành dư luận chung.
Như vậy, dù cách phân chia các giai đoạn như thế nào cũng đi từ ý kiến cá
nhân đến ý kiến tập thể, ý kiến của đa số, thành dư luận xã hội. Qua các giai
đoạn, dư luận xã hội dần được hình thành, và khi hình thành, dư luận xã hội tác
động trở lại đối với các ý kiến của các cá nhân.
Chúng tôi cũng cho rằng, để hình thành một dư luận xã hội, cần phải qua
ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Sự xuất hiện của vấn đề có ảnh hưởng đến nhiều cá nhân
trong cộng đồng. Các cá nhân có ý kiến của mình về vấn đề đó do sự ảnh
hưởng của vấn đề này đối với họ. Nguyên nhân cơ bản xuất phát từ nhu cầu và
lợi ích của cá nhân bị đụng chạm do sự xuất hiện của vấn đề.
Giai đoạn 2: Là giai đoạn các cá nhân giao tiếp với nhau, tranh luận trên
những luồng ý kiến cơ bản.
Giai đoạn 3: Dư luận xã hội hình thành trên một vài luồng ý kiến nhất
định, được đa số các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, trong nó cũng tồn
tại các luồng ý kiến thiểu số khác. Các luồng ý kiến trong dư luận xã hội tồn tại,
luôn vận động, phát triển, và biến đổi (mất đi, bảo lưu và nẩy sinh luồng ý kiến
mới). Khi dư luận xã hội được định hình ở những dạng cụ thể, nó ảnh hưởng
đến sự hình thành ý kiến, thái độ của các cá nhân, nhóm. Dư luận xã hội là một
thông số tham chiếu cho mọi hành động của cá nhân và cộng đồng. Vì thế, dư
luận xã hội thể hiện tính cách là một thực thể tinh thần - thực tiễn của nó.
II.1. Các sở hình thành
Dư luận xã hội được hình thành trên những nền tảng cụ thể. Những nền
tảng này có thể ở tầm mức bao quát cả cộng đồng, cũng có thể xuất phát trong
bản thân nhóm công chúng nhất định. Ở đây, chúng tôi chia ra làm hai cấp độ
rõ ràng là các cơ sở chung và các cơ sở hình thành ở mức độ cụ thể.
II.2. Bản chất của luận hội
Dư luận xã hội là những đánh giá của người dân đối với những vấn đề mà
họ quan tâm, vì vậy, nó liên quan đến nhận thức của họ đối với những vấn đề
đang xảy ra đó. Theo lý luận về nhận thức thì đó là "một quá trình phản ánh
sáng tạo thế giới khách quan gắn liền với việc nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn,
là quá trình mà trong đó con người thông qua hoạt động thực tiễn tác động vào
thế giới để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn thế giới. Như vậy, lý luận nhận
thức duy vật biện chứng khẳng định bản chất nhận thức là sự phản ánh thế giới
khách quan vào bộ óc con người - Đó là một quá trình phản ánh tích cực sáng
tạo dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Nhận thức chia làm hai
giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính. Hai giai
đoạn nhận thức này ảnh hưởng đến sự hình thành và bản chất của dư luận xã
hội. Nếu như nhận thức cảm tính, xuất phát điểm cho những tri thức cảm tính,
là những phản ánh trực tiếp, bề ngoài sự vật, hiện tượng tạo ra những luồng dư
luận, ý kiến khác nhau do những khác biệt trong khả năng tri thức về sự vật,
hiện tượng của các cá nhân thì nhận thức lý tính sẽ tạo ra sự thống nhất các
luồng dư luận, ý kiến này. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thống nhất
biện chứng với nhau, điều này giúp thúc đẩy quá trình nhận thức của con người,
tạo điều kiện hình thành và kết thúc quá trình dư luận.
Lý luận nhận thức mà chúng tôi trình bày ở trên là cơ sở quan trọng để
chúng ta hiểu biết về bản chất của dư luận xã hội. Theo chúng tôi, bản chất của
dư luận xã hội là:
-    luận hội gắn với hiện thực, tính khuynh hướng
Xuất phát từ đời sống hiện thực là bản chất của dư luận xã hội. Việc phản
ánh hiện thực này không hoàn toàn là sự phản ánh bản chất mà là sự phản ánh
khúc xạ hiện thực theo những "cách nhìn" xã hội khác nhau. Cách nhìn xã hội
này thể hiện lợi ích nhóm, những hạn chế và thuận lợi của nhóm, những đặc
điểm của nhóm, và có tính khuynh hướng (hoặc dương tính, hoặc âm tính;
hoặc ủng hộ hoặc phản đối; hoặc khen - hoặc chê). Chính nhờ bản chất này của
dư luận xã hội mà người ta có thể thấy được sự khác biệt và giống nhau của dư
luận xã hội của các thời kỳ lịch sử, cũng như ở những không gian xã hội khác
nhau. Chẳng hạn, cũng là về bảo vệ các giá trị gia đình như sự chung thuỷ, dư
luận xã hội ở các thời kỳ khác nhau, hoặc trong những bối cảnh xã hội khác
nhau (nông thôn - đô thị, các nhóm nghề, nhóm tuổi) có những thái độ, đánh
giá có thể khác nhau.\
- luận hội sự phản ánh nhu cầu - lợi ích hội của các nhóm
Xuất phát từ đời sống hiện thực, dư luận xã hội chính là sự phản ánh đời
sống hiện thực ấy. Khi xem xét dư luận xã hội, chúng ta phải luôn đặt nó ở
trong một toạ độ xã hội nhất định. Trong toạ độ xã hội ấy, chúng ta nhận thấy
rằng, phản ánh nhu cầu - lợi ích của các nhóm xã hội là một bản chất của dư
luận xã hội.
Không tồn tại một dư luận xã hội không phản ánh những nhu cầu - lợi ích
cụ thể của các nhóm xã hội cụ thể. Dù là âm tính hay dương tính, chê hay khen
thì nguyên nhân cũng đều có thể tìm thấy ở nhu cầu - lợi ích của từng nhóm xã
hội cụ thể. Những nhu cầu - lợi ích ấy có thể xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích
của nhóm, sự tồn tại của các giá trị trong nhóm, hay đảm bảo sự bền vững của
các mối quan hệ trong nhóm. Ví dụ như khi dư luận xã hội lên tiếng về các vụ
việc xảy ra đối với các vụ tham nhũng gần đây với thái độ đồng tình với các
chủ trương của chính phủ trong việc giải quyết dứt khoát, không tránh né dù
đối tượng tham nhũng giữ cương vị, trọng trách cao đến đâu, cũng có nghĩa
rằng nhu cầu công bằng xã hội được nhiều nhóm xã hội ủng hộ; hoặc như việc
tăng giá gaz, xăng dầu được mọi người chú ý khi nó động chạm đến lợi ích
kinh tế.
-     luận hội một quá trình nhận thức
Như chúng ta đã đề cập tới ở phần đầu của mục này, bản chất nhận thức là
sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người, và là quá trình phản ánh
tích cực sáng tạo dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Dư luận xã hội là một
dạng của nhận thức, do vậy, nó cũng thể hiện bản chất quá trình của nhận thức:
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ nhận thức cảm tính đến nhận
thức lý tính.
Do xuất phát từ thực tiễn xã hội, dư luận xã hội thể hiện sự đánh giá, thái
độ của nhiều nhóm đối với vấn đề mà họ quan tâm, và chưa có được một sự
thống nhất. Các quan hệ xã hội chịu sự chi phối của các yếu tố nhu cầu, lợi ích
của các nhóm đã không chỉ làm phát sinh các luồng dư luận khác nhau mà còn
làm tăng tính cảm tính trong việc xem xét các sự kiện. Có thể nói rằng, nhận
thức cảm tính là một nhân tố quan trọng làm nên dư luận xã hội. Khi nhận thức
lý tính thắng thế, các luồng dư luận xã hội về một vấn đề được thống nhất lại
cũng đồng nghĩa với việc dư luận xã hội về vấn đề đó sẽ mất đi.
-     luận hội xuất hiện trong một thời điểm cụ thể
Có thể có rất nhiều những thái độ, đánh giá về một hiện tượng xã hội cụ
thể, nhưng không phải tất cả trong số đó đều là dư luận xã hội. Ngoài việc phải
có được sự quan tâm của nhiều người trong xã hội, những thái độ, đánh giá đó
còn phải có thời điểm tồn tại cụ thể để có thể trở thành dư luận xã hội. Thời
điểm tồn tại là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu dư luận xã hội vì ở những
thời điểm nhất định dư luận xã hội tồn tại, nhưng ở nhiều trường hợp, đó chỉ là
những ý kiến của các cá nhân riêng lẻ, việc ra đời của dư luận xã hội đánh dấu
một bối cảnh xã hội nhất định nào đó tập trung được sự quan tâm của các thái
độ, ý kiến khác nhau, từ đó trở thành dư luận xã hội. Bối cảnh xã hội với các
mối quan hệ xã hội cụ thể đã tạo điều kiện cho sự ra đời dư luận xã hội ấy là
mối quan tâm của các nghiên cứu xã hội học. Chính vì lẽ đó, tính thời điểm
được chúng tôi xem là bản chất của dư luận xã hội trong so sánh với các thái
độ, đánh giá khác không phải là dư luận xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét